Một Số Chỉ Tiêu Kinh Tế Chủ Yếu Của Ninh Bình So Với Vùng Đồng Bằng Sông Hồng Và Cả Nước


Yên Khánh, nơi thờ Trần Hưng Đạo cùng các quận chúa. Phần lễ có lễ rước kiệu qua sông Đáy tới làng Phú Hào.

- Lễ hội đền Nguyễn Công Trứ (Kim Sơn): Từ 13 - 15 tháng 11 âm lịch. Lễ hội tưởng nhớ công lao người đã chiêu dân khai sinh ra huyện Kim Sơn.

- Lễ hội Noel tại giáo xứ Phát Diệm: Diễn ra vào 25/12 dương lịch hàng năm tại nhà thờ Phát Diệm, là nhà thờ chính tòa của giáo phận Phát Diệm bao trùm địa bàn tỉnh Ninh Bình.

Ẩm thực Ninh Bình


- Thịt dê núi Ninh Bình: Là đặc sản độc đáo và nổi tiếng nhất của Ninh Bình với đặc trưng địa hình núi đá. Loại đặc sản này phát triển mạnh ở các khu du lịch và quốc lộ 1A.

- Rượu Kim Sơn: Là đặc sản làng nghề vùng biển huyện Kim Sơn.


- Cá rô Tổng Trường và cá tràu tiến vua: Là đặc sản của vùng núi đá hang động Tràng An của cố đô Hoa Lư.

- Cơm cháy Ninh Bình: Là đặc sản ẩm thực cùng thịt dê núi, còn có tên gọi là "nhất hưởng thiên kim".

- Các đặc sản khác: Bún mọc Kim Sơn, nem Yên Mạc, mắm tép Gia Viễn, cá chuối nướng Vân Long, rượu cần Nho Quan, khoai Hoàng Long, miến lươn Phát Diệm, quả dứa Đồng Giao…

Làng nghề truyền thống


Ngành Du lịch Ninh Bình có kết nối tour đến các điểm làng nghề truyền thống đặc trưng của địa phương như:

- Nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân: nghề đá phát triển mạnh ở Ninh Vân, Hoa Lư với các sản phẩm ở cố đô Hoa Lư và khắp Việt Nam như tượng đài Lê Lợi ở Thanh Hóa, tượng đá Quang Trung ở Bình Định, tượng đài chiến sỹ ở Đồng Lộc v.v...

- Làng hoa Ninh Phúc (ở thành phố Ninh Bình): với đa dạng các loài hoa cung cấp


cho khu vực miền Bắc và Bắc Trung Bộ.


- Làng nghề cói Kim Sơn: sản xuất các loại đồ dùng, hàng xuất khẩu và phục vụ khách du lịch.

- Làng nghề thêu ren Văn Lâm (ở khu du lịch Tam Cốc - Bích Động): Là làng nghề truyền thống phát triển từ thời nhà Trần.

- Các làng nghề khác: làng nghề Phúc Lộc sản xuất đồ gỗ, làng đá cảnh Bình Khang…

2.1.1.2. Điều kiện kinh tế


Thực hiện đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, hơn 20 năm qua, từ năm 1986 đến nay tỉnh Ninh Bình cũng hòa nhập với sự đổi mới chung của đất nước. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ và chính quyền các cấp, cùng với sự nỗ lực vươn lên làm giàu chính đáng của người dân, kinh tế của tỉnh đã có những bước tăng trưởng khá và toàn diện, các lĩnh vực văn hóa, xã hội và đời sống của người dân trong tỉnh ngày càng được cải thiện và tiến bộ.

Giai đoạn 2001 - 2005, tăng trưởng kinh tế đạt 11,9%/năm, gấp gần 1,3 lần giai đoạn 1996 - 2000, cao hơn mức bình quân chung cả nước (7,5%) và có bước cải thiện rõ rệt về chất lượng tăng trưởng. Giai đoạn 2006 - 2010, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 16,5%. Tăng trưởng bình quân của giá trị sản xuất các ngành đạt cao: Nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 4,3%; công nghiệp - xây dựng đạt 24,1 % và dịch vụ đạt 19,5%.

Bình quân GDP/người năm 2005 gấp 2,1 lần năm 2000, đạt 5,6 triệu đồng. nhưng chỉ bằng 53% so với mức chung của cả nước và bằng 54,2% của vùng đồng bằng sông Hồng. Giai đoạn 2006 - 2010, GDP/người tăng mạnh do quy mô nền kinh tế tăng nhanh và thực hiện tốt chủ trương phát triển dân số hợp lý, đến 2010 đạt trên 20,6 triệu đồng, gấp 3,7 lần so với năm 2005, bằng 92% bình quân vùng đồng bằng sông Hồng và bằng 94% bình quân chung cả nước.

Tuy nhiên, khủng hoảng tài chính, kinh tế toàn cầu và suy giảm kinh tế trong nước đã ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội địa phương trong những tháng


cuối năm 2008 và đầu năm 2009. Vì vậy, tăng trưởng kinh tế năm 2009 thấp xuống, chỉ đạt 15,4% (thấp nhất trong giai đoạn) nhưng hiện nay đang được phục hồi, tạo tiền để để tiếp tục tăng cao trong các năm tiếp theo.

Thu ngân sách: thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân 32,9%/năm giai đoạn 2001-2005; giai đoạn 2006 - 2010 tăng bình quân trên 40,7%/năm, năm 2010 thu ngân sách đạt 3.046,8 tỷ đồng, gấp 5,6 lần so với năm 2005 qua đó đưa Ninh Bình trở thành tỉnh có mức thu khá trong cả nước. Tuy nhiên, thu chưa đáp ứng được nhu cầu chi (năm 2010 chi ngân sách khoảng 5.300 tỷ VNĐ).

Tổng vốn đầu tư xã hội: Giai đoạn 2006 - 2010 tốc độ tăng vốn bình quân 47,7%/năm, tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 52.150 tỷ đồng, gấp hơn 5 lần so với giai đoạn trước. Tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP tăng từ 20,2% năm 2000 lên 103,1% năm 2010. Nguồn vốn trong nước chiếm khoảng 90% tổng vốn đầu tư, giữ vai trò chủ đạo để phát triển kinh tế - xã hội, vốn đầu tư nước ngoài còn rất hạn chế.

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của Ninh Bình so với vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước



Chỉ tiêu


Đơn vị tính

2000

2005

2010


Cả nước

Đồng bằng sông Hồng


Ninh Bình


Cả nước

Đồng bằng sông Hồng


Ninh Bình


Cả nước

Đồng bằng sông Hồng


Ninh Bình

Tốc độ tăng GDP*


%


6,9


9,4


9,6


7,5


11,0


11,9


6,9


10,5


16,04

Số lượng lương thực có hạt/người


Kg


444,8


390,9


500,7


480,9


356,0


466,0




566,2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

Quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình - 6


GDP/người (giá TT)

1000

đ


5.689


4.839


2.535

10.16

9


9.937


5.573

22.20

0

22.80

0

20.62

3

Tổng thu ngân sách


Tỷ.đ

90.74

9

24.69

8


454

194.6

05

39.19

8


563

412.2

72

109.2

52


3.047

Tổng đầu tư xã hội


Tỷ.đ

151.1

83

37.79

6


391

343.1

35

85.78

4


2.748

805.3

52

201.3

40

19.29

2

Nguồn: Niên giám Thống kê 2010 tỉnh Ninh Bình, Dự thảo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2015 của cả nước và Dự thảo Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội 2011 - 2020 của vùng đồng bằng sông Hồng.

Tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2001 - 2005 đạt 11,9%/năm, vốn đầu tư tăng 41,7% tức là để tăng thêm 1% GDP thì cần tốc độ tăng vốn đầu tư là 3,5%. Giai đoạn 2006 - 2010, con số này đã giảm xuống còn 2,54% và hiện là cao hơn so với mức trung bình của vùng (tăng vốn/tăng GDP là 1,77). Năm 2010, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (CPI) của Ninh Bình đứng thứ 11 cả nước nhưng độ mở của nền kinh tế khoảng 8,6%, khá thấp so với bình quân cả nước (68,5%).

Như vậy, thành tựu kinh tế 2001 - 2010 cơ bản đạt và vượt so với mục tiêu đề ra trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Ninh Bình đến năm 2010.

2.1.2. Thực trạng hoạt động du lịch ở tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2001-2010


- Đánh giá chung: giai đoạn 2001 - 2010, ngành du lịch được quan tâm đầu tư mạnh bằng nhiều nguồn vốn khác nhau để khai thác tiềm năng, lợi thế so sánh. Vì vậy, ngành đã tạo được bộ mặt mới, đưa năng suất lao động cao hơn so với nhiều ngành khác và tăng hơn 2 lần trong giai đoạn vừa qua. Đưa doanh thu ngành tăng từ 30,6 tỷ đồng năm 2001 lên 63,2 tỷ đồng năm 2005 và đạt trên 559 tỷ đồng vào năm 2010, dần trở thành ngành mũi nhọn.

- Về nhận thức, tổ chức quản lý: chưa nhận thức đầy đủ vai trò, vị trí quan trọng của ngành du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội khi tỉnh có tiềm năng, lợi thế cạnh tranh.


Phương pháp tổ chức, quản lý hoạt động du lịch và đầu tư phát triển ngành còn thiếu đồng bộ giữa hạ tầng cứng (thành phố Ninh Bình chưa được quy hoạch hoàn chỉnh để trở thành trung tâm với các hạ tầng nhà để xe, nhà hàng, khách sạn) và hạ tầng mềm, (trong đó đặc biệt là trình độ quản lý, chất lượng nguồn nhân lực trình độ cao, môi trường văn hóa và văn hóa kinh doanh).

- Về khách du lịch: nhiều sự kiện du lịch, văn hóa, tâm linh tầm quốc gia, quốc tế đã được tổ chức trên địa bàn; cơ sở hạ tầng đặc biệt tại các điểm du lịch trọng điểm được tăng cường tạo điều kiện hấp dẫn du khách, khách du lịch của tỉnh đã tăng lên liên tục qua từng năm, kể cả thời kỳ nền kinh tế suy giảm. Năm 2010, có gần 3,6 triệu lượt khách đến Ninh Bình, gấp 9,0 lần so với năm 2000, trong đó tỷ lệ du khách quốc tế tăng lên từ 25% (năm 2000) lên trên 30% (năm 2009) và khách nội địa tăng nhanh, bình quân khoảng 30%/năm.

Bảng 2.2: Cơ cấu khách quốc tế giai đoạn 2001 - 2010



Chỉ tiêu

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

Tổng số (lượt khách)


159.8

50


254.3

75


218.8

05


287.9

00


329.8

47


375.0

17


457.9

20


584.4

00


601.7

85


699.0

00

Chia theo thị trường (%)

Tây Âu

30,0

29,0

27,0

28,0

25,0

27,0

30,0

31,0

32,0

35,5

Châu Úc

27,0

25,0

21,0

22,0

20,0

19,0

21,0

21,5

22,0

21,5

Đông Bắc Á


12,0


11,0


14,0


14,0


15,0


13,0


15,0


14,5


15,0


12,0

Đông Âu

8,0

11,0

8,0

10,0

10,0

15,0

10,0

10,0

10,5

10,5

Đông Nam Á


8,0


10,0


10,0


9,0


8,0


7,0


5,0


5,0


4,5


6,5


Bắc Mỹ

3,0

4,0

7,0

6,0

7,0

5,0

4,0

4,5

4,5

4,5

Trung Đông


3,0


6,0


4,0


4,0


5,0


7,0


5,0


5,0


4,5


4,5

Q/tịch khác


9,0


4,0


9,0


7,0


10,0


7.0


10,0


8,5


7,0


5,0

Lưu trú TB


1,11


1,20


1,05


1,10


1,20


1,25


1,27


1,34


1,42


2,08

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Bình.


Phân tích thị phần cho thấy, khách du lịch quốc tế đến Ninh Bình chiếm tỷ trọng cao nhất là từ Tây Âu (Pháp, Anh, Đức), hiện nay vẫn đang có chiều hướng tăng lên, khách từ châu Úc, Đông bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc), Đông Âu, Bắc Mỹ và Trung Đông có tỷ trọng tương đối ổn định. Tuy nhiên, khách từ Đông Nam Á có tỷ trọng đang giảm xuống, đây là điểm cần nghiên cứu để xây dựng hướng phát triển các sản phẩm du lịch.

Lượng khách du lịch nội địa tăng lên trung bình với tốc độ trên 30%/năm ngay cả trong thời kỳ khó khăn của nền kinh tế; là thành tựu quan trọng, phần nào đã khai thác, phát huy được tiềm năng, lợi thế so sánh để thu được kết quả tốt.

Năm 2010, bình quân số ngày khách du lịch lưu trú tại Ninh Bình đã tăng lên là 1,5 ngày. Mức chi tiêu khách quốc tế là 20USD/ngày/khách và khách nội địa là 170 nghìn đồng/ngày/khách. Đây là mức thấp so với nhiều địa phương có tiềm năng du lịch khá.

Bảng 2.3: Cơ cấu khách nội địa giai đoạn 2001 - 2010



Chỉ tiêu

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

Tổng số (lượt

350.8

50

392.6

97

520.8

66

589.4

43

691.3

89

811.9

71

1.060.

639

1.316.

488

1.789.

120

1.789.

120


khách)











Chia theo thị trường (%)

Hà Nội

17,0

21,0

19,0

19,5

20,0

21,0

23,0

23,5

24,0

25,5

Vùng Bắc Bộ


32,0


33,0


35,0


38,0


35,0


38,0


35,0


36,0


37,0


40,0

Huế - Đà Nẵng


15,0


13,0


14,0


16,5


15,0


12,0


15,0


13,5


14,0


13,0

Bắc-Trung- Bộ


14,0


13,0


11,0


9,0


12,0


15,0


12,0


12,5


13,0


11,0

Thành phốHồ Chí Minh


12,0


11,0


8,0


9,0


10,0


9,0


10,0


10,5


10,0


10,5

Lưu trú trung bình (ngày)


1,10


1,20


1,19


1,10


1,23


1,26


1,28


1,35


1,43


1,94

Nguồn: Sở Du lịch, văn hóa và thể thao Ninh Bình.


- Cơ sở vật chất kỹ thuật: thời gian qua hạ tầng thành phố Ninh Bình, thị xã Tam Điệp và một số khu du lịch trọng điểm như Tràng An, Vân Long, Bái Đính, Hoa Lư... được phát triển. Số khách sạn tăng gần 10%, phòng tăng 15% và nhiều nhà hàng được mở mang thêm.

Bảng 2.4: Hiện trạng cơ sở lưu trú giai đoạn 2001 - 2010



Chỉ tiêu

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

Tổng số CSLT


38


40


45


60


75


222


244


290


471


530


Tổng số phòng


511


561


626


815


883


1.277


1.407


1.680


3.398


4.538

Tổng số giường


869


937


1.064


1.468


1.600


3.280


3.620


4.110


8.790

10.20

0

Công suất sử dụng (%)


53,0


46,0


48,0


-


57,0


47


49


60


58


67

Nguồn: Niên giám Thống kê năm 2010 tỉnh Ninh Bình.


- Về lao động ngành du lịch: giai đoạn 2001 - 2010 số lượng và chất lượng nguồn nhân lực du lịch đều tăng khá. Năm 2010 toàn tỉnh có gần 11.000 lao động, gấp hơn 2 lần so với năm 2000. Trong đó, số lao động do các cơ quan quản lý ngành trực tiếp quản lý khoảng 1.100 người, với tỷ lệ lao động qua đào tạo là trên 68%, (số lao động có trình độ đại học và cao đẳng khoảng chiếm 11%).

Bảng 2.5: Chất lượng nguồn lao động ngành du lịch 2001 - 2010



Chỉ tiêu

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

Tổng lao động du lịch


5.510


5.500


5.620


5.700


6.400


6.816


7.110


7.957


8.611


8.850

Lao động ngành Du lịch do Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch trực tiếp quản lý

Tổng số lao động


353


409


470


621


650


916


960


1.004


1.067


1.100

- Đại học và cao đẳng


30


45


50


70


85


183


196


214


232


250

- Tr/cấp nghề

135

165

195

158

190

322

410

420

450

450

- Loại khác

188

199

225

393

375

411

354

370

385

400

Trình độ NN

90

135

147

180

286

290

315

345

380

400

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/11/2023