người và sự lãnh đạo của các tỉnh ủy ở ĐBSH trong các lĩnh vực của đời sống xã hội như: kinh tế, văn hóa xã hội, đảm bảo công bằng xã hội, xây dựng chính quyền dưới sự lãnh đạo của Đảng…
Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống, chuyên sâu về sự lãnh đạo của các tỉnh ủy ở ĐBSH trong xây dựng KVPT. Do vậy, đề tài của luận án là vấn đề thực sự cấp thiết và có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn, cung cấp thêm những luận cứ khoa học cho các tỉnh ủy (thành ủy) trên cả nước nói chung, các tỉnh ủy ở ĐBSH nói riêng trong xác định các giải pháp khoa học mang tính khả thi cao nhằm tăng cường sự lãnh đạo đối với nhiệm vụ xây dựng KVPT giai đoạn hiện nay.
Chương 2
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG KHU VỰC PHÒNG THỦ CỦA CÁC TỈNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÁC TỈNH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ XÂY DỰNG KHU VỰC PHÒNG THỦ TỈNH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
2.1.1. Khái quát về các tỉnh ở đồng bằng sông Hồng
Có thể bạn quan tâm!
- Các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Hồng lãnh đạo xây dựng khu vực phòng thủ giai đoạn hiện nay - 2
- Các Công Trình Nghiên Cứu Về Đồng Bằng Sông Hồng , Sự Lãnh Đạo Của Cấp Ủy Địa Phương Ở Đồng Bằng Sông Hồng Trong Các Lĩnh Vực Của Đời Sống
- Các Công Trình Nghiên Cứu Về Sự Lãnh Đạo Của Đảng, Cấp Ủy, Đảng Bộ Địa Phương Về Xây Dựng, Hoạt Động Khu Vực Phòng Thủ
- Xây Dựng Khu Vực Phòng Thủ Tỉnh Ở Các Tỉnh Đồng Bằng Sông Hồng – Khái Niệm, Nội Dung
- Các Tỉnh Ủy Ở Đồng Bằng Sông Hồng Lãnh Đạo Xây Dựng Khu Vực Phòng Thủ - Khái Niệm, Nội Dung, Phương Thức
- Các Tỉnh Uỷ Ở Đồng Bằng Sông Hồng Lãnh Đạo Xây Dựng Khu Vực Phòng Thủ - Khái Niệm, Nội Dung, Phương Thức
Xem toàn bộ 198 trang tài liệu này.
2.1.1.1. Về điều kiện địa lý tự nhiên
* Về điều kiện địa lý
Đồng bằng sông Hồng nằm ở trung tâm Bắc Bộ, gồm 02 thành phố (Hà Nội, Hải Phòng) và 09 tỉnh: Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam. Các tỉnh ở ĐBSH gồm 85 đơn vị hành chính cấp huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, 1.651 xã, phường, thị trấn; diện tích 16.338 nghìn km2, dân số 12,031 triệu người [PL1], có 01 tỉnh (Quảng Ninh) với 03 huyện, 16 xã có đường biên giới trên bộ dài 132,8 km tiếp giáp với Trung Quốc; 04 tỉnh tiếp giáp biển với 396 km bờ biển, trên 3.000 đảo lớn, nhỏ án ngữ hướng Vịnh Bắc Bộ, đây không những là điều kiện thuận lợi trong phát triển KT - XH mà còn là những vị trí tiền tiêu bảo vệ đất nước, là “cửa ngõ”, “phên dậu” của thủ đô Hà Nội, là cầu nối giữa các miền trong cả nước, có vị trí địa chiến lược quan trọng cả về KT, chính trị, quân sự, ngoại giao trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, cũng đặt ra cho công tác QS, QP nói chung và xây dựng KVPT nói riêng nhiều khó khăn, thách thức như việc quản lý, sử dụng đất QP, bố trí lực lượng và tạo lập thế trận trong KVPT...
Về địa hình, địa chất. Các tỉnh ở vùng ĐBSH nằm bao quanh Thủ đô Hà Nội, có địa hình khá đa dạng và phong phú, bao gồm rừng núi, trung du, đồng bằng; ven biển, hải đảo và vùng thành phố, thị xã, thị trấn. Vùng rừng núi, trung
du thuận lợi cho xây dựng căn cứ cách mạng, huấn luyện quân sự; có thế hiểm “tiến có thế công, lui có thế giữ”, địch khó xâm nhập, khó phát huy hết thế mạnh của binh khí kỹ thuật. Vùng ven biển, hải đảo thuận lợi về tổ chức phòng ngự, phòng thủ đánh địch từ xa đến gần khi chúng tiến công bằng đường biển vào địa bàn, nhưng cũng thuận lợi cho việc đổ bộ đường biển và triển khai tiến công của địch trên nhiều hướng. Địa hình đồng bằng và thành phố bằng phẳng, giao thông thuận lợi cả đường bộ và đường thủy với hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình, tiện cho việc cơ động lực lượng, phát huy được thế mạnh của binh khí kỹ thuật của ta, tuy nhiên, do địa hình trống trải, địa chất là nền đất yếu do đó khó khăn trong việc xây dựng các công trình trong KVPT.
Về khí hậu, nhiệt độ không khí trung bình năm ở các tỉnh vùng ĐBSH khoảng 22,5 - 23,5°C, lượng mưa trung bình 1400-2000 mm/năm. Điều kiện khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới của vùng rất thuận lợi cho canh tác trong nông nghiệp, nhưng lại có những khó khăn trong cơ động, bảo quản, sử dụng các binh khí, phương tiện kỹ thuật trong KVPT.
2.1.1.2. Về kinh tế
Các tỉnh ở vùng ĐBSH có vai trò là động lực đối với quá trình phát triển KT - XH của đất nước. Giao thông vận tải phát triển mạnh mẽ cả đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển, đường hàng không; các hoạt động tài chính, ngân hàng, xuất nhập khẩu, du lịch, dịch vụ, tư vấn, chuyển giao công nghệ khá sôi động và có ảnh hưởng mạnh mẽ trong phạm vi cả nước. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh giai đoạn 2015-2019 của các tỉnh ĐBSH trung bình là 62,48, cao hơn so với chỉ số bình quân cả nước (61,71); đặc biệt một số tỉnh như Quảng Ninh, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc luôn trong tốp đầu cả nước [PL3]. Cơ cấu KT có sự chuyển dịch khá mạnh, từ chủ yếu là sản xuất nông nghiệp phục vụ nhu cầu lương thực của địa phương sang sản xuất nông nghiệp hàng hóa; công nghiệp và dịch vụ phát triển mạnh hình thành một số
ngành KT mũi nhọn, những khu công nghiệp công nghệ cao có vốn đầu tư nước ngoài như Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Hưng Yên...
Tuy nhiên, KT các tỉnh ở vùng ĐBSH cũng đang đứng trước những khó khăn, thách thức lớn, nhất là về vốn, khoa học công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao. Sự phát triển của KT chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh, quy mô sản xuất còn nhỏ, chủ yếu là nguyên liệu thô hoặc lắp ráp các cấu kiện nhập khẩu; dây chuyền sản xuất còn lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường như sản xuất xi măng, sắt thép.., các ngành sản xuất có công nghệ hiện đại chiếm tỷ lệ thấp, chưa tạo ra được tiền đề cho sự phát triển nhanh, bền vững. Kết cấu hạ tầng KT - XH còn lạc hậu; công nghiệp, đô thị tuy phát triển nhưng còn mang tính tự phát, thiếu các chiến lược, quy hoạch có tính vĩ mô tầm nhìn dài hạn, dẫn đến hiện tượng hoang hóa, lãng phí đất nông nghiệp. Vấn đề giao đất, giao rừng, dồn điền, đổi thửa, giải phóng mặt bằng còn nhiều tồn tại, bất cập dẫn đến những bức xúc khiếu kiện của nhân dân làm phát sinh điểm nóng về ANCT, TTATXH. Sản xuất nông nghiệp chưa hình thành được các vùng sản xuất nông sản hàng hóa tập trung cho xuất khẩu, giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích chưa cao, một số loại thị trường hình thành chậm và chưa đồng bộ; đời sống nhân dân ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn; tỷ lệ lao động nông nghiệp tay nghề thấp thiếu việc làm còn lớn dẫn đến việc một lượng lớn lao động di cư đi khu vực khác gây nhiều khó khăn cho việc chuẩn bị lực lượng trong KVPT.
2.1.1.3. Về chính trị, văn hóa – xã hội
Về Chính trị, các tỉnh ở ĐBSH có lịch sử truyền thống cách mạng lâu đời. Những chiến công chống ngoại xâm đã được lịch sử dựng nước, giữ nước ghi nhận và lưu truyền, đó là chiến thắng của các danh tướng như Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng năm 938 nhấn chìm quân Nam Hán; Lê Hoàn đánh tan quân Tống năm 981; phòng tuyến trên sông Như Nguyệt của Lý Thường Kiệt; Nhà Trần ba lần chiến thắng quân Mông – Nguyên...
Trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, những giá trị lịch sử, truyền thống ấy đã hun đúc cho LLVT và nhân dân ở các tỉnh ĐBSH tinh thần yêu nước sâu sắc, trình độ giác ngộ chính trị cao. Đặc biệt, trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, với quyết tâm thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người, tất cả vì miền Nam ruột thịt, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, cùng với những những phong trào lớn trên toàn quốc như sóng Duyên Hải, cờ Ba Nhất, gió Đại Phong… đã đóng góp nhiều sức người, sức của cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng đất nước.
Trong sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay, tuyệt đại đa số nhân dân các tỉnh ĐBSH vẫn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào con đường đi lên CNXH mà nhân dân ta đã lựa chọn; tin tưởng vào sự thành công của sự nghiệp đổi mới đất nước; chấp hành nghiêm các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Dưới sự lãnh đạo, điều hành của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, nhân dân các tỉnh ĐBSH đang hăng hái thi đua lao động sản xuất, xây dựng và bảo vệ quê hương; tích cực tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và có đóng góp quan trọng trong thành tựu chung của đất nước.
Về dân số, văn hóa – xã hội, ĐBSH là vùng có dân cư tập trung đông, có nhiều dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam cùng nhau sinh sống. Ngoài dân tộc Kinh chiếm đa số, còn có các dân tộc thiểu số như Tày, Nùng, Mường, Dao, Sán Dìu...; các dân tộc luôn đoàn kết, gắn bó xây dựng quê hương. Số lượng, mật độ dân cư ở các tỉnh ĐBSH vào loại lớn nhất so với các tỉnh trong cả nước. Tổng dân số của 9 tỉnh là 12,031 triệu người, chiếm 12,47% dân số cả nước; mật độ dân số là 736 người/km2, phân bố không đều giữa các tỉnh. Mật độ dân số cao nhất là tỉnh Bắc Ninh (1.516 người/km2), thấp nhất là tỉnh Quảng Ninh (205 người/km2) [PL1]. Tuy nhiên, diện tích đất canh tác bình quân đầu người ở ĐBSH lại vào loại thấp nhất so với cả nước
(450m2/đầu người). Bởi vậy, ĐBSH được gọi là vùng “đất chật, người đông". Cùng với việc tăng dân số, thu hẹp đất canh tác, sức cạnh tranh của hàng hóa tiểu thủ công nghiệp thấp nên nhiều lao động không có việc làm, nảy sinh nhiều vấn đề XH phức tạp.
Các tỉnh ở ĐBSH có bề dày lịch sử văn hóa hàng nghìn năm, là một trong những cái nôi văn hóa của cả nước. Những truyền thống văn hóa tốt đẹp: yêu nước thương nòi, đoàn kết, nhân ái, hiếu học, cần cù, sáng tạo trong chiến đấu và lao động sản xuất... đang được phát huy mạnh mẽ trong công cuộc đổi mới đất nước. Tuy nhiên, một bộ phận nhân dân chịu ảnh hưởng tiêu cực của văn hóa lúa nước như: Tính bảo thủ, đề cao kinh nghiệm, chậm tiếp thu khoa học kỹ thuật; thiếu ý thức pháp luật “phép vua thua lệ làng”…, ít chú trọng đầu tư, phát triển sản xuất lớn, tư duy hàng hóa hạn chế; tâm lý tiểu nông hay đố kỵ, ganh ghét người tài; tư tưởng “một người làm quan cả họ được nhờ” vẫn rất phổ biến, ham muốn quyền lực và dễ tha hóa quyền lực… Những nét tư duy, tính cách đó ảnh hưởng tiêu cực đến sự nghiệp đổi mới và trong phát triển KT - XH ở các tỉnh này.
Đồng bằng sông Hồng là cội nguồn và là trung tâm các tôn giáo lớn ở nước ta, như: Thiên Chúa giáo, Phật giáo, Tin Lành, Cao Đài, Hòa Hảo trong đó chủ yếu là Phật giáo và Thiên Chúa giáo. Tín đồ Thiên Chúa giáo sống tập trung ở các huyện ven biển của các tỉnh Nam Định, Ninh Bình và Thái Bình… Đại đa số các tín đồ tôn giáo có tinh thần yêu nước, đoàn kết xây dựng quê hương, đất nước và đã có đóng góp nhất định trong các cuộc chiến tranh chống phong kiến, thực dân, đế quốc trước đây và trong xây dựng đất nước, bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Tuy nhiên, trước đây Công giáo ở một số tỉnh đã bị các thế lực phản động lợi dụng, gây cho Đảng, cách mạng và nhân dân không ít khó khăn, phức tạp và tổn thất; gần đây, trên địa bàn xuất hiện các đạo lạ, tà đạo gây mất ANCT, TTATXH. Hiện nay, tôn giáo vẫn đang là một trọng điểm để các thế lực phản động, thù địch lợi dụng để chống phá cách mạng nước ta.
2.1.1.4. Về quốc phòng, an ninh
Các tỉnh ở ĐBSH có vị trí chiến lược, án ngữ hướng vịnh Bắc Bộ, phía Đông Bắc Tổ quốc và xung quanh Thủ đô Hà Nội. Đây là vùng đất màu mỡ, giàu có, địa hình hiểm yếu; lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta cho thấy, kẻ thù thường chọn khu vực này làm hướng tiến công chủ yếu tiến hành thôn tính nước ta; đồng thời cha ông ta cũng đã thực hiện nhiều biện pháp chủ động, tích cực nhằm giữ vững biên ải, bảo vệ kinh đô, phân tán lực lượng địch và tổ chức các trận quyết chiến chiến lược đánh bại kẻ thù.
Hiện nay, các tỉnh ở ĐBSH nằm trên địa bàn của 03 quân khu: Quân khu 1 (tỉnh Bắc Ninh), Quân khu 2 (tỉnh Vĩnh Phúc), Quân khu 3 (các tỉnh Quảng Ninh, Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình). Tỉnh Bắc Ninh là chốt chặn cuối cùng thuộc KVPT Quân khu 1 bảo vệ phía Bắc của Thủ đô Hà Nội theo hướng Quốc lộ 1A. Tỉnh Vĩnh Phúc là cầu nối giữa các tỉnh Tây Bắc với Hà Nội và đồng bằng châu thổ sông Hồng nằm trong hệ thống KVPT Quân khu 2, phía Đông Bắc có dãy Tam Đảo, phía Tây Nam được bao bọc bởi sông Hồng và sông Lô, cùng với các đơn vị chủ lực của Bộ (Quân đoàn 2) có vai trò quan trọng bảo vệ phía Tây Bắc Thủ đô Hà Nội theo hướng Quốc lộ 2, Quốc lộ 32, đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai. Các tỉnh Quảng Ninh, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình thuộc KVPT quân khu 3, cùng với các đơn vị chủ lực của Bộ (Quân đoàn 1, Quân đoàn 2, Quân chủng Phòng không – Không quân, Quân chủng Hải quân, Cảnh sát biển) trấn giữ hướng vịnh Bắc Bộ, là phên dậu phía Đông Bắc và phía Nam Hà Nội theo hướng quốc lộ 5, quốc lộ 1A, có vị trí chiến lược trọng yếu trong sự nghiệp xây dựng và BVTQ hiện nay, nhất là trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo và phòng thủ địch đổ bộ, tấn công từ hướng biển.
Trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, tình hình ANCT, TTATXH được đảm bảo, sức mạnh tổng hợp của nền quốc phòng toàn dân ngày càng được củng cố, tăng cường; chất lượng tổng hợp, sức mạnh
chiến đấu và trình độ sẵn sàng chiến đấu của LLVT đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu BVTQ trong tình hình mới. Tuy nhiên, các tỉnh ở ĐBSH cũng là một trọng điểm trong chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch. Trong nội địa, các thế lực phản động, cơ hội chính trị đang đẩy mạnh các hoạt động chống phá, kích động biểu tình, gây rối, khiếu kiện đông người, tình hình an ninh nông thôn còn tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định.... Trên các tuyến biên giới trên bộ và trên biển, các hoạt động buôn lậu, nhập cảnh trái phép, lấn chiếm, tranh chấp chủ quyền tiếp tục có những diễn biến phức tạp.
Như vậy, ĐBSH là địa bàn có vị trí chiến lược trọng yếu, giàu truyền thống và tiềm năng để cùng cả nước thực hiện công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN trong thời kỳ mới. Tiếp tục xây dựng các tỉnh ở ĐBSH thành KVPT vững chắc, giữ vững môi trường chính trị - xã hội ổn định, tạo điều kiện phát triển KT, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch là nhiệm vụ quan trọng và hết sức cấp bách hiện nay.
2.1.2. Khu vực phòng thủ tỉnh và xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng
2.1.2.1. Khu vực phòng thủ tỉnh - khái niệm, vai trò, nhiệm vụ
* Khái niệm
Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam (2004) định nghĩa: “Phòng thủ, tổng thể các hoạt động về tổ chức, chuẩn bị và thực hành mọi mặt cả quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,... để bảo vệ từng khu vực hoặc toàn bộ lãnh thổ của đất nước. Ở Việt Nam, phòng thủ thể hiện sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân, quốc phòng toàn dân theo đường lối quân sự của Đảng Cộng sản Việt Nam.” [21]
Giáo trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh, tập 1, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2015 định nghĩa: “Khu vực phòng thủ là khu vực được tổ chức về quốc phòng, an ninh theo địa giới hành chính tỉnh, thành phố