Dấu Ấn Của Các Thể Loại Thơ Ca Dân Gian Trong Thơ Ca Dân Tộc Mông Thời Kỳ Hiện Đại


Cuộc sống của người Mông đang hàng ngày, hàng giờ đổi thay một cách toàn diện. Cổng trời ở Hà Giang cao vút và hiểm trở. Từ khi Chính Phủ mở đường, người Mông đỡ đi biết bao cực nhọc. Thái độ của chàng trai người Mông có cái ngộ nghĩnh đáng yêu, có chất lãng mạn, phóng túng của một tâm hồn nghệ sĩ. Anh trai Mông thách thức cái dốc và con đường:

Xin mời đường mày hãy vểnh tai lắng Ta - người trai Mông đây còn hát

Ba mươi ba bài dân ca nữa mới thôi... Xin mời đường mày hãy vểnh tai nghe Ta - người trai Mông này còn ca

Ba mươi ba bài dân ca nữa mới chịu...

(Qua dốc Cán Tỷ - Hùng Đình Quí)

Con đường Chính phủ mở để nối liền miền núi với miền xuôi cũng là con đường ngắn nhất đến với cuộc sống tự do, no ấm, hạnh phúc của người Mông:

"Ngày xưa qua Mã Pì Lèng Đường chữ chi chín gấp khúc

Dòng Nho Quế trôi xuôi cười nhìn ta... Ngày nay qua Mã Pì lèng

Không còn đường chữ chi chín khúc dài Cưỡi xe qua con đường dạo hài chơi Dòng Nho Quế nhìn mà thèm...

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Từ nay đường xe Mã Pì Lèng mở Hạnh phúc đời đời đến

(Qua Mã Pì Lèng - Hùng Đình Quí)

Một số đặc điểm của thơ ca dân tộc Mông thời kỳ hiện đại từ 1945 đến nay - 8

Để có được một cuộc sống hạnh phúc, người Mông luôn phải cảnh giác và đấu tranh quyết liệt với những tệ nạn, những hủ tục lạc hậu, sự xúi giục của bọn người xấu lợi dụng lòng chân thật và niềm tin nhiều khi đến ngây thơ của người Mông để phục vụ cho những mưu đồ đen tối, muốn cho người


Mông lầm đường lạc lối. Sứ mạng vẻ vang và trọng trách lớn lao của những nhà thơ Mông là người định hướng tâm lý, định hướng tương lai cho bước đường đi của dân tộc mình. Người thầy giáo, người cán bộ cách mạng Hùng Đình Quí luôn trăn trở với nhiệm vụ nặng nề của mình là cảnh tỉnh đồng bào Mông, những người bà con thân thiết của ông, tránh xa những cái xấu, cái hại để chung tay xây dựng cuộc sống mới. Những hủ tục lạc hậu còn nặng nề, còn đeo đẳng đe doạ sự bình an và tương lai của dân tộc Mông. Hùng Đình Quí dùng thơ ca- những bài thơ mộc mạc mang âm hưởng và hình thức của dân ca Mông để tuyên truyền, vận động, để giúp người Mông thêm “sáng con mắt, chặt đầu gối” trên những bước đường gian nan. Thơ ông với những lời lẽ nhẹ nhàng, dễ hiểu mà hết sức thấm thía, có lý có tình. Ông chỉ ra những nguyên nhân của cái dốt, cái nghèo là do những hủ tục vợ cả, vợ lẽ và những tác hại khôn lường của thuốc phiện, rượu và cả những lời ngon ngọt tai hại của bọn người xấu. Ông khẳng định:

Một vợ một chồng

Sống đời như nàng tiên hoa đẹp Vợ cả vợ lẽ

Sống đời rối mù như cầy cào nhau

(Vợ lẽ)

Nhà thơ biết cách đi vào phân tích tâm lý, cho những con người “hay ăn, lười làm” phải nghĩ ngợi:

Để xây cuộc đời

Bầu bạn đi đầy đường chật lối

Ai đó còn cứ mải mê trên bàn cay

Vậy muốn xây cuộc sống hay để ăn mày?

(Rượu đắng)


Tệ nạn thuốc phiện những năm trước đây đã tàn phá ghê gớm những bản làng của người Mông, huỷ hoại cả về thể chất và tinh thần của dân tộc Mông, nhà thơ cảnh tỉnh:

Thoáng trông lỗ tẩu bằng lỗ kim Nhưng lôi châu báu đi hàng nghìn Thoáng nhìn lỗ tẩu bằng lỗ dòi

Nhưng lôi châu báu di hàng triệu

(Thuốc phiện hại)

Nhà thơ kêu gọi nhắn nhủ đồng bào mình: “Hỡi những ai/ Có tiền đem gửi tiết kiệm dành/ Còn thời gian cho con cháu đi học/ Con đường làm người”. Đó là thái độ tích cực của một công dân, một người bà con thân tình, người cán bộ có trách nhiệm.

Cuộc sống của người Mông trên núi cao đơn sơ nhưng không đơn điệu, một phần cũng bởi người Mông có đời sống tinh thần phong phú. Âm nhạc chính là một chất men say trong tâm hồn người Mông. Người Mông yêu âm nhạc bằng một tình yêu gần như là bản năng, đầy chất nghệ sĩ. Cuộc sống của đồng bào dân tộc Mông không thể thiếu những tiếng khèn, tiếng đàn môi, kèn lá - những nhạc cụ quen thuộc và gần gũi của dân tộc Mông. Chàng trai Mông múa khèn tài hoa như những nghệ sĩ đích thực trong các buổi chợ phiên, những đêm trăng hay trong các lễ hội “Gầu tào”: “Điệu khèn vui xóm núi/ Tiếng đàn môi giục lòng”. Những thiếu nữ Mông thả tâm tình trong tiếng đàn môi dìu dặt, trong tiếng kèn lá ẩn chứa những tâm sự vui buồn: “Nhớ buổi tiễn chân ta qua đồi/ Em ngắt lá thổi bài kèn réo rắt”. Âm nhạc Mông không ưa sự quân bình mà ưa đi đến tận cùng của những cung bậc thanh âm, chót vót cao và thăm thẳm sâu. Có lẽ đó cũng chính là cá tính của một dân tộc chứa bao điều bí ẩn trong tâm hồn.


Cuộc sống của người Mông không thiếu sự thơ mộng đến lãng mạn, những chủ nhân của núi đá vùng cao có đời sống tinh thần phong phú, trước hết và trên hết, họ có một tình yêu nồng nàn:

Em là cô gái Mèo hoa

Anh là chàng trai Tày trắng Trời có mắt, trời cho ta thấy Đất có lòng, đất cho ta duyên Trời đất xe duyên trên sườn núi

(Tình ca ở Chiu Lầu Thí - Giàng Xuân Hồ)

Chính những đỉnh núi - cao nguyên ấy đã sinh ra những nhà thơ dân tộc Mông để cất lên những tiếng ca ca ngợi quê hương và tình yêu của mình:“Từ đá/Sinh ra những chàng thi sĩ/Hát ca về đất trời, tình yêu của mình”(Đá ở Sapa - Mã A Lềnh).

Đời sống văn hoá Mông với sự phong phú, độc đáo và đặc sắc góp phần tạo nên một diện mạo tâm hồn dân tộc Mông. Những buổi chợ phiên miền núi cao ngập tràn những thanh âm sắc màu của những tiếng mời chào, nói cười nghiêng ngả, của hoa văn thổ cẩm đủ bảy sắc cầu vồng, của những bát rượu nồng nàn hương bắp bên những chảo “thắng cố” bốc hơi ngào ngạt. Tất cả tạo nên một không khí náo nức tươi vui mê đắm lòng người. Có thể những nhà thơ Mông thời kỳ hiện đại chưa phải là những người thợ mỏ lành nghề để khai thác và tinh luyện những mỏ quặng còn rất đỗi nguyên sơ với một trữ lượng khổng lồ tiềm ẩn trong đời sống văn hoá tinh thần của dân tộc Mông. Nhưng dẫu sao,với khả năng và trái tim nồng nàn yêu mến của mình, các tác giả người Mông đã phần nào làm hiển lộ được kho tàng quí giá ấy, để làm cho người đọc biết đến và yêu mến thơ Mông cũng như yêu quí những giá trị văn hoá tinh thần mang nét bản sắc rõ rệt và sâu đậm của dân tộc Mông.


Trân trọng và cảm phục, đồng cảm và chia sẻ với cuộc sống khắc nghiệt, dữ dội mà hào hoa của dân tộc Mông, nhà thơ người Dao Triệu Kim Văn đã phải thốt lên:

Có dân tộc nào như người Mông hỡi em Sinh trên đá đợi bạn tình trên đá

Hiếm hoi cây lên khan từng chiếc lá Đặt lên môi thành tình tứ thành lời

(Đá núi Đồng Văn - Triệu Kim Văn)

Thơ ca dân tộc Mông thời kỳ hiện đại là sản phẩm tinh thần của các nhà thơ Mông, là tấm gương phản chiếu đời sống, xã hội dân tộc Mông. "Các sáng tác bao giờ cũng bám rễ vào cuộc sống một cách hồn nhiên, phản ánh sắc nét, sinh động đời sống tình cảm cũng như phong tục, tập quán của đồng bào HMông" [27;76]. Đó là tình cảm của con người yêu mến gắn bó với thiên nhiên - một thứ thiên nhiên miền núi cao rất đặc trưng của người Mông. Đó còn là sự phác họa hình ảnh con người dân tộc Mông đầy bản lĩnh và cá tính; mạnh mẽ và tài hoa, chân thực và lãng mạn. Đó là sự miêu tả, phản ánh cuộc sống của dồng bào Mông trong xã hội mới với không khí vui tươi lao động, phấn khởi và tin tưởng vào Đảng và Bác Hồ; Cuộc sống của một dân tộc với những phong tục tập quán đầy bản sắc.

Thơ ca hiện đại Mông được sáng tạo từ cảm xúc chân thành và tình cảm thiết tha yêu cuộc sống, yêu dân tộc của những nhà thơ Mông, tiêu biểu và đại diện cho tiếng nói tình cảm của dân tộc Mông. Đúng như nhận xét của nhà thơ Chế Lan Viên: "Thơ ca Mông là công cụ thực dụng trong đời sống, chứ không phải chỉ giúp con người đôi cánh hư ảo để bay lên trên, thoát ra ngoài. Đời sống do đó vào cụ thể, tràn đầy trong thơ". [77]


Chương 3

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ NGHỆ THUẬT TRONG THƠ CA DÂN TỘC MÔNG THỜI KỲ HIỆN ĐẠI

3.1. Dấu ấn của các thể loại thơ ca dân gian trong thơ ca dân tộc Mông thời kỳ hiện đại

3.1.1. Sự vận dụng sáng tạo, hiệu quả vốn tục ngữ, ca dao, dân ca Mông

Văn chương nói chung và thơ ca nói riêng, là một hoạt động sáng tạo. Tuy nhiên, không có một sự sáng tạo nào là tuyệt đối trong tất cả mọi lĩnh vực. Cái mới bao giờ cũng được kế thừa và phát triển từ cái cũ. Thơ ca cũng vậy, những nhà thơ tài năng là những nhà thơ biết khai thác một cách triệt để những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc mình. Sự từng trải và vốn sống là cần thiết cho sáng tác của nhà văn, nhà thơ. Từ trước đến nay, dấu ấn và sự ảnh hưởng của thơ ca truyền thống đối với sáng tác của các nhà thơ không phải là điều mới lạ. Thậm chí, nó như là một sự đương nhiên. Thơ hiện đại các dân tộc thiểu số trước năm 1975 chủ yếu được sáng tác bằng tiếng dân tộc, sau đó mới dịch ra tiếng Việt. Chất dân tộc, cái gọi là “bản sắc” trong thơ, về mặt ngôn ngữ, hình ảnh và tư duy, chính là do sự thừa hưởng từ vốn từ ngữ, văn hoá truyền thống của các dân tộc mà thành. Bởi vậy, cũng có thể nói rằng, tất cả các nhà thơ đều đã ít nhiều chịu ảnh hưởng, bị chi phối bởi thơ ca truyền thống của dân tộc và quê hương nơi nhà thơ sinh ra. Xa rời chiếc nôi truyền thống, nhà thơ tự đánh mất bản sắc của chính mình, ít ra cũng là mất đi bản sắc của dân tộc mình.

Bản sắc dân tộc trong văn học là do chính những nhà văn dân tộc sáng tạo ra, nó là sự thể hiện tâm hồn, tính cách dân tộc thông qua cách cảm, cách nghĩ, cách viết riêng của nhà văn, “là sự thể hiện một cách đẹp đẽ, sáng tạo những truyền thống văn hoá của dân tộc trong những điều kiện lịch sử nhất định” [66; 76].


Thơ dân tộc thiểu số chịu ảnh hưởng rõ nét từ kho tàng thơ ca dân gian phong phú của mỗi dân tộc. Bởi lẽ, sức sống của thơ ca dân gian lan toả và cuốn hút mạnh mẽ đến từng con người, từng làng bản, thôn xóm, từng vùng miền, “khi thì kín đáo ẩn nấp dưới các mái nhà, tỉ tê bên bếp lửa gia đình, khi thì ào ạt lôi cuốn hàng mấy trăm người, vào những ngày hội, ngày lễ nhộn nhịp sôi nổi” [17; 14]. Dân tộc Mường có sử thi “Đẻ đất - đẻ nước”, có dân ca “Thường Rang - Bọ Mạng”, có truyện thơ “Út Lót - Hồ Liêu”; truyện thơ “Nam Kim - Thi Đan”; dân tộc Dao có trường ca “Bàn hộ”; dân tộc Chăm có “Aniya Bini - Cam”, “Bini - Chăm”; Tây Nguyên có trường ca Đam San, Sinh Nhã; dân tộc Khơ Me có “Sĩ Thạch - Tum Tiêu”… Và bên cạnh đó là hàng nghìn, hàng vạn những bài ca dao, những câu tục ngữ đã ăn sâu vào đời sống tinh thần của nhân dân, chi phối đến lời ăn tiếng nói hàng ngày của đồng bào.

Vấn đề ảnh hưởng của văn hoá, văn học dân gian trong sáng tác của các nhà thơ hiện đại là một chuyện bình thường. Bởi “xét về bản chất nghệ sĩ là một hiện tượng dân tộc, nên sáng tác của anh ta không thể thoát li truyền thống đạo đức văn hoá của dân tộc mình” (Lâm Tiến).

Dân tộc Mông có một kho tàng thơ ca dân gian phong phú với các truyện thơ “A Thào - Nù Câu”, “Nàng Dợ - Chà Tăng”. “Dìa Pàng - Dùa Phông”, “Nàng Phan - Nồng Di” …; Có một khối lượng ca dao đồ sộ với “tiếng hát tình yêu”, “tiếng hát cưới xin”, “tiếng hát làm dâu”, “tiếng hát mồ côi”, “tiếng hát cúng ma” …; Có vốn tục ngữ giàu có chứa đựng trong lời ăn tiếng nói hàng ngày của đồng bào; đã để lại rất nhiều dấu ấn trong sáng tác của các nhà thơ hiện đại dân tộc Mông.

Tuy nhiên dấu ấn của văn học truyền thống trong thơ ca Mông hiện đại có phần không được rộng rãi và sâu đậm như ở các dân tộc thiểu số anh em khác. Điều đó, theo chúng tôi, hoàn toàn có thể cắt nghĩa, lý giải hợp lí. Đó là,


mặc dù có một nền văn học dân gian phong phú, dân tộc Mông trải qua quá trình thiên di và tập quán du canh du cư, sống rải rác trên những đỉnh núi cao nên có sự mai một dần kho tàng phong phú đó của dân tộc. Những thần thoại, truyền thuyết, cổ tích và cả truyện thơ chỉ còn đọng lại nơi ký ức của những người già. Thiếu môi trường sinh hoạt diễn xướng, dường như các tác phẩm đó có nguy cơ chìm dần vào lãng quên. Chỉ còn lại trong vốn văn hoá tinh thần đặc sắc ấy là tục ngữ, dân ca (cả phần lời và làn điệu của các bài ca dân gian) có sức sống bền bỉ nhờ môi trường sinh hoạt, đặc biệt là các lễ hội như “gầu xống”, “gầu tào”, các cuộc hát “gầu plềnh”. Nói cách khác, tục ngữ, dân ca còn có môi trường để tồn tại vì tính ứng dụng trong sinh hoạt hàng ngày của nó. Người Mông hát trong lúc lao động, khi đi nương rẫy, lúc xe lanh dệt vải, nam nữ thanh niên hát trong những đêm tình tự, những lời tỏ tình, gửi gắm tâm sự vào những điệu khèn, vào tiếng đàn môi, kèn lá “đặt lên môi thành tình tứ thành lời” (Triệu Kim Văn). Cũng vậy, tục ngữ, câu đố được sử dụng trong lời ăn tiếng nói hàng ngày của đồng bào, tuy có mai một, nhưng vẫn có môi trường để tồn tại. Truyện thơ mang tính sử thi của người Mông còn lại và phổ biến nhiều là bài “khúa kê” được hát lên trong những lễ tang ma, cả ma tươi lẫn ma khô. Tiếng hát cúng ma (gầu tuờ) được hát theo lễ thức bao gồm bài “khúa kê” - bài hát cúng đầu tiên do thầy cúng (dở mổ) hát để chỉ cho linh hồn người chết biết đường về với tổ tiên. Ngoài ra, các bài quan trọng như “cúng đám to” (Nả đềnh), “cúng đám nhỏ” (Mí đềnh) cũng được lưu truyền từ đời này sang đời khác do tính nghi lễ hết sức quan trọng của nó. Cũng chính vì vậy mà những bài hát tang ma cho đến nay vẫn còn tồn tại và phổ biến.

Cuộc sống khắc nghiệt của người Mông ảnh hưởng không nhỏ đến việc bảo tồn, nuôi dưỡng các giá trị văn hoá, tinh thần.Chính vì thiếu đi nguồn sữa

Xem tất cả 110 trang.

Ngày đăng: 10/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí