Thủ Tiêu Tình Trạng Tập Trung Quá Mức Về Kinh Tế


sự hoá nền kinh tế”, “khuyến khích các lực lượng dân chủ”, “thủ tiêu sự tập trung” trong sản xuất và chiếm hữu tài sản, trong đó có cả việc thanh trừng những đầu sỏ quân phiệt nhằm “thủ tiêu sức mạnh quân sự của Nhật Bản cả về mặt tâm lý lẫn thể chế”. Còn trách nhiệm khôi phục kinh tế được quy định cho chính phủ Nhật Bản. Tháng 11 năm 1945, Tư lệnh tối cao các lực lượng đồng minh đã nhận được chỉ thị “Ngài cần làm cho người Nhật Bản hiểu rò rằng, ngài không có nghĩa vụ duy trì bất kỳ một mức sống đặc biệt nào ở Nhật Bản”.[57, tr.417]. Không những thế, họ còn bắt Nhật Bản thực hiện nghĩa vụ cung cấp cho quân chiếm đóng, và đòi Nhật Bản bồi thường chiến tranh rất lớn...

Nhằm mục đích “thủ tiêu sức mạnh quân sự của Nhật Bản cả về tâm lý lẫn thể chế”, Lực lượng chiếm đóng tập trung vào việc thực hiện đồng thời ba cuộc cải cách lớn: Thủ tiêu tình trạng tập trung quá mức sức mạnh kinh tế, mà trọng tâm là giải thể các zaibatsu, cải cách ruộng đất và cải cách (hay dân chủ hoá) lao động.

Tuy mục đích của Lực lượng chiếm đóng nhằm chủ yếu vào tiêu diệt cơ sở sức mạnh quân sự của Nhật Bản, nhưng thực tế, chúng lại có ý nghĩa chính trị, xã hội to lớn đối với Nhật Bản sau chiến tranh. Chính phủ Nhật Bản đã chớp lấy xu hướng cải cách này của lực lượng chiếm đóng để tiến hành xoá bỏ những tàn dư phong kiến còn lại sau cải cách Minh Trị trong cải cách ruộng đất ở nông thôn. Đồng thời cũng thực hiện các biện pháp gạt bỏ quyền lực độc quyền của các zaibatsu lớn trong các ngành công nghiệp Nhật Bản – cơ sở gây nên các cuộc chiến tranh xâm lược trước đây, cản trở sự cạnh tranh trong nền kinh tế Nhật Bản. Chính phủ Nhật Bản đã lợi dụng sức mạnh quân sự của Lực lượng chiếm đóng và xu hướng có lợi cho các cuộc cải cách dân chủ để tiến hành các cuộc cải cách chính trị, kinh tế, xã hội nhằm phát triển dân chủ. Việc thực hịên thành công các cuộc cải cách dân chủ sau chiến tranh


làm cho dân chủ hoá được đảm bảo, cạnh tranh thực sự trở thành động lực phát triển, chúng không chỉ góp phần khôi phục kinh tế mà còn tạo điều kiện quan trọng cho thời kỳ tăng trưởng tiếp theo.

2.1. Thủ tiêu tình trạng tập trung quá mức về kinh tế


Như đã nêu ở trên, để ngăn chặn Nhật Bản trở lại thành nước quân phiệt thù địch, SCAP đã cố gắng biến Nhật Bản thành một nước dân chủ. Về mặt kinh tế, SCAP đã đưa ra nguyên tắc thị trường tự do và môi trường cạnh tranh, thi hành các chương trình cải cách, trong đó có những cải cách căn bản về kinh tế - xã hội.

Các tập đoàn tài phiệt (zaibatsu) vốn vẫn được sự bảo trợ của nhà nước Nhật Bản suốt từ thời Minh Trị và là nhân tố quan trọng trong quá trình hình thành chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản. Do nắm được sức mạnh về tài chính và sản xuất công nghiệp nên các zaibatsu có ảnh hưởng chính trị đặc biệt và trong chiến tranh nó đã trở thành những tổ hợp công nghiệp tài chính hùng mạnh, chi phối mọi hoạt động của nền kinh tế Nhật Bản.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Để thực hiện chính sách làm suy yếu và khống chế Nhật Bản, cuộc cải cách bộ máy kinh tế đã diễn ra mà đáng chú ý nhất là việc giải tán các zaibatsu và các công ty lớn, thay đổi bộ máy nhân sự thông qua thanh lọc kinh tế.

Thực chất của các biện pháp giải tán các zaibatsu, chống độc quyền là cải cách quản lý công thương nghiệp, chuyển từ cơ cấu độc quyền trước chiến tranh sang cơ cấu dân chủ cạnh tranh, hướng vào thị trường.

Cải cách kinh tế - Xã hội Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai và vai trò của Mỹ - 5

Về lịch sử kinh tế Nhật Bản hiện đại, quả thực, hầu hết các nhà nghiên cứu đều rất chú ý đến hiện tượng zaibatsu, vị thế kinh tế và những ảnh hưởng kinh tế và chính trị của các tập đoàn tư bản này, đặc biệt trong thời kỳ phát


triển đỉnh cao từ những năm 1920 đến khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.[20, tr .518]

Ở Việt Nam, đã có những tài liệu nghiên cứu về hiện tượng zaibatsu nhưng hầu hết, những tài liệu nghiên cứu này chỉ điểm xuyết những nét chính nhất mà chưa đi sâu vào nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển… của các tập đoàn tài phiệt này trong nền kinh tế – xã hội của Nhật Bản. Một trong những tài liệu nghiên cứu về lịch sử hình thành và phát triển của các zaibatsu một cách sâu sắc nhất ở Việt Nam phải kể đến công trình nghiên cứu của PGS.TS. Nguyễn Văn Kim với tác phẩm Nhật Bản với châu Á - những mối liên hệ lich sử và chuyển biến kinh tế-xã hội. Khi trình bày và phân tích về các hiện tượng zaibatsu dưới đây trong luận văn này, học viên đã dựa chủ yếu vào những luận giải của Ông trong tác phẩm này.

Zaibatsu đã từng tồn tại khá lâu trong lịch sử Nhật Bản. Khi diễn giải, giải thích theo lập trường quan điểm, chuyên môn, mục đích của người nghiên cứu, các nhà khoa học có những cách nhận định khác nhau về zaibatsu. Do vậy, đến nay vẫn chưa có một sự khẳng định nào chính thức mang tính đồng nhất giữa các nhà nghiên cứu để cho ra đời một định nghĩa chuẩn xác về khái niệm zaibatsu. Trong tác phẩm Zaibatsu :The Rise and Fall of Family Enterprise Groups in Japan, Morikawa Hidamasa đã định nghĩa: “Zaibatsu là một nhóm các công ty ở nhiều nghành khác nhau cùng thuộc quyền sở hữu riêng của một gia đình hạt nhân hoặc một gia đình mở rộng nhất định nào đó”.[58, tr. 10]. Còn theo Robert C. Hsu, “ Một zaibatsu thường có một ngân hàng, một công ty thương mại, và nhiều công ty khác nhau hoạt động trong nhiều nghành công nghiệp chế tạo và khai khoáng. Những công ty này duy trì


quan hệ hợp tác chặt chẽ lẫn nhau dưới sự lãnh đạo của một công ty cổ phần tham dự do một gia đình giàu có sở hữu kiểm soát’’.[56, tr. 505]

Cùng với những định nghĩa trên đây, các nhà nghiên cứu Nhật Bản và Nhật Bản học thế giới trong những công trình khoa học của mình cũng đưa ra nhiều quan điểm riêng khi viết về vấn đề zaibatsu. Dựa trên nền tảng là các quan điểm, nhận định đó, chúng ta có thể phân chia thành ba khuynh hướng nhận thức cơ bản sau:

1. Zaibatsu là các tập đoàn kinh tế mang tính chất nửa phong kiến. Trong đó, hoạt động kinh tế được tổ chức trên cơ sở quan hệ huyết thống, hôn nhân và quan hệ kiểu tôn chủ – bồi thần truyền thống.

2. Zaibatsu là những tập đoàn kinh tế được thiết lập thông qua sự liên kết chặt chẽ giữa các công ty cùng nắm giữ quyền điều hành và chi phối nguồn tài chính.

3. Zaibatsu là những tập đoàn tư bản tài chính lớn, nhờ việc nắm giữ những hoạt động tín dụng và ngân hàng mà kiểm soát được nhiều lĩnh vực công nghiệp và thương mại.[20, tr. 519]

Cũng theo Morikawa thì đa số các zaibatsu xuất thân từ tầng lớp chính thương mà tiếng Nhật gọi là seisho. Họ là những thương nhân, những nhà tài phiệt có quan hệ mật thiết với chính phủ hoặc bán hàng cho chính phủ. Những seisho này xuất hiện từ thời Tokugawa (1603 – 1867). Theo các tài liệu thống kê, trước Chiến tranh thế giới thứ hai, ở Nhật Bản có 10 zaibatsu lớn nhất xếp theo thứ tự về sức mạnh tài chính là: Mitsui, Mitsubishi, Sumitomo, Yasuda, Nissan, Furukawa, Okura, Nakajima, Nomura, và Asano. [47, tr.184]


Dưới tác động của những chính sách cải cách do Tokugawa Yoshimune (1684 – 1751), shogun thứ tám của triều đại Tokugawa (1600 -1868) tiến hành, từ đầu thế kỷ XVII trên khắp đất nước Nhật Bản, đặc biệt là ở các thành thị, những trung tâm sản xuất, buôn bán lớn, hàng loạt những Hiệp hội sản xuất, doanh thương (nakama) đã được thành lập. Trong đó, lớn nhất và nổi tiếng nhất là “Hiệp hội 10 nhà bán sỉ” ở Edo và “Hiệp hội 24 nhà bán sỉ” ở Osaka. Cả hai tập đoàn này đều có sự tham gia của những thương nhân giàu có nhất Nhật Bản thời bấy giờ. Được sự ủng hộ của chính quyền, trên thực tế các tập đoàn này đã trở thành những tổ chức kinh tế có tính chất quốc gia đầu tiên ở Nhật Bản và đã đóng vai trò hết sức quan trọng trong giao lưu kinh tế, phát triển giao thông, trao đổi tiền tệ giữa hai trung tâm kinh tế lớn nhất Nhật Bản là Osaka và Edo. Tuy nhiên, cũng cần phải thấy là, mặc dù sự xuất hiện của các nakama được coi là sự phát triển tiêu biểu về chất trong kinh tế Nhật Bản thời Edo nhưng bản thân hoạt động của các nakama cũng đồng thời hàm chứa nhiều nhân tố hạn chế, cản trở sự phát triển của nhiều lĩnh vực kinh tế, gây trở ngại cho sự phát triển của những thương nhân tự do bởi khuynh hướng phát triển độc quyền của các tổ chức này. Tính chất hai mặt đó, vẫn được thể hiện rò trong hoạt động của các zaibatsu ở Nhật Bản hiện đại.

Một số tập đoàn kinh tế lớn ở Nhật Bản từ thời Minh Trị (1868 - 1912) rồi đến thời Taisho (1912 - 1926) và sau đó là thời Showa (1926 – 1989 đã được tạo dựng nên ngay từ thời Edo. Và ngay trong xã hội phong kiến, không ít tổ chức kinh tế đã có sự chuyển đổi thường xuyên và mở rộng không ngừng phạm vi hoạt động sang nhiều lĩnh vực kinh tế khác. Ví như gia tộc Mitsui vốn làm nghề nấu rượu ở tỉnh Ise, sau đó gia tộc này mở thêm hiệu cầm đồ và cho vay nặng lãi. Họ chuyển về kinh doanh ở Edo vào năm 1673, rồi vào năm


1691, trở thành viên chức ngân hàng của Mạc phủ và là đại diện tài chính của nhiều lãnh chúa. Vào thời Minh Trị, trước khi mở rộng sang các lĩnh vực như: Khai mỏ, đóng tàu, công nghiệp dệt, làm giấy, chế biến đường,… gia tộc này đã chủ yếu kinh doanh trong ngành ngoại thương và ngân hàng. Cho tới năm 1920, gia tộc Mitsui đã phát triển thành 120 công ty và hoạt động của các công ty này được điều hành bằng các giám đốc do công ty mẹ (honsha) chỉ định.

Dòi theo lịch sử phát triển của tập đoàn Mitsui, các tài liệu ghi lại rằng, vào ngày 1-7-1900, mười một người đứng đầu các công ty nhánh đã gặp nhau tại “Phòng hội đồng” nhà Mitsui ở Tokyo để tuyên thệ và thông qua một bản Luật định gồm 10 chương và hơn 100 điều khoản. Hoạt động này được tổ chức nhằm tăng cường tính liên kết chặt chẽ giữa các công ty chịu sự quản lý của gia tộc Mitsui và để bảo vệ những lợi ích chung, Theo các nhà nghiên cứu, một số điều khoản trong bản Luật định này vẫn được coi là điều bí mật của tập đoàn tư bản này. Bản Luật định đã vạch ra những nguyên tắc cơ bản cho hoạt động của tập đoàn Mitsui, quy chế phân chia lợi nhận, hoạch định chính sách, cơ chế cùng chịu trách nhiệm,… Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, mặc dù tình hình kinh tế - xã hội Nhật Bản đã thay đổi nhưng nhiều nguyên tắc thông qua năm 1900 vẫn được các thành viên thuộc tập đoàn Mitsui tôn trọng và coi là những lời thề ước thiêng liêng nhất.

Mitsubishi là công ty lớn thứ hai chỉ sau công ty Mitsui ở Nhật Bản trong thời kỳ thời kỳ trước chiến tranh. Mitsubishi được khởi dựng từ công ty vận tải tàu Iwasaki thời Minh Trị, Công ty này đã phát triển sang các lĩnh vực khác như đóng tàu, ngoại thương, khai mỏ, chế tạo máy bay, ô tô và nhiều ngành công nghiệp nặng khác. Khác với như hai tập đoàn tư bản trên đây làm


giàu lên trên địa bàn Tokyo, được thành lập năm 1880 ở Osaka, Sumitomo vốn là một ngân hàng. Do có sức mạnh tài chính, công ty này đã tập trung vốn đầu tư vào việc khai thác mỏ đồng. Kinh doanh kim loại luôn là trọng tâm xuyên suốt quá trình phát triển của tập đoàn này cho dù, về sau Sumitomo có mở rộng hoạt động kinh tế sang các khu vực khác nhưng lĩnh vực ngân hàng và chế tạo máy. Giống như các tập đoàn trên, tập đoàn Yasuda cũng vốn được thành lập từ thời Minh Trị. Tập đoàn này chuyên kinh doanh thương mại, ngân hàng và công nghiệp.

Kết nối những quá trình phát triển của 4 zaibatsu ở trên, chúng ta thấy nổi lên một đặc điểm chung nhất của các tập đoàn này là tất cả đều sớm tham gia hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Từ đó các tổ chức này đã trở thành những tập đoàn tư bản đa ngành, đồng thời, bao chiếm nhiều lĩnh vực kinh tế quan trọng. Đây là đặc tính tiêu biểu cho thấy rò sự phát triển mang tính tiếp nối trong truyền thống kinh tế Nhật Bản.

Không giống như ở châu Âu thời cận đại, sự phát triển của chủ nghĩa tư bản Nhật Bản trước hết và chủ yếu là dựa vào nền tảng của hoạt động thương mại - ngân hàng với vai trò của các kuramoto*, kakeya** tonya*** vốn có nguồn gốc từ thời Edo chứ không phải là được khởi dựng từ tư bản công nghiệp.


Chú thích: * kuramoto: Trong xu thế mở rộng quan hệ thương mại với các trung tâm buôn bán lớn của địa phương, từ cuối thế kỷ XVII, ở Nhật đã xuất hiện một loại thương nhân chuyên bao mua lúa gạo và các sản vật mà lãnh chúa gửi bán. Các thương nhân này là các kuramoto


** kakeya: Các thương nhân trên (kuramoto) từng bước đã trở thành “đại diện thương mại” cho nhiều lãnh chúa. Một bộ phận của tầng lớp này thông qua quan hệ với các han (các công quốc) đã trở thành thương nhân kiêm cho vay nợ lãi. Đó là các kakeya

*** tonya: Là loại thương nhân có thế lực nhất thời Edo, là

những người chuyên buôn bán lớn, có quyền lực gắn chặt với giới chính trị. Họ thường xuyên mua hàng từ các vùng sản xuất, công xưởng rồi bán lại cho các thương nhân trung gian.

Có thể thấy, trong số những zaibatsu lớn, quyền lợi của Sumitomo là do một tập đoàn tư bản thuộc một gia tộc nắm giữ. Tập đoàn Mitsubishi là sự liên kết giữa hai nhà thuộc họ Iwasaki, ở đó quyền lãnh đạo luôn thuộc về hai người con trai cả sau đó mới là vị thế của các con trai thứ. Tập đoàn Mitsui là sự liên kết của 11 nhánh của gia tộc này. Thông qua một hội đồng, những người đứng đầu các công ty đưa ra quyết định cho sự phát triển chung của cả tập đoàn. [20, tr. 519 - 522]

Như chúng ta đã biết, ở thời Minh Trị, do nhu cầu xây dựng một nền công nghiệp hiện đại để thực hiện mục tiêu “phú quốc cường binh” chống lại các nguy cơ đe dọa từ bên ngoài, chính phủ Minh Trị đã đề ra nhiều chính sách khuyến khích sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân mà khởi đầu là việc bán lại các cơ sở sản xuất ít ỏi của chính phủ cho một số gia đình giàu có được biệt đãi. Ngoài ra, những gia đình này và cả khu vực kinh tế tư nhân nói chung, còn được hưởng nhiều ưu đãi khác để mở rộng sản xuất như được chính phủ trợ cấp vốn cho, thậm chí được cấp cả vật tư để mở thêm các xí nghiệp mới và được miễn nhiều loại thuế. Thậm chí có giá đình còn được độc quyền trong những lĩnh vực nhất định. Chẳng hạn như Mitsubishi được chính phủ cho phép độc quyền trong lĩnh vực vận tải đường thủy nhờ đã hợp tác với

Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 11/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí