Cơ Sở Pháp Lý Của Quyền Tiếp Cận Nước Sạch Của Người Dân

Câu hỏi đặt ra là trong trường hợp sử dụng bất thường mà hợp lý thì vấn đề trên thực tế được đặt ra cần tham chiếu tới tất cả các trường hợp kể trên. Ngoài quyền ven sông tự nhiên, liệu một chủ sở hữu ven sông có được quyền bổ sung quyền trong tự nhiên của xây dựng hạ tầng, mà nó được gọi là loại quyền sử dụng đất, phù hợp với các quy định liên quan đến quyền sử dụng đất khác.

Phương pháp tiếp cận quyền về nước dựa trên quyền về đất đã tạo điều kiện dễ dàng cho các chủ sở hữu đất trong việc đưa ra tuyên bố sử dụng mà không cần sự cho phép của Nhà nước. Tuy nhiên, việc tuyên bố này cũng có những bất cập, trước hết là vấn đề định lượng, sử dụng nước bao nhiêu được coi là sử dụng hợp lý theo quy định trong luật các nước theo hệ thống luật án lệ? Tương tự như vậy, các vấn đề phát sinh về việc tuyên bố chủ quyền trên vùng nước tư nhân trong hệ thống civil law cũng sẽ tạo hạn chế khi đặt vào việc thực hiện các quyền về nước…Nhu cầu dùng nước đặt ra yêu cầu rằng cần tách quyền sở hữu đất đai và quyền sử dụng nước để cho ai cũng được tiếp cận với nguồn nước như nhau. Khi các quyền về nước được phổ biến rộng rãi thì cũng là lúc mối liên kết giữa quyền sở hữu đất và quyền sử dụng nước trong/thuộc khu đất đã bị phá vỡ. Trước áp lực ngày càng tăng về tài nguyên nước, các quốc gia tại các hệ thống luật đã lựa chọn ra cách thức hợp lý vừa đảm bảo việc sử dụng nước hợp lý phục vụ cho sinh hoạt, cấp giấy phép để được khai thác nước phục vụ việc phát triển kinh tế nhưng phải đủ linh hoạt để đảm bảo nhu cầu sử dụng nước trong tương lai. Vì thế, một loạt các quy định mới được ban hành như: quản lý sông theo lưu vực; thiết lập và ưu tiên dòng chảy tối thiểu của con sông khi tạo ra các công cụ dự trữ nước; các yêu cầu đánh giá tác động môi trường khi sử dụng nước…. để việc phân bổ nguồn nước được thực hiện.

Chỉ 3 năm sau khi thành lập Liên Hợp quốc, ngày 10/12/1948, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua bản Tuyên ngôn Quốc tế về nhân quyền (UDHR). Đây là văn kiện pháp lý quốc tế đầu tiên tập trung đề cập vấn đề quyền con người. Bản Tuyên ngôn gồm 30 điều, lần đầu tiên xác định một tập hợp những quyền và tự do cụ thể, cơ bản của con người trên tất cả các phương diện chính trị, dân sự, kinh tế, xã hội, văn hóa. Theo đó quyền về nước được đề cập với tư cách là một khía cạnh

nhỏ của quyền được hưởng và duy trì tiêu chuẩn sống thích đáng, đủ để đảm bảo sức khỏe, phúc lợi cho bản thân và gia đình, về các khía cạnh ăn, mặc, ở…(Khoản 1 Điều 25 UDHR). Quy định về quyền có mức sống thỏa đáng được tái khẳng định và cụ thể hóa trong Điều 11 Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, 1966 (ICESCR), quyền về nước cũng đã được Ủy ban về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (Ủy ban Công ước) diễn giải như là một nhân tố đảm bảo con người có mức sống thỏa đáng tại Bình luận chung số 15, thông qua tại phiên họp thứ 29 năm 2002. Nhưng quyền về nước, hay cụ thể hơn là quyền sử dụng nước sạch vẫn chưa được công nhận là một quyền riêng, đứng cụ thể, ngang hàng với các quyền con người cơ bản khác.

Sau 15 năm tranh luận, ngày 28/10/2010, Đại hội đồng Liên Hợp quốc đã bỏ phiếu công nhận với 122 quốc gia tán thành quyền tiếp cận nước sạch và điều kiện sống hợp vệ sinh là một quyền con người.

1.2.2. Cơ sở pháp lý của quyền tiếp cận nước sạch của người dân

1.2.2.1. Quy định của pháp luật quốc tế

Quyền được sử dụng nước cho rằng mọi người có quyền tiếp cận với nguồn nước đầy đủ, an toàn, được chấp nhận và có thể chi trả được cho các mục đích sử dụng mang tính cá nhân và hộ gia đình. Một lượng nước sạch thỏa đáng là cần thiết để chống lại nguy cơ tử vong do việc khử trùng nước, giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nước và cung cấp nước cho việc tiêu thụ, nấu nướng, và các nhu cầu vệ sinh cá nhân và hộ gia đình 18.

- Nước rất cần thiết để đảm bảo sự tồn tại của sự sống và của mỗi cá nhân con người. Nước là cần thiết cho hàng loạt các mục đích khác nhau để thực hiện nhiều quyền con người khác: nước cần để sản xuất lương thực (quyền có đủ lương thực); nước để đảm bảo vệ sinh môi trường (quyền được hưởng sự chăm sóc sức khỏe tốt nhất có thể); nước cần để đảm bảo cuộc sống (quyền có việc làm để kiếm sống) và hưởng thụ những hoạt động văn hóa nhất định (quyền được tham gia vào đời sống văn hóa) 23…Rất nhiều quyền cơ bản của con người sẽ không thực hiện được nếu thiếu nước. Có thể kể đến như:

+ Quyền được sống: quyền này được ghi nhận một cách rò ràng vào năm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

1948 bằng việc ban hành Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền. Cần nói rằng, không có nước, không có sự sống.

+ Quyền với lương thực: mặc dù không được đề cập một cách rò ràng, quyền về nước là nhân tố quan trọng để bảo vệ quyền với lương thực. Nước cần thiết cho nông nghiệp: gần 70% nước sạch được dùng trong nông nghiệp và ước tính rằng 1/3 sản phẩm lương thực trên thế giới dựa vào thủy lợi. Cần đảm bảo những phương tiện bền vững đối với các nguồn nước dành cho nông nghiệp để đảm bảo quyền có đủ thức ăn.

An ninh nguồn nước và quyền tiếp cận nước sạch của người dân vùng đồng bằng sông Hồng - Thực trạng và giải pháp - 5

+ Quyền tự ra quyết định: Từ quy định của hai công ước về nhân quyền. Quyền tự ra quyết định bao hàm quyền của mọi người để quản lý mọi nguồn lực, từ đó ra quyết định. Quyền này có sự kết nối với quyền về nước, bởi nước là một loại nguồn tự nhiên, đảm bảo cho việc cá nhân ra quyết định đối với bản thân mà không chịu sự ràng buộc bởi bên thứ ba.

+ Quyền được đảm bảo tiêu chuẩn sống: không thể thực hiện quyền này nếu không có nước. Ủy ban Liên hợp quốc về quyền kinh tế, văn hóa và xã hội đã chỉ ra tầm quan trọng của nước, có đề cập rằng việc cần phải làm rò trong danh mục các tiêu chí để bảo đảm có một mức sống thỏa đáng, kể từ khi nhận ra rằng đó là một trong những điều kiện cơ bản nhất cho sự sống còn.

+ Quyền có nơi ở: nước cũng là một trong những điều kiện cơ bản của quyền này. Quyền có một nơi ở đầy đủ chỉ có thể đạt được khi nơi ở có thể tiếp cận bền vững với các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nước uống an toàn, và cho vệ sinh cá nhân…

+ Quyền giáo dục: nước đóng vai trò để thực hiện quyền này. Việc thiếu nguồn cung cấp nước, khiến tại mốt số vùng, trẻ em sẽ phải đi một quãng đường dài để lấy nước cho gia đình, nhiều lần trong một ngày, vì thế sẽ làm lỡ mất cơ hội đến trường.

+ Quyền đối với sức khỏe: quyền này sẽ không được thực hiện nếu như không đảm bảo việc tiếp cận đầy đủ nguồn nước sạch. Vệ sinh môi trường như là một khía cạnh của quyền được chăm sóc sức khỏe, việc đảm bảo nguồn nước an toàn và không bị nhiễm độc là yếu tố ngăn chặn những mối đe dọa với sức khỏe. Thế giới có hơn 3 triệu người chết mỗi năm từ các bệnh bắt nguồn do thiếu nước

sạch. Ở các nước đang phát triển, 80% các bệnh và 1/3 số ca tử vong là kết quả của việc uống nước bị ô nhiễm. Điểm đáng ngạc nhiên là hơn 60% các ca tử vong ở trẻ sơ sinh trên toàn thế giới có liên quan đến các bệnh truyền nhiễm và ký sinh trùng do nguồn nước gây ra 23.

+ Quyền có điều kiện làm việc phù hợp: nước sạch là một yếu tố quan trọng của quyền này, qua việc nước là yếu tố quan trọng cho sản xuất lương thực và thực phẩm. Lao động đến từ lĩnh vực nông nghiệp tạo nguồn thu chủ yếu cho người dân ở các nước đang phát triển.

+ Nghĩa vụ được nêu trong Điều 1, ICESCR nói rằng, một dân tộc không thể bị tước đoạt các phương tiện tồn tại, các nước thành viên nên đảm bảo rằng có một cách tiếp cận nguồn nước thỏa đáng cho nông nghiệp và đảm bảo kế sinh cho người dân bản địa.

- Quyền tiếp cận nước sạch trước khi chính thức trở thành quyền cơ bản của con người đứng cùng các quyền cơ bản khác, đã được ghi nhận là một quyền con người với vai trò là một thành tố của quyền có mức sống thỏa đáng (khoản 1 Điều 11, ICESCR).

Mức sống thỏa đáng là một phạm trù rộng và bao hàm một số quyền kinh tế, xã hội và văn hóa. Quyền được hưởng và duy trì tiêu chuẩn sống thích đáng (Right to gain and sustain an adequate standard of living) lần đầu tiên được đề cập trong Khoản 1 Điều 25 UDHR trong đó nêu rằng mọi người đều có quyền được hưởng một mức sống thích đáng, đủ để đảm bảo sức khoẻ và phúc lợi của bản thân và gia đình, về các khía cạnh ăn, mặc, ở, chăm sóc y tế và các dịch vụ xã hội cần thiết, cũng như có quyền được bảo hiểm trong trường hợp thất nghiệp, đau ốm, tàn phế, góa bụa, già nua hoặc thiếu phương tiện sinh sống do những hoàn cảnh khách quan vượt quá khả năng đối phó của họ.

Quy định này được tái khẳng định và cụ thể hóa tại Điều 11 ICESCR, Khoản 1 có nêu rằng các quốc gia thành viên Công ước thừa nhận quyền của mọi người được có một mức sống thích đáng cho bản thân và gia đình mình, bao gồm các khía cạnh về ăn, mặc, nhà ở, và được không ngừng cải thiện điều kiện sống. Các quốc gia thành viên phải thi hành những biện pháp thích hợp để bảo đảm việc thực hiện

quyền này, và vì mục đích đó, thừa nhận tầm quan trọng thiết yếu của hợp tác quốc tế dựa trên sự tự do chấp thuận.

Điều 11, ICESCR quy định về quyền có mức sống thỏa đáng trong đó đã cụ thể hóa một số quyền phát sinh, không thể thiếu từ việc hiện thực hóa quyền có mức sống thỏa đáng bao gồm ăn, mặc, và cư trú thích đáng. Việc sử dụng từ bao gồm này vẫn chưa thỏa đáng. Bởi quyền sử dụng nước nằm trong nhóm những cam kết thiết yếu để bảo đảm một mức sống thỏa đáng, nhất là vì nó là một trong những điều kiện cơ bản nhất cho sự tổn tại 18.

Điểm đặc biệt lưu ý là với các quyền khác trong các quyền về kinh tế, văn hóa và xã hội, Ủy ban Công ước thường đưa ra định nghĩa, khái niệm căn bản của quyền được đề cập đến, song với quyền có mức sống thỏa đáng, tại các Bình luận chung của Ủy ban về Điều 11 lại tập trung giải thích các thành tố của quyền này như: quyền có nơi cư trú thích đáng, cưỡng chế di dời, quyền về lương thực, hay quyền về nước, chứ không đưa ra một khái niệm chính thức về mức sống thỏa đáng. Ủy ban Công ước đã giải thích một số khía cạnh của quyền có mức sống thích đáng tại các: Bình luận chung số 7 cho Điều 11 khoản 1 về cưỡng chế di dời; Bình luận chung số 12 về quyền về lương thực và thực phẩm ở mức thích đáng và Bình luận chung số 15 về quyền về nước 18.

Trước khi được Ủy ban Công ước luận giải Điều 11, ICESCR tại phiên họp thứ 29 (2002) và đưa ra Bình luận chung số 15: Quyền sử dụng nước, thì quyền sử dụng nước là một quyền con người đã được Ủy ban Công ước đề cập đến khi bình luận quyền kinh tế, xã hội và văn hóa của những người cao tuổi tại Bình luận chung số 6 (Phiên họp thứ 13, 1995). Năm 1991, Đại hội đồng đã thông qua Nguyên tắc Liên hợp quốc về người cao tuổi. Nguyên tắc này được chi thành 5 phần liên quan chặt chẽ với các quyền được ghi nhận trong ICESCR: độc lập; tham gia; chăm sóc; tự thực hiện; nhân phẩm. Nguyên tắc 1 - độc lập, quy định rằng người cao tuổi cần có quyền được hưởng các nhu cầu về ăn – uống, ở, mặc và chăm sóc sức khỏe thông qua thu nhập, sự hỗ trợ từ gia đình, cộng đồng và tự bản thân mình. Theo đó, độc lập bao gồm được tiếp cận đầy đủ lương thực, nước uống, nhà ở, quần áo và chăm sóc y tế 18.

- Bên cạnh những quyền con người đối với môi trường như: quyền thực phẩm, quyền có nhà ở tối thiểu, quyền được bảo vệ và bảo tồn không khí, đất trồng, nước….Quyền tiếp cận nước sạch của người dân được coi là một phần cấu thành của quyền được sống trong môi trường trong lành được ghi nhận lần đầu tiên tại Tuyên bố của Hội nghị Liên Hợp Quốc về môi trường con người (Tuyên bố Stockholm – năm 1972) rằng con người có quyền cơ bản được tự do, bình đẳng và đầy đủ các điều kiện sống, trong một môi trường chất lượng cho phép cuộc sống có phẩm giá và phúc lợi mà con người có trách nhiệm trong bảo vệ và cải thiện cho các thế hệ hôm nay và mai sau. Tại Tuyên bố của Hội nghị Liên Hợp Quốc về Môi trường và phát triển (Tuyên bố Rio de Janeiro – 1992) cũng khẳng định lại một lần nữa, con người là trung tâm của những mối quan tâm về sự phát triển lâu dài. Con người có quyền được hưởng một cuộc sống hữu ích, lành mạnh và hài hòa với thiên nhiên. Qua đó thấy nguyên tắc sống trong môi trường trong lành được coi là quyền con người chính thức từ Tuyên bố Stockholm, 1972 và được củng cố, phát triển trong các văn kiện quốc tế sau này.

Quyền con người đối với môi trường được ghi nhận trong Hiến pháp các quốc gia như Hiến pháp Nga thừa nhận, quyền môi trường tối thiểu bao gồm tiếp cận thông tin chính xác và đền bù do gây hại tới sức khỏe con người hay tài sản do vi phạm môi trường. Bảo vệ bằng Hiến pháp đối với các quyền môi trường là cơ hội để người dân tác động hay gây sức ép với Chính Phủ để được đảm bảo được sống trong môi trường trong lành: đất, nước, không khí, thức ăn, nhà ở…

Hiến chương Châu Phi năm 1981 đã công nhận quyền của tất cả mọi người có môi trường tối thiểu, nhằm thỏa mãn đối với sự phát triển và thịnh vượng chung của cộng đồng, xã hội.

- Quyền được sử dụng nước đã được ghi nhận trong hàng loạt các văn kiện quốc tế, gồm các công ước, các bản tuyên bố và các tiêu chuẩn khác về quyền con người. Có thể kể đến như:

+ Điều 5 Khoản 2 của Công ước Xoá bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ qui định rằng các nước tham gia Công ước sẽ đảm bảo cho

phụ nữ quyền được hưởng những điều kiện sống thoả đáng, nhất là liên quan đến [...] nguồn cung cấp nước.

+ Điều 24, khoản 2 của Công ước về các quyền trẻ em yêu cầu các nước thành viên chống lại bệnh tật và suy dinh dưỡng thông qua việc cung cấp thức ăn dinh dưỡng thoả đáng và nước uống sạch.

+ Điều 20, 26, 29 và 46 của Công ước Geneva liên quan đến đối xử với tù nhân chiến tranh, 1949.

+ Điều 85, 89 và 127, Công ước Geneva về đối xử với thường dân trong thời gian chiến tranh, 1949.

+ Tuyên bố Dublin về nước và phát triển bền vững, Hội nghị quốc tế về nước và môi trường.

+ Nghị quyết số 2002/6 của Tiểu ban về Sự tiến bộ và bảo vệ nhân quyền của Liên Hợp Quốc về thúc đẩy việc thực hiện quyền về nước…

- Quyền được sử dụng nước được Uỷ ban Công ước kiên trì đề cập trong khi xem xét các báo cáo của các nước thành viên, phù hợp với hướng dẫn chung đã được chỉnh sửa về hình thức và nội dung các bản báo cáo các nước thành viên đệ trình.

Nước đã, đang và sẽ trở thành nguồn tài nguyên khan hiếm và bị cạn kiệt do nhiều nguyên nhân tác động kể trên. Nước cần thiết cho rất nhiều các mục đích khác nhau để phục vụ cuộc sống, phục vụ con người. Tuy nhiên, việc cung cấp nước phải ưu tiên cho quyền sử dụng nước của các cá nhân và gia đình, sự ưu tiên này cũng phải đường giành cho các nguồn nước cần để chống đói nghèo và bệnh tật, cũng như lượng nước cần thiết để đáp ứng những nghĩa vụ cơ bản của từng quyền khác trong ICESCR.

Có rất nhiều tranh cãi xung quanh việc nâng mức độ từ quyền đối với nước trong mối liên quan, là một phần của các quyền con người cơ bản khác thành quyền riêng biệt, độc lập. Kết quả sau các cuộc tranh luận, các nghiên cứu đề cập đến, thế giới đã ghi nhận quyền tiếp cận nước sạch trở thành quyền con người cơ bản, đứng độc lập với các quyền khác.

1.2.2.2. Quy định của pháp luật Việt Nam

Hiến pháp là đạo luật cơ bản, có giá trị pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật, Hiến pháp năm 1992 (được sửa đổi, bổ sung năm 2001) đã có những quy định mang tính nguyên tắc về bảo vệ môi trường. Điều 29 Hiến pháp đã quy định nghĩa vụ bảo vệ môi trường - một loại nghĩa vụ pháp lý của mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội và nghiêm cấm mọi hành động làm suy kiệt tài nguyên và hủy hoại môi trường. Và Điều 61 quy định về công dân có quyền hưởng chế độ bảo vệ sức khỏe.

Hiến pháp hiện hành được Quốc hội thông qua ngày 28/11/2013 đã có một số quy định đáng chú ý liên quan đến lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Lần đầu tiên Hiến pháp ghi nhận quyền con người đối với môi trường: Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường (Điều 43), theo đó quyền được tiếp cận nước sạch được hiểu như là một phần của quyền được sống trong môi trường trong lành. Đặc biệt, Hiến pháp cũng lần đầu thừa nhận nguyên tắc người gây thiệt hại môi trường phải khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại được ghi nhận tại Khoản 3, Điều 63. Đây là nguyên tắc thể hiện rò nét nhất biện pháp kinh tế trong bảo vệ môi trường, dùng lợi ích kinh tế tác động vào chính hành vi của các chủ thể theo hướng có lợi cho môi trường. Hiến pháp hiện hành đã tái khẳng định tại Điều 53 rằng các loại tài nguyên là tài sản công, thuộc sở hữu toàn dân và Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.

Ngay sau khi Hiến pháp năm 1992 được ban hành, nhà nước ta sớm ban hành Luật bảo vệ môi trường đầu tiên vào năm 1993 quy định những vấn đề có tính cốt lòi nhất trong công tác bảo vệ môi trường, cho thấy sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với công tác bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, qua hơn 12 năm thực hiện, đạo luật đã bộc lộ nhiều bất cập trước những bước phát triển mới trong đời sống kinh tế, xã hội, đòi hỏi phải có sự sửa đổi toàn diện. Đáp ứng yêu cầu này Luật Bảo vệ Môi trường mới được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8 (Khóa XI) năm 2005 (Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2006), thay thế cho Luật Bảo vệ môi trường năm 1993. Cũng trong giai đoạn ban hành đạo luật về bảo vệ môi trường, Nhà nước ta cũng ban hành hàng loạt đạo luật và Pháp lệnh quan trọng về tài nguyên

Xem tất cả 107 trang.

Ngày đăng: 25/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí