Các Chỉ Tiêu Cơ Bản Về Sức Khỏe Liên Quan Đến Nước Và Vệ Sinh Ở Việt Nam

Nước sạch tại nông thôn là nước mưa, nước giếng khoan qua xử lý bằng bể lọc đơn giản chứ không phải là nước đã được xử lý như ở các thành phố lớn, có thể coi nước này là nước hợp vệ sinh. Có hai hình thức dịch vụ cấp nước sạch ở nông thôn: 1) Do cộng đồng thực hiện, gồm UBND xã, thị trấn, hợp tác xã dịch vụ, công ty công ích, công ty trách nhiệm hữu hạn, tư nhân, tổ hợp tác; 2) Các trạm cấp nước do Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh trực tiếp quản lý. Theo điều tra cho thấy, cơ cầu nguồn nước ăn uống, sinh hoạt chính ở các hộ gia đình vùng nông thôn hiện nay như sau: 33,1% giếng khoan, 31,2% giếng khơi, 1,8% nước mưa, 11,7% nước máy, 7,5% nước suối đầu nguồn, 11% nước sông ao hồ, 3,7% nguồn nước khác 12.

Do các phương tiện cấp nước và vệ sinh chưa được cải thiện nhiều, đặc biệt là ở vùng nông thôn. Điều đó đã ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của người dân, đến phát triển kinh tế và xã hội. Theo thống kê của Bộ Y tế năm 2008, các bệnh liên quan đến nước: tiêu chảy, hội chứng lỵ, lỵ trực khuẩn là 3 trong số 10 bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất, trong đó tiêu chảy là bệnh đứng thứ 6 trong các bệnh có tỷ lệ tử vong lớn nhất (0,009/100.000 dân). Năm 2009 tình hình cũng chưa được cải thiện, tỷ lệ mắc tiêu chảy là 1081,66/100.000… Các chỉ tiêu cơ bản về sức khỏe liên quan đến nước và vệ sinh ở Việt Nam được nêu tại Bảng 2.2.

Bảng 2.2: Các chỉ tiêu cơ bản về sức khỏe liên quan đến nước và vệ sinh ở Việt Nam

STT

Nội dung

Tỷ lệ/ số lượng

1

Tỷ lệ trẻ em tử vong trước 1 tuổi/1000 trẻ em

24

2

DALYs do cách bệnh liên quan đến nước và vệ sinh (năm)

765.738

3

Tỷ lệ % DALYs do các bệnh liên quan đến nước trong

tổng DALYs

6%

4

Số tử vong do các bệnh liên quan đến nước và vệ sinh/năm

14.531

5

Tỷ lệ chết do các bệnh liên quan đến nước và vệ sinh

3%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

An ninh nguồn nước và quyền tiếp cận nước sạch của người dân vùng đồng bằng sông Hồng - Thực trạng và giải pháp - 9

Nguồn: Đánh giá của WASH: Vietnam Water, Sanitation and Hygiene Sector

Brief, 2011

Tính đến cuối những năm 1990, tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh ở Việt Nam vẫn còn rất thấp, chỉ khoảng 30%, mức tăng trưởng trung bình hàng năm chỉ đạt chưa đến 1% trong suốt thời kỳ 1987-1999 (Báo cáo quốc gia MDG 2010). Chương trình quốc gia về nước sạch và vệ sinh nông thôn đề ra mục tiêu 85% số dân nông thôn trên cả nước được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh vào năm 2015. Mặc dù đã được ưu tiên đầu tư hệ thống cung cấp nước sạch từ các Chương trình và dự án, trên thực tế, tỷ lệ hộ gia đình nông thôn tại các vùng sâu, vùng xa sử dụng nước sạch vẫn còn thấp, khoảng 41 triệu dân nông thôn chưa có nước sạch theo tiêu chuẩn Bộ Y tế. Chỉ có 8% dân số nông thôn có nước máy tại nhà hoặc có đường ống dẫn nước vào sân, 82% có thể lấy nước từ các nguồn đã được cải thiện ở bên ngoài nhà, và 10% vẫn phải lấy nước từ các nguồn chưa được cải thiện.

Các chương trình mục tiêu khác như Chương trình 134, 135 hướng tới giảm nghèo và phát triển ở khu vực miền núi và người dân tộc thiểu số cũng thiết kế để người dân được tiếp cận tốt hơn tới các dịch vụ môi trường, tiếp cận nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất.

Dự án cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng (RRDRWASS), giai đoạn 1 từ năm 2005 – 2013 được thực hiện thí điểm tại bốn tỉnh Nam Ðịnh, Hải Dương, Thái Bình và Ninh Bình đã cấp nước sạch cho 1,3 triệu người, chiếm khoảng 80% dân số vùng nông thôn. Hầu hết số hộ nghèo tại các xã vùng dự án đã được tiếp cận nguồn nước sạch. Với kết quả đã đạt được, Việt Nam đã ký chính thức Hiệp định tín dụng với Hiệp hội Phát triển quốc tế (WB) về việc WB cho Việt Nam vay ưu đãi 200 triệu USD trong thời gian 20 năm để thực hiện RRDRWASS cho tám tỉnh tiếp theo được nhân rộng là Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, Quảng Ninh, Hà Nội, Hà Nam và Thanh Hóa, trong thời gian từ năm 2013 đến 2017. Mục tiêu hướng đến xây dựng, cải tạo điều kiện tiếp cận nước sạch cho hơn 1,7 triệu người dân tại 240 xã với 340.000 điểm đấu nối cấp nước tới hộ gia đình thông qua các hệ thống cấp nước tập trung.

Chính sách xã hội hóa cấp nước sạch và tiếp nhận RRDRWASS từ Ngân hàng thế giới (WB) tại các vùng nông thôn thuộc đồng bằng sông Hồng với những

kết quả đạt được đã tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận nguồn nước sạch và khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực này.

Nhìn bình diện chung trên toàn khu vực, có nhiều địa phương vẫn gặp khó khăn về tiếp cận nguồn nước từ điều kiện địa lý, tài chính và không thể không nhắc đến hạn chế trong nhận thức của một bộ phận dân cư nông thôn về nước sạch, vệ sinh môi trường và tác động chúng đến sức khỏe. Chính vì nhận thức hạn chế, nhiều người không dành lựa chọn ưu tiên trong phân bổ tài chính cho việc sử dụng nước hợp vệ sinh. Người dân vẫn lưu giữ tập quán sử dụng máng dẫn, nước suối và nước ao hồ để sinh hoạt. Tại không ít địa phương, sau khi hệ thống cấp nước được xây xong, hoặc là người dân hoàn toàn không sử dụng đến hoặc chỉ thỉnh thoảng mới sử dụng và bổ sung nước từ các nguồn chưa được cải thiện, dẫn đến tình trạng không mong muốn là không đủ tài chính để vận hành và bảo dưỡng hệ thống. Chính vì vậy cần tập trung tuyên truyền để nâng cao nhận thức, hành vi của người dân trong việc sử dụng nước sạch. Đây cũng là một trong những thành công mà RRDRWASS đã đạt được hiệu quả cao.

Cùng với thực trạng chung về tính tiếp cận nước sạch trên cả nước, các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng cũng không nằm ngoài.

Dựa trên sự phân bổ dân cư đồng bằng sông Hồng có quy mô dân số lớn nhất trên cả nước 20.146.759 người (nông thôn: 13.847.476 người, thành thị

6.299.283 người, theo khảo sát dân số thời điểm 1/4/2012), chiếm 22,7% dân số cả nước. Căn cứ và tình trạng thực tế sử dụng nước sạch hiện nay, và phần nhiều nhờ vào Dự án cấp nước sạch quốc gia, 80% dân số vùng nông thôn đồng bằng sông Hồng được tiếp cận với nước hợp quy chuẩn (trong khi đó tính bình quân cả nước là 70%). Điều này chứng tỏ, khi giai đoạn 2 của Chương trình được triển khai đồng loạt tại 8 tỉnh, những người dân vùng đồng bằng sông Hồng, đặc biệt là khu vực nông thôn sẽ nâng tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch đáp ứng chỉ tiêu để ra đến năm 2015 là 85% người dân vùng nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, trong đó có 55% sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn của Bộ Y tế với số lượng 60lít/người/ngày.

2.2.2. Tính bền vững

Bên cạnh những con số về tình hình sử dụng nước, về hiện trạng tiếp cận nước sạch tại đô thị và vùng nông thôn của đồng bằng Sông Hồng thông qua những dự án, chương trình cấp nước sạch của quốc gia thì vấn đề tiếp theo cần phải quan tâm đúng mức để đảm bảo hiệu quả của các dự án này đó là tính bền vững của người dân được sử dụng nước sạch.

Từ kết quả mà RRDRWASS đạt được trong giai đoạn 1: từ 2006-2011(kéo dài đến 30/6/2013) với tổng vốn đầu tư 123,527 triệu USD đã tạo điều kiện cho người dân vùng nông thôn tại 4 tỉnh đồng bằng sông Hồng (Hải Dương, Thái Bình, Ninh Bình, Nam Định) được sử dụng nước sạch chất lượng: có tỷ lệ đấu nối cao (83%) so với số đăng ký ban đầu (60%), lượng nước sử dụng bình quân đạt 6,1m3/hộ/tháng (cao hơn quy định của dự án 5m3/hộ/tháng), thậm chí có công trình, lượng nước sử dụng bình quân đạt 7,7 m3 hộ/tháng (Đại Thắng – Nam Định). Giai đoạn 2 của RRDRWASS dự kiến từ năm 2013 - 2017 gồm các tỉnh Quảng Ninh, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội (Hà Tây cũ), Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nam và Thanh Hoá sẽ được hỗ trợ lắp đặt các hệ thống ống cấp nước chính tại cộng đồng. Mục tiêu là cung cấp các dịch vụ bền vững thông qua việc kết nối với các hệ thống được cho là bền vững về mặt tài chính. Tính đến tháng 8/2011 tại 4 tỉnh Hải Dương, Thái Bình, Ninh Bình, Nam Định có 29 công trình cấp nước tập trung đã hoàn thành đến nay đang hoạt động tốt, chất lượng nước đạt Quy chuẩn Quốc gia 02, đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng. Và hiện vẫn đang xây dựng và hoàn thành 52 công trình cấp nước khác. Các tỉnh còn lại thuộc đồng bằng sông Hồng sẽ được triển khai đồng loạt cấp nước sạch tại vùng nông thôn trong giai đoạn 2 của chương trình từ 2013-2017.

Bảng 2.3: Tổng hợp kết quả thực hiện cấp nước và vệ sinh các tỉnh đến tháng 8/2011 7

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Hải Dương

Thái Bình

Nam Định

Ninh Bình

Tổng cộng


1

Số công trình cấp nước tập trung đã hoàn thành và vận hành


cái


4


10


5


10


29

2

Số hộ đã dùng nước cấp

Hộ

5.659

9.300

18.240

6.553

39.752


3

Số công trình vệ sinh công cộng đã hoàn thành và sử dụng


cái


86


87


102


31


306


4

Số công trình vệ sinh hộ gia đình đã được xây mới và cải tạo


cái


6.168


7.232


9.873


9.865


32.726


5

Số công trình cấp nước đang xây dựng


CT


22


11


6


18


57


6

Số công trình cấp nước đang đấu thầu


CT


0


1


0


0


1


Nguồn: Trung tâm Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, 2011 Dự án cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng. Giai đoạn 1

RRDRWASS giai đoạn 1 đã làm tốt công tác quản lý sau đầu tư. Với mô hình quản lý của 04 công ty cấp nước và vệ sinh nông thôn được tổ chức thí điểm tại 04 tỉnh đã tạo ra được lợi nhuận đáng kể để duy trì, bảo dưỡng việc cấp nước sạch, thường xuyên cho người dân. Cả bốn công ty hoạt động thu đủ bù chi và bước đầu trả được nguồn vốn vay của Ngân hàng thế giới. Hoạt động khá hiệu quả, bền vững, chuyên nghiệp trong cung cấp nguồn nước sạch, an toàn, ổn định cho người dân nông thôn, và làm tốt công tác tuyên truyền thay đổi hành vi sử dụng nước ở 165 xã thuộc vùng dự án (con số trong kế hoạch là 120 xã).

Nhưng nhìn trên bình diện chung toàn vùng, có thể nói tính bền vững của các dự án cấp nước sạch hiện chưa cao. Số lượng và chất lượng cung cấp ở nhiều nơi đang bị giảm sút về mặt chất lượng (nhiễm hàm lượng asen, tỷ lệ clo dư trong nước tại nhà máy nước từ 0,3mg/l – 0,5mg/l đạt 90%) và số lượng (tỷ lệ rò rỉ và thất thoát nước sạch ở Hà Nội lên đến 49%, ở Nam Định lên tới 40%; và thời gian cung cấp nước không đều: chỉ có 35 trong số 67 thành phố được khảo sát (chiếm 60%) được đảm bảo cấp nước liên tục 24 giờ/ngày, hầu hết các thành phố còn lại chỉ hoạt động 14-20 giờ/ngày và có 3-4 thành phố chỉ có thể hoạt động 8-10 giờ/ngày) 12. Việc giám sát và kiểm tra chất lượng nước cung cấp tại các công trình nhỏ lẻ chưa nhận được sự quan tâm của các cấp chính quyền. Các công trình hiện dùng để cung cấp nước sạch thì chưa được khai thác hiệu quả và bền vững (mới chỉ huy động được 77% công suất hoạt động) nên không đủ chi phí quản lý vận hành, duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa, vì thế có nhiều công trình đã bị xuống cấp, thậm chí để mặc và ngừng hoạt động. Đây là hiện tượng chung của các công trình cấp nước tại các vùng trên cả nước.

Năm 2009, tại quyết định số 1929/QĐ-TTg ngày 20/11/2009, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra định hướng phát triển cho ngành cấp nước đô thị và khu công nghiệp tới năm 2025, tầm nhìn đến 2050. Với mục tiêu nhằm thỏa mãn 100% nhu cầu dùng nước với định mức sử dụng nước là 120 lít/người/ngày, giảm thất thoát nước xuống còn 15% và dịch vụ cấp nước sẽ hoạt động ổn định trong 24 giờ/ngày trong tất cả các đô thị Việt Nam tới năm 2025.

Thống kê tổng hợp của Trung tâm quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đến cuối năm 2007 cho biết, cả nước có trên 7.000 công trình cấp nước tập trung mọi quy mô, trong đó chỉ có 1.826 công trình hoạt động tốt (chiếm 41%);

1.537 công trình hoạt động bình thường (35%); 856 công trình kém (hơn 19%) và 214 công trình... không hoạt động. Như vậy, tỷ lệ công trình cấp nước hoạt động kém hoặc không còn hoạt động chiếm tới gần 25%.

Có nhiều lý do khách quan và chủ quan dẫn đến việc kém hiệu quả và kém bền vững này.

Thứ nhất, mức sống của đại bộ phận dân cư nông thôn còn thấp, không có điều kiện đóng góp xây dựng công trình cấp nước nên việc xây dựng, quản lý công trình, duy tu bảo dưỡng còn trông chờ vào đầu tư, hỗ trợ của nhà nước. Thêm vào đó, hầu hết các trạm cấp nước nằm rải rác ở các vùng nông thôn gặp khó khăn trong thông tin liên lạc và trình độ quản lý. Các nhân viên quản lý trạm thiếu trình độ, chưa qua đào tạo, nên chưa phát huy hết hiệu quả các trạm cấp nước ở nông thôn 12.

Thứ hai, một số địa phương, chính quyền chưa sâu sát, công tác tuyên truyền chưa sâu rộng, nên chưa thu hút nhiều hộ hưởng ứng tham gia.

Thứ ba, nguồn kinh phí đầu tư cho chương trình còn thấp, chưa đáp ứng so với yêu cầu đề ra. Nhất là sự biến động về thị trường, giá vật tư vật liệu và nhân công lao động tăng đã ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ xây dựng. Mặt khác do nguồn vốn hạn hẹp, những công trình cấp nước tập trung chưa ứng dụng công nghệ mới, thiết bị tốt, nên chất lượng nước chưa bảo đảm 12.

Để thu hút và thúc đẩy nguồn vốn đầu tư của khu vực tư nhân vào việc cung cấp nước sạch nông thôn, các tổ chức quốc tế đã đưa ra Chương trình hỗ trợ dựa vào kết quả đầu tư (Output-based Aid-OBA). Đây là một trong nhiều cách tiếp cận mới, với cách thức hoàn toàn dựa trên nhu cầu của chính đối tượng hưởng lợi (các hộ gia đình) và được chính quyền địa phương ủng hộ. Nghĩa là cần biết trước nhu cầu sử dụng nước sạch của các hộ dựa trên sự dự báo trung thực và thanh toán trước các chi phí đấu nối cũng như chấp nhận thanh toán tiền nước mà họ sẽ tiêu thụ sau này. Hiện nay, chương trình này chủ yếu được thực hiện tại miền Trung và Tp. Hồ Chí Minh nhằm giảm thiểu thất thoát và mở rộng tiếp cận dịch vụ cấp nước sạch cho các khu vực nghèo. Nhưng kết quả thử nghiệm của OBA tại Việt Nam đã chứng minh sự thành công trong việc đưa ra cách tiếp cận dịch vụ có chất lượng cho người nghèo mà vẫn đảm bảo kinh phí quản lý, khai thác và vận hành hệ thống. Đây cũng là mô hình khi triển khai xây dựng nhà máy cấp nước tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng cần quan tâm đến khi triển khai RRDRWASS giai đoạn 2.

2.2.3. Tính công bằng

Nhờ vào Dự án cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn vùng đồng

bằng sông Hồng được khởi động từ năm 2003 đã giúp cho việc tiếp cận nước sạch ở vùng nông thôn đồng bằng sông Hồng được cải thiện rất nhiều, giảm khoảng cách với khu vực đô thị. Nhưng vẫn còn khác biệt rất lớn giữa các nhóm mức sống, giữa thành thị và nông thôn và tính bền vững chưa cao. Theo thống kê năm 2010, 62% dân số thành thị được tiếp cận nước sạch, trong khi đó ở vùng nông thôn chỉ chiếm 40%. Việc sử dụng và dự trữ nước sạch ở Việt Nam đang còn khó khăn thì mục tiêu 100% dân số được sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn quốc gia, mỗi người 60l/ngày vào năm 2020 được đánh giá khó thực hiện. Không thể thực hiện nhiệm vụ này mà chỉ thông qua được một chương trình Dự án cấp nước sạch, mà cần nhiểu biện pháp, giải pháp toàn diện.

RRDRWASS mới chỉ tập trung cho đối tượng là người dân vùng nông thôn đồng bằng sông Hồng mà chưa có sự quan tâm đúng mức đến các đối tượng là trẻ em và những nhóm dân cư dễ bị tổn thương và thiệt thòi để giải quyết vấn đề bình đẳng, công bằng trong tiếp cận nước sạch. Hiện nay, đang triển khải chỉ có dự án “Nước sạch và Vệ sinh cho trẻ em” do Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) tài trợ thực hiện giai đoạn 2012-2016 tại 7 tỉnh Điện Biên, Lào Cai, Gia Lai, Kon Tum, Ninh Thuận, An Giang và Đồng Tháp.

Việc sử dụng các nguồn nước sạch vẫn còn không cân xứng giữa khu vực đô thị và nông thôn, và giữa những khu vực dân cư trong các khu đô thị bởi những ưu tiên của Nhà nước trong quy hoạch, phát triển khu đô thị cũng như tập trung vào khu vực nông thôn trọng điểm mà chưa tập trung khu vực vùng sâu, vùng xa. Phương án đặt ra cần chia sẻ nguồn vốn đầu tư các công trình nước sạch ở vùng cao, vùng xa để sớm cân bằng nhu cầu sử dụng nước.

Do số tiền để trả tiền nước chỉ bằng 0,4% thu nhập bình quân đầu người (trong khi tỉ lệ này ở các nước trong khu vực là 3% đến 5%) đã khiến một bộ phận người dân sử dụng nước lãng phí, đặc biệt người dân tại các khu đô thị, trong khi đó tại vùng sâu, vùng xa người dân phải đi bộ hàng km mỗi ngày để đèo từng can nước sạch phục vụ cho sinh hoạt. Bênh cạnh đó, dù giá nước còn thấp nhưng do vô tình hay cố ý mà tỷ lệ thất thoát nước tại các thành phố lớn (Hà Nội, 49%; Nam Định,

Xem tất cả 107 trang.

Ngày đăng: 25/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí