Thực Hiện Cơ Chế Khoán Theo Tinh Thần Nghị Quyết Số 10-Nq/tw (1988- 1990)


HTX và nông dân. Để nông nghiệp phát triển cần phải quan tâm đúng mức đến lợi ích của nông dân, phải giải quyết hợp lí mối quan hệ, trước tiên là mối quan hệ của nông dân với ruộng đất.

3.2. THỰC HIỆN CƠ CHẾ KHOÁN THEO TINH THẦN NGHỊ QUYẾT SỐ 10-NQ/TW (1988- 1990)

Ngày 05/04/1988, Bộ Chính trị chính thức ban hành Nghị quyết số 10- NQ/TW về “Đổi mới quản lí kinh tế nông nghiệp”, gọi tắt là Khoán 10. Nghị quyết 10 được coi là mốc quan trọng đánh dấu bước đổi mới toàn diện của Đảng, Nhà nước ta trong lĩnh vực nông nghiệp. Nội dung cơ bản của Nghị quyết là giải phóng sức sản xuất, giải quyết thỏa đáng các mối quan hệ đặc biệt là quan hệ của nông dân với ruộng đất về quản lí và cơ cấu mới.

Trong quan hệ sở hữu, về nguyên tắc, người nông dân đã được quyền sở hữu ruộng đất lâu dài; được làm chủ về TLSX và được làm chủ quá trình sản xuất cho đến sản phẩm cuối cùng.

Trong quan hệ quản lí, với Khoán 10, người nông dân được quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh theo nguyên tắc lời ăn, lỗ chịu, về nguyên tắc, quan hệ giữa hộ và HTX được xác lập trên cơ sở kinh tế bình đẳng, tương hỗ lẫn nhau, triệt để xóa bỏ công điểm. Người nông dân được quyền đối thoại trực tiếp với thị trường và quan hệ với Nhà nước trên cơ sở kinh tế.

Trong quan hệ phân phối, Nghị quyết 10 đã chỉ rò mối quan hệ phân phối phải bảo đảm hài hòa giữa ba lợi ích Nhà nước, tập thể, và gia đình xã viên nông hộ chỉ phải thực hiện một khoản nộp duy nhất cho Nhà nước đó là thuế sử dụng đất nông nghiệp. Nếu là xã viên HTX thì tùy theo vốn góp, công sức mà được phân phối tương ứng, phương thức phân phối được dân chủ trong các kì đại hội xã viên.

Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị ra đời đã thực sự phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và tình hình thực tế của cuộc sống, do đó đã nhận được sự


đồng tình hưởng ứng của đông đảo nông dân các dân tộc trong tỉnh, nhanh chóng đi vào cuộc sống của người nông dân.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Vận dụng Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã ra Nghị quyết 05 đề ra nhiều chính sách đổi mới cơ chế quản lí, trong đó có chủ trương thực hiện chính sách một giá, thương mại hoá vật tư, người nông dân chỉ còn nghĩa vụ nộp thuế và các quỹ cho HTX, được tự do lưu thông sản phẩm của mình sau khi đã làm tròn nghĩa vụ với Nhà nước và HTX.

Quán triệt theo tinh thần Nghị quyết 10, Thái Nguyên cử cán bộ xuống các Hợp tác xã hướng dẫn học tập và có kế hoạch triển khai cụ thể đến các đội sản xuất và tới toàn thể xã viên Hợp tác xã nông nghiệp. Phương hướng triển khai học tập và thực hiện nghị quyết 10 khá đồng bộ, kịp thời ở tất cả các cơ sở, để từ đó có những uốn nắn kịp thời, đi đúng quỹ đạo theo yêu cầu của nghị quyết. Người nông dân phấn khởi vì quyền làm chủ tập thể được coi trọng, đời sống được nâng cao và ổn định, lòng tin đối với Đảng, Nhà nước được củng cố. Sản xuất nông nghiệp phát triển cả về số lượng và chất lượng: Diện tích tăng và sản lượng lương thực tăng 3%, đàn trâu bò tăng 20%, chúng ta có thể khẳng định nghị quyết 10 phù hợp với nguyện vọng của bà con nông dân, thực sự đi vào cuộc sống, được mọi người quan tâm trân trọng và thực hiện nhằm đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp theo hướng đi lên.

Hợp tác hóa nông nghiệp ở Thái Nguyên từ 1958 đến 1990 - 11

Thực hiện đường lối đổi mới quản lí kinh tế nông nghiệp, nhìn chung các Hợp tác xã đều giao khoán theo đúng tinh thần nghị quyết 10, trước khi giao đã rà lại toàn bộ quỹ ruộng đất của HTX và giao theo định xuất. Theo báo cáo của Ban Kinh tế, đến vụ Đông - Xuân 1988 - 1989, toàn tỉnh đã có 83,5% số HTX thực hiện khoán gọn theo tinh thần Nghị quyết 10; riêng thành phố Thái Nguyên, các huyện Phú Bình, Phổ Yên, Định Hoá, Đại Từ và thị xã Sông Công, tỷ lệ đó là 100%.


Công tác quản lý tài chính, thu nộp và phân phối sản phẩm đã được các HTX quản lý phù hợp với tình hình khoán quản mới, chuyển từ hạch toán kép sang hoạch toán đơn theo sổ chi tiết (chỉ hạch toán thu chi phần của Hợp tác xã, phần của xã viên để họ tự hạch toán).

Thông qua việc thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị, bộ máy quản lí trong các HTX (tính từ Đội phó sản xuất trở lên) được tinh giản. Cũng nhờ đó, số thóc mỗi năm xã viên phải đóng góp chi trả công cho cán bộ trong bộ máy quản lí HTX đã giảm được hàng ngàn tấn. Lợi ích của người lao động được nâng lên, từ 50% đến 55% sản phẩm làm ra (khoán 100 chỉ từ 26% đến 30%), chưa kể phần vượt khoán. Đối với những hộ nông dân tự túc được giống và sức kéo thì quyền lợi được hưởng đạt từ 70% đến 80% sản phẩm làm ra. Như vậy, lợi ích của người nhận khoán tăng từ 1,5 đến 3 lần so với trước.

Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị, Nghị định 169 của Hội đồng Bộ trưởng và Nghị quyết 05 của Ban thường vụ Tỉnh uỷ đã giải phóng năng lực sản xuất nông nghiệp của tỉnh ở mọi thành phần kinh tế, trước hết là kinh tế hộ nông dân. Ngoài ruộng đất nhận khoán hộ nông dân còn tranh thủ mọi tiềm năng sẵn có để nâng cao mức thu nhập: Thâm canh cao ruộng giao khoán, đất 5%, đất vườn, chăn nuôi, làm nghề phụ...từ khi được thừa nhận, kinh tế gia đình đã góp phần quan trọng cải tạo bộ mặt xã hội, làm lành mạnh các quan hệ xã hội, kinh tế gia đình góp phần đáng kể ổn định các nhu cầu cơ bản trong đời sống tạo điều kiện cho kinh tế tập thể, quốc doanh phát triển.

Tính đến tháng 7 năm 1989, kinh tế hộ ở tỉnh đã đưa lại 99,3% sản lượng thịt lợn, 90% sản lượng rau, 80% sản lượng lạc, 60% sản lượng chè, 100% sản lượng sắn và chiếm từ 63% đến 70% tổng thu nhập của hộ nông dân. Phát triển kinh tế hộ còn tạo điều kiện giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo ở nông thôn trên địa bàn tỉnh xuống còn 27% (năm 1989) [5,253].


Đặc biệt, sau khi thực hiện khoán 10, trên mặt trận sản xuất nông nghiệp, lần đầu tiên Thái Nguyên đạt 194.873 tấn lương thực; trong đó riêng thóc là 173.859 tấn, tăng 17.929 tấn so với năm 1986 (hơn 12%), bình quân 240 kg lương thực/người/năm. So với nhu cầu còn thấp, nhưng do tỉnh thực hiện chính sách mở cửa, khuyến khích các nơi đưa lương thực vào địa bàn tỉnh, nên thị trường lương thực phong phú, giá cả tương đối ổn định, kể cả lúc giáp hạt, không còn tình trạng thiếu đói gay gắt như nhiều năm trước. Lần đầu tiên Thái Nguyên giải quyết được vấn đề lương thực ở cả 2 khu vực sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp [10].

Từ nghị quyết 10, Nhà nước và các bộ ngành Trung ương ra nhiều văn bản pháp quy để triển khai thực hiện và tạo hành lang pháp lí cho hộ nông dân phát triển, làm nòng cốt cho việc phát triển nông nghiệp, nông thôn ở nước ta. Quốc hội đã ban hành luật đất đai (ngày 24/7/1993) Chính quyền các cấp tiến hành quy hoạch lại đất đai và từng bước giao quyền sử dụng đất lâu dài cho hộ nông dân. Chính sách đất đai mới đã tạo tâm lí và pháp lí về quyền sử dụng lâu dài đất đai đối với nông hộ, từ đó người lao động yên tâm đầu tư, thâm canh và tận dụng để sử dụng đất đai có hiệu quả hơn.

Như vậy, phong trào HTX ở Thái Nguyên sau hơn 30 năm thực hiện: Từ hộ nông dân cá thể (tự do) với quyền sở hữu ruộng đất và TLSX khác, vào HTX tập thể hóa (ruộng đất và mọi TLSX trở thành của chung) cùng nhau “Làm chung ăn chung”, kinh tế gia đình bị triệt tiêu (trừ mảnh đất 5%), đã dẫn đến nền nông nghiệp bị suy thoái, nảy sinh “Khoán chui” theo hộ. Sau những bước đi thăng trầm ấy, được Đảng tổng kết trong nội dung Khoán 10 là: Khoán sản phẩm cuối cùng đến hộ, hộ gia đình được coi và khẳng định là một đơn vị kinh tế tự chủ, đây là cả quá trình đấu tranh khách quan giữa kinh tế hộ gia đình với kinh tế HTX - tập thể hóa, nó đã giải quyết được mâu thuẫn cơ bản nhất trong nông nghiệp, nông thôn sau một thời gian dài bị kìm hãm.


Sau nhiều năm điều chỉnh quy mô HTX, từ sau khi thực hiện nghị quyết 10, hoạt động của ban quản lý nhìn chung đã có chuyển biến phù hợp với công tác đổi mới, quản lý kinh tế. Từ năm 1990 trở đi, thực tế cho thấy phương thức hoạt động kinh tế tập thể trong các HTX nông nghiệp ở Thái Nguyên đã diễn ra theo nhiều chiều hướng: Nhiều HTX bị giải tán; một số HTX chỉ còn tồn tại trên hình thức dưới vỏ bọc là tập thể; một số HTX còn hoạt động thì chuyển đổi sang phương thức mới…Theo số liệu báo cáo điều tra của Ủy ban nhân dân tỉnh năm 1998, năm 1990 toàn tỉnh vẫn còn 605 HTX, sang đến năm 1996 số HTX hoạt động chỉ còn 224 và tính đến thời điểm 1997 tổng số HTX nông nghiệp còn đang hoạt động là 136 HTX. Về quy mô tổng số 136 HTX: Có 29 HTX toàn xã, 34 HTX liên thôn và 73 HTX xóm. Hiệu quả điều hành hoạt động của HTX là: Có 34 HTX vẫn hoạt động khá tốt, ở đây có đội ngũ cán bộ có năng lực quản lí, biết chuyển đổi nội dung kinh tế của HTX. Có đầu vào, đầu ra cho xã viên vốn quỹ còn nhiều được quản lí sử dụng chặt chẽ như HTX sản xuất - dịch vụ nông nghiệp Sông Công, Vô Tranh, Liên Sơn; Còn 88 HTX hoạt động chỉ trên một số mặt như: Cung ứng vật tư nông nghiệp,cây, con giống, không cụ thể hóa được phương hướng và nội dung hoạt động, vốn quỹ ít và vai trò hợp tác thấp kém; Số còn lại 14 HTX loại yếu kém, không đủ năng lực giúp đỡ xã viên, không còn vốn lưu động…HTX chỉ còn tồn tại dưới hình thức.

Đồng thời với quá trình nêu trên, hiện nay trong thực tế lại diễn ra một xu thế trái ngược. Trong khi nhiều hộ nông dân không thiết tha với HTX “kiểu cũ” thì không ít hộ nông dân lại gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất cá thể do không thể tự lo được tất cả các khâu sản xuất như: Giống, vốn, thủy lợi, phòng trừ sâu bệnh….Chính từ thực tế đó, nông dân ở nhiều địa phương đã tự nguyện góp vốn và công sức hình thành các hình thức hợp tác đa dạng để giúp nhau trong sản xuất và đời sống.


Rò ràng là trong khi mô hình hợp tác “kiểu cũ” tan rã thì các hình thức kinh tế hợp tác do nông dân tự nguyện thành lập xuất phát từ nhu cầu thực sự của họ đã phát huy tác dụng, được nông dân thừa nhận và tích cực tham gia.

Thực tế đó một lần nữa chứng minh tính đúng đắn, khoa học về sự cần thiết khách quan phải phát triển các hình thức kinh tế hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp. Không thể vì những thiếu sót sai lầm của mô hình HTX “kiểu cũ” mà phủ nhận vai trò, tác dụng và sự cần thiết tất yếu của nó trong quá trình phát triển nền kinh tế nông nghiệp hàng hóa. Điều quan trọng là phải tôn trọng các nguyên tắc và lựa chọn các mô hình kinh tế hợp tác phù hợp, thực sự đem lại hiệu quả cho kinh tế hộ nông dân.

3.3. TÁC ĐỘNG CỦA KHOÁN 100, KHOÁN 10 ĐẾN TÌNH HÌNH KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA THÁI NGUYÊN

3.3.1. Những mặt tích cực

Từ khi có Khoán 100 (vào năm 1981), trong điều kiện còn nhiều khó khăn có lúc gay gắt, nhưng sản xuất trên địa bàn tỉnh vẫn phát triển. Trong 5 năm (1981-1985), sản phẩm xã hội tăng bình quân mỗi năm 4,27%, thu nhập quốc dân tăng 1,18% [5, 204]. Công tác thu mua, phân phối xuất khẩu hàng hóa có bước tiến. Đời sống nhân dân nói chung và nông dân nói riêng ở Thái Nguyên được ổn định, về cơ bản, Thái Nguyên đã tự giải quyết được phần lớn nhu cầu lương thực thực phẩm.

Tình hình văn hóa, xã hội: sự nghiệp y tế, giáo dục, thể dục thể thao được chú trọng. Đối với giáo dục, số lớp, số học sinh, số giáo viên các cấp tăng bình quân hàng năm từ 1,02 đến 1,07%. Năm học 1985-1986, trên địa bàn Thái Nguyên xây dựng được 10 trường và 430 phòng học mới. Công tác vệ sinh phòng bệnh được quan tâm hơn trước, mạng lưới y tế được mở rộng khắp. Năm 1985 so với năm 1980 tăng thêm 1 bệnh viện, 7 trạm y tế xã phường… Ngoài ra, phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao quần


chúng tiếp tục được duy trì phù hợp với tình hình địa phương. Các hoạt động triển lãm, thông tin cổ động chiếu phim có nhiều chuyển biến đã góp phần tích cực phổ biến chủ trương, đường lối chính sách mới của Đảng và Nhà nước; truyền bá khoa học kĩ thuật, cổ vũ, động viên phong trào lao động sản xuất phát triển.

Khoán 10 (vào năm 1988) với nội dung cơ bản: khoán sản phẩm cuối cùng đến hộ, kinh tế hộ gia đình xã viên đã được đưa lên một vị trí mới: không phải là một bộ phận phụ thuộc một cách máy móc, hoặc hòa tan vào các HTX, mà chính việc phát triển kinh tế hộ gia đình mới là cơ sở kinh tế khách quan cho sự hình thành và phát triển các hình thức HTX mới trong nông nghiệp.

Kinh tế nông nghiệp trong những năm vừa qua đã có quá trình đổi mới toàn diện, sâu sắc. Sức lao động và đất đai được giải phóng đã đem lại hiệu quả to lớn. Từng bước chuyển từ nền sản xuất thuần nông độc canh, tự cấp tự túc sang nền kinh tế hàng hóa, đã tạo ra những vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa có giá trị xuất khẩu cao như chè Tân Cương…Vùng trung du cơ bản thoát khỏi tình trạng thuần nông, đẩy mạnh thâm canh, thay đổi cơ cấu cây trồng để tăng vụ, đưa khoa học kĩ thuật vào sản xuất, tạo ra lượng nông sản hàng hóa tập trung đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm cho nhân dân trong tỉnh.

Việc giải phóng và phát huy vai trò hộ nông dân, đã tạo ra một phong trào nông dân tận dụng đất đai, phát triển vườn nhà, vườn đồi, vườn rừng…; chủ động đầu từ vốn cho sản xuất như: phân bón, thuốc trừ sâu, máy móc, thiết bị phục canh tác… đã làm thay đổi mạnh mẽ bộ mặt nông thôn. Đời sống nông dân ở phần lớn các vùng nông thôn được cải thiện rò rệt. Xây dựng nông thôn mới XHCN đã được quan tâm đến như cơ sở hạ tầng xã hội, đường giao thông nông thôn, hệ thống cung cấp điện, nước phục vụ sản xuất và nước sinh hoạt.


Từ sự chuyển biến mới trong sản xuất nông nghiệp đã tác động tích cực đến toàn bộ đời sống kinh tế - xã hội chung của tỉnh, mà trước tiên là đối với phân phối lưu thông và đời sống nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Ngoài một số như: Đồ dùng gia đình, nhà ở, xe đạp, xe gắn máy…, tăng dần qua các năm thì các mặt hàng sản phẩm nhu cầu tiêu dùng thiết yếu cũng tăng mạnh. Không chỉ bộ mặt nông thôn thay đổi mà bộ mặt của thành phố, thị xã, thị trấn huyện lị cũng trên địa bàn tỉnh cũng nhiều thay đổi, các trung tâm buôn bán, dịch vụ được hình thành (Ba Hàng, Đu, Đình Cả, Chùa Hang…), kích thích sản xuất và giao lưu buôn bán. Vùng đô thị giải phóng được nhiều năng lực sản xuất, kinh tế -xã hội phát triển nhanh. Cơ chế quản lí mới đã thúc đẩy các thành phần kinh tế tham gia tích cực vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần đã hình thành và đang phát triển, nổi bật là kinh tế tư nhân phát triển ở tất cả các lĩnh vực, đóng góp đáng kể vào ngân sách, góp phần tích cực ổn định kinh tế - xã hội tỉnh.

3.3.2. Những hạn chế cần khắc phục

Tuy nhiên, mặt trái của cơ chế khoán lại nảy sinh những thách thức mới trong sản xuất nông nghiệp cũng như đối với toàn bộ kinh tế - xã hội tỉnh như:

Từ sau khi thực hiện khoán 10, có thể khẳng định đến năm 1989, tình hình kinh tế -xã hội trong tỉnh có nhiều mặt phát triển đi lên. Kinh tế hộ được xác lập, người nông dân đã được quyền sở hữu ruộng đất lâu dài; được làm chủ về TLSX, sản xuất nông nghiệp đã có những tín hiệu tốt nhưng do sự hiểu sai về dân chủ của một số cán bộ, đảng viên, không nhận rò tính chất phức tạp của vấn đề ruộng đất và phương thức chuyển đổi ruộng đất sau khoán 10, nhất là các hộ xã viên sau khi được giao đất, giao rừng. Đã dẫn đến tình trạng ở một số huyện Định Hóa, Đại Từ, Phú Lương, Đồng Hỷ xảy ra mâu thuẫn trong nội bộ nông dân, các vụ tranh chấp ruộng đất (còn gọi là đòi ruộng đất ông cha). Có huyện xảy ra tranh chấp rất gay gắt, riêng Đồng Hỷ, toàn huyện

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/06/2022