cùng xây dựng, để cho cả hai thúc đẩy lẫn nhau, cùng nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác phòng thủ.
Khăm Phun Lướn Sôm Vẳng, xây dựng tiềm lực quân sự khu vực phòng thủ các tỉnh ở địa bàn Nam Lào trong tình hình mới [92], bàn về quan điểm, chủ trương của Đảng nhân dân cách mạng Lào và Nhà nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào về xây dựng tiềm lực quốc phòng vững mạnh cho các địa phương của Lào, xây dựng tỉnh, thành phố của Lào thành các KVPT vững mạnh về mọi mặt đồng thời đưa ra 5 giải pháp nâng cao hiệu quả xây dựng tiềm lực quân sự KVPT các tỉnh ở địa bàn Nam Lào, trong đó có giải pháp: xây dựng, hoàn chỉnh cơ chế lãnh đạo, điều hành; phát huy vai trò tham mưu của các cơ quan chuyên ngành giúp Trung ương Đảng, Nhà nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào và các địa phương tổ chức xây dựng tiềm lực quân sự KVPT; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý của các cấp ủy Đảng, hệ thống chỉ huy điều hành, nâng cao chất lượng, hiệu quả xây dựng tiềm lực quân sự của KVPT ở các tỉnh Nam Lào trong tình hình mới.
Khăm Lạ Phăn Xây Nha Xúc, Giáo dục quan điểm, đường lối quốc phòng bảo vệ Tổ quốc – Nội dung quan trọng trong xây dựng tiềm lực chính trị, tinh thần của nền Quốc phòng toàn dân ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào [91], tác giả khẳng định: Để xây dựng nền quốc phòng của nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào vững mạnh cần tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó giáo dục quan điểm, đường lối quốc phòng bảo vệ Tổ quốc của Đảng nhân dân cách mạng Lào là một nội dung quan trọng trong xây dựng tiềm lực chính trị - tinh thần của nền quốc phòng toàn dân bảo vệ Tổ quốc Lào, từ đó bài báo đề xuất một số nội dung, biện pháp chủ yếu trong xây dựng thế trận quốc phòng bao gồm: Phân bố lại lao động trên các vùng, xây dựng các khu kinh tế - quốc phòng ở các địa bàn chiến lược, vùng sâu, vùng xa; xây dựng thế trận lòng dân làm nền tảng phát huy sức mạnh tổng hợp của nhân dân các bộ tộc Lào.
1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở TRONG NƯỚC
1.2.1. Các công trình nghiên cứu về đồng bằng sông Hồng, sự lãnh đạo của cấp ủy địa phương ở đồng bằng sông Hồng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội
Sách Đồng bằng sông Hồng vùng đất, con người, nhiều tác giả [103], trong phần 1: Khái quát điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội và thắng cảnh, các tác giả đã khẳng định đồng bằng sông Hồng là vùng đất có lịch sử lâu đời gắn với quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam; hiện nay, đồng bằng sông Hồng là một trong những trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật và kinh tế lớn của cả nước. Với điều kiện địa lý tự nhiên được thiên nhiên ưu đãi, tài nguyên khoáng sản phong phú do đó đồng bằng sông Hồng là vùng có nền công nghiệp phát triển vào loại sớm nhất nước ta; tập trung nhiều ngành công nghiệp giữ vị trí quan trọng của cả nước, trong đó có một số lĩnh vực đạt tiêu chuẩn quốc tế. Hệ thống giao thông vận tải trong vùng khá phát triển, cấu trúc nhiều ngành với đường sắt, đường ô tô, đường sông, đường biển, đường không, đường ống, tạo nên một mạng lưới khá dày, kết hợp nhiều chiều trong không gian lãnh thổ của vùng; trong đó có nhiều trục và hướng đường có ý nghĩa chiến lược về kinh tế và quốc phòng.
Lê Thị Minh Hà, các tỉnh ủy ở vùng đồng bằng sông Hồng lãnh đạo chính quyền tỉnh giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ [84]. Xác định vai trò của chính quyền tỉnh là trụ cột của Hệ thống chính trị tỉnh, là công cụ lãnh đạo sắc bén của Tỉnh ủy. Lãnh đạo chính quyền tỉnh là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của các tỉnh ủy ở ĐBSH giai đoạn hiện nay bởi vì năng lực lãnh đạo của các tỉnh ủy được biểu hiện tập trung nhất, rõ nhất ở năng lực lãnh đạo chính quyền tỉnh. Luận án đã khái quát điều kiện địa lý tự nhiên, kinh tế, xã hội, quốc phòng an ninh, đồng thời phân tích chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm của các tỉnh, tỉnh ủy và chính quyền cấp tỉnh ở vùng đồng bằng sông Hồng trên cơ sở đó đưa ra khái niệm, nội dung, phương thức lãnh đạo của các
Có thể bạn quan tâm!
- Các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Hồng lãnh đạo xây dựng khu vực phòng thủ giai đoạn hiện nay - 1
- Các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Hồng lãnh đạo xây dựng khu vực phòng thủ giai đoạn hiện nay - 2
- Các Công Trình Nghiên Cứu Về Sự Lãnh Đạo Của Đảng, Cấp Ủy, Đảng Bộ Địa Phương Về Xây Dựng, Hoạt Động Khu Vực Phòng Thủ
- Khái Quát Về Các Tỉnh Ở Đồng Bằng Sông Hồng Và Xây Dựng Khu Vực Phòng Thủ Tỉnh Ở Đồng Bằng Sông Hồng
- Xây Dựng Khu Vực Phòng Thủ Tỉnh Ở Các Tỉnh Đồng Bằng Sông Hồng – Khái Niệm, Nội Dung
Xem toàn bộ 198 trang tài liệu này.
tỉnh ủy đối với chính quyền tỉnh đồng thời dự báo tình hình và đề xuất 5 giải pháp nhằm tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh ủy ở vùng ĐBSH đối với chính quyền tỉnh giai đoạn hiện nay.
Lê Văn Thư, các tỉnh ủy ở đồng bằng Sông Hồng lãnh đạo phát triển văn hóa – xã hội giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ [124], Chương II của Luận án đã nghiên cứu khái quát điều kiện địa lý tự nhiên, kinh tế và những đặc điểm văn hóa – xã hội ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng. Từ đó, luận án khẳng định các tỉnh đồng bằng sông Hồng là khu vực kinh tế - xã hội trọng điểm, rất giàu tiềm năng, thế mạnh để phát triển về mọi mặt. Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, kinh tế ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng đã có sự phát triển nhanh và tương đối bền vững, tuy nhiên, văn hóa – xã hội chưa có sự phát triển tương xứng, thậm chí có những bước thụt lùi như sự phân hóa giàu nghèo, sự xuống cấp của đạo đức xã hội, nạn tham nhũng, lãng phí, mê tín dị đoan… Trên cơ sở dự báo tình hình và những tác động đến sự phát triển văn hóa xã hội trong thời gian tới, luận án đã đề xuất 05 giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Hồng đối với phát triển văn hóa – xã hội đến năm 2025.
Nguyễn Xuân Hưng, các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Hồng lãnh đạo thực hiện công bằng xã hội giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ [90]. Qua nghiên cứu các đặc điểm về địa lý tự nhiên, kinh tế, văn hóa xã hội, quốc phòng – an ninh, Luận án khẳng định: ĐBSH là vùng có vị trí, vai trò rất quan trọng về chính trị, kinh tế, quốc phòng và an ninh với những tiềm năng, thế mạnh về phát triển kinh tế và thực hiện công bằng xã hội. Trong 30 năm qua, các tỉnh uỷ trong vùng đã coi trọng lãnh đạo thực hiện đường lối đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện công bằng xã hội, đạt kết quả quan trọng. Kinh tế tăng trưởng khá nhanh, chính trị ổn định, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện và nâng lên; giáo dục đào tạo, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, văn hóa, giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo, thực hiện các
quyền của công dân... được cải thiện. Tuy nhiên, vẫn còn những bất cập tồn tại như sự phân hóa giàu nghèo giữa các tầng lớp nhân dân trong vùng, giữa vùng thành thị với vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa; việc thụ hưởng các giá trị văn hóa còn có sự chênh lệch rất lớn giữa các tầng lớp dân cư, giữa cư dân thành thị với cư dân nông thôn; giữa cư dân ở các huyện, xã miền núi, với cư dân ở vùng đồng bằng; giữa đồng bào dân tộc thiểu số với người Kinh ở một số tỉnh. Quyền tự do, tín ngưỡng, theo các tôn giáo của người dân ở một số nơi bị lợi dụng, tình trạng thất nghiệp gia tăng, thanh niên nông thôn đi tìm việc làm ở các tỉnh ngoài ngày càng cao…Trên cơ sở đó, luận án đề xuất 06 giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh ủy các tỉnh đồng bằng sông Hồng trong thực hiện công bằng xã hội giai đoạn hiện nay.
1.2.2. Các công trình nghiên cứu về xây dựng, hoạt động khu vực phòng thủ
Sách “Quốc phòng Việt Nam” [27], cung cấp cho bạn đọc tổng quan về những vấn đề cơ bản của chính sách quốc phòng Việt Nam trong đó có xây dựng nền quốc phòng toàn dân. Trong phần thứ hai “Xây dựng nền quốc phòng” xác định: Thế trận quốc phòng toàn dân được xây dựng gắn với quy hoạch của quốc gia và từng địa phương theo phương châm kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế; hình thành các khu vực chiến lược vững về chính trị, giàu về kinh tế, mạnh về quốc phòng an ninh. Do vậy, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân phải được kết hợp ngay trong các kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương và trên cả nước. Trên cơ sở khả năng của nền kinh tế, Nhà nước tăng cường đầu tư xây dựng các tỉnh, thành phố thành các KVPT vững chắc, bảo đảm trong thời bình có khả năng tự giải quyết được những tình huống khẩn cấp ở địa phương mình, xử lý hiệu quả các tình huống về quốc phòng – an ninh, giữ vững chủ quyền, biển, đảo; sẵn sàng đánh thắng chiến tranh xâm lược, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Sách “Giáo trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng – an ninh đối tượng 1”, tập 1, [23].
Chuyên đề 4: “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý sự nghiệp quốc phòng
– an ninh trong tình hình mới” đã khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo sự nghiệp quốc phòng – an ninh là tất yếu, khách quan; đồng thời làm rõ nguyên tắc Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với sự nghiệp quốc phòng - an ninh. Trong phần “Những vấn đề cơ bản về Đảng lãnh đạo sự nghiệp quốc phòng – an ninh” chỉ ra các nội dung lãnh đạo chủ yếu của Đảng đối với công tác quốc phòng an ninh ở địa phương bao gồm: Lãnh đạo công tác quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân; kết hợp kinh tế, văn hóa, xã hội, đối ngoại với quốc phòng – an ninh; xây dựng KVPT; đảm bảo ngân sách đối với nhiệm vụ quốc phòng; thực hiện chính sách hậu phương quân đội và các chính sách xã hội có liên quan đến quốc phòng.
Chuyên đề 10: “Khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” khẳng định: Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành các KVPT vững chắc là một chủ trương chiến lược của Đảng, Nhà nước ta, là bộ phận hợp thành hệ thống phòng thủ chung của các quân khu và cả nước. KVPT được xây dựng vững mạnh toàn diện cả về tiềm lực và thế trận trên các mặt chính trị tinh thần, kinh tế, văn hóa, xã hội, QP, AN và đối ngoại… Xây dựng KVPT tỉnh, thành phố đặt dưới sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của các tỉnh ủy, thành ủy, phát huy sức mạnh tổng hợp toàn dân tham gia, các lực lượng vũ trang địa phương làm nòng cốt. Quá trình xây dựng KVPT phải gắn với việc phòng, chống “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, đáp ứng yêu cầu cấp bách trước mắt là giữ ổn định chính trị tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội.
Sách “Phát triển lý luận và thực tiễn về tổ chức, xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố trên địa bàn Quân khu 7 trong tình hình mới” của Trung tướng Lê Mạnh [97], tác giả làm rõ những quan điểm, chủ trương của
Đảng về đường lối quân sự quốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân dân và xây dựng KVPT tỉnh (thành phố), đồng thời đánh giá kết quả, quá trình triển khai thực hiện việc xây dựng các tỉnh, thành phố trên địa bàn Quân khu 7 thành KVPT vững chắc theo Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 30/7/1987 của Bộ Chính trị (khóa VI). Được sự chỉ đạo của Đảng ủy Quân sự Trung ương và Bộ Quốc phòng, Đảng ủy - Bộ Tư lệnh Quân khu 7 đã tích cực, chủ động đề ra các chủ trương, biện pháp tổ chức, xây dựng KVPT, trong đó tỉnh Tây Ninh được chọn làm mô hình xây dựng "điểm” và tỉnh Đồng Nai diễn tập “điểm” để rút kinh nghiệm chung cho cả nước. Sau 20 năm xây dựng, đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội và quốc phòng - an ninh... Trong đó, xây dựng chính trị - tinh thần là cốt lõi, kinh tế, văn hóa - xã hội là trung tâm, xây dựng quốc phòng - an ninh là trọng yếu. Vì vậy, mặc dù là trọng điểm chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch bằng chiến lược "diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ, nhưng chúng ta đã lần lượt làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của địch, góp phần giữ vững ổn định chính trị, bảo vệ vững chắc lãnh thổ, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế phát triển, đời sống mọi tầng lớp nhân dân được cải thiện, lòng tin của quần chúng vào Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa được củng cố và phát triển. Sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị đã tạo tiền đề to lớn để tiếp tục xây dựng KVPT vững chắc về chiều sâu, góp phần thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, khẳng định tính đúng đắn, sáng tạo của chủ trương chiến lược phòng thủ đất nước trong thời kỳ mới.
Qua thực tiễn xây dựng KVPT của Quân khu 7 tác giả đã đề xuất 10 vấn đề phát triển mới đặt ra và cần được nghiên cứu tổng kết làm rõ để thống nhất nhận thức lý luận cũng như trong tổ chức thực hiện. Đồng thời đề xuất trong công tác chỉ đạo xây dựng KVPT cần chuyên sâu về xây dựng tiềm lực và thế trận QP, AN; vì QP, AN là nòng cốt của khu vực phòng thủ, khi chiến tranh xảy ra thì tất cả các lĩnh vực khác đều là nhu cầu cấp thiết của QP, AN,
còn các vấn đề về kinh tế, văn hoá, xã hội đã có sự chỉ đạo và quản lý của nhà nước. Nói cách khác là nên chỉ đạo và đánh giá riêng về quốc phòng - an ninh đối với các khu vực phòng thủ, không nên bao gồm cả các vấn đề cụ thể về các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, nói như vậy không phải là chỉ coi trọng quốc phòng - an ninh hay coi nhẹ kinh tế, văn hoá mà là phải bảo đảm tính chuyên sâu trong chỉ đạo và đánh giá từng mặt cơ bản.
Sách chuyên khảo, Một số vấn đề về xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố và bảo vệ biển đảo, tăng cường sức mạnh quốc phòng trong tình hình mới của Vũ Thanh Thảo [118], cuốn sách gồm hai phần, trong phần một: Xây dựng KVPT tỉnh thành phố vững mạnh, tăng cường sức mạnh quốc phòng trong tình hình mới, tác giả đã đưa ra cơ sở lý luận, thực tiễn của tổ chức xây dựng và hoạt động KVPT tỉnh, thành phố trong đó có hệ thống các quan điểm của Đảng về xây dựng KVPT như Nghị quyết 02-NQ/TW của Bộ chính trị (khóa VI), Nghị định số 152/2007/NĐ-CP ngày 10/10/2007 của Chính phủ về khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố, Luật Quốc phòng số 39/2005/QH11…trên cơ sở đánh giá thực trạng tổ chức xây dựng và hoạt động của KVPT tỉnh, thành phố trong thời kỳ đổi mới, tác giả đã chỉ ra những kết quả đạt được và những hạn chế cần khắc phục, trong đó có hạn chế về mặt nhận thức, việc thực hiện quan điểm kết hợp kinh tế với QP, AN chưa đáp ứng yêu cầu đề ra, việc thực hiện phương châm “Mỗi bước tăng trưởng về kinh tế - xã hội là một bước củng cố tiềm lực quốc phòng” chưa được thể hiện rõ, việc đầu tư ngân sách cho xây dựng một số công trình trọng điểm trong KVPT còn hạn chế, chất lượng diễn tập KVPT tỉnh, thành phố chưa cao…Để thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng KVPT trong tình hình mới, cần thực hiện tốt nhiều nội dung, trong đó nhấn mạnh việc tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, sự quản lý của Nhà nước, sự phối hợp của các sở, ban, ngành, đoàn thể trong tổ chức xây dựng, hoạt động của KVPT ở từng tình huống cụ thể về QP, AN, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Đặng Quang Minh, Một số giải pháp nâng cao hiệu quả xây dựng khu vực phòng thủ quân khu trong tình hình mới, [101], Bài báo khẳng định: Khu vực phòng thủ quân khu là thành phần quan trọng trong hệ thống phòng thủ chung của cả nước, bộ phận hợp thành của nền quốc phòng toàn dân, giữ vị trí chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sức mạnh của nền quốc phòng toàn dân phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quan trọng và cốt lõi nhất là thế trận và lực lượng nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong mọi tình huống. Để nâng cao hiệu quả xây dựng KVPT quân khu vững mạnh toàn diện, tác giả đề xuất 6 giải pháp trong đó có giải pháp xây dựng và thực hiện nghiêm túc cơ chế chỉ huy, chỉ đạo xây dựng KVPT quân khu. Trong xây dựng và thực hiện cơ chế chỉ huy, chỉ đạo cần tính toán tất cả các nhiệm vụ thường xuyên và đột xuất, nắm chắc diễn biến tình hình và yêu cầu nhiệm vụ thực tế, trên cơ sở đó chỉ đạo các thành phần trực tiếp tham gia phối hợp xây dựng KVPT quân khu theo đúng kế hoạch đã xác định, tổ chức phối hợp và chỉ đạo các đơn vị triển khai thực hiện theo nhiệm vụ được phân công.
Phan Văn Giang, Tiếp tục xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố vững chắc trong tình hình mới [82], bài viết khẳng định những năm qua, toàn Đảng toàn quân, toàn dân ta đã triển khai thực hiện đồng bộ các nội dung về xây dựng KVPT cả về tiềm lực và thế trận theo đúng tinh thần Nghị quyết 28- NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa X) và đã thu được nhiều kết quả quan trọng. Những kết quả đạt được trong xây dựng, hoạt động của KVPT đã khẳng định chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước, sự nỗ lực và quyết tâm của cả hệ thống chính trị tạo nên thế và lực mới trong thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân ở từng địa phương góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; tạo điều kiện thuận lợi cho tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.