Nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng sau khi gia nhập WTO - 1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH


NGUYỄN THU HIỀN


NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO CÁC DOANH NGHIỆP

NGÀNH DU LỊCH TỈNH LÂM ĐỒNG SAU KHI GIA NHẬP WTO


Chuyên ngành: KINH TẾ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Mã số: 60.31.12


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


Nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng sau khi gia nhập WTO - 1

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên


TP.Hồ Chí Minh – Năm 2007


MỤC LỤC


Trang

MỤC LỤC i

DANH MỤC VIẾT TẮT iv

DANH MỤC CÁC BẢNG v

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ vi

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TOÀN CẦU HÓA VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NỀN KINH TẾ 4

1.1.Toàn cầu hóa 4

1.1.1. Toàn cầu hóa 4

1.1.2. Hội nhập 5

1.2. WTO, vai trò và lợi ích từ WTO đối với các nước thành viên 6

1.2.1. WTO - Lịch sử hình thành và phát triển 6

1.2.1.1. WTO là gì? 6

1.2.1.2. Gia nhập WTO7

1.2.2. Vai trò của WTO và lợi ích từ WTO 8

1.3.Việt Nam gia nhập WTO - điều kiện cần thiết để hội nhập và phát triển kinh tế 8

1.3.1. Các lợi ích cho Việt Nam khi là thành viên WTO. 9

1.3.2. Các thách thức về kinh tế khi Việt Nam là thành viên WTO 10

1.4. Năng lực cạnh tranh và nâng cao trong lĩnh vực kinh tế 12

1.4.1.Cạnh tranh. 12

1.4.2. Năng lực cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp 14

KẾT LUẬN CHƯƠNG I 18

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NGÀNH DU LỊCH LÂM

ĐỒNG 19

2.1. Thực trạng ngành du lịch Việt Nam 19

2.1.1. Thực lực ngành du lịch Việt Nam 19

2.1.2. Những thuận lợi và khó khăn của du lịch Việt Nam khi gia nhập WTO 27

2.1.2.1 Những thuận lợi 27

2.2.2.2. Những khó khăn 29

2.2. Thực trạng ngành du lịch Lâm Đồng hiện nay 30

2.2.1. Thực lực ngành du lịch Lâm Đồng hiện nay 30

2.2.1.1. Thực lực về cơ sở du lịch 30

2.2.1.2. Thực lực về hoạt động kinh doanh 30

2.2.1.3. So sánh hoạt động và hiệu quả kinh doanh của ngành du lịch Lâm Đồng với một số địa phương trong nước trong những năm gần đây 35

2.2.2. Những thuận lợi của ngành du lịch Lâm Đồng hiện nay 38

2.2.3. Những khó khăn của ngành du lịch Lâm Đồng khi bước vào hội nhập 39

2.3. Tồn tại của ngành du lịch Lâm Đồng khi bước vào hội nhập kinh tế thế giới 40

2.4. Nguyên nhân tồn tại và bài học kinh nghiệm 41

2.4.1. Nguyên nhân tồn tại. 41

2.4.2. Những bài học kinh nghiệm. 42

KẾT LUẬN CHƯƠNG II. 43

CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH DU LỊCH TỈNH LÂM ĐỒNG SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO 44

3.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển du lịch lâm Đồng sau khi gia nhập WTO..44 3.1.1. Các quan điểm phát triển 44

3.1.2. Mục tiêu phát triển 46

3.2. Các giải pháp vĩ mô 47

3.2.1. Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước; hoàn thiện cơ chế chính sách phát

triển du lịch và tổ chức sắp xếp các doanh nghiệp 47

3.2.2. Giải pháp về quy hoạch và quản lý quy hoạch du lịch 50

3.2.3. Bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch, đảm bảo cho ngành du lịch phát triển bền vững 51

3.2.4. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực hoạt động thương mại du lịch tỉnh

Lâm Đồng 53

3.2.5. Liên kết với các doanh nghiệp du lịch các tỉnh khác tạo vành đai khép kín trong kinh doanh du lịch 56

3.2.6. Xây dựng và phát huy vai trò của hiệp hội du lịch Lâm Đồng – Đà Lạt 57

3.3. Các giải pháp vi mô 58

3.3.1. Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế ...58 3.3.2. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch 58

3.3.3. Đảm bảo chính sách thông thoáng, tạo điều kiện cho sự đi lại, ăn ở của

du khách, đặc biệt là khách nước ngoài trong suốt quá trình lưu trú 59

3.3.4. Nhà nước nên khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển

du lịch trên cơ sở qui hoạch phát triển du lịch tổng thể của nhà nước 60

3.4. Giải pháp tài chính nhằm gia tăng năng lực cạnh tranh của ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng 61

3.4.1. Xác định nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển 61

3.4.2. Giải pháp khuyến khích, kêu gọi đầu tư 62

3.4.3. Các quan điểm thu hút vốn đầu tư 62

3.4.4. Giải pháp tăng cường nguồn lực tài chính cho hoạt động đầu tư 63

3.4.4.1. Nguồn nội lực 63

3.4.4.2. Nguồn ngoại lực 64

3.5. Các giải pháp hỗ trợ 65

3.5.1. Phối hợp với các ngành kinh tế kỹ thuật và văn hóa xã hội có liên quan 65

3.5.2. Công tác xúc tiến quảng bá du lịch 66

3.5.3. Một số ý kiến đề xuất với chính quyền địa phương 67

KẾT LUẬN CHƯƠNG III. 69

KẾT LUẬN. 70

TÀI LIỆU THAM KHẢO 71


DANH MỤC VIẾT TẮT


DN Doanh nghiệp

DNNN Doanh nghiệp nhà nước

FDI Vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp

GDP Thu nhập quốc dân

NCPT Nghiên cứu phát triển

ODA Nguồn vốn cho vay dài hạn lãi suất ưu đãi

TNHH Trách nhiệm hữu hạn

TP Thành phố

UBND Ủy ban nhân dân

VN Việt Nam

WTO Tổ chức thương mại thế giới

XHCN Xã hội chủ nghĩa


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 - Số khách sạn được xếp hạng của Du lịch Việt Nam 22

Bảng 2.2 - Cơ cấu doanh thu du lịch trên tổng doanh thu quốc gia 23

Bảng 2.3 - Lượt khách cả nước 24

Bảng 2.4 - Số khách quốc tế đến Việt Nam 25

Bảng 2.5 - Khách quốc tế đến Việt Nam 4 tháng đầu năm 2007 26

Bảng 2.6 - Số doanh nghiệp du lịch của tỉnh Lâm Đồng 30

Bảng 2.7 - Lượng khách du lịch hàng năm tỉnh Lâm Đồng 31

Bảng 2.8 - Các chỉ tiêu về du lịch Lâm Đồng 32

Bảng 2.9 - So sánh thu nhập du lịch với các ngành kinh tế trong các năm 33

Bảng 2.10 - Số khách quốc tế đến Việt Nam 34

Bảng 2.11 - Chi tiêu của khách quốc tế một ngày 35

Bảng 2.12 - Đánh giá về cảnh quan môi trường du lịch Việt Nam. 36

Bảng 3.1 - Các chỉ tiêu phát triển du lịch chủ yếu của Lâm Đồng đến năm 2020 ... 60


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1 - Cơ cấu các doanh nghiệp lữ hành quốc tế Việt Nam 22

Biểu đồ 2.2 - Cơ cấu khách đến theo phương tiện 25

Biểu đồ 2.3 - Cơ số phòng so với lượng khách và số lao động ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng (2000 - 2006). 31


MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài

Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã nêu: “Toàn cầu hóa kinh tế là xu thế khách quan, lôi cuốn các nước, bao trùm hầu hết các lĩnh vực, vừa thúc đẩy hợp tác, vừa tăng cường sức ép cạnh tranh và tính tùy thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế” [4 tr 157]. Việt Nam ta cũng không nằm ngoài quy luật chung. Chúng ta cần nhanh chóng hội nhập toàn cầu để tiến lên theo trào lưu chung của thế giới, tránh nguy cơ tụt hậu ngày càng xa so với tốc độ phát triển chung của thế giới.

Hội nhập kinh tế quốc tế chi phối sự phát triển kinh tế xã hội của toàn thế giới ở cấp vi mô lẫn vĩ mô. Hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi các nước phải có thực lực nhất định mới có thể hợp tác bình đẳng, lâu dài và các bên cùng có lợi. Điều đó đồng nghĩa với việc tham gia hội nhập toàn cầu đem đến cho chúng ta cả những thuận lợi và thời cơ phát triển nhưng ngược lại cũng kèm theo những thách thức, nguy cơ nhất định, đòi hỏi chúng ta phải khẩn trương chuẩn bị chu đáo để vượt qua. Chúng ta đang từng bước hội nhập toàn cầu thông qua ký kết các hiệp định thương mại song phương, Việt Nam hiện nay là thành viên tích cực của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC), diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM) và bước tiến quan trọng là gia

nhập WTO.

Sau khi gia nhập WTO, cùng với những ngành nghề khác, ngành du lịch thương mại nói chung và ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng nói riêng cũng đối mặt với những cơ hội và thách thức mới, đòi hỏi ngành cần phải có chiến lược phát triển mới, nhanh chóng mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng hoạt động, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Vì vậy, đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng sau khi gia nhập WTO” có thể góp phần giúp cho các doanh nghiệp ngành du lịch Lâm Đồng tham khảo để điều chỉnh chiến lược phát triển của mình nhằm từng bước hội nhập tốt hơn


với nền du lịch các nước trong khu vực và các nước trên thế giới. Đề tài có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn hiện nay, khi nước ta đã gia nhập WTO, nền kinh tế nước ta đứng trước một thử thách to lớn, những cơ hội, thời cơ lớn đến với chúng ta, nhưng những thử thách, khó khăn cũng rất nhiều. Trong nước đang phát sinh 2 luồng tư tưởng chính, một quá lạc quan cho là chỉ có thuận lợi, kinh tế nước ta sắp phất lên nhanh chóng; một quá bi quan lại chỉ nhìn thấy thách thức, sợ nền kinh tế của ta sẽ không đứng vững. Mặt khác, thực trạng của ngành du lịch nước ta nói chung và của Lâm Đồng nói riêng lại quá nhiều bất cập và tụt hậu khá xa so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đề tài đã có cái nhìn tổng quát và đã đi thẳng vào thực tế để đề ra được những giải pháp mang tính tương đối toàn diện cho sự phát triển của du lịch Lâm Đồng trong tương lai, thời kỳ sau gia nhập WTO, trong đó có những giải pháp đáng chú ý và có tính khả thi.

2. Mục đích - nội dung nghiên cứu

a.Mục đích: Đề tài hệ thống hóa về lý luận và thực tiễn liên quan đến ngành du lịch Lâm Đồng, đối chiếu với những yêu cầu của hội nhập toàn cầu hiện nay để đề ra những giải pháp thích hợp giúp đẩy mạnh hoạt động của ngành du lịch Lâm Đồng, nâng cao sức cạnh tranh để ngành du lịch Lâm Đồng có thể nhanh chóng hội nhập với ngành du lịch trong khu vực và trên thế giới.

b. Nội dung nghiên cứu

- Tìm hiểu việc gia nhập WTO đã tác động đến hoạt động của các doanh nghiệp ngành du lịch Việt Nam nói chung và ngành du lịch Lâm Đồng nói riêng như thế nào.

- Nghiên cứu thực trạng ngành du lịch Việt Nam và của ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng hiện nay.

- Các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng sau khi Việt Nam gia nhập WTO.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu là năng lực hoạt động và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng.

Xem tất cả 80 trang.

Ngày đăng: 21/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí