Quan Niệm Về Số Phận Và Tâm Lí Đặc Trưng Của Con Người Trong Xã Hội Mông

chịu đựng trước sự hạch sách một vô lí và quá đáng đó của mẹ chồng, em chồng, anh chồng…Nhưng với một tâm hồn phóng khoáng, một cá tính mạnh mẽ, không chịu khuất phục trước sự bất công, phần lớn các nữ nhân vật trữ tình đều chọn một giải pháp được tác giả Phan Đăng Nhật xếp vào yếu tố tạo nên kết cấu tác phẩm – tình tiết bỏ trốn về nhà cha mẹ đẻ:

Em buồn sắp chết

Bèn trở về nhà mẹ nhà cha

Đi tới sân trước cửa: con chó đánh hơi sủa Đi đến sân sau nhà: con chó ngửi hơi cắn (Dân caTiếng hát làm dâu, bài số 5, tr.63)


Nàng càng nghĩ càng rầu gan Nghĩ lại càng nát tim

Đành bỏ dở việc nhà chồng, lê bước về nhà cha mẹ đẻ

Nàng về đến đầu nhà, trởi chưa sáng rõ Nàng về đến đầu vườn, trời chưa sáng tỏ (Truyện thơNhàng Dợ - Chà Tăng, tr.102)


A Thào về đến nhà mẹ nhà cha đứng trước cửa ngách

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 156 trang tài liệu này.

Cửa ngách đóng ba lần then tre Nàng gõ ba gõ, cửa không mở

Nàng lần ra chuồng trâu, ngả đầu theo đầu trâu nằm sóng đôi

Ảnh hưởng của dân ca dân tộc Mông trong truyện thơ Tiếng hát làm dâu - 8

A Thào về đến nhà mẹ nhà cha đứng trước cửa bên

Cửa bên cài ba lần then gỗ Nàng đập ba đập, cửa không hé

Nàng lần ra chuồng trâu đặt mình theo thân trâu nằm sóng cặp.

(Truyện thơ A Thào – Nù Câu, tr.260)

Suy đi đứt sức Nghĩ lại nát gan

Càng suy nước mắt càng đổ Càng nghĩ nước mắt càng tràn

Em đứng dậy xông qua rừng, trèo qua núi Em suy kế này, em suy kế nọ

Không mò con đường tối, lần con đường sáng trăng

Về được đến chỗ, em vừa vào đầu ngõ Con chó đực nhảy ra sủa không bỏ Về được đến nơi, em vừa đến đầu nhà Con chó xù xồ ra cắn không thôi

(Dân ca Tiếng hát làm dâu, bài số 8, tr.74)


Em quay trở về nhà cha, nhà mẹ Trời còn chưa rõ đường

Em lộn trở lại nhà mẹ, nhà cha Trời còn chưa rõ lối

(Dân ca Tiếng hát làm dâu, bài số 11, tr.83)


Em đã đi đến, nhà mẹ cha em Cửa giữa ở gần giữa

Mẹ cha em ngỡ con chó vằn sủa kẻ ăn trộm Nhà mẹ cha em, cửa chính ở chính giữa Mẹ cha tưởng con chó vằn sủa tên ăn cắp.

(Truyện thơ Tiếng hát làm dâu, tr.584- 585)


Với hành động phản kháng mạnh mẽ bỏ trốn về nhà cha mẹ đẻ, tác giả dân gian đã khắc họa thành công diễn biến tâm trạng và quyết tâm bứt khỏi ách nô lệ của thân phận làm dâu. Người đọc những tưởng đây sẽ là một lối thoát cho nhân vật. Bởi với những bất công nàng phải chịu ở nhà chồng, thì bỏ trốn về gia đình là một giải pháp tối ưu. Thế nhưng xã hội cường quyền đâu có dễ dàng để nàng bỏ trốn như vậy! Với một ê- kip luật tục hoàn hảo, cơ may phản kháng, cựa quậy, vùng vẫy cuối cùng này của người phụ nữ hoàn toàn tan biến. Đó chính là hủ tục phạt vạ. Nếu coi hôn nhân gả bán là tiền đề, nạn tảo hôn là hệ quả thì nạn phạt vạ là mắt xích cuối cùng trong công cuộc trói buộc cuộc đời người phụ nữ. Mắt xích đó đánh thẳng một đòn chí mạng vào ý chí phản kháng của con người. Những nàng dâu dám đứng dậy, vượt qua cả sức mạnh thần quyền, bỏ trốn khỏi “một góc trời tối mù” , “một phía trời đen kịt” để trở về quê hương cha mẹ tươi đẹp. Nhưng khi trở về, chính cha mẹ nàng, lực lượng gián tiếp thực thi hủ tục phạt vạ đã buộc nàng phải quay về nhà chồng, tiếp tục làm thân trâu ngựa bởi họ không đủ tiền để chuộc lại nàng, chuộc lại những lễ vật xa xỉ họ nhận được khi bán con, bán cháu. Một lần nữa họ từ chối đưa bàn tay cứu giúp người thân thiết, ruột thịt của mình bởi “vật của người đã mổ sạch mất rồi”, “bạc của người tiêu nhẵn cả rồi”…những lí do vô cùng thuyết phục! Chính người cha, người mẹ lại một lần nữa khuyên răn, quát tháo, bắt ép, dọa dẫm, năn nỉ con gái mình trở về nhà cha mẹ chồng! Cánh cửa giải thoát cuối cùng, hy vọng mong mang cuối cùng đã đóng sập lại đối với những người con gái yếu đuối, cực nhục ấy! Không còn sự lựa chọn nào khác, một lần nữa, cô gái đành gượng bước đau khổ trở về nhà chồng, đó cũng là căn nguyên dẫn đến hệ quả của những bi kịch mà nhân vật lựa chọn ở cuối tác phẩm – tìm đến cái chết - con đường duy nhất được giải thoát. Điều đó góp phần lí giải cho cách lựa chọn kết thúc bi kịch của toàn bộ dân ca và hầu hết các truyện thơ Tiếng hát làm dâu, xét như khái niệm khoa học gọi đó là sự quy định lựa chọn các yếu tố thi pháp từ giá trị tư tưởng của tác phẩm.

Tựu trung lại, cùng với hủ tục hôn nhân gả bán và hủ tục tảo hôn, hủ tục phạt vạ trong xã hội Mông xưa cũng là một hủ tục gắn liền tới lợi ích kinh tế và thương mại trong đời sống. Với sự thống nhất mạnh mẽ từ cộng đồng, hủ tục ấy biến thành một luật tục bất di, bất dịch. Luật tục một lần nữa hoàn thiện quân bài thống trị của

xã hội nam quyền, góp phần tạo nền móng vững chắc cho chế độ hà khắc, tàn độc này.

2.2.2. Không gian sinh hoạt văn hóa miền núi

Cùng với những hủ tục lạc hậu, hà khắc trong hôn nhân- cưới hỏi, không gian sinh hoạt văn hóa miền núi cũng là một yếu tố nội dung thẩm mĩ được truyện thơ Tiếng hát làm dâu kế thừa từ dân ca. Tuy nhiên không gian văn hóa này chủ yếu được bộc lộ thông qua một lộ trình đặc biệt. Tuân theo diễn biến tâm lí của hai tuyến nhân vật anh yêu – em yêu. Không gian ấy khi chuyển từ dân ca đến truyện thơ đã có sự chọn lọc kĩ càng những tinh hoa nhằm mục đích làm nổi bật giá trị tư tưởng, chủ đề của truyện thơ. Với 6.008 câu dân ca được phân làm năm loại tiếng hát, đáp ứng từng nghi thức sinh hoạt văn hóa của người Mông, trong truyện thơ chỉ chọn lọc một vài không gian, và thường chủ yếu tiếp thu từ dân ca tiếng hát làm dâu tiếng hát tình yêu.

Không gian thứ nhất phải kể đến trong nội dung thẩm mĩ này đó là không gian “đi làm ăn xa” của nhân vật anh yêu. Nếu xét đến 610 câu dân ca Tiếng hát làm dâu chúng ta không thấy tác giả dân gian đề cập cụ thể đến không gian này mà thường dùng bút lực của mình hướng đến không gian cuộc đời của nàng dâu. Tuy nhiên, khảo sát dân ca Tiếng hát tình yêu, chúng tôi nhận thấy không gian này được tác giả dân gian rất chú trọng lột tả. Giá trị của không gian này tạo thành nút thắt, thắt chặt thêm điều kiện để hủ tục hôn nhân gả bán được tiến hành một cách trôi chảy và trọn vẹn. Nếu được dùng khái niệm ngoại diên để xem xét thì không gian đi làm ăn xa không phải là một không gian xuất phát từ nhu cầu thương mại của người Mông. Đó là một không gian xuất hiện từ nguồn gốc tự phát. Bởi người Mông sống trên núi cao, không giỏi hoạt động buôn bán, thương nghiệp. Vậy lí do gì khiến không gian này chen chân được vào đời sống truyền thống ngàn đời của họ? Nó cũng lại bắt nguồn từ chính hủ tục hôn nhân gả bán. Khi những chàng trai nhà nghèo, có thân phận thấp hèn trong xã hội, không đủ tiền, đủ bạc cưới cô gái mình yêu, họ không cam chịu số phận mà vùng lên bằng cách theo “người Sã”, “người Nhắng” đi buôn để có ngày gom góp đủ tiền cưới người con gái cho đủ sính lễ quy định của cộng đồng. Cũng chính từ đây, hệ lụy của cuộc đời làm dâu cực khổ bắt đầu. Khi chàng trai đi xa, chưa hẹn ngày trở về, ở nhà cha mẹ cô gái lợi dụng

hoàn cảnh thiếu vắng đó để tấn công vào niềm tin và nghĩa vụ làm con của cô gái. Đọc dân ca tiếng hát tình yêu với những lời than thở của nhân vật anh yêu trong các bài ca số 85 [31, tr.241], bài dân ca số 76 [31, tr.228] người đọc đã tìm thấy sự đồng cảm trong quyết tâm thay đổi số phận của Nù Câu (truyện thơ A Thào- Nù Câu), của Chà Tăng (trong truyện thơ Nhàng Dợ- Chà Tăng), của con người trong truyện thơ Tiếng hát làm dâu….họ lên đường tìm đến một không gian sinh sống và làm ăn mới với lời ước hẹn ngày trở về sẽ đón cô gái mình yêu về làm dâu. Một quyết tâm cao cả, đẹp đẽ vì một tình yêu chân thành, mộc mạc và tha thiết. Với quyết tâm ấy cùng với sự nguy hiểm, gian nan của không gian làm ăn xa, mầm mống của bi kịch trong toàn bộ tác phẩm đã thực sự nảy nở ngay trong phần khởi đầu của tác phẩm.

Không gian thứ hai được truyện thơ chọn lọc từ dân ca đó chính là không gian địa lí trung gian trong cộng đồng người Mông. Dù không gian này không được trực tiếp biểu lộ trong dung lượng dân ca và truyện thơ nhưng nó được tác giả dân gian chuyển tải từ trong tâm trạng nhân vật trữ tình. Như chúng ta đã biết, người dân tộc Mông thường cư trú trên núi cao, địa hình hiểm trở, đường đi, lối lại rất nguy hiểm và khó khăn. Cộng với truyền thống sống khá tách biệt và khép kín của họ, không khó để giải thích vì sao con đường trong không gian sinh hoạt đời thường của họ lại được nhắc nhiều trong dân ca và truyện thơ đến vậy. Nhiều đến mức được lặp đi lặp lại để trở thành một biểu tượng sẽ được chúng tôi trình bày trong yếu tố thi pháp. Trở lại với không gian thứ hai này, điều chúng tôi muốn nhấn mạnh, đó chính là khoảng cách xa vời vợi khi cô gái đi làm dâu. Khoảng cách giữa quê hương tươi đẹp và chốn chân trời tối tăm, mù mịt ở nhà chồng. Hai không gian sống này cách trở bởi những rào cản ngăn cách như “rừng gai”, “băng rừng”, “vượt suối”, “băng ngàn”, “vượt khe”, “đỉnh đèo”, “ngõ lối”, “ngọn núi trọc”, “ngọn núi rậm”, “vực sâu”, “con đường sáng trăng”, “con đường tăm tối”…một không gian cách trở của địa lý làm nên không gian chia ly khi cô gái đi lấy chồng, không gian tuyệt giao với cộng đồng thị tộc cũ là nhà cha nhà mẹ. Chính bởi khoảng cách đó đã khiến nhân vật em yêu càng trở nên tuyệt vọng, cô đơn, và cam chịu trước sự bạo hành về tinh thần và thể xác của gia đình nhà chồng. Không một ai thân thích đứng ra bảo vệ cô, bênh vực cho cô. Và cũng vì khoảng cách không gian sống như vậy, cô gái hầu như không còn tồn tại với gia đình nhà cha mẹ đẻ, cả năm, cả đời không có ai đoái hoài,

đến thăm hay an ủi cô ở chốn địa ngục tăm tối. Đó cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tâm trạng tuyệt vọng, chán nản và khao khát phản kháng ở những cô dâu không cam chịu cuộc sống cực khổ ở nhà chồng. Họ sẵn sàng vượt qua không gian xa xôi để trở về gia đình, quê hương cầu cứu cha mẹ, nhưng với luật tục phạt vạ nặng nề, họ không còn cách nào khác là bước chân lên đường trở lại gia đình nhà chồng trong nỗi tủi hổ, đau đớn khôn nguôi.

Không gian thứ ba chúng ta nhận thấy truyện thơ Tiếng hát làm dâu đã có sự kế thừa đối với dân ca, đặc biệt dân ca tình yêu, đó chính là không gian chợ tình. Không gian này từ lâu đã được nghệ thuật dân gian Mông khai thác, đề cập đến trong rất nhiều các tác phẩm nghệ thuật với mục đích quảng bá văn hóa đặc sắc của người Mông. Chợ tình là nơi thanh niên nam nữ Mông giao lưu, tìm hiểu, kết bạn tâm tình với nhau. Chợ tình cũng là nơi quay ô để chọn vợ cho các chàng trai. Hơn hết chợ tình còn là không gian tự do tìm về tình yêu xưa cũ của những đôi trai gái vì hoàn cảnh không thể đến được với nhau trong một ngày duy nhất. Chính không gian này tạo nên nỗi nhớ niềm thương, tạo nên giá trị nhân văn – vì con người- trong một xã hội nam quyền gia trưởng, tàn độc. Đó chỉ là một vệt sáng nhân văn le lói được thắp lên như một giấc mơ, nhưng nó cũng chính là yếu tố khơi dậy tinh thần phản kháng của số kiếp làm dâu bất hạnh. Trong truyện thơ Tiếng hát làm dâu, khi anh yêu quay trở về, Vừ- chúa – pua đã nói dối nhà chồng xin phép trở về nhà mẹ đẻ để đến với anh yêu, trút bầu tâm sự khổ cực, bày tỏ sự day dứt khi phản bội lời thề ước đi lấy chồng của mình với anh yêu. Từ đây, những kí ức tươi đẹp xưa cũ dội về trong tâm trí nàng, khiến ngọn lửa căm phẫn trong nàng bùng cháy khi trở lại nhà chồng. Không còn cam chịu làm con ngựa, con trâu của nhà chồng nữa, em yêu bỏ trốn về nhà mẹ đẻ, giãi bày con đường giải thoát cho số phận của mình. Nhưng khi bị nhà cha nhà mẹ từ chối thỉnh cầu đầy nước mắt ấy, Vừ- chúa – pua đành quay lưng, bước trở lại gia đình nhà chồng, và lựa chọn một con đường giải thoát mới, để hai nhân vật có thể đến được với nhau ở một thế giới khác, một thế giới được gọi tên là dụ xí nhung công bằng, hạnh phúc. Trong truyện thơ Nhàng Dợ - Chà Tăng, chúng ta cũng thấy xuất hiện không gian này. Tuy nhiên được ẩn đi trong hành động vượt suối đi theo tiếng đàn môi thiết mời gọi của Nhàng Dợ. Chà Tăng đi buôn trở về, nghe tin người yêu đi lấy chồng, chàng không chấp nhận từ bỏ, chấp nhận tìm người vợ khác mà lên đường đi tìm người yêu, cùng nhau tâm tình ở chợ

tình và từ đây chàng đã thuyết phục được Nhàng Dợ từ bỏ “con trâu đực đen” vô dụng của nhà chồng, tuyệt giao hẳn với quê hương xứ sở để bước đi trên một con đường mới. Bỏ trốn đến quê hương tổ tiên người Sã, người Nhắng làm lại cuộc đời.

Tóm lại, với sự lựa chọn phục vụ cho nội dung của chủ đề, truyện thơ Tiếng hát làm dâu đã thành công trong việc phối hợp ba không gian chính trong truyện: không gian đi làm ăn xa, không gian nhà chồng – nhà đẻ, không gian gặp gỡ trở lại của các nhân vật chính. Ba không gian này với những đặc trưng của nó, một lần nữa có giá trị to lớn trong việc chuyển tải chủ đề, tư tưởng của tác phẩm, lột tả được thêm nỗi đau khổ của kiếp sống làm dâu.

2.3. Quan niệm về số phận và tâm lí đặc trưng của con người trong xã hội Mông

Nằm trong mảng nội dung thẩm mĩ tiếp nhận từ dân ca, quan niệm về số phận và tâm lí đặc trưng của con người Mông trong truyện thơ đã trở thành một mảng nội dung không thể thiếu trong luận văn nghiên cứu của chúng tôi. Ra đời khi xã hội thị tộc nguyên thủy đã chính thức tan rã, xã hội nam quyền đã từng bước đặt được những viên đá nền móng vững chắc đầu tiên, truyện thơ Tiếng hát làm dâu tập trung diễn tả, khắc họa diễn biến tâm lí của những cô dâu bị ép gả, bị bứt ra khỏi cộng đồng thị tộc cũ, làm nô lệ cho thị tộc mới với tên gọi mĩ miều – gia đình nhà chồng. Với một cuộc sống khổ cực, cay đắng, bị hành hạ, chà đạp cả về thể xác và tinh thần, điều gì đã trói chặt cuộc đời những cô gái vùng cao mạnh mẽ và phóng khoáng? Ắt hẳn đó không phải là cường quyền, là sức mạnh thô bạo của những trận đòn thừa sống thiếu chết mà là sự trói buộc trong chính quan niệm của cộng đồng, quan niệm của cá nhân về cuộc đời, về duyên phận, về định mệnh, dưới bàn tay quyền lực tối cao của thần linh, ma quỷ.

Sống trong một chuỗi các quy định của luật tục xã hội, của lệ làng phép nước, của những nghi thức cúng bái và tế lễ, quan niệm về số phận đã hằn sâu, in đậm vào trong tiềm thức của mỗi cô gái Mông. Họ nhận được lời lí giải cho nạn ép duyên, gả bán từ tờ giấy của tổ tiên, tờ giấy lục mệnh. Trên tờ giấy đó là quyền hạn của tổ tiên

– một lực lượng siêu nhiên, vô hình quy định ngày tháng cô gái phải đi làm dâu, thực hiện nghĩa vụ của mình đối với cộng đồng mà không cần được biết gia đình chồng, cũng như chính người đàn ông “đầu ấp má kề”, “chung tước sợi lanh” với mình cả đời. Khi tất cả những ngăn cản, răn đe, dọa nạt, đánh đập đều không có tác

dụng ép duyên con, nhà cha nhà mẹ đưa tờ giấy tớ chử nhềnh kênh buộc con gái phải chấp nhận số phận ! Điều này lí giải vì sao tờ giấy, quyển sổ bạc, tớ chử nhềnh kênh, tờ lục mệnh, tờ giấy tổ tiên, tờ giấy nứa, tờ giấy dướng… lại được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong dân ca và truyện thơ đến vậy. Đâu chỉ dừng lại ở đó, khi về đến nhà chồng, nghi lễ đầu tiên nạp môn đó chính là nghi thức cúng ma bếp. Nghi thức dùng gà trống nhập hồn cô gái làm ma nhà chồng. Từ đó không còn mối quan hệ gì với thần linh của thị tộc cũ nữa. Phải hoàn toàn chấm dứt mọi quan hệ tín ngưỡng, sống và chết ở nhà chồng. Nền tảng cho quan niệm chấp nhận số phận khổ cực bắt nguồn từ đây. Tầng lớp thống trị điều khiển xã hội bằng các luật tục mang tính chất thương mại, mua bán, ép gả không những đã răn đe sự phản kháng của con người bằng luật tục, bằng sự trả giá về lễ vật phạt vạ mà cao hơn nữa là thiêu sống con mồi trong chính nhà tù của quan niệm về số mệnh. Những nghi thức cúng tế mà nhà chồng thực hiện đối với nô lệ mới bổ sung vào thị tộc phục vụ dã tâm biến một con người bằng xương bằng thịt trở thành một thây ma sống, một Zombie chỉ biết làm việc quần quật và chấp nhận cam chịu những hành hạ vô lí từ cộng đồng mới. Chính tư tưởng “sống làm ma nhà chồng, chết cũng phải làm ma ở nhà chồng”, cuộc đời đã bị con ma nhà chồng quy định, theo dõi và giám sát đã khiến những cô gái vốn mạnh mẽ, tự do, phóng khoáng sa lầy vào sự luẩn quẩn của số phận dẫn đến tâm lí cam chịu, an phận và chấp nhận. Nhục nhã, tủi hổ, đau đớn vì bị bạo hành, họ vẫn chấp nhận đó là một sự thực của cuộc đời, của số kiếp người con gái. Dù cho đó là bà “người Sã”, “người Nhắng” thì cũng phải đi làm dâu, cũng phải chấp nhận một trật tự xã hội đã được quy định như vậy, đâu kể đến những cô gái rẻo cao, khi trình độ văn minh xã hội còn kém xa những tộc người ấy!

Cũng chính quan niệm về số phận và định mệnh như vậy mà chúng ta thấy rằng khi được khuyên bảo trở về nhà chồng, cộng với áp lực từ tục lệ phạt vạ, người con gái Mông xưa không còn cách nào khác là tìm đến cái chết để giải thoát cho số phận oan nghiệt của đời mình. Chính quan niệm số mệnh đã được sắp sẵn từ trước này quy định tâm lí an phận của hầu hết những cô gái đi làm dâu. Họ không dám bỏ trốn, không dám kháng cự, những trường hợp hiếm hoi thể hiện sự kháng cự hầu như phải nhận lấy cái chết thảm thương. Quay trở lại với nội dung thẩm mĩ này trong truyện thơ, chúng ta thấy thật thương cảm cho cái chết của nhân vật A Thào,

nhân vật Vừ- chúa –pua. Hai cô gái cùng quẫn, không còn cách nào khác để thoát ra khỏi số phận cay nghiệt, đã tìm đến cái chết để được hạnh phúc bên người mình yêu. Vừa – chúa- pua trong Truyện thơ Tiếng hát làm dâu sau khi gặp lại anh yêu đi làm ăn xa trở về, tâm lí an phận và cam chịu trong cô đã biến mất, cô vùng lên phản kháng mạnh mẽ, tự nhận thấy những nghĩa vụ đối với nhà chồng là bất công, là vô lí. Cô bỏ về nhà mẹ đẻ, than trách cha mẹ, bày tỏ nỗi niềm. Nhưng rồi nhà chồng đến tận nơi dọa dẫm, trách mắng nhà cha nhà mẹ, thậm chí là sỉ nhục, Vừ- chúa- pua đành cất bước trở về nhà chồng và tìm đến cái chết. A Thào trong truyện thơ A Thào- Nù Câu cũng vậy, khi bị đối xử tàn tệ, nàng chấp nhận cam chịu, chấp nhận như đó là một lẽ thường của cuộc đời nhưng thẳm sâu trong trái tim nàng vẫn không nguôi dằn vặt với Nù Câu. Vì quá đau khổ, nàng sinh bệnh mà chết ở nhà chồng. Cái chết của A Thào không hề làm động lòng nhà chồng, họ đối xử với nàng như đối xử với loài vật cho đến tận khi chết. Riêng trong truyện thơ Nhàng Dợ - Chà Tăng lại có một điểm khác về kết thúc, hai nhân vật chính không tìm sự giải thoát ở con đường trên mà tìm điều đó ngay ở con đường giữa. Bỏ trốn khỏi quê hương để tìm đến một miền đất mới. Tuy nhiên quá trình Chà Tăng thuyết phục được Nhàng Dợ bỏ trốn là một quá trình vô cùng gian nan, bởi ngay trong tâm trí Nhàng Dợ, tư tưởng số mệnh đã được khắc cốt quá sâu, nàng sợ hãi, lo lắng khi phải phá bỏ chính rào cản đó trong suy nghĩ của mình. Tư tưởng đó ăn sâu đến mức Nhàng Dợ đã từng từ chối lời đề nghị của người yêu, khuyên người yêu về nhà lấy vợ mới, bởi mình đã là “con ngựa trong chuồng nhà người” chỉ còn biết “hí, giậm, kêu vang” chứ không thể nào thoát được số mệnh ấy nữa!

Như vậy, quan niệm về số phận là một quan niệm mang màu sắc mê tín, quan niệm này được bộc lộ đậm đặc trong tâm trạng của nhân vật trữ tình trong dân ca cũng như trong truyện thơ dân tộc Mông. Quan niệm đó phát triển hưng thịnh trong đời sống tinh thần của cộng đồng Mông khi họ không còn cách nào để bứt phá khỏi một trật tự xã hội hà khắc với nhiều luật tục thần quyền và cường quyền. Tất cả các nhân vật bất hạnh đều tìm đến với hai chữ số mệnh như một lời giải thích và an ủi duy nhất để họ có thể tiếp tục sống, tiếp tục tìm thấy chút ánh sáng le lói phía cuối con đường hầm.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/10/2023