Đánh Giá Tác Động Của Cơ Cấu Nguồn Vốn Đến Hoạt Động Của Các Dn Ny Trong Ngành Vlxd.

23


(Nguồn: Thuyết minh BCTC của các DN NY trong ngành VLXD)

2.2.2. Đánh giá tác động của cơ cấu nguồn vốn đến hoạt động của các DN NY trong ngành VLXD.

Như đã phân tích ở mục 2.2.1, cơ cấu nguồn vốn của các DN NY trong ngành VLXD đang có sự phân hoá theo quy mô, cơ cấu sở hữu, ngành hàng. Trong đó, cơ cấu nguồn vốn có sự khác biệt rất rõ rệt theo phân ngành kinh doanh. Chính vì vậy, để nghiên cứu tác động của cơ cấu nguồn vốn đến hoạt động của các DN NY trong ngành VLXD, luận án xem xét theo từng ngành hàng, kết hợp với tiêu chí về hệ số nợ để phân loại mỗi ngành hàng thành nhóm DN có hệ số nợ cao và nhóm DN có hệ số nợ thấp (căn cứ vào trung bình mẫu). Bảng phân loại chi tiết như sau:

Bảng 2.4. Phân nhóm các DN NY trong ngành VLXD theo hệ số nợ


Phân ngành

H/s nợ cao hơn TB

H/s nợ thấp hơn TB

TB nhóm

Thép

DTL, HSG, NKG, POM, VIS

HPG, KKC, TLH, VCA, VGS

0,6

Xi măng

BBC, BTS, CLH, HT1

DXV, HOM, HVX, SDG, TBX,

TXM

0,58

Gạch – đá

CVT, TCR, HLY, VHL, VIT

GMX, MMC, NNC, TTC, VCS

0,48

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 241 trang tài liệu này.

Cơ cấu nguồn vốn của các doanh nghiệp niêm yết trong ngành vật liệu xây dựng ở Việt Nam - 16

(Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của các DN NY trong ngành VLXD)

2.2.2.1. Tác động của CCNV đến chi phí sử dụng vốn của các DN NY trong ngành VLXD

Để đánh giá tác động của cơ cấu nguồn vốn đến chi phí sử dụng vốn của các DN NY trong ngành VLXD tác giả thực hiện

(1) Ước lượng WACC của các DN NY trong ngành VLXD

(2) Đánh giá tác động của CCNV đến WACC của các DN NY trong ngành VLXD

Hình 2.38. WACC của các DN NY trong ngành VLXD

30.00%


25.00%


20.00%


15.00%


10.00%


5.00%


0.00%

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

rd

re

WACC

(Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên BCTC của các DN NY trong ngành VLXD)

Nhìn chung, WACC bình quân của các DN NY trong ngành VLXD có xu hướng giảm trong giai đoạn 2010 -2020. Trong đó:

Đối với chi phí sử dụng vốn vay: Chi phí sử dụng vốn vay sau thuế của các DN NY trong ngành VLXD bám sát với xu hướng biến động của lãi suất trên thị trường. Trong những năm từ 2010-2013, khi lãi suất trên thị trường tăng cao thì chi phí sử dụng vốn vay sau thuế của các DN NY trong ngành VLXD dao động trong khoảng từ 6,07% - 6,54%. Còn từ năm 2014-2020, khi lãi suất trên thị trường được kiểm soát thì chi phí sử dụng vốn vay sau thuế của các DN NY trong ngành VLXD cũng giảm đi và dao động trong khoảng từ 5,67% - 5,86%. Duy chỉ có năm 2017, khi các DN NY trong ngành VLXD mà đặc biệt là các DN thép có sự gia tăng nợ vay phục vụ cho đầu tư sản xuất kinh doanh thì đã làm cho chi phí sử dụng vốn vay sau thuế của các DN NY trong ngành VLXD gia tăng lên mức 6,22%.

Đối với chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu: Tương tự chi phí sử dụng vốn vay sau thuế thì chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu của các DN NY trong ngành VLXD cũng có xu hướng giảm trong giai đoạn 2010-2020. Trải qua giai đoạn tăng trưởng nóng từ trước những năm 2010, các DN NY trong ngành VLXD bước vào giai đoạn tái cơ cấu, nhiều DN đã không còn nhiều tiềm năng phát triển, kỳ vọng của các nhà đầu tư về mức sinh lời của các DN NY trong ngành VLXD cũng sụt giảm. Chính vì vậy đã làm cho chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu bình quân của nhóm các DN NY trong ngành VLXD có chiều hướng giảm đi từ mức 25,75% vào năm 2010 xuống còn 5,07% vào năm 2017. Còn từ năm 2017-2020, với sự phát triển mạnh mẽ của một số DN lớn trong ngành như HPG, HSG đã làm kỳ vọng của các nhà đầu tư đối với ngành VLXD tăng lên. Đồng thời khiến cho chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu bình quân của các DN NY trong ngành

VLXD trở lại với xu hướng gia tăng, tuy nhiên mức tăng không đáng kể chi từ 5,07% vào năm 2017 lên 7,62% vào năm 2020.

Đánh giá chi tiết chi phí sử dụng vốn của các DN NY trong ngành VLXD theo từngphân ngành:

a. Đối với nhóm DN thép

- Chi phí sử dụng nợ vay: Chi phí sử dụng nợ vay của cả 2 nhóm DN thép có hệ số nợ cao và hệ số nợ thấp đều có xu hướng giảm trong giai đoạn 2010 – 2016. Từ năm 2017, chi phí sử dụng nợ vay của cả 2 nhóm DN lại có xu hướng tăng trở lại. Chiều hướng biến động của hai nhóm DN là khá tương đồng, đặc biệt trong giai đoạn 2012-2017. Giai đoạn 2018-2020, chênh lệch về chi phí sử dụng nợ vay của 2 nhóm DN trở nên rõ ràng hơn. Nhóm DN có hệ số nợ cao, chi phí sử dụng nợ vay đã giảm từ 4,18% vào năm 2010 xuống còn 3,77% vào năm 2016, sau đó tăng lên mức 8,74% vào năm 2020. Đối với nhóm DN vay nợ thấp, chi phí sử dụng nợ vay đã giảm từ 9,16% vào năm 2010 xuống còn 4,87% vào năm 2016, sau đó tăng lên mức 5,11% vào năm 2020.

Hình 2.39. Biến động Rd của các DN thép theo nhóm nợ


12.00%

10.00%

8.00%

6.00%

4.00%

2.00%

0.00%

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Nhóm DN thép có hệ số nợ cao

Nhóm DN thép có hệ số nợ thấp

(Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên BCTC của các DN NY trong ngành VLXD )

- Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu:

Hình 2.40. Biến động Re của các DN thép theo nhóm nợ

35.00%

30.00%

25.00%

20.00%

15.00%

10.00%

5.00%

0.00%

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Nhóm DN thép có hệ số nợ cao

Nhóm DN thép có hệ số nợ thấp

(Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên BCTC của các DN NY trong ngành VLXD)

Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu của cả 2 nhóm DN sx thép có hệ số nợ cao về hệ số nợ thấp đều có xu hướng sụt giảm trong giai đoạn 2010-2020. Nhóm DN có hệ số nợ cao giảm chi phí sử dụng VCSH từ 28,53% vào năm 2010 xuống còn 7,01% vào năm 2020; nhóm DN có hệ số nợ thấp giảm chi phí sử dụng vốn từ 31,31 % vào năm 2010 xuống còn 7,97% vào năm 2020. Sau những năm sụt giảm liên tiếp thì đến năm 2020, chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu của các DN thép ở cả 2 nhóm hệ số nợ đã tăng nhẹ khi triển vọng tăng trưởng ngành thép trở nên khả quan hơn. Sự cách biệt về chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu giữa 2 nhóm hệ số nợ không lớn. Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu của cả 2 nhóm hệ số nợ có giá trị khá tương đồng. Đặc biệt là trong giai đoạn 2015-2020, chênh lệch về chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu giữa 2 nhóm hệ số nợ chỉ dao động trong khoảng 0,6% - 1,5%.

- Chi phí sử dụng vốn bình quân:

Hình 2.41. Biến động WACC của các DN thép theo nhóm nợ

25.00%

20.00%

15.00%

10.00%

5.00%

0.00%

201020112012201320142015201620172018 20192020

Nhóm DN thép có hệ số nợ cao Nhóm DN thép có hệ số nợ thấp

(Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên BCTC của các DN NY trong ngành VLXD)

Nhìn chung, chi phí sử dụng vốn bình quân của các DN thép biến động theo hai chu kỳ. Chu kỳ thứ nhất: Chi phí sử dụng vốn bình quân sụt giảm mạnh trong giai đoạn 2010-2014, sau đó tăng nhẹ vào năm 2015. Chu kỳ thứ hai: Chi phí sử dụng vốn bình quân lại giảm sút trong khoảng từ 2016-2019 và tăng nhẹ vào năm 2020. Hai lần chi phí sử dụng vốn bình quân tăng trở lại là vào những năm mà các DN thép cho thấy nhiều tín hiệu về sự tăng trưởng khi mà thị trường VLXD phục hồi trở lại sau giai đoạn trầm lắng, các DN thép có nhiều dự án đầu tư với số vốn cần huy động lớn. Chính những nguyên nhân kể trên đã làm cho chi phí sử dụng vốn bình quân của các DN thép tăng trở lại.

Đồng thời, trong giai đoạn 2010-2020 thì chênh lệch về chi phí sử dụng vốn bình quân giữa 2 nhóm DN hệ số nợ ngày càng thu hẹp. Năm 2010, chi phí sử dụng vốn bình quân của nhóm DN hệ số nợ thấp là 22,92%, cao hơn 6,33% so với nhóm DN hệ số nợ cao. Đến năm 2019, chênh lệch về chi phí sử dụng vốn bình quân giữa 2 nhóm chỉ còn 1,03%, và đến năm 2020 thì nhóm DN hệ số nợ thấp lại có chi phí sử dụng vốn bình quân nhỏ hơn so với nhóm DN hệ số nợ cao là 1,05%. Như vậy, đối với các DN thép thì ảnh hưởng của cơ cấu nguồn vốn đến sự phân hoá về chi phí sử dụng vốn là chưa rõ ràng.

b. Đối với nhóm DN xi măng

- Chi phí sử dụng nợ vay:

Hình 2.42. Biến động Rd của các DN xi măng theo nhóm nợ


20.00%

15.00%

10.00%

5.00%

0.00%

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020


Nhóm DN xi măng có hệ số nợ cao Nhóm DN xi măng có hệ số nợ thấp

(Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên BCTC của các DN NY trong ngành VLXD)

Chi phí sử dụng nợ vay của cả 2 nhóm DN xi măng đều có xu hướng giảm trong giai đoạn 2010-2020. Đối với nhóm DN hệ số nợ thấp, chi phí sử dụng vốn vay đã đã giảm từ 7,41% vào năm 2010 xuống còn 3,02% vào năm 2020. Các biệt vào năm 2015, DXV đã có chi phí sử dụng vốn vay tăng đột biến lên đến 65% làm cho chi phí sử dụng vốn bình quân của nhóm tăng đột biến lên 14,62%.

Đối với nhóm DN hệ số nợ cao, chi phí sử dụng vốn vay sau khi tăng từ 2,76% năm 2010 lên 7,89% vào năm 2011 thì đã giảm xuống còn 5,87% vào năm 2020.

Chi phí sử dụng vốn vay của nhóm DN hệ số nợ cao là lớn hơn so với nhóm DN hệ số nợ thấp. Chênh lệch chi phí sử dụng vốn vay giữa 2 nhóm DN dao động trong khoảng từ 1%- 3%. Cá biệt năm 2015, do chi phí sử dụng vốn vay DXV tăng đột biến khiến cho chi phí sử dụng vốn vay bình quân của nhóm DN hệ số nợ thấp lớn hơn so với nhóm DN hệ số nợ cao. Tuy nhiên, nếu không xét trường hợp cá biệt này thì chi phí sử dụng vốn vay của nhóm DN hệ số nợ thấp vẫn nhỏ hơn so với nhóm DN hệ số nợ cao (4,59% so với 4,63%). Như vậy, về chi phí sử dụng vốn vay của các DN xi măng cũng đã có sự phân hoá theo nhóm nợ, trong đó nhóm DN có mức độ vay nợ cao hơn thì có chi phí sử dụng vốn vay cũng cao hơn. Tuy nhiên mức độ phân hoá là chưa lớn.

- Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu:

Hình 2.43. Biến động Re của các DN xi măng theo nhóm nợ

30.00%


20.00%


10.00%


0.00%

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

-10.00%

Nhóm DN xi măng có hệ số nợ cao

Nhóm DN xi măng có hệ số nợ thấp

(Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên BCTC của các DN NY trong ngành VLXD)

Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu của các DN xi măng theo nhóm nợ đều có sự sụt giảm trong giai đoạn 2010-2020.

Đối với nhóm DN xi măng hệ số nợ cao, chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu đã giảm từ 20,89% vào năm 2010 xuống còn 5,99% vào năm 2020. Qua đó, thấy rằng đánh giá của thị trường về tiềm năng tăng trưởng của các DN xi măng là không nhiều, nhiều cổ phiếu được giao dịch dưới mệnh giá. Việc huy động vốn chủ sở hữu bằng phát hành cổ phần thường mới sẽ gặp nhiều khó khăn vì TSSL không đủ và không có tiềm năng tăng trưởng.

Đối với nhóm DN xi măng hệ số nợ thấp, chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu còn có sự sụt giảm mạnh hơn, từ 25,88% vào năm 2010 xuống còn -6,45% vào năm 2017. Nguyên nhân vì trong nhóm có 1 số doanh nghiệp có beta âm như TBX. Nhìn chung TSSL thị trường có xu hướng tăng thì TSSL của TBX lại sụt giảm, dẫn đến chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu giảm dần đến mức âm. Sau năm 2017, chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu của nhóm DN xi măng hệ số nợ thấp có dấu hiệu tăng trở lại, đến 2020 đã đạt mức 12,31%.

Trong những năm từ 2010-2018, giữa 2 nhóm DN xi măng theo nhóm nợ thì sự phân hoá về chi phí sử dụng vốn chủ là không lớn. Trừ trường hợp TBX vào năm 2017 thì chênh lệch về chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu của 2 nhóm dao động trong khoảng 1%. Tuy nhiên từ năm 2019, thì chênh lệch về chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu giữa 2 nhóm đã gia tăng đáng kể. Đến năm 2020, chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu của nhóm DN hệ số nợ thấp đã là 12,31%, cao hơn 6,32% so với mức 5,99% của nhóm DN hệ số nợ cao.

- Chi phí sử dụng vốn bình quân:

Hình 2.44. Biến động WACC của các DN xi măng theo nhóm nợ

20.00%


15.00%


10.00%


5.00%


0.00%

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

-5.00%

Nhóm DN xi măng có hệ số nợ cao

Nhóm DN xi măng có hệ số nợ thấp

(Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên BCTC của các DN NY trong ngành VLXD)

Nhìn chung, sự biến động về chi phí sử dụng vốn bình quân của các DN sx xi măng được chia làm 2 giai đoạn.

Giai đoạn thứ nhất: Từ năm 2010 đến 2017. Trong giai đoạn này chi phí sử dụng vốn bình quân của cả 2 nhóm DN hệ số nợ cao và nhóm DN hệ số nợ thấp đều có xu hướng sụt giảm. Tuy nhiên, các DN hệ số nợ thấp có mức chi phí sử dụng vốn bình quân cao hơn so với nhóm DN hệ số nợ cao

Giai đoạn thứ 2: Từ năm 2017 đến 2020. Trong khi chi phí sử dụng vốn bình quân của nhóm DN hệ số nợ cao vẫn tiếp đà giảm sút của giai đoạn trước, thì nhóm DN hệ số nợ thấp lại có xu hướng tăng về chi phí sử dụng vốn bình quân. Đến năm 2020, chi phí sử dụng vốn bình quân của nhóm DN hệ số nợ thấp là 10,35% lớn hơn so với nhóm DN hệ số nợ cao là 5,96%.

c. Đối với nhóm DN gạch – đá

- Chi phí sử dụng nợ vay:

Hình 2.45. Biến động Rd của các DN gạch ốp lát theo nhóm nợ

35.00%

30.00%

25.00%

20.00%

15.00%

10.00%

5.00%

0.00%

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Nhóm DN gạch có hệ số nợ cao

Nhóm DN gạch có hệ số nợ thấp

(Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên BCTC của các DN NY trong ngành VLXD)

Chi phí sử dụng nợ vay của các DN gạch – đá có xu hướng sụt giảm trong giai đoạn 2010-2017, tăng dần trong giai đoạn 2017-2019 và giảm đi vào năm 2020. Chu kỳ biến động này là khá tương đồng ở cả 2 nhóm DN hệ số nợ cao và nhóm DN hệ số nợ thấp. Riêng năm 2011, chi phí sử dụng vốn vay của MCC trong nhóm DN hệ số nợ thấp tăng vọt lên 140% đã khiến cho chi phí sử dụng vốn vay bình quân của nhóm tăng lên 32,36%.

Ngoài trường hợp cá biệt của MCC vào năm 2011 thì sự phân hoá về chi phí sử dụng vốn vay giữa 2 nhóm DN có hệ số nợ cao và hệ số nợ thấp là khá rõ rệt. Nhóm DN có hệ số nợ thấp có chi phí sử dụng vốn vay nhỏ hơn so với nhóm DN hệ số nợ cao. Chênh lệch về chi phí sử dụng vốn vay giữa 2 nhóm DN dao động trong khoảng 1% đến 4%.

- Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu:

Hình 2.46. Biến động Re của các DN gạch – đá theo nhóm nợ

30.00%

25.00%

20.00%

15.00%

10.00%

5.00%

0.00%

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Nhóm DN gạch có hệ số nợ cao

Nhóm DN gạch có hệ số nợ thấp

(Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên BCTC của các DN NY trong ngành VLXD)

Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu của cả 2 nhóm DN có hệ số nợ cao và hệ số nợ thấp đều có xu hướng sụt giảm trong giai đoạn 2010-2020. Đối với nhóm DN hệ số nợ cao, chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu đã giảm từ 23,36% vào năm 2010 xuống còn 5,93% vào năm 2020. Tương tự, chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu của nhóm DN hệ số nợ thấp đã giảm từ 23,82% vào năm 2010 xuống còn 5,24% vào năm 2020. Sự sụt giảm này cho thấy đánh giá của thị trường về triển vọng phát triển của các DN gạch – đá là không cao.

Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu của các DN gạch - đá có hệ số nợ cao thường lớn hơn so với nhóm có hệ số nợ thấp. Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu của các DN gạch ốp lát hệ số nợ thấp lớn hơn so với DN gạch-đá hệ số nợ cao chỉ trong giai đoạn 2015-2017 song sự khác biệt này nhìn chung là không lớn.

- Chi phí sử dụng vốn bình quân:

Hình 2.47. Biến động WACC của các DN gạch – đá theo nhóm nợ


30.00%

25.00%

20.00%

15.00%

10.00%

5.00%

0.00%

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Nhóm DN gạch có hệ số nợ cao

Nhóm DN gạch có hệ số nợ thấp

(Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên BCTC của các DN NY trong ngành VLXD)

Nhìn chung, chi phí sử dụng vốn bình quân của các DN gạch-đá có xu hướng giảm trong giai đoạn 2010-2020. Đối với nhóm DN có hệ số nợ cao, chi phí sử dụng vốn bình quân đã giảm từ 17,53% vào năm 2010 xuống còn 6,06% vào năm 2020. Tương tự, chi phí sử dụng vốn bình quân của nhóm DN có hệ số nợ thấp đã giảm từ 16,88% vào năm 2010 xuống còn 4,50% vào năm 2020. Nhóm DN có hệ số nợ cao thường có chi phí sử dụng vốn bình quân lớn hơn so với nhóm có hệ số nợ thấp, với mức chênh lệch dao động trong khoảng 1% đến 4,5%.

Đánh giá chung về tác động của cơ cấu nguồn vốn đến chi phí sử dụng vốn của các DN NY trong ngành VLXD niêm yết trong giai đoạn 2010-2020.

- Về mặt lý thuyết, chi phí sử dụng nợ vay luôn ở mức thấp hơn chi phí sử dụng vốn bình quân đối với những DN có duy trì nợ vay và VCSH trong CCNV. Việc gia tăng nợ vay trong tổng nguồn vốn có thể giúp các DN giảm chi phí sử dụng vốn bình quân. Điều này là phù hợp với các DN thép khi mà các DN sx thép có hệ số nợ cao thường có WACC nhỏ hơn so với các DN thép có hệ số nợ thấp. Xu hướng này chỉ thay đổi khi vào năm 2020, chi phí sử dụng vốn của các DN thép có hệ số nợ thấp đã nhỏ hơn so với DN thép có hệ số nợ cao.

Xem tất cả 241 trang.

Ngày đăng: 21/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí