Tỷ Lệ Nợ Xấu Của Các Nhtm Việt Nam Và Một Số Quốc Gia


Tỷ lệ nợ xấu phản ánh chất lượng hoạt động tín dụng của hệ thống NHTM và đây cũng là một trong số những chỉ tiêu quan trọng đánh giá một NHTM có hoạt động hiệu quả hay không? Nợ xấu là sự tồn tại tất yếu trong hoạt động ngân hàng nhưng việc quản lý hoạt động tín dụng để kiểm soát nợ xấu ở một tỷ lệ chấp nhận được là một công việc rất khó khăn. NHNN đã ban hành nhiều văn bản chế độ nhằm phân loại nợ cũng như hướng dẫn cách thức trích lập dự phòng rủi ro để xử lý các khoản nợ xấu và trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến năm 2014, Quyết định số 493/2005/QĐ-NHHH ngày 22/04/2005 của NHNN đã được ban hành nhằm quy định chặt chẽ cách thức để các TCTD kiểm soát chặt chẽ khoản vay và trích lập dự phòng một cách hợp lý. Ngày 21/01/2013, Thông tư 02/2013/TT-NHNN đã được ban hành và sửa đổi, thay thế quyết định số 493/2005/QĐ-NHHH ngày 22/04/2005. Thông tư 02 được ban hành đã siết chặt hơn các quy định phân loại tài sản có, mức trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu cũng như thể hiện quyết tâm của NHNN về việc phản ánh chính xác hơn thực trạng số liệu nợ xấu của ngành ngân hàng, từng bước làm cho các quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro của Việt Nam phù hợp hơn với thông lệ, chuẩn mực quốc tế và thực tiễn hoạt động của ngân hàng Việt Nam. Tuy nhiên phải đến ngày 01/06/2014, Thông tư 02 này mới có hiệu lực nhằm tháo gỡ những khó khăn cho các TCTD trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro.

Trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến năm 2014, nợ xấu của các NHTM Việt Nam có xu hướng tăng, phản ánh hoạt động của các NHTM luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Năm 2008, nợ xấu tăng cao so với năm 2007 và lên đến 2,20%. Nguyên nhân nợ xấu tăng cao là do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, ngân hàng tập trung quá nhiều vào việc cho vay bất động sản và khi bong bóng bất động sản bị vỡ, hàng loạt các ngân hàng trên thế giới gặp rất nhiều khó khăn và thậm chí rơi vào phá sản, chính điều này đã ảnh hưởng đến hoạt động của các NHTM ở Việt Nam. Kể từ năm 2009, tỷ lệ nợ xấu đã phần nào được cải thiện và giảm xuống còn 1,80%, tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu bắt đầu tăng trở lại từ năm 2010 và đỉnh điểm là năm 2013, tỷ lệ nợ xấu của các NHTM Việt Nam lên đến 3,60%. Đặc biệt, trong năm 2013 này,


VAMC đã ra đời nhằm giúp các NHTM tháo gỡ những khó khăn trong vấn đề xử lý nợ xấu, tuy nhiên cơ chế hoạt động của VAMC và các Công ty mua bán nợ vẫn còn nhiều bất cập, cơ sở pháp lý cho việc hình thành thị trường này vẫn chưa có cũng như các TCTD vẫn còn bỡ ngỡ khi giao dịch mua bán nợ với các tổ chức này.

Đến năm 2014, tỷ lệ nợ xấu của các NHTM Việt Nam vào khoảng 3,30%, giảm không nhiều so với năm 2013; tuy nhiên khi Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 bắt đầu có hiệu lực vào ngày 01/06/2014 đã khiến cho các TCTD gặp nhiều khó khăn trong việc phân loại nợ và đánh giá khách hàng, các TCTD đều đánh giá khách hàng rất chủ quan và không chính xác so với tình hình hoạt động thực tế của khách hàng. Các TCTD đều cố gắng xếp hạng khách hàng tương đối cao để có thể áp dụng chính sách khi cấp tín dụng, chính điều này đã làm cho hoạt động tín dụng của ngân hàng đối mặt với nhiều rủi ro và tiềm ẩn nguy cơ nợ xấu tăng cao, từ đó làm tăng chi phí trích lập dự phòng RRTD và ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM.

Nợ xấu cao có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đối với mỗi quốc gia trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Nợ xấu sẽ làm chậm quá trình luân chuyển nguồn vốn và kiềm hãm sự phát triển của mỗi quốc gia. Bảng 3.8 cho thấy tỷ lệ nợ xấu của các quốc gia có xu hướng giảm dần trong các năm gần đây trong khi nợ xấu của Việt Nam lại có xu hướng tăng lên theo thời gian. Điều này cho thấy hoạt động tín dụng của hệ thống NHTM Việt Nam gặp nhiều bất ổn và hết sức khó khăn.

Bảng 3.4. Tỷ lệ nợ xấu của các NHTM Việt Nam và một số quốc gia


Năm

Quốc gia

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

Trung Quốc

6,2

2,4

1,6

1,1

1,0

1,0

1,0

1,1

Thái Lan

7,9

5,7

5,2

3,9

2,9

2,4

2,3

2,5

Nhật Bản

1,5

2,4

2,4

2,5

2,4

2,4

2,3

1,9

Philippines

5,8

4,6

3,5

3,4

2,6

2,2

2,4

2,0

Singapore

1,5

1,4

2,0

1,4

1,1

1,0

0,9

0,8

Việt Nam

1,5

2,2

1,8

2,1

2,8

3,4

3,6

3,3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của các yếu tố đặc trưng ngân hàng và kinh tế vĩ mô đến rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam - 7

(Nguồn: http://data.worldbank.org/indicator)


Biểu đồ 3.8. Tỷ lệ nợ xấu của các NHTM Việt Nam và một số quốc gia

Tỷ lệ nợ xấu của Việt Nam và một số quốc gia

10,00%

8,00%

6,00%

4,00%

2,00%

0,00%

3,40%

3,60%

1,50%

2,20%

2,80%

3,30%

1,80%

2,10%

2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Trung Quốc

Thái Lan

Nhật Bản

Philippines

Singapore

Việt Nam

(Nguồn: http://data.worldbank.org/indicator)

3.2.3. Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng

Bảng 3.5. Chi phí dự phòng RRTD của các NHTM Việt Nam từ năm 2007 đến 2014


Năm

Chỉ tiêu

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

Chi phí dự phòng

RRTD (tỷ đồng)

308

317

252

387

750

918

1.004

1.210

Tăng trưởng chi

phí dự phòng RRTD (%)


74,01


2,92


-20,50


53,57


93,80


22,40


9,37


20,52

(Nguồn: BCTC của các NHTM Việt Nam)


Hoạt động của Ngân hàng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro và rủi ro quan trọng nhất, ảnh hưởng mạnh nhất đến hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTM chính là RRTD. Chính vì thế, để phòng ngừa RRTD xảy ra trong hoạt động cấp tín dụng của NHTM, các NHTM thường phải trích lập dự phòng hàng năm và hạch toán các khoản chi phí này vào chi phí hoạt động để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với các khoản nợ vay. Từ năm 2007 đến năm 2014, chi phí dự phòng RRTD biến động liên tục, tương ứng với sự biến động của tỷ lệ nợ xấu và điển hình là năm 2011, chi phí trích lập dự phòng RRTD rất cao và tăng trưởng đến 93,80% so với năm 2010. Nguyên nhân là do trong khoảng thời gian này, nền kinh tế gặp nhiều bất ổn do những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, suy thoái kinh tế và khủng hoảng nợ công đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các TCTD.


Chính điều này đã làm cho tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu trong hệ thống NHTM tăng lên và kéo theo chi phí dự phòng cho những khoản nợ xấu này cũng tăng theo đáng kể.

Biểu đồ 3.9. Chi phí dự phòng RRTD của các NHTM Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2014

1.400

Chi phí dự phòng RRTD bình quân và tốc độ tăng trưởng chi phí dự phòng RRTD bình quân

93,80%

100,00%

1.210

1.200

74,01%

80,00%

1.004

1.000

53,57%

918

60,00%

800

750

22,40%

20,52%

40,00%

600

9,37%

20,00%

400

308

2,92%

317

387

-20,50%

0,00%

200

-20,00%

252

0

-40,00%

2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng

Tăng trưởng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng

(Nguồn: BCTC của các NHTM Việt Nam)

3.3. Đánh giá về tình hình rủi ro tín dụng

Hoạt động của các NHTM luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro và RRTD có tác động nghiêm trọng nhất đến hiệu quả hoạt động ngân hàng. Mặc dù các NHTM luôn nổ lực trong việc tìm kiếm các giải pháp nhằm kiềm chế nợ xấu ở mức thấp nhất có thể như: cơ cấu lại nợ để hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng hàng năm nhằm xử lý các khoản nợ có vấn đề, xóa nợ, bán nợ,… Tuy nhiên tình hình nợ xấu vẫn không có nhiều cải thiện, hoạt động của các NHTM luôn đối mặt với nhiều rủi ro. Điều này làm cho dòng vốn trong hoạt động ngân hàng không được khơi thông liên tục và đặc biệt các NHTM sẽ phải đối mặt với tình trạng mất thanh khoản do việc phải xử lý các khoản nợ có vấn đề và thanh toán các khoản lãi tiền gửi khi đến hạn.


3.4. Nguyên nhân dẫn đến việc rủi ro tín dụng gia tăng

Việc gia tăng RRTD trong hoạt động ngân hàng trong thời gian vừa qua xuất phát từ một số nguyên nhân chủ yếu sau:

- Chính sách và quy trình cho vay chưa chặt chẽ, chưa có quy trình quản lý rủi ro hoàn thiện cũng như chưa chú trọng đến việc phân tích khách hàng, xếp hạng tín nhiệm để đánh giá khả năng trả nợ và xác định mức cho vay hợp lý.

- Năng lực chuyên môn và đạo đức của nhân viên ngân hàng chưa đáp ứng được yêu cầu công việc, thiếu tính nhạy bén trong việc đánh giá khách hàng.

- Việc các Công ty mua bán nợ ra đời đã phần nào khơi thông được dòng vốn cũng như “làm sạch” tình trạng nợ xấu cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, cơ sở pháp lý cho quá trình hoạt động của các tổ chức này chưa được chặt chẽ và cơ chế hoạt động cho việc giao dịch trên thị trường mua bán nợ vẫn chưa được hình thành đầy đủ.

- Hành lang pháp lý cho hoạt động tín dụng của các NHTM còn nhiều bất cấp, do đó các TCTD vẫn lợi dụng sơ hở trong pháp luật để thực hiện những hoạt động cho vay không đúng theo quy định đã dẫn đến RRTD rất cao trong hoạt động ngân hàng.

- Việc thẩm định tài sản bảo đảm trong hoạt động cấp tín dụng của các TCTD chưa được đề cao triệt để, nhiều TCTD vẫn nhận nhiều tài sản thế chấp có tính thanh khoản kém để làm căn cứ định giá và xác định mức cho vay đối với khách hàng. Trên thực tế, vẫn còn nhiều TCTD cố tình nâng giá trị tài sản thế chấp lên rất cao so với giá trị thực tế của tài sản để cho vay càng nhiều càng tốt theo yêu cầu của khách hàng.

- Việc giám sát hoạt động cấp tín dụng còn lỏng lẻo, chưa đề cao, chú trọng vào việc kiểm soát sau cho vay và kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng.


- Những nguyên nhân khách quan từ môi trường kinh tế vĩ mô như lạm phát, chu kỳ kinh tế,… hay những ảnh hưởng từ môi trường kinh tế của các quốc gia trên thế giới có tác động đến RRTD của các NHTM Việt Nam.

3.5. Ảnh hưởng của các yếu tố đặc trưng ngân hàng đến rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2014

3.5.1. Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng

Tỷ lệ dự phòng RRTD và tỷ lệ nợ xấu

4,00%

3,50%

3,00%

2,50%

2,00%

1,50%

1,00%

0,50%

0,00%

3,60%

3,40%

3,30%

2,80%

2,20%

2,10%

1,80%

1,50%

0,69%

Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng

Tỷ lệ nợ xấu

Biểu đồ 3.10. Tỷ lệ dự phòng RRTD và tỷ lệ nợ xấu



0,31%

0,36%

0,34%

0,32%

0,47%


0,57%

0,62%









2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014


(Nguồn: WB, BCTC của các NHTM Việt Nam)

Biểu đồ trên thể hiện tác động cùng chiều giữa tỷ lệ dự phòng RRTD và tỷ lệ nợ xấu. Từ năm 2007 đến năm 2014, nợ xấu của các NHTM có xu hướng tăng, thể hiện hoạt động của ngân hàng gặp nhiều khó khăn và ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, suy thoái kinh tế và khủng hoảng nợ công châu Âu đã tác động mạnh mẽ đến khả năng hoạt động sản xuất kinh doanh của các đối tượng trong nền kinh tế. Chính điều này đã làm cho khả năng đáp ứng nghĩa vụ trả nợ vay ngân hàng gặp khó khăn. Để ứng phó lại với những rủi ro do phát sinh các khoản nợ xấu, hàng năm các NHTM đều phải thực hiện trích lập dự phòng rủi ro và hạch toán vào chi phí hoạt động đúng theo quy định của NHNN và mức trích lập dự phòng nhiều hay ít tương ứng với tỷ lệ nợ xấu của các NHTM cao hay thấp. Ngày 01/06/2014, Thông tư 02/2013/TT-NHNN đã có hiệu lực, các NHTM bắt buộc phải rò ràng hơn


trong việc đánh giá khách hàng và phân loại nhóm nợ khách hàng một cách khách quan. Dự kiến trong thời gian tới, nợ xấu của hệ thống NHTM có xu hướng tăng lên.

3.5.2. Tỷ số hiệu quả hoạt động

Biểu đồ 3.11. Tỷ số hiệu quả hoạt động và tỷ lệ nợ xấu


Tỷ số hiệu quả hoạt động và tỷ lệ nợ xấu

70,00%

61,59%

58,59%

60,00%

50,00%

55,30% 51,09%

45,41%

41,37%

39,48%

40,00%

33,64%

30,00%


20,00%

10,00%

1,50%

2,20%

1,80%

2,10%

2,80%

3,40%

3,60%

3,30%

0,00%

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

Tỷ số hiệu quả hoạt động

Tỷ lệ nợ xấu

(Nguồn: WB, BCTC của các NHTM Việt Nam)

Sự tác động giữa tỷ số hiệu quả hoạt động và tỷ lệ nợ xấu theo như phân tích trên biểu đồ là sự tác động cùng chiều. Trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến năm 2014, xu hướng gia tăng của tỷ số hiệu quả hoạt động cùng với xu hướng gia tăng của tỷ lệ nợ xấu. Nguyên nhân của sự biến động này có thể là do trong quá trình hoạt động của các NHTM, các ngân hàng không quá chú trọng trong kiểm soát rủi ro cũng như không phân phối đúng nguồn lực, nguồn chi phí một cách đúng mức. Mặt khác, các ngân hàng có quy mô và vị thế nhỏ hơn có thể phải huy động vốn với lãi suất cao, thậm chí phải vay trên thị trường liên ngân hàng để đảm bảo nguồn vốn cho vay cũng như đảm bảo tính thanh khoản trong hoạt động ngân hàng. Mặt khác, khi tỷ lệ cho vay quá cao thì ngân hàng đang đối mặt với nhiều khoản vay không thu hồi được vốn.


3.5.3. Tác động đòn bẩy

Biểu đồ cho thấy sự tác động giữa tác động đòn bẩy và tỷ lệ nợ xấu không rò ràng. Nợ xấu của các NHTM có xu hướng gia tăng từ năm 2007 đến năm 2014 nhưng tác động đòn bẩy hầu như không có nhiều thay đổi qua các năm (tỷ lệ thấp nhất vào năm 2008 đạt 85,39%; tỷ lệ cao nhất vào năm 2014 đạt 90,73%).

Tác động đòn bẩy và tỷ lệ nợ xấu

100,00%

90,00%

80,00%

70,00%

60,00%

50,00%

40,00%

30,00%

20,00%

10,00%

0,00%

87,34%

85,39%

88,52%

88,97% 89,25% 88,83%

89,67%

90,73%

Tác động đòn bẩy

Tỷ lệ nợ xấu

Biểu đồ 3.12. Tác động đòn bẩy và tỷ lệ nợ xấu


1,5

0% 2,20%

1,80%

2,10%

2,80%

3,40%

3,60%

3,30%









20

07 2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014


(Nguồn: WB, BCTC của các NHTM Việt Nam)

3.5.4. Tỷ số khả năng thanh toán

16,00%

14,00%

12,00%

10,00%

8,00%

6,00%

4,00%

2,00%

0,00%

Tỷ số khả năng thanh toán và tỷ lệ nợ xấu

14,58%

12,65%

11,44%

10,97%

10,73%

11,25%

9,24%

10,31%

2,80%

3,40%

3,60%

3,30%

Tỷ số khả năng thanh toán

Tỷ lệ nợ xấu

Biểu đồ 3.13. Tỷ số khả năng thanh toán và tỷ lệ nợ xấu



1,50%

2,20%

1,80%

2,10%










2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014


(Nguồn: WB, BCTC của các NHTM Việt Nam)

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/06/2022