Ảnh hưởng của dân ca dân tộc Mông trong truyện thơ Tiếng hát làm dâu - 7

Mẹ A Thào khuyên A Thào không nổi Mới đi gọi anh em làng trên xóm dưới Anh em làng trên xóm dưới về

Bàn ngày thu thịt, thu rượu, bàn ngày cho cưới

Bố A Thào dỗ A Thào ba ngày không xong

Mới đi mời họ hàng xóm dưới làng trên Họ hàng xóm dưới làng trên về

Bàn ngày thách tiền, thách bạc, bàn ngày đưa dâu.

(Truyện thơ A Thào – Nù Câu, tr.258)

Vứt tuột em đi không cần ngắm chủ

Vì mẹ cha em thích con trâu mộng chân trắng

Ném phăng em đi không lo soát chuồng…

(Truyện thơ Tiếng hát làm dâu, tr.572)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 156 trang tài liệu này.

Trong luật tục khắc nghiệt ấy, không những có sự trực tiếp tham vấn của cha mẹ, anh em ruột thịt mà để duy trì sự bền vững cho hủ tục này còn có sự tham gia của đông đảo anh em đằng họ xuân – họ ngoại nhà cô gái. Như chúng ta đã biết, đối với người Mông, ông cậu và bà cô có vai trò cực kì quan trọng trong hôn nhân cưới hỏi. Quyền lực của ông cậu và bà cô là quyền quyết định xe duyên kết tóc cho cháu trai, cháu gái mình. Với cháu gái là quyền ông cậu, với cháu trai là quyền bà cô. Vì vậy, khi đọc các truyện thơ cũng như dân caTiếng hát làm dâu, người đọc không hề xa lạ với việc ông cậu đóng vai trò là ông mối, là người quyết định hôn nhân hạnh phúc của cháu gái mình. Tại sao lại có quan niệm như vậy? Bởi trong tâm thức của người Mông, người con gái khi đã gả về nhà chồng là coi như không còn mối quan hệ thân thiết gì với gia đình nhà đẻ. Họ hoàn toàn trở thành con người khác, làm ma của nhà khác, không còn là con cháu của gia đình nữa. Vì thế gia đình sau khi đã bán đứt con thì bị coi như là mất người. Chính vì vậy, con gái do người phụ nữ đã bị gả bán sinh ra phải ưu tiên hàng đầu gả lại cho đằng ngoại để “bù” vào người đã mất, thực chất là để cân bằng số lượng nô lệ phục vụ trong gia đình phụ hệ. Cho nên trong truyện thơ Tiếng hát làm dâu cũng như dân ca Tiếng hát làm dâu, không hiếm gặp chuyện cô gái bị gả về đằng ngoại, lấy chồng là anh bác, em con cậu, nhưng bất chấp quan hệ họ hàng, thân thích, cô vẫn bị đối xử tàn tệ, bởi cô là một món hàng đã được họ dùng nhiều lễ vật để mua về:

Bàn ba ngày không được Bà tính mưu đi lấy rau Gọi anh em họ xuân về đủ Bàn ba ngày không thành Bà kiếm kế đi hái củi

Ảnh hưởng của dân ca dân tộc Mông trong truyện thơ Tiếng hát làm dâu - 7

Gọi anh em họ xuân về đầy

…………………………….. Bố nàng hỏi:

Trước đây, tôi bảo tôi không biết Bà nói đấy là anh bác

Bà kéo ghế vào giữa nhà

Tại sao bây giờ con ta đi làm dâu không được một ngày? Trước đây tôi bảo tôi chẳng cho

Bà nói đấy là em cậu Bà kéo ghế về bên bếp

Tại sao ngày nay con ta đi làm dâu không vẹn mùa xuân?

(Truyện thơ Nhàng Dợ - Chà Tăng, tr.93, tr.104)

Chúng ta cứ ngỡ rằng, khi không thể thuyết phục cô gái theo chân ông mối về nhà chồng, thì người mẹ , người cha đi gọi họ hàng đằng ngoại để cân nhắc về quyết định cưới hỏi đúng theo nguyện vọng của người con gái hay không? Nhưng hoàn toàn không có những giá trị nhân văn như vậy, họ hàng đằng ngoại được mời đến chỉ nhằm mục đích thương lượng cùng ông mối, bà mối “thách tiền, thách bạc, bàn ngày đưa dâu”, “thu tiền, thu thịt, bàn ngày cho cưới” sao cho được giá nhất đối với món hàng hời là con, là cháu gái của mình! Hoặc tham gia với mục đích dùng sức mạnh thị tộc, dòng họ để ép gả, không cho phép cô gái có đường nào để lui, để vùng vẫy trốn thoát:

Trời sáng tinh mơ, ông mối đi kéo về được người anh họ

Người anh họ ngồi xuống, bẻ gập chiếc que, buộc anh yêu ưng cái lễ dạm

Trời sáng tinh mơ, ông mối đi kéo về được người em cô

Người em cô ngồi xuống, bẻ gập chiếc que bắt em yêu thuận cái lễ hỏi.

(Truyện thơ Tiếng hát làm dâu, tr.571)

Mẹ A Thào khuyên A Thào không nổi Mới đi gọi anh em làng trên xóm dưới Anh em làng trên xóm dưới về

Bàn ngày thu thịt, thu rượu, bàn ngày cho cưới

Bố A Thào dỗ A Thào ba ngày không xong Mới đi mời họ hàng xóm dưới làng trên Họ hàng xóm dưới làng trên về

Bàn ngày thách tiền, thách bạc, bàn ngày đưa dâu.

(Truyện thơ A Thào – Nù Câu, tr.258)


Không những dùng quyền lực của cộng đồng họ hàng thân thích để ép gả phụ nữ, trong xã hội Mông xưa hủ tục này còn được sự trợ giúp đắc lực của hệ thống lệ làng, phép nước và hệ thống tâm linh, tín ngưỡng cùng với vai trò của tờ “lục mệnh”, tờ “tớ chử nhềnh kênh” là những tờ giấy ghi số mệnh của mỗi người, giống như lá số tử vi của người Kinh:

Em có nói rằng em không ăn không lấy Mẹ em rằng:

Mày không lấy thì tờ giấy tổ tiên bắt mày lấy Em nói rằng em không ăn không đi

Mẹ em rằng:

Mày không đi thì tờ giấy tổ tiên bắt mày đi! (Dân ca Tiếng hát làm dâu, bài số 10, tr.79) Bố nàng nghĩ đi lòng không hả

Nghĩ lại bụng chẳng vui

Bèn vớ tờ tớ chử nhềnh kềnh coi xét

Tớ chử nhềnh kềnh hiện rõ mười hai dòng chữ hoa

Trúng giữa năm cho con đi làm dâu Vội vớ tờ tớ chử nhềnh kềnh xem kỹ

Tớ chử nhềnh kềnh hiện rõ mười hai dòng chữ đẹp

Trúng giữa năm cho con đi làm vợ.

(Truyện thơ Nhàng Dợ - Chà Tăng, tr.94)

Chúng ta chơi đùa đi lại từ hồi còn nhỏ, Tại tờ giấy trong quyển sổ bạc đặt sai Chúng ta kết bạn vui chơi từ thủa còn thơ

Bởi tờ giấy trong quyển sổ bạc nên chúng ta không lấy được nhau

(Truyện thơ Tiếng hát làm dâu, tr.580)


Mẹ nàng rằng:

Không ăn, con cũng phải ngồi xuống đối bát Không ăn, tục nước lệ làng bắt tội nhà ta Không ăn, con cũng phải ngồi xuống đối đũa Không ăn, phép nước khoán làng đôi đã chứng đôi!

(Truyện Nhàng Dợ - Chà Tăng, tr.98)

Với sự tổng hợp sức mạnh từ các thế lực cường quyền, thần quyền và phụ quyền, cùng với ma lực của đồng tiền, người phụ nữ Mông xưa đâu còn cách lựa chọn nào khác, đâu còn cách phản kháng nào, ngoài việc phải “gượng bước chân đi”, hoặc nếu có phản kháng thì cũng bị “lôi thốc ra cửa” , “kéo lê ra cửa”, “mặc cho nước mắt ròng ròng ướt đẫm áo ngoài”, “ mặc cho nước mắt lã chã rơi ướt đẫm áo trong”…

Tục lệ hôn nhân gả bán cưới hỏi đó không những kéo nhân vật em yêu vào cuộc sống tù đày, khổ cực mà còn trực tiếp chia uyên rẽ thúy, đẩy nhân vật anh yêu vào con đường đi buôn xa xôi nghìn dặm, con đường trắc trở với mục đích duy nhất là làm sao có đủ tiền bạc đến “nộp” cho cha mẹ cô gái, bạc đong đủ cân đến làm lễ vật xin cưới. Ở trong dân ca Tiếng hát làm dâu và trong dân ca Tiếng hát tình yêu cũng như ba truyện thơ Tiếng hát làm dâu được chúng tôi lựa chọn khảo sát, tình tiết đi buôn của chàng trai hầu như trở đi trở lại trong rất nhiều tác phẩm. Chàng trai trong bài dân ca tình yêu đã dặn dò người yêu với những lời hát chân chất, mộc mạc:

Đôi ta kết nghĩa bạn tình, yêu nhau tha thiết

Em hỡi! Em ở, anh đi tìm bạc tìm tiền được nặng cánh tay Về đón em làm dâu

Em ở, anh đi kiếm tiền kiếm bạc được đầy thân người Về đón em làm vợ

(Dân ca Tiếng hát tình yêu, bài 76, tr.228)

Em ơi, em đã hẹn ta những gì?

Em hẹn ta em sẽ làm con gái bảy năm ở cùng bố mẹ Ta làm con trai bảy năm của cha mẹ để chờ nhau Ta lên đường đi buôn đây đó tiền đầy thắt lưng

Ta sẽ cưới em về làm vợ

Ta đi buôn dông dài, bạc đầy bao túi Ta sẽ về đón em làm dâu.

(Dân ca Tiếng hát tình yêu, bài 85, tr.241)


Chàng trai với quyết tâm đi buôn, đi kiếm tiền cho đến khi nào đủ bạc, đủ tiền thì hẹn ước cưới cô gái làm vợ, nhưng đau đớn biết bao khi chàng trai trở về nàng đã trở thành “con trâu măng buộc ách”, “con ngựa nhốt trong chuồng” của nhà

chồng, đang sống cực nhục và khốn khổ, cũng không còn cách nào khác để có thể đến được với người mình thương yêu:

Gái út sông Đà tên đẹp Vừ- chúa – pua Tay khéo tay thêu lụa

Thêu được chín mươi chín chiếc túi lụa Tặng người yêu sông Hồng mang đi buôn trâu

……………………………………………… Anh đi buôn nhiều chỗ bạc đầy túi

Anh mới về lấy em làm vợ

Anh đi buôn nhiều nơi tiền đầy người Anh mới đón em về làm dâu

……………………………………………… Con người về đến nơi

Con người rảo bước về nhà:

Mẹ, mẹ của con, mẹ thổi cơm thật sớm Gói một gói cơm to bằng chôn bát

Con đi đuổi người con gái con yêu đã đi rồi

Gói một gói cơm to bằng chôn thưng, Con đi đuổi người con gái con yêu đi trước”.

(Truyện thơ Tiếng hát làm dâu)


Chàng rằng:

Ta chẳng thiếu nợ ai

Chàng rằng:

A Thào, nàng ơi!

Đôi ta kết nghĩa bạn tình duyên đã nên duyên Vì mẹ cha anh cắt không nổi khúc bạc trắng nộp cha mẹ nàng

Nên anh không đón nổi nàng về làm dâu Đôi ta kêt nghĩa gái trai lứa đã đẹp lứa

Vì cha mẹ anh cân không nổi tráp bạc trắng giao cha mẹ nàng

Nên anh không đón nổi nàng về làm vợ

……………………………………………………… Chàng nâng lấy khèn môi mà thổi suốt mùa hè Chàng đeo túi lụa đi buôn xa sớm quay trở về

……………………………………………………… Nù Câu đi buôn tận chín mươi tám ngả đường Kiếm được đôi ba phân, vài ba lạng bạc trở về Nghe tin người yêu đã đi lấy chồng

Lòng tái tê, nước mắt tuôn ròng

Nù Câu đi buôn tận chín mươi tám ngã lối Kiếm được vài ba lạng, đôi ba đồng tiền trở về Nghe tin người yêu đã đi làm dâu

Lòng tê tái nước mắt chan chứa

(Truyện thơ A Thào – Nù Câu, tr. 265)

Vì đôi ta kết nghĩa bạn tình không nản không chán Ta muốn đón nàng về làm vợ

Ta mới tính chuyện dông dài đi buôn trâu

Vì đôi ta kết nghĩa bạn tình không phai, không nhạt Ta muốn đón nàng về làm dâu

Ta mới tính chuyện dông dài đi buôn lợn

…………………………………………………

Chà Tăng đi buôn dông dài đến bốn mươi tám quãng lối

Được tin người yêu ở nhà đã đi làm dâu

Chà Tăng đi buôn dông dài đến bốn mươi tám quãng đường Được tin người yêu ở nhà đã đi làm vợ

………………………………………………

Gan héo hắt, tay trái ngắt lá xanh chàng đưa lên miệng Thổi nhắc tên Nhàng Dợ mãi không thôi,

Tay trái ngắt lá xanh chàng đưa lên môi Thổi nhắc tên Nhàng Dợ mãi không ngừng.

(Truyện thơ Nhàng Dợ - Chà Tăng, tr.106)

Tóm lại, hủ tục hôn nhân gả bán cùng với nạn ép duyên là một trong những hủ tục được dân ca cho đến truyện thơ Mông tập trung bút lực để vạch trần bộ mặt giả dối núp bóng phép nước, khoán làng. Hủ tục ấy đã làm mưa, làm gió trong suốt một khoảng thời gian dài dưới sự thống trị của chế độ phụ quyền, nó đẩy không biết bao nhiêu kiếp người rơi vào kiếp sống nô lệ nơi chốn địa ngục trần gian. Tiêu biểu cho những số phận đau đớn đó chính là người phụ nữ - một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế những dễ dàng an phận, chấp nhận bị bứt khỏi cộng đồng khi quyền lực của chế độ mẫu hệ trong xã hội công xã nguyên thủy đã lùi xa.

2.2.1.2. Hủ tục tảo hôn

Cũng nằm trong một chuỗi các sự kiện kéo theo từ luật tục hôn nhân gả bán, tảo hôn trở thành một nội dung chủ đề góp phần lên án, tố cáo bộ mặt gian xảo của xã hội nam quyền đối với người phụ nữ. Họ đã bị chia uyên rẽ thúy, chia lìa tình yêu đích thực của cuộc đời với người mình yêu, đi làm dâu nhà người, một người chồng xa lạ, nhưng đau đớn hơn nữa là họ phải đi làm dâu trong sự mâu thuẫn của một cuộc hôn nhân đũa lệch. Xuất phát từ mục đích của hôn nhân gả bán, chúng ta biết rằng người phụ nữ bị gả đi lấy chồng thực chất là bị bán làm nô lệ cho nhà người. Nhà chồng mua họ về không phải để làm dâu, không phải để làm con cháu trong nhà mà làm một công cụ lao động sống, nhân lực chính tạo ra của cải, vật chất nuôi cả nhà. Chính vì vậy, họ không tiếc tiền, tiếc của khi bị nhà gái thách cưới. Đối với họ, cuộc mua bán này là cuộc mua bán chỉ có lãi chứ không bao giờ hao hụt. Bởi chăng, người con gái khi về làm dâu phải cáng đáng toàn bộ mọi việc của nhà chồng cho đến lúc chết. Nếu có bỏ trốn hoặc tự vẫn thì họ hoàn toàn có quyền được đến nhà gái đòi lại tiền lễ vật trước đây. Điêu đó càng một lần nữa khẳng định bức

tranh đen tối của hôn nhân Mông xưa. Họ mua những cô gái này về làm dâu ngay từ khi còn rất trẻ. Cũng như bố mẹ cô gái vậy, họ rao bán con mình ngay khi còn mới chớm trở thành thiếu nữ. Đó chính là mầm mống của nạn tảo hôn. Dần dà, hủ tục này trở nên phổ biến trong cộng đồng, được toàn bộ cộng đồng chấp nhận như một nguyên tắc bất di, bất dịch. Trong hơn 610 câu dân ca Tiếng hát làm dâu, cũng như gần 1374 câu thơ trong ba truyện thơ được chúng tôi lựa chọn khảo sát như đã nói ở trên, không khỏi đau đớn khi tác giả dân gian ngân lên những lời hát than thân, những lời hát oán trách nạn tảo hôn của người phụ nữ. Họ bị gả đi từ khi còn rất trẻ “tóc trắng mềm như sợi lông chim câu”, “khi chưa hề biết lo, chưa hề biết nghĩ”….

Mẹ cha gả em đi từ khi còn bé

Tóc trắng mềm như sợi long chim câu Em cáng đáng sao nổi gia đình nhà họ! Mẹ cha gả em đi từ khi em còn nhỏ

Tóc trắng mềm như sợi lông con vịt

Em đảm đang được sao công việc nhà người

(Dân ca Tiếng hát làm dâu, bài 11, tr.83)


Mẹ vừa mới nuôi nàng thành thân con gái

Tại lòng mẹ hám tiền tham bạc

Vội mang nàng mở miệng chào người Bỗng thấy hai người lạ nghênh ngang vác ô tới

Cả hai người lững thững vào nhà… (Truyện thơ Nhàng Dợ - Chà Tăng, tr.93)

Khi em còn là con gái ấu thơ của mẹ của cha, chưa hề biết lo

Ông mối ông mai đã vội vác dù vác ô về hỏi

Khi em còn là con gái ấu thơ của mẹ của cha, chưa hề biết tính

Ông mối ông mai đã vác ô vác dù về đòi. (Dân ca Tiếng hát làm dâu, bài 10, tr.79)

Em rằng :

Trời ơi! Mẹ nuôi con mới tới lúc tóc như lông chim câu

Mẹ đã vội mang thân con gả bừa cho người

Con đảm đương sao được công việc nhà họ

Mẹ nuôi con đến lúc tóc như lông con vịt Mẹ đã gấp đem thân con gả phứa cho người

Con lo liệu công việc nhà người sao nổi! (Dân ca Tiếng hát làm dâu, bài 6, tr.67)

Không những phải đi làm dâu từ nhỏ, một yếu tố nữa góp phần tô đậm màu sắc tăm tối của nạn tảo hôn đó chính là việc những cô gái phải lấy người chồng kém tuổi, người chồng đang tuổi ăn, tuổi lớn. Đến khi nhận thức được mối quan hệ ràng buộc với người phụ nữ được “mua” về làm vợ thì người đàn ông “trẻ con” mới trưởng thành lại nhẫn tâm phụ bạc người vợ tào khang. Đẩy toàn bộ bi kịch của cuộc đời làm dâu lên đến đỉnh điểm của mâu thuẫn, của nghịch lí. Trong truyện thơ Tiếng hát làm dâu, nhân vật nữ em yêu “cô con gái út Sông Đà” Vừ –chúa – pua đã phải cất lên tiếng than khóc về sự phụ bạc ấy của người chồng trẻ trong tiếng kêu thánh thót, ai oán của thân phận loài chim cun cút:

Cun cút cái vẫy đuôi, cun cút non đậu cành

Gái lớn lấy chồng bé, chồng bé phụ lòng em đang tước sợi đay, Cun cút vẫy đuôi, cun cút non đậu vào vách đá

Gái lớn lấy chồng nhỏ, chồng nhỏ phụ tình em đay sợi đã xe rồi.

(Truyện thơ Tiếng hát làm dâu, tr.573)

Tóm lại, hủ tục tảo hôn là hệ quả tất yếu từ nạn ép duyên và hôn nhân mang tính chất gả bán trong xã hội Mông xưa. Cùng với những mặt trái của những luật tục lạc hậu, khắc nghiệt, nạn tảo hôn trong dân ca Mông cũng như trong Truyện thơ Tiếng hát làm dâu đã gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh, vang dội vào không gian sinh hoạt cưới xin và quan niệm về địa vị, thứ bậc và quyền lực của xã hội phụ quyền. Nội dung thẩm mĩ này một lần nữa được truyện thơ kế thừa gần như trọn vẹn từ trong dân ca, hoàn thiện, bổ sung và khắc sâu nó trong mảng giá trị hiện thực của tác phẩm.

2.2.1.3. Hủ tục phạt vạ

Như đã trình bày ở trên, xuất phát từ hôn nhân gả bán, hủ tục tảo hôn đã có đất nảy nở và phát triển trong cộng đồng dân tộc Mông xưa. Họ coi việc gả con đi khi chớm trở thành thiếu nữ, hoặc khi còn rất nhỏ là một việc làm thường tình. Điều này kéo theo hệ lụy đau khổ tột cùng đối với người phụ nữ khi cuộc đời của họ điểm xuất phát đầu tiên đã là nước mắt. Bởi vì còn nhỏ, hoặc còn quá trẻ, những người con gái ấy chưa thể làm tròn trách nhiệm trâu ngựa cho nhà chồng. Thường xuyên bị nhà chồng chê bai, đánh đập, chửi rủa, đay nghiến khi không hoàn thành việc “địu nước”, “nấu cơm”, “quét nhà”, “sấy thóc”... Hầu hết họ đều nhẫn nhịn và

Xem tất cả 156 trang.

Ngày đăng: 25/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí