Thực Trạng Về An Ninh Môi Trường Nước Của Việt Nam Và An Ninh Nguồn Nước Tại Đồng Bằng Sông Hồng

quản lý và sử dụng bền vững nguồn nước đảm bảo rằng có đủ nước an toàn cho các thế hệ hiện tại và tương lai.

1.2.4.3. Nghĩa vụ cơ bản của quốc gia

Các quốc gia phải có nghĩa vụ tối thiểu cơ bản để đảm bảo quyền sử dụng nước được Ủy ban Công ước xác định gồm chín điểm sau 18:

- Đảm bảo tiếp cận với lượng nước tối thiểu thiết yếu, đầy đủ và an toàn cho mục đích sử dụng cá nhân và gia đình để phòng bệnh.

- Đảm bảo quyền tiếp cận với nước và các phương tiện và dịch vụ về nước dựa trên cơ sở không phân biệt đối xử, nhất là đối với nhóm thiệt thòi hay bị cách ly.

- Đảm bảo tiếp cận thực tế với nước, các phương tiện và dịch vụ về nước, cung cấp nước đầy đủ, an toàn và đều đặn có đủ các vòi cấp nước với khoảng cách hợp lý đến các hộ gia đình để mọi người không phải chờ đợi.

- Đảm bảo an ninh cá nhân không bị đe doạ khi phải tiếp cận trực tiếp với nguồn nước.

- Đảm bảo phân phối bình đẳng tất cả các phương tiện và dịch vụ về nước đang có.

- Áp dụng và bổ sung các chiến lược và kế hoạch hành động về nước cho toàn dân; các chiến lược và kế hoạch hành động về nước nên đựơc tính toán, cân nhắc về sự tham gia và tính minh bạch, bao gồm các mục tiêu và chỉ số đánh giá, nhờ đó có thể giám sát chặt chẽ và điều chỉnh kịp thời; những kế hoạch và chiến lược này cũng cần đặc biệt chú ý đến những nhóm dễ bị tổn thương hay bị cách ly.

- Giám sát để điều chỉnh phạm vi thực hiện, hay không thực hiện quyền sử dụng nước.

- Đưa ra các chương trình nước giá rẻ tương đối để bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương và bị cách ly.

- Thực hiện các biện pháp ngăn chặn, khống chế và xóa bỏ các bệnh liên quan đến nước, đặc biệt qua việc đảm bảo tiếp cận với hệ thống vệ sinh thoả đáng.

1.2.4.4. Nghĩa vụ quốc tế

- Các quốc gia cần nhận thức được vai trò quan trọng của hợp tác và hỗ trợ

quốc tế, cũng như có các hành động hợp tác hoặc riêng rẽ để thực hiện đầy đủ quyền sử dụng nước sạch.

- Các quốc gia thành viên cần tôn trọng việc được hưởng quyền này ở các quốc gia khác bằng cách ngăn chặn các hành động can thiệp trực tiếp hay gián tiếp vào sự hưởng thụ quyền sử dụng nước ở các nước bị vi phạm, cũng như các quốc gia không được sử dụng quyền lực và lợi thế về nước mà chủ yếu là các quốc gia ở thượng nguồn các con sống lớn để tước đoạt khả năng thực hiện quyền sử dụng nước sạch ở các quốc gia khác.

- Nước không bao giờ nên được sử dụng như một phương tiện để gây áp lực chính trị hay kinh tế. Nên các quốc gia thành viên cần ngăn chặn việc áp đặt các lệnh cấm hay các phương tiện để ngăn chặn nguồn cung cấp nước cũng như các hàng hóa và dịch vụ thiết yếu khác để đảm bảo quyền sử dụng nước.

- Các quốc gia cũng cần có những hành động thông qua các công cụ pháp lý hoặc chính trị để ngăn chặn việc công dân, tổ chức của quốc gia đó vi phạm quyền sử dụng nước của các cá nhân và cộng đồng ở nước khác, cũng như yêu cầu các bên thứ ba khác tôn trọng quyền này.

- Các quốc gia tùy thuộc vào sự sẵn có của các nguồn lực, tạo điều kiện thực hiện quyền sử dụng nước sạch ở các nước khác, chẳng hạn thông qua việc cung cấp các nguồn tài chính và hỗ trợ kỹ thuật từ các nước phát triển cho các quốc gia đang phát triển, gồm cả việc cung cấp nước cho những người tị nạn và khuyết tật.

Chương 2

THỰC TRẠNG VỀ ĐẢM BẢO AN NINH NGUỒN NƯỚC VÀ QUYỀN TIẾP CẬN NƯỚC SẠCH CỦA NGƯỜI DÂN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG


2.1. Thực trạng về an ninh môi trường nước của Việt Nam và an ninh nguồn nước tại đồng bằng sông Hồng

2.1.1. Thực trạng về an ninh môi trường nước của Việt Nam

Ở Việt Nam, tình trạng và xu hướng suy giảm, suy thoái tài nguyên nước đã nhận được sự quan tâm và can thiệp tích cực của Chính phủ, hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước ở cấp Trung ương và địa phương, các tổ chức nghiên cứu của nhà nước và ngoài nhà nước, giới học giả, và gần đây cả các tổ chức truyền thông và báo chí.

Theo nhận định của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam có thể phải chịu tổn thất nặng do ô nhiễm môi trường, lên tới 5,5% GDP hàng năm. Đó là chưa kể đến thiệt hại khoảng 700 triệu USD/năm cho việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng do ô nhiễm môi trường.

Với dân số gần 87 triệu người, tổng lượng nước bình quân đầu người theo năm ở Việt Nam đạt khoảng 9.560m3/người, mức này vẫn thấp hơn chuẩn 10.000 m3/người/năm để xem là quốc gia có tài nguyên nước ở mức trung bình theo quan điểm của Hiệp hội Nước Quốc tế (IWRA). Như vậy, Việt Nam không phải là quốc gia có nguồn nước dồi dào 3.

- Hiện trạng nguồn nước mặt

Việt Nam có hơn 2.370 con sông có chiều dài từ 10km trở lên, trong đó có 109 sông chính tạo thành 13 hệ thống sông lớn. Tài nguyên nước mặt của nước ta tương đối phong phú, chiếm khoảng 2% tổng lượng dòng chảy của các sông trên thế giới. Đây là nguồn tài nguyên quý giá, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước 4.

Phần lớn các sông lớn ở Việt Nam có lưu vực biên quốc gia với Trung Quốc, Lào hoặc Campuchia với phần diện tích lưu vực ở ngoài biên giới Việt Nam lớn gấp

3,3 lần diện tích lưu vực trong nước. Các sông nội địa còn lại đều là sông liên tỉnh, có lưu vực bao phủ trên địa bàn hai tỉnh trở lên. Chính vì vậy, tổng lượng nước mặt của các lưu vực sông trên lãnh thổ Việt Nam khoảng 830-840 tỷ m3/năm, nhưng chỉ có khoảng 310-315 tỷ m3 (37%) là nước nội sinh, còn 520-525 tỷ m3 (63%) là nước chảy từ các nước láng giềng vào lãnh thổ Việt Nam, trong đó lưu vực sông Hồng nguồn nước từ láng giềng chiếm 50% tổng khối lượng nước bề mặt, tại lưu vực sông Mekong có đến 90% tổng khối lượng nước bề mặt có nguồn gốc từ bên ngoài. Do vị trí, đặc điểm điều kiện tự nhiên nên khoản 60% lượng nước của cả nước tập

trung ở lưu vực sông Mê Công, 16% tập trung ở lưu vực sông Hồng – Thái Bình, khoảng 4% ở lưu vực sông Đồng Nai, các lưu vực sông lớn khác chỉ chiếm phần nhỏ còn lại 4.

Bảng 2.1. Một số đặc trưng cơ bản của các hệ thống sông chính ở Việt Nam 4



TT


Hệ thống sông

Diện tích lưu vực (km2)

Tổng lượng dòng chảy năm (tỷ m3)

Ngoài

nước

Trong

nước

Tổng

Ngoài

nước

Trong

nước

Tổng

1

Bằng Giang

- Kỳ Cùng

1.980

11.280

13.260

1,7

7,7

9,4

2

Hồng - Thái Bình

86.660

82.340

169.000

51,8

83,2

135

3

10.680

17.720

28.400

3,9

14,1

18

4

Cả

9.470

17.730

27.200

4

19,5

23,5

5

Thu Bồn

-

10.350

10.350

-

20,1

20,1

6

Ba

-

13.900

13.900

-

9,5

9,5

7

Sê San

-

-

11.620

-

-

12,9

8

Srê Pôk

-

-

18.265

-

-

13,5

9

Đồng Nai

6.700

33.300

40.000

3,5

33,5

37

10

Mê Công

756.000

39.000

795.000

400

75

475

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

An ninh nguồn nước và quyền tiếp cận nước sạch của người dân vùng đồng bằng sông Hồng - Thực trạng và giải pháp - 7


Nguồn: Hồ sơ tài nguyên nước Quốc gia, Bộ TN&MT, 2003;

Báo cáo Tài nguyên nước, những vấn đề và giải pháp quản lý khai thác, sử dụng nước, Bộ TN&MT, 2009

Nếu chỉ xem xét tổng lượng nước bề mặt cả năm sẽ thấy tài nguyên nước của Việt Nam rất dồi dào, nhưng tổng lượng nước bình quân đầu người theo năm ở Việt Nam sử dụng lại thấp hơn so với tiêu chuẩn quốc tế. Nguyên nhân đến một phần là do tổng lượng nước mặt của nước ta phân bổ không đều giữa các mùa, bởi do lượng mưa phân bố không đồng đều cả về thời gian và không gian, gây nên lũ lụt thường xuyên và khô hạn trong thời gian dài. Mùa khô ở nước ta kéo dài từ 6 đến 9 tháng và khắc nghiệt, lượng nước trong thời gian này chỉ bằng khoảng 20 – 30% lượng nước của cả năm. Vào thời điểm này, khoảng một nửa trong số 15 lưu vực sông chính bị thiếu nước bất thường hoặc cục bộ. Và do tình trạng suy kiệt nguồn nước trong hệ thống sông, hồ chứa trên cả nước đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Nguyên nhân chủ yếu là do khai thác quá mức tài nguyên nước và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Theo khuyến cáo của các tổ chức quốc tế về tài nguyên nước, ngưỡng khai thác được phép giới hạn trong phạm vi 30% lượng dòng chảy. Thực tế hiện nay, hầu hết các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên đã và đang khai thác trên 50% lượng dòng chảy. Riêng tại tỉnh Ninh Thuận, hiện các dòng chảy đã bị khai thác tới 70 – 80%. Việc khai thác nguồn nước đã làm suy thoái nghiêm trọng về số lượng và chất lượng tài nguyên nước trên các lưu vực sông lớn của Việt Nam như sông Hồng, sông Thái Bình và sông Đồng Nai.

Không chỉ lưu vực sông Hồng mà tại các lưu vực sông khác ở Việt Nam đang bị suy giảm và suy thoái nghiêm trọng do nhu cầu dùng nước tăng cao trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, nuôi trồng thủy sản, thủy điện, làng nghề. Theo con số thống kê của Dự án Đánh giá ngành nước năm 2008, tính trung bình trên phạm vi toàn quốc, trên 80% lượng nước mặt được sử dụng cho nông nghiệp, 11% cho nuôi trồng thủy sản, 5% cho công nghiệp và 3% cho cấp nước đô thị. Có 3 lưu vực (sông Hồng, Đồng Nai, Mekong) lượng nước cho tưới tiêu chiếm tới trên 90% tổng lượng nước sử dụng 7.

Nhiều nguồn nước mặt ngày càng trở nên ô nhiễm trầm trọng bởi nước thải, chất thải từ khu vực dân cư và sản xuất công nghiệp xả trái phép xuống sông khi cơ quan chức năng không thể kiểm soát, ngăn chặn được hiệu quả. Trường hợp Công ty TNHH Vedan gây ô nhiễm sông Thị Vải (Đồng Nai) liên tục trong nhiều năm và phải đền bù thiệt hại cho hàng ngàn hộ dân là dẫn chứng điển hình.

Nguy cơ thiếu nước sạch càng trầm trọng, nhất là vào mùa cạn ở các vùng mưa ít. Những năm gần đây, Việt Nam đã chứng kiến các vấn nạn về nước gây thiệt hại cho sức khoẻ, tính mạng, tài sản và sản xuất do nạn phá rừng đầu nguồn, khai thác khoáng sản bừa bãi, hoặc ngăn dòng xây đập thuỷ điện hay ô nhiễm từ các khu công nghiệp tập trung ven sông xảy ra ở hầu hết các lưu vực sông trên cả nước. Các tình trạng bất thường về lũ lụt, lũ quét, sạt lở đất, hạn hán khốc liệt xuất hiện nhiều ở các lưu vực sông khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Trong khi đó, biến đổi khí hậu đang làm biến đổi dòng chảy sông ngòi theo thay đổi của lượng mưa, nhất là ở khu vực Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ.

Tài nguyên nước tại các lưu vực có vai trò đặc biệt quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm an ninh lương thực, sinh kế, bảo vệ môi trường, ổn định chính trị và an ninh quốc phòng của quốc gia và khu vực. Đây cũng chính là thách thức của Chính phủ để duy trì và bảo vệ môi trường tại các lưu vực vì sự phát triển bền vững trong tương lai.

- Hiện trạng nước dưới mặt đất

Nước dưới đất là một hợp phần quan trọng của tài nguyên nước, là nguồn cung cấp nước rất quan trọng cho sinh hoạt, công nghiệp và nông nghiệp. Hiện nay, trữ lượng nước dưới đất cung cấp từ 35 – 50% tổng lượng nước cấp sinh hoạt đô thị toàn quốc 4.

Nguồn nước dưới đất của Việt Nam khá phong phú do mưa nhiều và phân bố rộng rãi khắp nơi, tập trung vào một số tầng chứa nước chính. Trong đó 80% lượng nước dưới đất được khác thác tập trung ở các đồng bằng lớn trong cả nước.

Các khu vực đô thị và các thị trấn, thị xã có hơn 300 nhà máy và đơn vị cấp nước nhỏ thai khác nước phục vụ cho dân và hoạt động công nghiệp. Các công trình

khai thác hầu hết là giếng khoan, với lưu lượng khai thác mạnh nhất tập trung ở hai thành phố là Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh.

Hiện tại tổng trữ lượng khai thác nước dưới đất toàn quốc đạt gần 20 triệu m3, tổng công suất của các nhà máy cấp nước đô thị trên toàn quốc khai thác nguồn nước dưới đất khoảng 1,47 triệu m3/ngày. Tuy nhiên, thực tế hoạt động của các nhà máy mới chỉ khai thác được 60 – 70% với công suất thiết kế 4.

Hiện nay, lượng nước dưới đất phục vụ cấp nước sinh hoạt chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng lượng nước dưới đất được khai thác hàng năm. Ở miền Bắc, do hàm lượng sắt trong nước cao nên hầu hết các công trình khai thác nước dưới đất đều được xử lý sắt trước khi đưa vào sử dụng với tỉ lệ sử dụng đạt khoảng 60 – 70%. Tại các nhà máy ở miền Nam và miền Trung, nước dưới đất được khai thác từ giếng và đưa thẳng vào đường ống, không qua xử lý, hoặc chỉ xử lý sơ bộ bằng các công nghệ truyền thống. Khai thác nước dưới đất phục vụ tưới cây nông nghiệp là hình thức phổ biến ở các tỉnh phía Nam (từ Quảng Nam – Đà Nẵng trở vào). Nhu cầu khai thác nước dưới đất để tưới cà phê đã có từ lâu với lưu lượng khai thác ước tính lên tới vài chục nghìn m3/ngày 4.

Không chỉ nguồn nước mặt trên các lưu vực sông đang đối mặt với nguy cơ suy thoái, mà cả nước ngầm - nguồn cung cấp nước cho các dòng sông vào mùa khô cũng đang bi suy giảm và cạn kiệt. Các nguyên nhân chính dẫn đến suy giảm chất lượng nước dưới đất bao gồm: đặc tính địa chất vùng chứa nước dưới đất, thẩm thấu và rò rỉ nước bề mặt đã bị ô nhiễm, do thay đổi mục đích sử dụng đất và khai thác nước bất hợp lý; ngoài ra còn do nước biển dâng dẫn đến hiện tượng xâm nhập mặn vào các tầng chứa nước ven biển.

Do nhu cầu sử dụng nước tăng, nên trong 10 năm gần đây mực nước ngầm ở Hà Nội và Hồ Chí Minh tụt giảm gần 1m mỗi năm. Tình trạng sụt giảm nước ngầm cũng đã được báo động ở nhiều địa phương thuộc khu vực Tây Nguyên do bị khai thác quá mức để tưới cho cà-phê và cây trồng khác. Đặc biệt, theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, do nắng nóng và khô hạn kéo dài trong những tháng đầu năm 2010 đã làm nước ngầm ở một số khu vực bị tụt xuống từ 0,4 đến đến 0,75 mét so với những tháng trước đây.

- Hiện trạng môi trường nước biển

Sự gia tăng dân số vùng ven biển làm tăng lượng chất thải từ hoạt động dân cư ven biển đổ ra môi trường và thải đổ vào biển qua hệ thống sông ngòi, kênh rạch. Lượng chất thải này tăng mạnh nhất ở các đô thị ven biển, nơi tập trung các hoạt động kinh tế - xã hội và thu hút dân lao động ở các tình thành khác. Trong khi đó, tại các khu vực này, hệ thống xử lý chất thải rắn, lỏng hầu như chưa có, vì vậy áp lực do chất thải đổ ra biển ngày càng nghiêm trọng.

Nguồn ô nhiễm từ các hoạt động hàng hải cũng đe dọa nghiêm trọng chất lượng nước biển khu vực tiếp nhận nước thải và nơi xảy ra hành vi làm ảnh hưởng đến môi trường biển và ven biển. Có thể kể đến như: nước thải công nghiệp tàu biển từ các tàu đi biển, phương tiện hàng hải, các nhà máy đóng mới và sửa chữa tài biển…chứa hàm lượng cao dầu khoáng, hóa chất tẩy rửa và kim loại nặng; hay các vụ ca chạm tàu thuyền trên biển làm tràn vỡ hóa chất, dầu, các chất độc hại…

Sức ép đến từ việc phát triển kinh tế ven biển đã ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường ven biển, làm gia tăng ô nhiễm môi trường nước biển, làm mất nguồn thủy sinh, suy giảm chất lượng nước… như: hoạt động khai thác, nuôi trồng thủy sản đã làm tăng ô nhiễm nước vùng ven biển do thức ăn và thuốc kháng sinh dư thừa từ quá trình nuôi, sử dụng hóa chất trong đánh bắt hải sản; nước thải ở các khu vực khai thác than khoảng 150 triệu m3/năm đổ ra biển, đặc biệt là bãi thải tại Quảng Ninh, khu vực gần vịnh Hạ Long và vịnh Bái Tử Long…

Việc khai thác nước phục vụ nhu cầu du lịch vượt quá khả năng đáp ứng nguồn nước cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ ô nhiễm nguồn nước. Nước thải khu vực ven biển, trong đó nước thải từ hoạt động du lịch chiếm 1/4 tổng lượng nước thải toàn quốc.

- Phương pháp quản lý tài nguyên nước

Với thực trạng hiện nay: hoạt động cấp nước và quản lý chất thải, vệ sinh đô thị thuộc sự quản lý của Bộ Xây dựng; cấp nước và vệ sinh nông thôn thuộc sự quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; nguồn nước và bảo vệ nguồn nước thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường; chất lượng và

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/06/2022