Một Số Vần Đề Lý Luận Về Quyền Tiếp Cận Nước Sạch

cuộc ngiên cứu, tìm kiếm của các tổ chức thì tại các nước đang phát triển, hàng chục triệu giếng khoan đã và đang đe dọa sẽ rút cạn mạch nguồn nước ngầm, trong khi đó các con sông vẫn đang dần kiệt quệ. Có nhiều quốc gia xuất siêu, nhập siêu trong việc xuất khẩu các nhiên liệu hóa thạch, quặng khoáng sản và gỗ từ các quốc gia khác, nhưng lại phải tự xoay sở với nguồn tài nguyên nước của quốc gia mình.

- Việc nguồn nước bị sử dụng khi vượt quá 25% tổng nguồn nước có thể tái tạo đã tạo ra áp lực về nguồn nước tại mỗi quốc gia. Nhiều quốc gia đã tìm ra cách thức đảm chất lượng nước, xoay vòng việc sử dụng nước để quản lý nguồn nước tốt hơn, có thể kể đến như Nhật Bản ….Trong một bản báo cáo vào năm 2009 của Ủy ban kinh tế, xã hội Liên hợp quốc ở Châu Á Thái Bình Dương (UNESCAP) đã cảnh báo về tình trạng khủng hoảng nước tại Châu Á “sự thiết hụt nguồn nước ở mức độ này dẫn đến tình trạng tranh giành một nguồn tài nguyên quý giá đang nổi lên như là mối đe dọa lớn tới ổn định trật tự xã hội” 28.

- Do sự gia tăng dân số, tiêu dùng và áp lực phát triển kinh tế tăng cao, đồng thời sự gia tăng sản lượng lương thực tại các châu lục bị chững lại, các Châu lục cần một cuộc cách mạnh xanh, nhưng nguồn nước sẽ là trở ngại lớn nhất để thực hiện. Đặc biệt là ở Châu Á và Châu Phi.

- Nguồn nước sử dụng tăng mạnh nhất không phải đến từ lĩnh vực nông nghiệp mà từ lĩnh vực công nghiệp và các hộ gia đình ở khu đô thị. Liên hợp Quốc đã dự đoán rằng lượng nước tiêu thụ trong công nghiệp sẽ tăng gấp đôi từ năm 2000 đến năm 2025, trong đó tập trung chủ yếu ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, “do khu vực này sẽ trở thành trung tâm sản xuất công nghiệp của thế giới và phát triển mạnh mẽ ở những ngành sử dụng nhiều nước như sản xuất phụ tùng phương tiện giao thông vận tải, đồ uống và dệt may” 29.

- Sự phụ thuộc vào nước từ những con sống và mạch nước ngầm xuyên quốc gia ngày càng phổ biến tại các nước Châu Á, nhưng chỉ có bốn trong số 57 lưu vực sông xuyên quốc gia chịu sự điều chỉnh của các điều ước quốc tế về chia sẻ nguồn nước hay các hình thức hợp tác được thể chế hóa. Đó là sông Mekong (nơi không có sự tham gia của Trung Quốc, một quốc gia thượng nguồn chiếm khá nhiều ưu

thế), sông Hằng (nằm giữa Banladesh và Ấn Độ), sông Ấn (giữa Ấn Độ và Pakistan) và sông Jordan. Nhưng các Hiệp ước này chưa thật sự hoàn chỉnh vì vẫn thường xuyên xảy ra căng thẳng, dù vẫn đạt được những mục đích nhất định 19.

- Các thách thức, rủi ro đến từ các nhà máy điện hạt nhân. Châu Á được gọi là trung tâm của thời kỳ phục sinh hạt nhân toàn cầu. Các quốc gia đều mong muồn xây dựng nhà máy điện hạt nhân để giảm chi phí cho nguồn tài nguyên thiên nhiên đang dần cạn kiệt. Việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân bên cạnh lưu vực của dòng nước ngọt là điều không thể bởi nó sẽ tạo ra sự khan hiếm nước, chính vì thế các nhà máy này được xây dựng trên bờ biển. Nhưng vụ nổ hạt nhân tại nhà máy hạt nhân Fukushima – Nhật Bản là một lời cảnh báo về rủi ro khi đi kèm với hiện tượng biến đổi khí hậu khác.

- Vấn đề kiểm soát nguồn nước của các quốc gia trên thượng nguồn. Trung Quốc là quốc gia có nguồn nước chảy qua biên giới nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Bắc Kinh kiểm soát thượng nguồn của hơn chục lưu vực sông quan trọng xuyên quốc gia. Tuy nhiên, Trung Quốc luôn bác bỏ đề nghị chia sẻ nguồn nước hay hợp tác với các quốc gia ở hạ nguồn, không hề ký kết bất kỳ hiệp ước nào với quốc gia ven sông. Lý giải tại sao Trung Quốc là đối tác đối thoại nhưng không là thành viên của Ủy ban Sông Mekong cũng như trở thành thành viên của Hiệp ước Sông Mekong 1995. Bởi vậy, cũng không lấy làm ngạc nhiên khi Trung Quốc là trung tâm của nhiều sự căng thẳng liên quan đến nước hiện nay tại không chỉ Đông Nam Á mà toàn khu vực Châu Á.

- Nhân tố cuối cùng thách thức, tạo áp lực về nước tại các châu lục trên thế giới đó là việc cô lập các nguồn nước quy mô lớn bằng các con đập, hồ chứa và những công trình khác sẽ tác động lâu dài đến môi trường. Các con đập trên thế giới được xây dựng từ những năm 1950, và được tin như một phép màu biến những vùng đất cằn cỗi, hoang vu trở nên màu mỡ, nâng cao vị thế của quốc gia, thông qua thủy lợi và điện khí hóa góp phần phát triển kinh tế trong nước. Tuy nhiên, từ những năm 1970, việc coi đập như công cụ phát triển đã gây tranh cãi rằng các lợi ích của đập đã bị đánh giá quá cao một cách có hệ thống trong khi những mặt trái bị

bỏ qua. Hiện nay, việc xây dựng những con đập lớn đã dần chấm dứt ở phương Tây nhưng vấn tiếp tục diễn ra ở Châu Á, Châu Phi, nơi có hàng loạt các quốc gia tham gia vào công việc này [21].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

+ Cần nhìn nhận rò rằng bên cạnh những lợi ích mà các đập nước mang lại khi được thiết kế và quy hoạch hợp lý sẽ hỗ trợ phát triển kinh tế và xã hội bằng cách điều tiết nguồn nước, kiểm sát lũ lụt, tạo điều kiện cho tưới tiêu, sản xuất điện năng và đưa nước ngọt vào thành phố. Nhưng điều này vô hình chung đã làm ảnh hưởng đến chất lượng nước và sản lượng nước từ hạ lưu các con sông, thay đổi hệ thống sông ngòi, phá hoại đa dạng hệ sinh học, thúc đẩy quá trình xói mòn bờ biển và xâm nhập mặn. Trên thực tế, những con đập này đã làm rỗi loạn chu kỳ lũ lụt tự nhiên ở vùng nhiệt đới của sông hồ, vốn rất quan trọng với nghề đánh bắt cá và quá trình tái màu mỡ của đất…những hậu quả này do sự khai thác quá mức lượng nước phục vụ hệ thống thủy lợi. Kế hoạch lập dự án xây dựng đập lớn hay những công trình chuyển hướng dòng nước đã gặp phải những bất cập, cản trở do ảnh hưởng tới vấn đề di dân và đất ngập úng, cũng như quá lệ thuộc vào địa điểm có sẵn nguồn nước.

+ Những trường hợp điển hình về tác động tiêu cực của đập như việc: Biển hồ ở Aral ở Trung Á đã bị thu hẹp hơn một nửa do sự lạm dụng xây dập ở khu vực đầu nguồn – sông Amu Darya và sông Syr Darya – do sự khai thác quá mức lượng nước phục vụ hệ thống thủy lợi; đập Sardar Sarovar ở Tây Ấn Độ đã buộc Ngân hàng Thế giới (WB) rút phần lớn tài trợ cho dự án thủy điện quy mô lớn do buộc phải di chuyển hàng chục ngàn người, môi trường các hệ sinh thái độc đáo bị tàn phá và sự thiếu dân chủ trong quá trình ra quyết định [21].

An ninh nguồn nước và quyền tiếp cận nước sạch của người dân vùng đồng bằng sông Hồng - Thực trạng và giải pháp - 4

+ Tuy nhiên, năm 2012 đã đánh dấu mốc trở lại ấn tượng của các đập thủy điện với hàng trăm dự án mới được khởi động bởi các nhà thầu xây dựng đập hàng đầu thế giới đến từ Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil. Mỗi nước này đều sở hữu những con đập khổng lồ trên lãnh thổ quốc gia song đồng thời cũng gia tăng vai trò chủ động trong việc khôi phục lại việc xây dựng đập ở nước ngoài. Một nửa Châu Phi, từ sa mạc Sudan và các miền đất trũng Ethiopia đến các con sông của Algeria và Gabon, là nơi các kỹ sư Trung Quốc đang tham gia vào quy hoạch xây dựng hơn 100 con đập [21].

+ Sự chú trọng xây dựng đập nước đã và đang làm gia tăng căng thẳng và tranh chấp nguồn nước ở các khu vực, dẫn tới những hệ lụy đối với an ninh và ổn định khu vực. Vấn đề này sẽ càng tồi tệ hơn khi các quốc gia phát triển xây dựng các đập thủy điện ở thượng nguồn trên các dòng sông quốc tế, như trường hợp Trung Quốc xây dựng đập Tiểu Loan (Xiaowan) với công suất 4.200MW có chiều cao lớn hơn tháp Effel trên sông Mekong, hay như Trung Quốc xây dựng con đập với công suất 38.000 MW được đặt trên sông Brahmaputra ở Metog, gần biên giới đang tranh chấp với Ấn Độ…và các quốc gia gánh chịu phần lớn hậu quả của sự nắn dòng này nằm ở cuối hạ lưu các con sông Brahmaputra, sông MeKong như Băngladesh, Việt Nam, Ấn Độ…

+ Việc cán cân quyền lực hiện nay trên thế giới đang chuyển dịch dần về phía Đông, vấn đề cung và cầu đang được cơ cấu lại tạo ra áp lực lớn lên giá cả hàng hóa và các nguồn tài nguyên khan hiếm. Chính vì thế, các đập nước này không chỉ đơn thuần là trung tâm của cuộc tranh luận về phát triển kinh tế, mà còn là một phần không thể tách rời của chiến lượng an ninh nguồn nước. Sự trỗi dậy của đập mang lại một sự bất ổn, và tạo ra tranh luận rằng đất và nước trong tương lai trở thành yếu điểm của nền kinh tế thế giới.

+ Các quyền lực mới nổi dường như đang chạy đua để chiếm giữ các nguồn tài nguyên quan trọng của tương lai. Những khoản đầu tư lớn từ Quỹ lợi ích quốc gia (Sovereign wealth fund) vùng Vịnh Ả Rập, các chiến lược mua bán đất của các doanh nghiệp Hàn Quốc và Malaysia, cùng sự tham gia của Trung Quốc vào xây dựng đập ở châu Phi không thể tách rời mỗi lo ngại đối với việc đảm bảo an ninh nguồn nước trong thế kỷ 21.

Sự căng thẳng về nước giữa các quốc gia, cũng như diễn ra trong nội bộ quốc gia, đặc biệt là tại các quốc gia đa sắc tộc đã đe dọa đến một cuộc xung đột về nước trong tương lai. Trong thực tế, “cuộc chiến tranh nước” trên lĩnh vực chính trị, ngoại giao và kinh tế mới chỉ bắt đầu giữa các nước láng giềng, hay các quốc gia cùng sử dụng chung dòng sông quốc tế. Điều này đã cản trở quá trình mở rộng, hợp tác và hội nhập giữa các quốc gia, các khu vực. Nước từ những con sông quốc tế,

mạch nước ngầm, hồ xuyên quốc gia đã trở thành mục tiêu của kế hoạch tranh giành giữa các quốc gia.

1.2. Một số vần đề lý luận về quyền tiếp cận nước sạch

Nước là nguồn tài nguyên thiên nhiên có giới hạn và là một loại hàng hóa công cộng, thiết yếu cho đời sống và sức khỏe. Nghiên cứu của Viện Nước quốc tế Stockholm (SIWI), nước bẩn giết chết nhiều người hơn so với động đất và chiến tranh. Ước tính mỗi ngày trên thế giới có tới 5.000 trẻ em bị chết do các bệnh liên quan đến nước bẩn. Trong khi đó, theo một phúc trình của Liên Hiệp quốc năm 2006, có tới 1,1 tỷ người không tiếp cận được nước sạch và hơn 2,6 tỷ người không có điều kiện vệ sinh cơ bản. 1,5 triệu trẻ em dưới 5 tuổi và 4,43 triệu em ở độ tuổi đến trường bị chết mỗi năm do các bệnh liên quan đến nước và vệ sinh môi trường. Một nghịch lý là người dân ở các nước nghèo phải tốn nhiều tiền cho nước sạch hơn so với các nước phát triển từ 5-10 lần. Nhiều cư dân vùng Hạ Sahara ở Châu Phi có ít hơn 20 lít nước mỗi ngày. Ngược lại, bình quân 1 người Anh dùng 150 lít nước/ngày trong khi người Hoa Kỳ dùng 600 lít/ngày. Cá biệt có cư dân Phoenix, Arizona (Hoa Kỳ) dùng tới 1.000 lít/ngày – gấp 100 lần so với người Mozambique. Phúc trình của Liên Hiệp Quốc cho biết đa số các nước đang phát triển chi ít hơn 1% GDP cho hệ thống cung cấp nước sạch cho người dân, và hầu hết hệ thống đó phục vụ cho người giàu ở thành thị. Chính vì điều này, người nghèo mất nhiều thời gian hơn để có được nước dùng. Người dân Hạ Sahara bỏ ra 40 tỷ giờ mỗi năm để đi lấy nước, tương đương 1 năm trời làm việc của tất cả người lao động ở Pháp. Nhà môi trường Kevin Watkins đã từng phát biểu rằng “Nước là cuộc khủng hoảng chính của hàng triệu người dễ tổn thương nhất trên thế giới” [2].

Thiếu nước sạch đang là một vấn đề nhức nhối, nhưng tình hình sẽ trở nên tồi tệ hơn khi thế giới hết nước sạch, và điều đó rất có thể xảy ra vì dân số ngày càng tăng trong khi nước sạch ngày càng ít đi do ô nhiễm và biến đổi khí hậu. Một báo cáo mới đây của Ngân hàng Thế giới (WB) nói rằng, đến năm 2030, nhu cầu toàn cầu đối với nước sẽ vượt quá mức cung cấp đến 40% và cứ sau 20 năm thì lượng tiêu thụ nước trên toàn cầu ước tính sẽ tăng gấp đôi.

Trước tình hình đó, cùng với Tây Ban Nha đã từ lâu Đức đấu tranh cho quyền của con người được sử dụng nước sạch và hệ thống vệ sinh trong sinh hoạt, một trong những quyền cơ bản được diễn giải từ Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, 1966 (ICESCR)

Ngày 28/7/2010, tại phiên họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc về quyền tiếp cận nước sạch và các điều kiện vệ sinh, Liên hợp quốc tái khẳng định và bỏ phiếu thông qua quyền được sử dụng nước sạch và các điều kiện vệ sinh là quyền cơ bản của con người, đứng độc lập với các quyền cơ bản khác. Theo đó nhà nước phải tạo ra những điều kiện, quy tắc, dự án đầu tư hoặc điều kiện đầu tư thích hợp, để cải thiện tình trạng cung cấp nước sạch cho người dân. Đáp ứng quyền sử dụng nước sạch có nghĩa là mỗi người phải được tiếp cận nguồn nước vệ sinh, có thể tiếp nhận được và có thể trả tiền được và nguồn nước đó phải được cung cấp đủ cho nhu cầu sinh hoạt cá nhân.

Các quyền này không chỉ đảm bảo cho con người được sống trong phẩm giá và tự do mà còn thúc đẩy tiến trình thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ về xóa đói nghèo, tăng cường sức khỏe trẻ em và chống bệnh tật. Đạt được các mục tiêu về nước sạch và vệ sinh là nền tảng để đạt được tất cả các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ.

1.2.1. Lịch sử quyền về nước

Trong suốt chiều dài lịch sử, trong nhiều xã hội cổ xưa, quyền đối với nước và đất được gắn kết chặt chẽ với nhau. Đôi khi, ở những khu vực khô cằn, quyền sử dụng đất phụ thuộc vào khả năng sử dụng của nước. Phổ biến hơn cả là quyền sử dụng nước phụ thuộc vào việc sử dụng đất hoặc công trình xây dựng trên đất đó, nên có thể coi vào thời kỳ này quyền đối với nước lồng ghép với quyền về đất đai.

- Luật La Mã

Vào thời kỳ La mã, luật pháp có quy định rằng mọi người có quyền sử dụng với dòng nước chảy, quyền đối với dòng nước là độc lập với quyền sở hữu đất đai và kéo dài miễn là dòng nước đó vẫn được sử dụng, không cho sở hữu tư nhân đối với nước sinh hoạt. Các hoa lợi hoặc lợi thế việc sử dụng các nguồn tài nguyên

cũng sẽ bị ngăn cản khi bị khai thác quá mức. Bởi theo luật La Mã, đất đai không được sở hữu bởi người dân mà nó thuộc quyền sở hữu của nhà nước cộng hòa La Mã và được quản lý bởi những người có quyền lực. Các tiếp cận này đã tạo ảnh hưởng lớn đến quan niệm về quyền sử dụng nước trong các quy phạm pháp luật ở các nước Châu Âu sau này [22].

Việc phân biệt nguồn nước công cộng và nguồn nước tư nhân đã ảnh hưởng rất nhiều đến các chủ đất. Theo đó, luật cho phép người dân có quyền sử dụng nước ở các hệ thống hay dòng sông được mở để cho tất cả những người có thể tiếp cận được. Quyền đối với nguồn nước tư nhân (cả nước bề mặt và nước ngầm) có được từ quyền sở hữu đất thì chủ đất sẽ được sử dụng nguồn nước trong phạm vi này mà không có bất kỳ hạn chế nào.

- Cách tiếp cận quyền về nước của các quốc gia theo hệ thống luật thành văn (civil law).

Sự phân biệt giữa vùng nước công cộng và vùng nước riêng, đã tồn tại và giữ một ảnh hưởng lớn trong các nước theo hệ thống luật thành văn. Các quốc gia theo hệ thống luật thành văn cho rằng, trong trường hợp cơ quan nhà nước cho phép được sử dụng nguồn nước công cộng thì cũng không mặc nhiên trường hợp này được sử dụng cho nguồn nước riêng. Sự khác biệt này được đề cập trong Bộ luật Dân sự Pháp 1804 (Bộ luật Napoleon), theo đó vùng nước công cộng là những khu vực được xác định là nơi có nước ngầm hoặc nước bề mặt và thuộc về cộng đồng hay sự quản lý của quốc gia, để sử dụng nguồn nước này cần có giấy phép của chính phủ hoặc được ủy quyền [22].

Nguồn nước riêng, được hiểu là nguồn nước thuộc về một khu vực địa phương, thuộc về hoặc trong vùng đất thuộc sở hữu tư nhân, thì có quyền tự do sử dụng nguồn nước này nhưng quyền sử dụng bị giới hạn bởi các vấn đề có tính chất bắt buộc như: tình trạng lệ thuộc các nguồn nước, quyền làm đường đi qua…Quyền sử dụng nguồn nước tư nhân, bao gồm cả nước bề mặt và nước ngầm xuất phát từ vùng đất thuộc sử hữu tư nhân sẽ được công nhận là một loại quyền phát sinh từ việc sở hữu đất và chủ sở hữu đất sẽ được sử dụng nguồn nước có trên mảnh đất của

mình mà không có sự hạn chế nào. Tương tự như vậy, đạo luật về nước của Tây Ban Nha năm 1886 có quy định rằng tất cả nước bề mặt có vào mùa xuân nằm trên vùng đất thuộc sở hữu tư nhân, cũng như lượng nước mưa có trên đất, chúng cũng được coi là tài sản thuộc sở hữu tư nhân, nhưng chỉ được sử dụng trong phạm vi khu đất có nguồn nước đó.

- Cách tiếp cận của các nước theo hệ thống thông luật hay còn gọi là luật án lệ (common law).

Ban đầu, các nước theo hệ thống luật này không có sự phân biệt giữa nguồn nước công và nguồn nước tư. Tuy nhiên, sau đó các nước này đã duy trì nguyên tắc của luật La Mã cho rằng dòng nước chảy là thuộc về quản lý công và trong chừng mực cho phép mọi người có thể tiếp cận nguồn nước này để sử dụng một cách hợp lý, như vậy quy định này đã tạo ra đặc quyền cho các chủ sở hữu các vùng đất tiếp giáp với các nguồn nước này. Từ những nguyên tắc cơ bản này, học thuyết “chủ nghĩa ven sông” phát triển ở Anh và Bắc Mỹ trong cả kỷ XIX [22].

Điểm nổi bật trong bối cảnh này là quyền ven sông không phải là quyền nhỏ của hợp phần, phẩn bổ sung hay lệ thuộc vào quyền sử dụng đất mà nó là một phần của quyền sở hữu đất. Nội dung quyền này cho phép chủ sở hữu đất ven sông có quyền sử dụng bình thường dòng nước chảy của nguồn nước. Điều này bao hàm việc sử dụng nguồn nước hợp lý cho mục đích sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, tưới tiêu và chăn nuôi. Việc quy định trừu tượng như vậy đã ảnh hưởng đến việc sử dụng nước của các chủ sở hữu đất ven sông ở hạ lưu.

Ngoài ra, một chủ đất ven sông cũng có quyền sử dụng nước với bất kỳ mục đích nào khác, miễn là việc sử dụng này không ảnh hưởng đến quyền của các chủ đất ở trên hoặc dưới con sông. Giới hạn của bất thường (với nghĩa trái ngược của bình thường) trong sử dụng nước chưa bao giờ được định nghĩa và có lẽ không có khả năng định nghĩa. Nhưng có hạn chế rò ràng rằng, việc sử dụng nước đó là hợp lý, mục đích của việc sử dụng đó phải có liên hệ với mảnh đất và nước có thể được phục hồi, nguồn nước không bị giảm đáng kể về khối lượng và không thay đổi trong thành phần nước [22].

Xem tất cả 107 trang.

Ngày đăng: 25/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí