Những Điểm Tương Đồng Và Khác Biệt Về Nội Dung Phản Ánh Giữa Truyện Cổ Tích Thần Kỳ Của Dân Tộc Mông Lưu Hành Ở Yên Bái Với Truyện Cổ Tích

khiến cho quân giặc chết hết. Ẩn bên trong sự cứng cỏi của Kề Tấu là lòng nhân đạo sâu sắc. Chàng đã dùng lược thần ước cho quân giặc sống lại và tha chết cho chúng.

Kết thúc truyện bao giờ các nhân vật đội lốt cũng được hưởng hạnh phúc. Vợ chồng nàng Gầu Dua được sống yên ổn, hạnh phúc, được mọi người mến phục. Ngoài việc được hưởng cuộc sống hạnh phúc bên người thân yêu, cả chàng Rùa và Kề Tấu đều được lên làm vua, trị vì thiên hạ.

Vậy vì sao lại xuất hiện kiểu nhân vật người mang lốt? Khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa truyện cổ tích, nhiều tác giả như Mêlêtinxki, Propp, Lốt- man…. đã lí giải nguồn gốc của các truyện kể từ những nghi lễ dân gian, thấy được sự chuyển hóa của cấu trúc nghi lễ thành những tín hiệu ngôn ngữ truyện kể. Theo đó, một trong những nguồn gốc phổ biến của truyện kể bắt nguồn từ nghi lễ trưởng thành của con người với các biểu hiện của sự hành xác: con người bị đun, nấu, băm, chặt, mang các hình thức hóa trang thể hiện tín ngưỡng vật tổ… Quan niệm chung về nghi lễ trưởng thành là mốc chuyển giao của con người từ thế giới tuổi thơ, non nớt, bẩn thỉu sang giai đoạn trưởng thành (đẹp đẽ, khỏe mạnh, đích thực là thành viên của cộng đồng và được quyền kết hôn). Cho nên những thử thách về mặt thể xác trong khi hành lễ mang tính chất bắt buộc để sau đó mỗi con người trở thành một thành viên đích thực của cộng đồng.

Trong hai truyện “Hoàng tử rùa” và “Kề Tấu” ta thấy cả hai nhân vật chính đều mang lốt xấu xí, vượt qua nhiều thử thách cuối cùng họ đã có hình dáng đẹp đẽ. Sự hoàn thiện cái đẹp cũng đồng nghĩa với việc tiêu diệt cái xấu, cái ác khỏi thế gian, đem lại hạnh phúc cho cá nhân họ và toàn thể cộng đồng dân cư nơi họ đang sinh sống. Truyện Hoàng tử Rùa còn giải thích cho ta biết thêm một chi tiết nữa, đó là vì sao người Mông không ăn thịt rùa.

Đặc biệt, trong kiểu truyện người đội lốt, phần thưởng cho mỗi nhân vật chính bao giờ cũng là sự kết hôn mà không phải là những phần thưởng về vật chất. Điều đó chứng tỏ mối liên hệ của mỗi câu chuyện cổ tích với cấu



51

trúc chức năng của nghi lễ trưởng thành. Mặc dù nghi lễ và mỗi câu chuyện cổ tích có thể không trùng khít với nhau, truyện kể có thể kéo dài về phía trước hay phía sau trong khi nghi lễ đã chấm dứt trong một khuôn khổ của nó, nhưng có thể thấy chức năng cơ bản của nghi lễ trưởng thành để con người sang một ngôi khác, có quyền được kết hôn và chung sống hạnh phúc như mỗi câu chuyện cổ tích đã kể.

Có thể thấy ước mơ công lý, dân chủ của người Mông được thể hiện và thực hiện hoàn tất trong mảng truyện về người đội lốt. Và các mâu thuẫn, xung đột ở các truyện này dường như cũng được mở rộng hơn, đẩy cao hơn. Đó không phải là mâu thuẫn trong gia đình mà là xung đột xã hội (vua, quan ác – người có tài, người đội lốt).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

Qua truyện cổ tích người đội lốt, theo chúng tôi người Mông ở Yên Bái muốn thể hiện quan niệm về mối quan hệ giữa hình dáng bên ngoài và phẩm chất bên trong của người dân lao động: Trong thực tế, có sự đối lập giữa hình dáng bên ngoài (xấu xí, dị dạng) với phẩm chất bên trong của nhân vật (tốt đẹp, tài năng). Điều quan trọng là người dân luôn coi trọng phẩm chất bên trong của mỗi nhân vật, khẳng định giá trị của con người nằm ở đạo đức, tài năng chứ không phải hình dáng bên ngoài. Nếu phải lựa chọn thì nhân dân hết sức đề cao phẩm chất, tư cách của con người. Đó cũng là quan niệm về vẻ đẹp hoàn thiện của con người: là sự kết hợp giữa vẻ đẹp tâm hồn, tính cách, tài năng và vẻ đẹp của hình thức. Vẻ đẹp tỏa sáng từ trí tuệ, tâm hồn cùng với hình thức đẹp đẽ luôn là chuẩn mực, là khát vọng của nhân dân lao động. Khi con người biết cố gắng phấn đấu để vượt qua các thử thách sẽ có được điều đó.

2.1.5. Truyện về người dũng sĩ

Khảo sát truyện cổ tích thần kỳ của dân tộc Mông lưu hành ở Yên Bái - 8

Có thể nói truyện về người dũng sĩ (hay truyện về các chàng trai khỏe) là một đóng góp độc đáo của kho tàng truyện cổ tích các dân tộc anh em. Kiểu truyện này thường xây dựng những nhóm nhân vật anh hùng, dũng cảm, có tài năng đặc biệt. Họ có thề là anh em ruột, anh em kết nghĩa, bạn bè thân thiết hay cha con.



52

Trong 24 truyện cổ tích thần kỳ của dân tộc Mông lưu hành ở Yên Bái, chúng tôi thấy có 4/24 truyện kể về người dũng sĩ (chiếm 16,67%). Đó là các truyện: Chín người con trai, Chuyện năm cha con, Củ và Kỷ, Sự tích đuôi gấu.

Về hoàn cảnh xuất thân của các nhân vật, ở mỗi truyện nhân vật người dũng sĩ lại có hoàn cảnh xuất thân khác nhau. Vì bà mẹ già hiếm hoi ăn một lúc cả chín múi cam chín đỏ do ông tiên trên núi ban tặng nên chín anh em trai trong truyện Chín người con trai đã ra đời cùng một lúc. Chính vì thế nên họ có gương mặt giống nhau như đúc. Củ và Kỷ trong truyện Củ và Kỷ lại xuất trong một gia đình nghèo. Ngay từ nhỏ hai anh em đã bị mồ côi cha, còn người mẹ của họ thì cũng bị yêu tinh bắt mất. Chính vì thế, hai anh em đã phải đi ở cho người bác ruột, làm nương rẫy để sinh sống. Năm cha con trong truyện Chuyện năm cha con lại được giới thiệu là người của “một bộ tộc ở cạnh một khu rừng. Giữa rừng có một cái hồ rất rộng, quanh năm nước chảy xanh biếc”. Lao Tráng trong truyện Sự tích đuôi gấu thì có nhà ở ngoài bản. Chàng có sở thích “ban đêm lần vào bản ăn trộm ngựa của dân, dắt được ngựa là phi nước đại, bay như thần gió”.

Tuy các nhân vật dũng sĩ có hoàn cảnh xuất thân không giống nhau nhưng họ có những điểm chung. Nhìn chung, nhân vật người dũng sĩ thường là hình ảnh về những con người thông minh, nhanh trí, có sức khỏe và nghị lực phi thường, họ không ngại gian khó, luôn đoàn kết một lòng quyết tâm diệt trừ cái xấu, cái ác, giành lại hạnh phúc cho cá nhân và cộng đồng. Trong truyện Chín người con trai, nhân vật nào cũng khỏe mạnh, mưu trí và đặc biệt hơn là mỗi chàng trai lại có một cái tài riêng. Nếu chỉ bằng tài năng của một người thì sẽ không sao thắng được thử thách của tên vua lắm mưu nhiều kế. Chín anh em đã đoàn kết bên nhau, mỗi người đảm nhiệm một việc mà thắng được mưu gian của nhà vua: Phi Thếnh hóa phép chuyển được những ngôi nhà lớn lên núi cao theo ý nhà vua chỉ trong vòng một đêm; Tăng Tơ


53

hứng một loạt đạn do quân lính của nhà vua bắn vào đầu mà không sao cả; Phì Nhênh để mặc cho lính chất củi quanh chàng cao như núi và châm lửa đốt, chàng vẫn bình thản như không; Lao Vừ bị đun trong vạc lớn suốt một ngày, vạc cháy đỏ lừ, dây cháy ra tro mà chàng chẳng hề sao cả; Xảo Dề bị dìm xuống suối sâu ba ngày đêm, dây trói mủn ra như mùn đất, còn chàng da dẻ vẫn hồng hào, miệng đang ngậm một con cá, mỗi tay còn xách một con cá lên theo. Lao Dề, Sang Chu, Chua Khơ thì đến giúp Xảo Dề băm ba con cá bỏ đầy chín chảo gang kếch xù; Tủa Chù xách búa chẻ chân mình làm củi, nấu chín các chảo cá dâng lên nhà vua. Ở Chuyện năm cha con, tác giả dân gian Mông còn giúp ta thấy rõ: để đánh thắng được bẩy con rồng vàng ở dưới hồ hằng ngày vẫn bắt dân bản và người con cả là Lao Pếnh ăn thịt thì từng người dù có khỏe mạnh tài giỏi đến đâu cũng khó lòng thực hiện được. Người cha rồi đến người con thứ hai là Xảo Chơ nhảy xuống hồ đánh nhau với bọn rồng đều bị chúng ăn thịt. Người con thứ ba là Tằng Xử cũng bị thua, phải nhảy lên bờ bàn với em đi luyện tập cung kiếm để giết rồng. Bên cạnh đó, nhân vật dũng sĩ cũng có thể là người dân thường. Chàng Lao Tráng trong truyện Sự tích đuôi gấu tuy “tính tình tinh nghịch, rong chơi suốt ngày, suốt tháng” nhưng khi đã trót nhảy lên lưng hổ chàng lại rất thông minh nhanh trí khi tương kế, tựu kế lừa được hổ và cả con gấu to khỏe.

Để thể hiện được hết tài năng của mình, người dũng sĩ cũng phải trải qua rất nhiều những khó khăn thử thách. Họ phải thực hiện một nhiệm vụ nào đó như: diệt yêu quái, diệt thú dữ hay hoàn thành một nhiệm vụ nào đó mà nhân vật địch thủ giao cho. Địch thủ của những người dũng sĩ bao giờ cũng là hiện thân của cái xấu, cái ác. Đó là yêu tinh, hổ dữ, rồng ác, hay tên vua có nhiều gian kế. Hai anh em Củ và Kỷ trong truyện Củ và Kỷ phải bốn lần vượt qua các thử thách của con yêu tinh: Lần thứ nhất, yêu tinh hóa thành con ngựa trắng, Kỷ đã nhảy lên lưng ngựa quất cho nó bảy roi khiến yêu tinh phải rú lên và hiện nguyên hình. Lần thứ hai, yêu tinh mang một gùi hạt vừng quải


54

khắp nương, hai anh em Củ và Kỷ đã nhặt được hết sạch toàn bộ số hạt vừng. Lần thứ ba, Củ biến thành cái ghế, Kỷ biến thành cái điếu làm yêu tinh không phát hiện ra. Lần thứ tư, yêu tinh xếp củi khô xung quanh hai anh em để đốt nhưng Củ và Kỷ không chết. Chỉ đến yêu tinh hóa thành cây gỗ trôi trên suối, Củ lấy búa chặt đứt nó mới“hiện nguyên hình, nằm chết”. Chàng Lao Tráng trong truyện Sự tích đuôi gấu cưỡi lên lưng hổ mà lầm tưởng là con ngựa bất kham lông mượt, chân to mình dài, béo khỏe. Cả một đêm Lao Tráng đã dùng sức lực quần cho con hổ cả đêm mệt lử, đau hết cả mồm và răng. Chàng còn dùng sức mạnh của hai cánh tay giật đứt đuôi con gấu to khỏe khiến cho cả hổ và gấu sợ xanh mặt, chạy thẳng vào rừng mà không bao giờ dám quay trở lại. Chín anh em trai trong truyện Chín người con trai cũng phải trải qua rất nhiều các thử thách mà tên vua độc ác đưa ra. Cùng một lúc, không được tháo dỡ, họ phải chuyển toàn bộ những ngôi nhà lên núi cao mà không làm cho ngôi nhà suy xuyển. Tiếp đó, từng nhân vật phải trải qua các thử thách: đứng yên để cho bọn lính của nhà vua bắn một loạt đạn vào đầu, bị đốt, bị luộc, bị dìm xuống suối sâu; … Năm cha con trong Chuyện năm cha con thì phải chiến đấu với bẩy con rồng vàng độc ác, hay bắt người để ăn thịt.

Nhân vật dũng sĩ đôi khi còn là người có tài năng kì lạ hoặc được trợ giúp bởi một lực lượng siêu nhiên nào đó. Khá nhiều câu chuyện cổ tích thần kỳ khác của người Mông nói về tình cảm gia đình, bạn bè hợp sức chung lòng cùng với sự giúp đỡ của thần tiên đã làm cho nhân vật chính chiến thắng được các thế lực thiên nhiên và các thế lực thống trị tàn ác trong xã hội. Điều đó chứng tỏ rằng từ lâu đời người Mông ở Yên Bái đã có ý thức đoàn kết anh em, gia đình, dòng họ, hàng xóm láng giềng và đoàn kết cộng đồng dân tộc. Đó cũng là cơ sở thuận lợi cho việc tiếp thu, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp về sau này. Chín anh em trong truyện Chín người con trai ngoài sức khỏe, sự thông minh ra họ đều có phép lạ nên có thể “hóa phép cho các tòa nhà bay đến sườn núi theo ý định”. Trên đường đi diệt trừ yêu tinh để cứu


55

mẹ, hai nhân vật chính trong truyện Củ và Kỷ thường xuyên được các lực lượng siêu nhiên giúp đỡ: “giữa đường họ gặp con diều hâu chỉ lối, đến ngã ba đường họ gặp con quạ chỉ đường đi tiếp… Mặt trời đã xuống núi, mây kéo đến, Củ và Kỷ gặp con cú chỉ đường lên hang yêu tinh”. Trong bốn lần thách đấu với yêu tinh, Củ và Kỷ cũng thường xuyên “được mẹ giúp phép” biến thành các đồ vật và giành chiến thắng. Mẹ của Củ và Kỷ còn đưa cho hai anh em những vũ khí như: một cái búa, một cái cung, hai cái tên thần để chặt phá chuồng hổ, giết hổ để cứu hai cô gái Mông xinh đẹp. Chàng Phi Khơ trong Chuyện năm cha con cũng được “ông cụ già đầu tóc bạc phơ, da dẻ hồng hào” bày cho cách luyện một thanh bảo kiếm cùng chiếc nỏ thần để giết rồng vàng.

Trải qua bao khó khăn thử thách, các nhân vật dũng sĩ trong các truyện cổ tích thần kỳ cuối cùng cũng giành được chiến thắng. Nhưng hầu hết họ không nhận công danh về mình mà trở về nhà làm nhiệm vụ bình thường. Chàng Lao Tráng trong truyện Sự tích đuôi gấu đã làm cho cả hổ và gấu sợ xanh mặt, chạy thẳng vào rừng và làm cho gấu bị mất đuôi từ đấy. Củ và Kỷ trong câu chuyện cùng tên đã giết được yêu tinh và hổ, tìm lại được mẹ. Hơn thế nữa, họ đã tìm được hạnh phúc đến trọn đời cho riêng mình khi cưới được hai cô gái Mông xinh đẹp. Chàng Phi Khơ trong Chuyện năm cha con sau khi thu phục được bảy con rồng vàng đã cưỡi rồng bay lên trời gặp Xếnh Lầu để lấy giống thóc, ngô về vãi khắp đồi nương, bãi bồi, đồng ruộng, giúp loài người có thóc, ngô ăn hằng ngày. Có thể nói đây là một hành động cao cả, một cái kết thúc đẹp. Trước tài phép của chín anh em trong truyện Chín người con trai, tên vua xảo trá và gian ác đã khiếp sợ, hổ thẹn bỏ dinh cơ trốn vào rừng sâu rồi bị rắn thần cắn chết. Mọi người đã suy tôn chín chàng trai lên làm vua, làm quan để trị vì thiên hạ.

Nhìn chung, các truyện dũng sĩ thường đề cao những người lao động tài giỏi, anh hùng, thể hiện trí tưởng tượng táo bạo của nhân dân, sự phát triển của tư duy và nhận thức cuộc sống của con người. Môtíp truyện người dũng sĩ


56

trong truyện cổ tích thần kỳ của dân tộc Mông lưu hành ở Yên Bái tương đối giống với môtíp về truyện người dũng sĩ của các dân tộc anh em khác trong cộng đồng người Việt. Điều đó thể hiện quá trình giao lưu văn hóa cũng như sự tương đồng về tâm lí xã hội, cảm xúc của con người. Những người dũng sĩ trong truyện cổ tích mang bóng dáng của cộng đồng anh hùng trong thần thoại và sử thi. Đây cũng là nét tiêu biểu trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhóm truyện này, thể hiện tư duy nghệ thuật cao, sự chặt chẽ về cốt truyện.

2.2. Những điểm tương đồng và khác biệt về nội dung phản ánh giữa truyện cổ tích thần kỳ của dân tộc Mông lưu hành ở Yên Bái với truyện cổ tích thần kỳ của dân tộc Kinh

Qua việc khảo sát những phương diện nội dung cơ bản trong truyện cổ tích thần kỳ của dân tộc Mông lưu hành ở Yên Bái, chúng tôi nhận thấy giữa các truyện cổ tích có cả những điểm tương đồng và khác biệt. Dù ở mảng đề tài người mồ côi, người con riêng, người em út hay đề tài về người đội lốt, người dũng sĩ thì bao giờ truyện cũng có kết thúc tốt đẹp. Từ những đặc điểm tương đồng và khác biệt ấy chúng ta thấy những vấn đề chung và riêng mà người Mông ở Yên Bái muốn thể hiện.

2.2.1. Những điểm tương đồng

Hầu hết các câu chuyện cổ tích thần kỳ của dân tộc Mông lưu hành ở Yên Bái đều bắt nguồn từ tín ngưỡng dân gian. Họ cho rằng sống thiện chết sẽ gặp lành, được thay đổi kiếp, được đầu thai vào nhà khác để tiếp tục làm người. Khi sống, con người làm nhiều điều ác thì lúc chết sẽ gặp điều dữ. Những vướng mắc lớn trong quan hệ nợ máu, sự lường gạt, phản bội, oan hồn… sẽ đầu thai vào nhà ấy để đòi nợ và báo thù. Người sống thiện khi chết hồn sẽ được lên với trời, với tổ tiên. Còn kẻ sống ác khi chết thường bị đẩy xuống âm phủ, nơi tối tăm có rắn rết và ma quỷ hành tội. Đối với người Mông thì con quạ bao giờ cũng đen, giai cấp thống trị là bọn vua quan, bọn nhà giàu hà hiếp bóc lột nhân dân bao giờ cũng ác, chúng đều bị trừng trị thích đáng.


57

Người mồ côi chăm làm, hiền lành bị bóc lột, bị cướp vợ bao giờ cũng thắng bọn vua quan thống trị. Người anh tham lam, người vợ kế độc ác… đều bị trị tội. Người anh hùng vì dân vì nước sau này sẽ được suy tôn.

2.2.2. Những điểm khác biệt

Nếu như truyện cổ tích của dân tộc Kinh tập trung vào ba tiểu loại là: cổ tích loài vật, cổ tích thần kỳ cổ tích sinh hoạt thì truyện cổ tích của dân tộc Mông lưu hành ở Yên Bái chủ yếu là tiểu loại cổ tích thần kỳ. Truyện cổ tích thần kỳ của dân tộc Mông lưu hành ở Yên Bái tập trung vào 5 mảng đề tài chính: người mồ côi, người em, người con riêng, người mang lốt người dũng sĩ. Ở mỗi mảng đề tài cách xây dựng nhân vật và các tình tiết lại có sự khác nhau. Các truyện cổ tích tuy phong phú về nội dung phản ánh xã hội nhưng chủ yếu tập trung vào việc giải quyết mối quan hệ giữa người với người. Loại nhân vật phổ biến trong truyện là người mồ côi (17/24 truyện = 70,83%). Nhân vật mồ côi là hình ảnh của những con người chịu đau khổ mọi mặt sâu sắc, họ phản ứng mạnh mẽ và được tác giả dân gian hư cấu đẹp đẽ. Cơ sở của sự hư cấu dựa vào yếu tố thần kỳ, thể hiện ước mơ mong muốn về sự công bằng xã hội và mong ước giành lại được hạnh phúc cho người nghèo. Trong xã hội, người mồ côi có số phận hẩm hiu. Trong gia đình, khi bố mẹ qua đời, nếu còn lại mấy người thì sự bất hạnh giành cho người con út. Người anh cả trong nhà chiếm hết quyền thừa kế di sản, biểu hiện lòng tham lam và hiểm độc đối với người em út. Tuy nhiên cái tốt đẹp bao giờ cũng thuộc về người em út mồ côi.

* Tiểu kết chương 2:

Tóm lại, nội dung truyện cổ tích thần kỳ của dân tộc Mông lưu hành ở Yên Bái có những đặc trưng cơ bản sau:

Truyện cổ tích tập trung vào năm mảng đề tài sau: người mồ côi, người em, người con riêng, người mang lốt người dũng sĩ. Trong đó truyện mảng truyện về người mồ côi là nhiều nhất. Những phương diện nội dung này đã


58

Xem tất cả 107 trang.

Ngày đăng: 20/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí