Tốc Độ Tăng Trưởng Kinh Tế Tỉnh Hải Dương, Đồng Bằng Sông Hồng Và Cả Nước Giai Đoạn 2001 - 2009


Bảng 2.7: Tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Hải Dương, Đồng bằng sông Hồng và cả nước giai đoạn 2001 - 2009




2001


2002


2003


2004


2005


2006


2007


2008


2009


2010

Bình quân 2001-2005

Cả nước

6,9

7,1

7,3

7,7

8,4

8,17

8,48

6,23

5,32

6,78

7,5

Vùng ĐBSH

9,4

11,1

11,0

11,1

11,7






10,9

Hải Dương

8,2

12,2

12,9

9,2

11,5

11

11,5


5,9

9,8

10,8

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Nguồn:Tổng hợp từ Niên giám thống kê Hải Dương - Cục thống kê Hải Dương

- Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GDP) năm 2010, ước đạt 30.732 tỷ đồng (theo giá thực tế) và 13.436 tỷ đồng (theo giá so sánh 1994), tăng 10,1% so với năm trước (năm 2009 tăng so với 2008 là 6,0%). Giá trị tăng thêm của khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 2,2%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 11,5%; khu vực dịch vụ tăng 12,3%. Trong 10,1% tăng trưởng GDP chung, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đóng góp 0,4 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng đóng góp 6,1 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ đóng góp 3,6 điểm phần trăm.

Bảng 2.8 Ước tính tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh năm 2010

(Theo giá so sánh 1994)



Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh

(tỷ đồng)

Tốc độ tăng so với năm 2009

(%)

Đóng góp vào tốc độ tăng

chung (%)

GDP

13.436

10,1

10,1

Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản

2.187

2,2

0,4

Công nghiệp, xây dựng

7.199

11,5

6,1

Dịch vụ

4.050

12,3

3,6

- Qui mô nền kinh tế năm 2010 gấp 2,3 lần năm 2005. GDP/người năm 2005 đạt 8 triệu đồng, năm 2006 là 9,0 năm 2007 là 10,5 triệu đồng, năm


2008 là 13,5 triệu đồng; 2010 là 17,9 triệu đồng (tương đương 530; 563; 653;794 và 964 USD). Trong 6 tháng đầu năm 2009, do tác động của khủng hoảng tài chính, nền kinh tế thế giới bị giảm sút đã tác động, ảnh hưởng lớn đến kinh tế của Hải Dương dự báo kinh tế 6 tháng đầu năm tăng 2,7% so với 6 tháng đầu năm 2008 trong đó nông – lâm – thủy sản giảm 3,2%, công nghiệp xây dựng tăng 3,6%, dịch vụ tăng 4,6%,

- Cơ cấu kinh tế theo ngành chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Cơ cấu Nông nghiệp

- thuỷ sản; Công nghiệp - xây dựng; dịch vụ năm 2005 là 27,1% - 43,6%-

29,3%, năm 2010 đạt 23% - 45,4% - 31,6%.

Hình 2.1: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngànhTỉnh Hải Dương giai đoạn 2005 - 2010

100%

90%

80%

70%

Dịch vụ

Công nghiệp và xây dựng Nông nghiệp và thủy sản

60%

50%

40%

30%

20%

10%

0%

2005 2007 2008 2009 2010


Cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế: Cơ cấu kinh tế nhà nước - kinh tế ngoài nhà nước - kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài từ: 31,4% - 54,8% - 13,8% năm 2005, năm 2007 là 28,0%-54,4%-17,6%, 2009 là 27% - 56% - 17%,

2010 là 25,8% - 56,4% - 17,8%.


Hình 2.2: Chuyển dịch cơ cấu kinh thế theo thành phần kinh tế tại Hải Dương giai đoạn 2005 - 2010


100%


KT có vốn đầu tư nước ngoài

KT ngoài nhà nước


KT nhà nước

80%


60%


40%

20%


0%

2005 2007 2009 2010


Như vậy: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hải Dương những năm gần đây tương đối ổn định, cơ cấu chuyển dịch theo hướng tích cực. Điều này góp phần tạo tâm lý yên tâm cho các nhà đầu tư khi lựa chọn Hải Dương là địa bàn sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, có thể thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế nêu trên chưa phải tăng trưởng bền vững, tăng trưởng theo chiều sâu mà mới chỉ là tăng trưởng theo chiều rộng dựa vào vốn là chủ yếu. Hơn nữa, tiềm lực kinh tế của tỉnh còn bé, nguy cơ tụt hậu về kinh tế so với các tỉnh, thành phố đang phát triển còn cao.

2.2.2 Tình hình phát triển công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch, xuất nhập khẩu

* Tình hình phát triển công nghiệp

Năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn ước đạt 22.158 tỷ đồng (giá so sánh 1994), tăng 14,0% so với năm 2009; trong đó, khu vực doanh nghiệp Nhà nước giảm 3,5%; khu vực ngoài Nhà nước tăng 27,9%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 23,2% (cùng kỳ năm 2009 khu vực doanh nghiệp Nhà nước tăng 6,6%; khu vực ngoài Nhà nước tăng 11,1%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 7,6%).


Bảng 2.9 Chỉ số phát triển giá trị sản xuất công nghiệp Hải Dương 2010 [30]


Năm 2009/2008

Năm 2010/2009

GTSX công nghiệp

107,9

114,0

1. Kinh tế Nhà nước

106,6

96,5

2. Kinh tế ngoài Nhà nước

111,1

127,9

3. Kinh tế có vốn ĐTNN

107,6

123,2


Hoạt động xây dựng trong năm có xu hướng phục hồi tăng dần, nguyên nhân do giá cả vật liệu xây dựng ổn định, đặc biệt là thép và xi măng tăng không đáng kể; dự tính năm 2010, giá trị sản xuất xây dựng đạt 5.776 tỷ đồng (theo giá thực tế), tăng 19,5% so với năm 2009, trong đó, doanh nghiệp nhà nước tăng 18,0%; doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng 19,7%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 5,4%. Theo giá so sánh 1994 đạt 2.430 tỷ đồng, tăng 10,0% so với năm 2009.

Hình 2.3 Giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 1994)


Tình hình phát triển nông nghiệp Giá trị sản xuất nông lâm nghiệp và thuỷ 1


* Tình hình phát triển nông nghiệp

Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản (giá cố định năm 1994) toàn tỉnh ước đạt 4.133 tỷ đồng, tăng 2,5% so với năm trước. Trong đó, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt 3.691 tỷ đồng, tăng 2,5%; ngành lâm nghiệp đạt 20 tỷ đồng, giảm 4,8% và ngành thuỷ sản đạt 422 tỷ đồng, tăng 2,9% so với năm trước.

Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2010 (theo giá thực tế) toàn tỉnh ước đạt 11.290 tỷ đồng, tăng 10,2% so với năm trước. Trong tổng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản theo giá thực tế, nông nghiệp đạt 10.144 tỷ đồng, chiếm 89,8%; lâm nghiệp đạt 48 tỷ đồng, chiếm 0,4%; thuỷ sản đạt 1.098 tỷ đồng, chiếm 9,8%.

* Cân đối thương mại

Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2010 ước đạt 1.043 triệu USD, tăng 36,5% so với cùng kỳ, nhập khẩu ước đạt 1.077 triệu USD, tăng 46,3%.

Hình 2.4 Tổng giá trị xuất khẩu năm 2009 – 2010 [30]


Xuất khẩu năm 2010 ước đạt 1 043 triệu USD tăng 36 5 xuất khẩu địa phương 2


Xuất khẩu năm 2010 ước đạt 1.043 triệu USD, tăng 36,5% (xuất khẩu địa phương giảm 5,6%; xuất khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 39,2%).

Mặt hàng có tỉ trọng lớn năm 2010 tăng, giảm so với 2009 là: Hàng dệt may tăng 57,1%; dây điện ô tô tăng 38,1%; hàng điện tử tăng 24,9%; giày dép các loại tăng 5,3%; rau quả giảm 51,5%; thực phẩm chế biến giảm 14,9%...

Năm 2010, tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 1.077 triệu USD, tăng 46,1% so với năm trước; trong đó, nhập khẩu địa phương đạt 40 triệu USD, tăng 32%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 1.037 triệu USD, tăng 46,9%. Các mặt hàng có xu hướng nhập khẩu cao so với năm 2009: Ô tô các loại tăng 425,2%; phụ liệu giày dép tăng 144,4%; vải may mặc tăng 85,4%... Một nguyên nhân của xu hướng tăng nhập khẩu ở các ngành này là sự gia tăng của các doanh nghiệp FDI hoạt động trong lĩnh vực da giày, may mặc.

2.2.3 Tình hình thu chi ngân sách

Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2010, ước đạt 4.342 tỷ đồng, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, thu thuế xuất, nhập khẩu qua cơ quan Hải quan ước đạt 600 tỷ đồng, bằng 240% dự toán năm, giảm 4,2%; thu nội địa 3.742 tỷ đồng, tăng 7,6%.

Tổng chi ngân sách địa phương ước đạt 5.951 tỷ đồng, tăng 50,5% so với dự toán năm, trong đó chi thường xuyên tăng 16,1%, chi đầu tư phát triển tăng 122,9% (do chuyển nguồn từ năm trước).

Tổng nguồn vốn huy động ước đến cuối năm 2010 đạt 55.588 tỷ đồng, tăng 42,9% so với cùng kỳ năm trước, tiền gửi các tổ chức kinh tế, kho bạc nhà nước 35.157 tỷ, tăng 46,5%; tiền gửi dân cư 20.441 tỷ, tăng 37,3%; huy động ngoại tệ (quy đổi ra VNĐ) 14.674 tỷ, tăng 50,1%. Loại trừ khối lượng huy động ngoài địa bàn của Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương, nguồn vốn huy động tại địa bàn đạt 19.288 tỷ, tăng 18,5%; trong đó, tiền gửi


tổ chức kinh tế, kho bạc nhà nước đạt 5.557 tỷ, tăng 4,6%; tiền gửi dân cư 13.741 tỷ, tăng 24,9.

Tổng dư nợ ước đạt 40.299 tỷ đồng, tăng 37,7% so với năm trước, trong đó, dư nợ cho vay ngắn hạn tăng 34,1%; dư nợ cho vay trung và dài hạn tăng 41,8%; cho vay ngoại tệ tăng 36,0%; cho vay hộ nghèo tăng 17,4%. Doanh số cho vay tăng 6,9%, doanh số thu nợ tăng 4,2% so cùng kỳ năm trước. Nợ xấu chiếm 1,9%/tổng dư nợ (tại tổ chức tín dụng Nhà nước chiếm 2,0%/ tổng dư nợ, các tổ chức tìn dụng ngoài Nhà nước chiếm 1,8%/tổng dư nợ).‌

2.3 Đánh giá đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Hải Dương dưới tác động của môi trường đầu tư

2.3.1 Quy mô và tốc độ tăng của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Năm 1990 Hải Dương mới có 01 dự án đầu tư nước ngoài với số vốn đầu tư là 1,559 triệu USD, và cho đến năm 1994 mới có 05 dự án đầu tư. Tình hình thu hút đầu tư nước ngoài vào Hải Dương phát triển mạnh vào các năm 1995-1996, có 10 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký lên tới 423,75 triệu USD. Thành công lớn nhất giai đoạn này là thu hút được sự đầu tư của Công ty sản suất ô tô FORD với số vốn đăng ký là 102,7 triệu USD.

Giai đoạn từ năm 1997 đến 1998 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực Châu Á Thái Bình Dương đã làm giảm tiến độ đầu tư nước ngoài vào Việt Nam nói chung và Hải Dương nói riêng. Giai đoạn 2001

– 2006 được coi là giai đoạn cột mốc trong thu hút đầu tư FDI. Chính quyền tỉnh Hải Dương đã tích cực triển khai các biện pháp nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài như tăng cường tiếp thị, cải tiến môi trường đầu tư, đơn giản hoá thủ tục hành chính trong cấp phép đầu tư, rút ngắn thời gian làm thủ tục cấp phép, hỗ trợ , giảm giá thuê đất, thực hiện một số ưu đãi cho nhà đầu tư. Với các nỗ lực đó Hải Dương đã đạt được những kết quả khả quan trong thu hút đầu tư nước ngoài; tính đến 31.12.2009 đã có 239 dự án đầu tư nước


ngoài đến từ 23 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng vốn đầu tư đăng ký là 2490 triệu USD (ngoài khu công nghiệp là 108 dự án với số vốn 893,13 triệu USD, trong khu công nghiệp là 95 dự án với số vốn 1596,9 USD); đứng thứ 17 trong số các địa phương trong cả nước.

Doanh thu năm 2010 của khu vực FDI tỉnh Hải Dương đạt 1764,5 triệu USD, trong đó doanh thu xuất khẩu đạt 1,096 tỷ Đô la Mỹ, chiếm 96% tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn tỉnh; tỷ trọng đóng góp của khu vực FDI trong GDP của tỉnh chiếm 17,8%; thu hút được 85.000 lao động trực tiếp; thu ngân sách đạt 97 triệu Đô la Mỹ, chiếm 42,4% tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn.

Tính đến nay trên địa bàn tỉnh Hải Dương có 221 dự án đầu tư nước ngoài đến từ 23 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng vốn đầu tư đăng ký là 5.162,3 triệu USD (ngoài KCN là 114 dự án với số vốn 3.396,4 triệu USD, trong KCN là 107 dự án với số vốn 1.765,9 triệu USD). Tổng vốn đầu tư thực hiện của các Doanh nghiệp FDI đạt 1.895,3 triệu USD, đạt 36,7% tổng vốn đầu tư. Thu hút trên 98.000 lao động trực tiếp tại các Doanh nghiệp cùng hàng ngàn lao động gián tiếp khác [18].

Bảng 2.10 Tình hình đầu tư nước ngoài tại Hải Dương 1990 – 2009 [18]


Năm

Dự án

Vốn đầu tư (triệu USD)

Tổng vốn đầu tư

Vốn pháp định

Vốn thực hiện

1990

1

2

1


1992

1

2

1


1993

3

12

4


1994

3

7

3


1995

7

143

99


1996

3

284

87


1997

4

35

18


1998

5

17

5


Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 28/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí