Phong Tục, Tập Quán Và Không Gian Sinh Hoạt Văn Hóa Miền Núi

cơ bản của nội dung tác phẩm, là những nét tư tưởng lặp đi lặp lại trong tác phẩm. Chủ đề là vấn đề chủ yếu được nêu lên trên cơ sở đề tài, là “vấn đề cơ bản, vấn đề trung tâm được tác giả nêu lên, đặt ra nội dung cụ thể của từng tác phẩm văn học”. Chủ đề phản ánh tư duy, chiều sâu tư tưởng và khả năng thâm nhập vào bản chất đời sống, mang nội dung lịch sử xã hội sâu sắc. Với cách hiểu khái quát đó về chủ đề, chúng ta thấy rằng, chủ đề là vấn đề chính được phản ánh trong tác phẩm và nó do đề tài (vấn đề lớn hơn, khái quát hơn) chi phối. Với hai mảng đề tài quan trọng của truyện thơTiếng hát làm dâucó sự tiếp thu từ dân ca đã nói ở trên là tình yêu nam nữ trong chế độ cũ cuộc sống làm dâu khổ cực, chúng ta dễ dàng nắm bắt được sự tiếp nhận chủ đề trong hai thể loại văn học dân gian này.

Chủ đề thứ nhất có sự kế thừa giữa hai thể loại văn học trên, đó chính là chủ đề lên án, tố cáo chế độ ép duyên trong chế độ cũ. Như trên đã nói, truyện thơ Tiếng hát làm dâu ra đời khi xã hội công xã thị tộc đã tan rã, xã hội nam quyền đã bắt đầu xây dựng những nền móng đầu tiên. Việc xác lập quyền lực đầu tiên của xã hội này đó chính là thiết lập một kỉ cương cộng đồng dựa vào quyết định của nam giới, coi trọng nam giới. Xã hội nam quyền bứt người phụ nữ ra khỏi phạm vi làm chủ quyền lực của xã hội công xã nguyên thủy, biến họ trở thành những thứ hàng hóa, được mua bán, và trao đổi không khác gì đồ vật, loài vật. Bằng cách xây dựng những luật lệ riêng, gắn với nó là những phong tục, tín ngưỡng, tập quán lâu đời, đã in sâu vào tâm thức của cộng đồng. Một trong những luật tục hà khắc ấy là luật tục hôn nhân ép gả, mua bán, một luật tục đánh thẳng vào đời sống tinh thần của con người – đặc biệt là những người phụ nữ không có tiếng nói trong gia đình và trong xã hội. Những câu chuyện về tình yêu nam nữ và số phận người phụ nữ trong dân ca tiếp tục trở thành đề tài được truyện thơ triển khai và đương nhiên, kéo theo đề tài ấy là chủ đề lên án, tố cáo luật tục hôn nhân gả bán ngang trái. Thế lực phụ quyền trong xã hội Mông không một chút “nương tay” với những con người trong trắng, lương thiện. Chế độ ấy đã kiềm tỏa, ngăn cản tình yêu tự do bằng luật lệ hôn nhân cưới gả. Trong đó, người cha, người mẹ lại là những người trực tiếp đẩy con mình vào dòng xoáy oan nghiệt đó. Tác giả dân gian Mông đã khái quát luật tục hôn nhân ép gả bằng “quyền cha, quyền mẹ” nhưng suy cho cùng thì quyền cha, quyền mẹ cũng chỉ là tuân theo một trật tự đã được sắp đặt sẵn trong xã hội nam quyền. Biết bao nhiêu nhân vật em yêu trong dân ca Tiếng hát tình yêu, trong dân ca Tiếng hát cưới xin, trong dân ca Tiếng hát làm dâu cũng như A Thào, Nhàng Dợ, Vừ –chúa – pua trong

truyện thơ đã phải chịu đau đớn từ chế độ hôn nhân lạc hậu, dã man, tàn tệ ấy. Cuộc đời đau khổ của họ bắt nguồn từ sự gả bán vô cùng ngẫu nhiên, dựa vào sự mai mối của nhân vật ông mối:

Em đang ở nhà, em không hề biết, Nhà trai vác ô, vác dù lù lù đến Em đang ở nhà, em không hề hay Nhà trai vác dù, vác ô lù lù vào

Họ chẳng biết chỗ để ô, mắc ngay vào cột gác

Thế là năm nay em phải đi làm dâu

Họ không biết chỗ để dù, treo ngay vào cột nhà

Thế là năm nay em phải đi làm vợ

(Dân ca Tiếng hát làm dâu, bài 4, tr.59) Mẹ vừa mới nuôi nàng thành thân con gái Tại lòng mẹ hám tiền tham bạc

Vội mang nàng mở miệng chào người

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 156 trang tài liệu này.

Bỗng thấy hai người lạ nghênh ngang vác ô tới

Cả hai người lững thững vào nhà… (Truyện thơ Nhàng Dợ - Chà Tăng, tr.93)

Ảnh hưởng của dân ca dân tộc Mông trong truyện thơ Tiếng hát làm dâu - 6


Em đang ở yên, không biết Bỗng ông mối đi ô, lù lù đến, Em đang ở yên, chẳng hay Bỗng ông mối đi ô lù lù vào

Ông mối kê luôn bàn ở giữa cạnh nhà bếp Ông mối là cái nghĩa gì? Em đi cùng ông cãi lí…..

(Truyện thơ Tiếng hát làm dâu, tr.570)

Mẹ cha sinh em không hợp lúc Lão mối bỗng dưng quỳ gối đòi Mẹ cha đẻ em không hợp thời Lão mối bỗng dưng quỳ gối hỏi

Tinh mơ, ánh dương còn chưa xuyên qua kẽ gác

Lão mối đã tới lải nhải xin

Tinh mơ, mặt trời còn chưa xuyên qua kẽ nhà

Lão mối đã về lải nhải đón

(Dân ca Tiếng hát làm dâu, bài 5, tr.61)

A Thào không hề biết A Thào không hề hay

Bỗng ông mối, ông mai ở đâu lù lù vác dù vác ô tới

A Thào không hề rõ A Thào không hề biết

Bỗng ông mối, ông mai ở đâu lù lù vác dù vác ô đến

Ông mối, ông mai treo dù, treo ô vào cột nhà

Thế là A Thào thầm lo mình năm nay phải đi làm dâu

Ông mối, ông mai treo dù, treo ô vào cột gác

Thế là A Thào thầm lo mình năm nay phải đi làm vợ


(Truyện thơ A Thào – Nù Câu, tr.257)

Như vậy, những bất công trong xã hội hiện lên trong từng câu thơ dân ca, từng câu thơ trong truyện thơ. Nó có giá trị như một bản cáo trạng đanh thép về sự xấu xa, đê tiện của xã hội nam quyền. Tất cả những nghịch lí diễn ra với họ là những mâu thuẫn chung giữa hôn nhân tự do theo tâm lí truyền thống từ thời công xã nguyên thủy với hiện thực xã hội có trật tự riêng theo hôn nhân gả bán. Trật tự đó làm băng hoại nhiều giá trị tốt đẹp của hạnh phúc lứa đôi, tàn phá tình yêu tự do. Phản ánh được chủ đề này, truyện thơ Tiếng hát làm dâu một lần nữa nâng cao giá trị hiện thực tố cáo xã hội nam quyền đã có từ trong dân ca. Đó là một sự thật khắc nghiệt, tàn bạo đã đè nặng lên tâm tư tác giả dân gian khiến cho những xúc cảm chân thành bùng cháy, thổi hơi nóng vào trong tác phẩm, đúc kết nó thành một bản án, vạch trần bộ mặt giả dối của xã hội phụ quyền đang từng bước đặt nền móng cai trị trong xã hội Mông.

Cùng với chủ đề lên án, tố cáo chế độ hôn nhân gả bán trong xã hội nam quyền, truyện thơ Tiếng hát làm dâu cũng tiếp nhận một chủ đề thẩm mĩ vô cùng quan trọng nữa của dân ca, đặc biệt là dân ca Tiếng hát làm dâu Tiếng hát tình yêu, đó chính là nội dung chủ đề quyền sống, quyền tự do của con người trong xã hội cũ.

Đó là những cuộc đấu tranh cho quyền tự do yêu đương, cho quyền sống của một con người, đặc biệt là người phụ nữ. Đó cũng chính là tinh thần chống áp bức, chống bất công trong xã hội nam quyền, xã hội thần quyền. Trong xã hội đó, người con gái, người phụ nữ chỉ có giá trị tương đương một thứ đồ vật dùng để đổi chác, một thứ công cụ để bóc lột tàn tệ sức lao động. Những con người nghèo khó, mồ côi bị hắt hủi, bị khinh thường và không bao giờ được tự do yêu đương, tự do tìm lấy hạnh phúc lứa đôi. Cuộc sống hôn nhân gả bán, sống với người chồng, người vợ không có tình yêu giống như một cuộc hôn nhân chết. Vậy mà người phụ nữ Mông bao đời nay vẫn phải chấp nhận và chịu đựng. Trong dân ca Mông, trước những vòng xoáy ác nghiệt như thế của cuộc đời, người phụ nữ Mông đành chấp nhận số phận của mình đã được định đoạt. Họ đau khổ, vùng vẫy, và cùng quẫn cũng chỉ biết khóc than. Họ sống lầm lũi trong gia đình nhà chồng giống như một loài súc vật. Ngay cả khi họ chết, họ cũng không được định đoạt số phận của mình và vẫn

phải tuân theo những luật tục của nhà chồng, nếu họ tự tử thì gánh nặng tiền bạc vẫn phải trả cho gia đình nhà chồng đúng như giá cả mua bán đã được ngã giá.

Đến truyện thơ, người phụ nữ Mông vẫn không thể tìm được lối thoát, tìm được quyền sống đúng nghĩa cho mình. Với kho tàng 15 truyện thơ đã được công bố và giới thiệu của dân tộc Mông, có lẽ chỉ có duy nhất truyện thơ Nhàng Dợ- Chà Tăng là truyện thơ có kết thúc có hậu, tức là với sự đấu tranh bền bỉ của mình, Nhàng Dợ đã giành lại được quyền sống, quyền tự do. Còn hầu hết tất cả các tác phẩm dân ca và các truyện thơ khác, các nhân vật em yêu – anh yêu dù có tìm mọi cách để cựa quậy, để vùng vẫy, tìm lối thoát trong một xã hội dày đặc những luật tục hà khắc như vậy thì cuối cùng điều họ nhận được cũng chỉ là những kết thúc đậm chất bi kịch, đau khổ. Điều đó càng khẳng định sâu sắc hơn chủ đề thẩm mĩ mà truyện thơ đã tiếp nhận từ dân ca Mông: vấn đề quyền sống, quyền tự do của con người trong xã hội xưa.

Như vậy, khái quát lại, với những lập luận như trên, chúng ta thấy rằng, cơ sở để hình thành nên thể loại truyện thơ, đặc biệt là truyện thơ Tiếng hát làm dâu trong kho tàng văn học dân gian Mông, đó chính là sự kế thừa bắt nguồn từ nội dung thẩm mĩ: đề tài và chủ đề. Những truyện thơ ấy được hình thành từ chính mối chân cảm của tác giả dân gian với số phận bất hạnh của người phụ nữ Mông trong xã hội xưa. Đó không phải là “một quá trình có tính chất thuần túy hình thức, một sự lắp ghép tùy tiện các loại thể không có mục đích. Mối thương cảm đối với người phụ nữ, lòng căm phẫn chế độ cũ đầy đọa con người đã tác động sâu sắc tới tất cả các khâu sáng tác, lưu truyền và các giai đoạn phát triển từ dân ca cho tới truyện thơ” [18,tr.71].

2.1.2. Giá trị nội dung và ý nghĩa tư tưởng

Bên cạnh đề tài và chủ đề là hai mảng nội dung thẩm mĩ được truyện thơ Tiếng hát làm dâu tiếp thu từ dân ca, chúng ta cũng không thể coi nhẹ phần cốt lõi mà đề tài và chủ đề ấy phản ánh đó chính là giá trị nội dung và ý nghĩa tư tưởng.

Với những đóng góp to lớn của mình, dân ca Mông là tiếng nói nhân đạo, tiếng nói nhân văn vô cùng sâu sắc của tác giả dân gian đối với những con người có thân phận nhỏ bé trong xã hội. Những con người ấy có số kiếp đau khổ, bất hạnh, cay đắng, tủi nhục. Họ bị chà đạp lên cả nhân phẩm và thể xác. Giá trị của họ không

bằng loài vật đối với xã hội nam quyền và xã hội thần quyền. Khi hết giá trị sử dụng, họ dường như bị bỏ rơi, bị đối xử tàn tệ như một thứ bệnh dịch nguy hiểm. Hơn hết, họ không được coi là con người. Không được đối xử như một con người ngay trong chính gia đình và cộng đồng của mình. Tác giả dân gian bắt nguồn từ mối thương cảm với những số kiếp bất hạnh như vậy, viết thành những bài ca, những câu chuyện tự sự giàu chất trữ tình lưu truyền sâu rộng trong dân gian. Giá trị cao đẹp và nhân văn đó được kế thừa và phát triển từ thể loại này sang thể loại khác. Từ truyện cổ cho đến dân ca, thần thoại, truyền thuyết và truyện thơ. Không quá khoa trương để nói rằng, tác giả dân gian Mông đã tập trung ngọn lửa sáng tác văn học nghệ thuật để hướng về những con người có số phận đau khổ như thế. Trong truyện cổ, ta bắt gặp những con người mồ côi nhỏ bé có cuộc đời đáng thương nhưng cuối cùng đều tìm thấy hạnh phúc. Đến dân ca chúng ta lại được tiếp cận với tiếng hát mồ côi oán thán và đau khổ, với tiếng hát làm dâu cực nhục và xót xa. Rồi cho đến truyện thơ đó là cà một dòng suối lệ tuôn với số phận bất hạnh của người phụ nữ. Đến truyện thơ Tiếng hát làm dâu, chủ đề số phận bất hạnh của người phụ nữ đã trở thành chủ đề xuyên suốt của toàn bộ các tác phẩm truyện thơ, khiến cho các tác phẩm này đều hướng về một giá trị nội dung nhân văn sâu sắc, đó chính là bày tỏ niềm cảm thông, yêu thương và chia sẻ của cộng đồng với người phụ nữ xưa, đó là sự ca ngợi những ước mơ chân chính, những khát khao hạnh phúc cháy bỏng trong tâm hồn nhỏ bé, tinh tế và cũng vô cùng mạnh mẽ của họ.

Giá trị nội dung thẩm mĩ thứ hai mà truyện thơ kế thừa từ trong dân ca Mông đó chính là giá trị hiện thực sắc nét. Như đã nói ở trên, với chủ đề kế thừa từ dân ca, truyện thơ Tiếng hát làm dâu đã góp phần nêu bật bản cáo trạng đanh thép đối với luật tục hôn nhân gả bán trong xã hội nam quyền. Luật tục ấy là thứ luật tục hà khắc không có lòng nhân, trực tiếp đẩy người phụ nữ Mông vào bi kịch của cuộc đời. Cha mẹ chỉ vì “tham tiền, tham bạc”, “tham con trâu mộng đuôi trắng” của nhà người mà lỡ lòng đẩy con mình vào vòng xoáy oan nghiệt của cả một đời. Khiến cho cuộc đời ấy như bông hoa chưa nở mà đã chóng tàn, đã héo úa, đã vang lên những dây cung khóc than và oán thán. Chỉ thông qua tâm trạng và số phận của người phụ nữ Mông mà chúng ta đã thấy được cả một bức tranh đời sống xã hội trong một giai đoạn lịch sử đen tối của dân tộc này. Một giai đoạn lịch sử ngay cả

đến những người con gái quyền quý như “bà người Sã, bà người Nhắng”, “gái út Sông Đà” cũng phải chịu chung số phận, phải chấp nhận nguyên tắc bất di bất dịch: Gái lớn gả chồng – là thân con gái phải đi làm dâu:


Mẹ A Thào lại rằng:

Con ạ, măng non, bẻ măng ăn Măng già, chặt đan cót

Là thân con gái, con phải đi làm dâu Măng non, bẻ măng ăn

Măng già, chặt đan nia

Là thân con gái con phải đi làm vợ…

(Truyện thơ A Thào – Nù Câu, tr.259)


2.2. Phong tục, tập quán và không gian sinh hoạt văn hóa miền núi‌

Bên cạnh mảng nội dung thẩm mĩ mà truyện thơ Tiếng hát làm dâu có sự kế thừa từ trong dân ca, một khía cạnh nội dung thẩm mĩ nữa mà chúng ta cần phải chú trọng tìm hiểu và khai thác đó chính là phong tục, tập quán và không gian sinh hoạt văn hóa miền núi. Khía cạnh này với những đặc trưng của nó có một giá trị không nhỏ trong nhiệm vụ quy tụ vấn đề cốt lõi của đề tài, chủ đề, ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm.

2.2.1. Những luật tục, hủ tục lạc hậu, hà khắc trong nghi thức hôn nhân – cưới hỏi

Yếu tố cấu thành một trật tự xã hội riêng biệt, một trật tự xã hội bền vững ở thời đại nào, ở dân tộc nào và xã hội nào cũng vậy, đều rất cần nhân tố phong tục, tập quán. Nó giống như một công cụ hỗ trợ đắc lực phục vụ cho phương thức cai trị của tầng lớp thống trị. Như chúng ta đã biết, truyện thơ Tiếng hát làm dâu ra đời khi xã hội công xã nguyên thủy của người Mông đã thực sự chấm dứt. Bước sang một trật tự xã hội mới, tầng lớp thống trị cần xây dựng những luật tục mang tính chất cưỡng bức để áp chế đời sống tâm lí vốn tự do khoáng đạt trong xã hội công xã nguyên thủy. Trong công xã thị tộc, người Mông có quyền yêu đương tự do, có quyền được sống, quyền được tự định đoạt hạnh phúc của mình. Dù cho ở trong giai đoạn này, ý thức hệ của họ về điều đó chưa được khái luận một cách rõ rệt như vấn đề chúng ta nêu ra ở đây. Khi bước sang chế độ phụ quyền, mọi quyền lực đều nằm

trong tay người đàn ông trong gia đình, và tất nhiên, kéo theo đó là mô hình gia đình nhỏ lẻ ra đời, dần được khẳng định và ưa chuộng, mô hình gia đình theo kiểu công xã thị tộc mờ nhạt dần. Những cá nhân trong gia đình lần lượt bị bứt ra khỏi cộng đồng thị tộc mình đang sống bằng những luật tục hà khắc, những vấn nạn quyền uy. Những luật tục ấy được đặt cho những tên gọi “hào nhoáng”, “đẹp đẽ” nhằm mục đích trấn áp sự đấu tranh của con người, đặc biệt là những con người có thân phận nhỏ bé trong xã hội.

Nói như vậy, không có nghĩa là toàn bộ phong tục, tập quán của người Mông đều là những luật tục lạc hậu, hà khắc và không có giá trị văn hóa. Về cơ bản, những phong tục, tập quán của họ đều là những giá trị văn hóa bản sắc vô cùng tốt đẹp, thể hiện được phẩm chất phóng khoáng, dũng cảm của con người đã từng sống trên thảo nguyên xanh. Tuy nhiên, trong truyện thơ Tiếng hát làm dâu, chúng ta ít thấy tác giả đề cập đến những phong tục có giá trị tốt đẹp đó, mà để đáp ứng cho mục tiêu quy chiếu từ đề tài và chủ đề, truyện thơ chủ yếu làm nổi bật những luật tục, những hủ tục lạc hậu trong xã hội Mông xưa. Những luật tục, hủ tục ấy, tất nhiên vẫn được đội lốt dưới một khái niệm chính thống là phong tục, là “lệ làng”, “phép nước”, tập trung chủ yếu vào hình thức hôn nhân, cưới hỏi. Nhận thấy rõ bản chất của nó, trong luận văn nghiên cứu này, chúng tôi xin phép được gọi tên đúng bản chất của hiện tượng xã hội – lịch sử này, đó là những hủ tục, luật tục lạc hậu – hà khắc.

2.2.1.1. Hủ tục hôn nhân gả bán

Có lẽ hủ tục được truyện thơ Tiếng hát làm dâu kế thừa nhiều nhất từ dân ca trên khía cạnh nội dung chủ đề đó chính là tiếng nói lên án, tố cáo hôn nhân gả bán. Chưa một thể loại văn học nào lại trở thành tiếng thét vang vọng đánh mạnh vào thành trì của luật tục mang danh “cộng đồng” này như là dân ca và truyện thơ. Khi khảo sát 12 bài dân ca Tiếng hát làm dâu, cũng như gần 610 câu thơ thuộc thể loại này, cùng với ba tác phẩm truyện thơ với 1.374 câu thơ, chúng tôi không khỏi bàng hoàng, đau đớn khi tất cả mười hai bài dân ca (khái niệm đơn vị bài đối với dân ca do chúng tôi tách riêng trên cơ sở từng bài hát nhỏ lẻ có tên nghệ sĩ hát mà tác giả Doãn Thanh đã ghi chú rất cụ thể trong quá trình sưu tầm và biên dịch của mình), ở bài nào chúng tôi cũng nhận thấy cốt lõi tạo nên những đau khổ, trắc trở của cuộc

đời làm dâu khổ cực đó chính là hủ tục hôn nhân gả bán. Không một bài dân ca nào “quên nhắc” đến nguyên nhân trực tiếp đã đẩy em yêu vào ngã rẽ đớn đau của cuộc đời. Hủ tục ấy hôn nhân như là một phương tiện để trao đổi kinh tế, để mua bán, bổ sung nô lệ vào một hệ thống thống trị của xã hội nam quyền. Đọc từng câu thơ trong dân ca Tiếng hát làm dâu, phần nào trong dân ca tình yêu dân ca cưới xin, chúng ta thấy rõ những biểu hiện ti tiện của luật tục này. Luật tục coi người con gái chỉ giống như một món hàng không hơn, không kém. Họ phải đi làm vợ, đi làm dâu chỉ vì bạc, vì tiền, vì “con trâu đuôi trắng”, “con ngựa thồ giỏi”. Và tất nhiên, những cá thể trực tiếp duy trì và đẩy mạnh sự phát triển của luật tục này đó chính là những thành viên trong gia đình nhà đẻ của người con gái. Họ có thể là cha mẹ, có thể là anh trai, chị dâu có khi còn là ông cậu, bà cô, anh bác và họ hàng nhà ngoại. Họ đặt lợi ích của cải, tiền bạc lên trên cả lợi ích hạnh phúc của con em mình. Họ “gả bừa”, “gả phứa” con em mình vào cửa nhà người mà không hề biết rằng đó là cửa tử, là địa ngục nơi trần gian:

Thân em như hoa trân châu nở không nổi

Anh em chỉ vì tham lễ của họ Giàng

Gả phăng, giao bừa em qua rừng gai đến ở đất người

(Bài dân ca Tiếng hát làm dâu số 3, tr.57)

Vì mẹ nàng bụng hám tiền hám bạc Chẳng đếm kể nghĩa tình, mẹ chia cách duyên con

Nàng đã cùng chàng muốn kết đôi bằng được

Bởi tại mẹ nàng lòng tham nhà giàu Chẳng đếm kể nghĩa tình, mẹ cắt đứt duyên con

Mẹ vừa mới nuôi nàng thành thân con gái

Tại lòng mẹ hám tiền tham bạc

Vội mang nàng mở miệng chào người (Truyện thơ Nhàng Dợ - Chà Tăng, tr.93)

Anh họ đứng phắt dậy cầm tay lôi Em họ đứng phắt lên nắm tay kéo Kéo phăng ra ngoài cửa

Em nước mắt như mưa sấm mưa gió lã chã ứa

Anh họ đứng phắt lên nắm tay kéo Em họ đứng phắt dậy cầm tay lôi Lôi thốc ra ngoài ngõ

Em nước mắt như mưa sấm mưa gió ròng ròng tuôn

(Bài dân ca Tiếng hát làm dâu số 5, tr.61) Người anh họ nắm tay em kéo thốc ra cửa Nước mắt em yêu chẳng ròng ròng trên chiếc áo ngoài

Người em cô nắm tay em kéo lê ra ngõ Nước mắt em yêu chảy ròng ròng, ướt sũng áo trong

Bởi mẹ cha em tham con trâu mộng đuôi trắng

Xem tất cả 156 trang.

Ngày đăng: 25/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí