Thực Trạng An Ninh Nguồn Nước Tại Đồng Bằng Sông Hồng

tiêu chuẩn nước sạch thuộc sự quản lý của Bộ Y tế; kế hoạch đầu tư và quyết định đầu tư phát triển cấp nước thuộc trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; phương pháp xác định giá nước sạch thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng và Bộ Tài chính; quyết định giá nước được thực hiện bởi Ủy ban nhân dân tỉnh, dựa trên sự đồng thuận của Hội đồng nhân dân tỉnh. Phương thức quản lý thoát nước đô thị vẫn không khác gì nhiều kể từ thời thuộc địa. Sự thay đổi lớn nhất là bộ máy quản lý chuyển từ đơn vị sự nghiệp thành doanh nghiệp. Tại các thành phố lớn, doanh nghiệp thoát nước do Uy ban nhân dân Tỉnh thành lập và trực thuộc Sở Xây dựng Tỉnh, còn các đô thị khác thì do Uy ban nhân dân Thị xã thành lập và quản lý…

Phương pháp tiếp cận truyền thống trong quản lý tài nguyên nước phân tán theo ngành này đã tạo ra những tổ chức đại diện cho những quyền lợi mâu thuẫn nhau. Theo đó, các mục tiêu chính sách được đặt ra không hề hoặc ít khi xét đến sự liên can, thậm chí tác động tiêu cực đến lợi ích của những (nhóm) người sử dụng nước khác, hoặc không tham khảo và tôn trọng ý kiến của các ngành và bên liên quan khác. Hệ lụy của cách tiếp cận quản lý đơn ngành này là các nguồn lực không được sử dụng hiệu quả để có thể tối đa hoá lợi ích xã hội, chưa kể còn gây ra xung đột và thiệt hại cho các ngành và nhóm khác nhau. Trường hợp chặn dòng và phát triển thuỷ điện trong lưu vực sông Vũ Gia-Thu Bồn ở tỉnh Quảng Nam gây thiếu nước sinh hoạt ở thành phố Đà Nẵng; hoặc trường hợp Công ty TNHH Vedan ở huyện Long Thành (Đồng Nai) xả nước thải trực tiếp xuống dòng sông Thị Vải trong nhiều năm, gây ô nhiễm nghiêm trọng và thiệt hại kinh tế cho hàng ngàn hộ nông dân ven sông là những ví dụ điển hình. Thực tiễn quản lý tài nguyên nước cho thấy cần có phương pháp đúng để phối hợp tổng hợp liên ngành, liên cơ quan và bao quát chuyên môn khi ra các quyết định, lập quy hoạch và thực thi, nhất là phối hợp giải quyết những vấn đề phức tạp trong quản lý các nguồn nước sông liên tỉnh và quốc tế 17.

Chính vì vậy cần có một cách tiếp cận quản lý tài nguyên nước hiệu quả dựa trên sự đa chức năng và giá trị của tài nguyên nước để giúp quản lý và phát triển tài nguyên nước một cách bền vững và cân bằng, có xem xét đến các lợi ích xã hội,

kinh tế và môi trường, từ đó góp phần tạo điều kiện tiền đề cho quyền tiếp cận nước sạch của người dân được hiệu quả.

2.1.2. Thực trạng an ninh nguồn nước tại đồng bằng sông Hồng

Việt Nam có 13 con sông có diện tích lưu vực lớn hơn 10.000 km2, bao gồm 9 sông chính (sông Hồng, Thái Bình, Bằng Giang – Kỳ Cùng, Mã, Cả, Vu Gia – Thu Bồn, Ba, Đồng Nai và Cửu Long) và 4 sông nhánh lớn (sông Đà, Lô, Sê San và Srêpok).

Đồng bằng sông Hồng là một vùng đất rộng lớn nằm quanh khu vực hạ lưu sông Hồng, bao gồm 10 tỉnh và thành phố như Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình. Sông Hồng bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy ra Vịnh Bắc Bộ, ngoài việc có chung 80km sông Hồng trên khu vực biên giới giữa hai quốc gia, thì 50% lượng nước bề mặt sông Hồng nằm trên lãnh thổ Trung Quốc. Do đó, các hoạt động của Trung Quốc ở thượng nguồn đều có ảnh hưởng không chỉ vùng đồng bằng sông Hồng mà toàn đồng bằng Bắc Bộ - vùng đông dân cư nhất nước ta. Trong trường hợp Trung Quốc ở thượng nguồn sông Hồng không có sự chia sẻ công bằng và sử dụng hợp lý nguồn nước thì Việt Nam chắc chắn sẽ phải đối mặt với nguy cơ khan hiếm nước, và có khả năng sẽ xảy ra khủng hoảng nước, đe dọa đến sự phát triển ổn định về kinh tế, xã hội và an ninh lương thực trong lưu vực sông Hồng.

Tại lưu vực sông Hồng – Thái Bình có 29 hệ thống thủy nông, 900 hồ chứa lớn và nhỏ, 1.300 đập dâng, hàng nghìn trạm bơm điện lớn nhỏ, hàng vạn công trình tiêu thủy nông.

Theo Sở Giao thông vận tải Hà Nội, cho đến tháng 8/2012, trên địa bàn 09 quận nội thành Hà Nội có 110 hồ với tổng diện tích hơn 1.000 ha, trong đó, riêng Hồ Tây là 526 ha. Diện tích hồ đã giảm đi đáng kể theo thời gian, bởi theo thống kê đầu thế kỷ 19 ở Hà Nội có 602 hồ lớn nhỏ. Đô thị hóa là nguyên nhân chính của quá trình này.

Chỉ có vài hồ được cải tạo, kè xung quanh, tách nước thải và nước mưa riêng như Hoàn Kiếm, Thiền Quang, Kim Liên; vài hồ đang được cải tạo như Văn Chương, Linh Quang…Những hồ chưa được cải tạo, chưa tách hệ thống nước thải

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

và nước mưa sẽ gánh chịu nước thải sinh hoạt của dân cư xung quanh cùng lượng nước thải từ hoạt động sản xuất. Môi trường nước mặt ở hầu hết các đô thị tại đồng bằng sông Hồng đều bị ô nhiễm các chất hữu cơ với hàm lượng vượt trị số giới hạn tối đa cho phép. Hàm lượng chất hữu cơ qua các đô thị và các khu công nghiệp đều vượt giới hạn tối đa cho phép, nhiều nơi cao hơn tới 2 – 3 lần. Như trường hợp, các sông Tô Lịch, Kim Ngưu ở Hà Nội từ hàng chục năm nay đã trở thành sông thải nước; sông Nhuệ tiếp nhận nước thải từ các sông này nên đã bị ô nhiễm nặng, vượt quá mức cho phép của nguồn nước loại B1 trong QCVN 08:2008 nhiều lần. Kéo theo đó, hệ thống sông Đáy và sông Châu Giang (Hà Nam) đã nhiều lần phải gánh chịu một lượng nước lớn ô nhiễm từ sông Nhuệ, gây hiện tượng cá nuôi chết hàng loạt trên sông.

Hiện nay, Hà Nội khai thác 1,5 triệu m3/ngày đêm, tiêu thụ khoảng 750.000

An ninh nguồn nước và quyền tiếp cận nước sạch của người dân vùng đồng bằng sông Hồng - Thực trạng và giải pháp - 8

m3 nước/ngày đêm. Mười nhà máy nước lớn của Hà Nội cấp 450.000m3/ngày đêm. Trong đó, bốn nhà máy bị nhiễm amoni cao gồm Tương Mai, Hạ Đình, Pháp Vân, Cáo Đỉnh (cấp khoảng 120.000m3/ ngày đêm). Bên cạnh đó, hầu hết giếng khoan (có phép hoặc không phép) ở Hà Nội đều có amoni, đặc biệt là các giếng khoan do người dân tự thuê làm tại địa bàn quận Hoàng Mai, Gia Lâm, Hai Bà Trưng.

Tại Hà Nội, mỗi ngày thành phố thải ra khoảng 300.000 - 400.000m3 nước

thải. Theo số liệu nghiên cứu từ Sở Tài nguyên - Môi trường và Nhà đất Hà Nội, lượng nước thải của Thành phố đang ngày càng tăng cả về lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm, năm 2010 là khoảng 510.000m3/ngày. Tuy nhiên, lượng nước thải này không qua xử lý hoặc chỉ được xử lý sơ bộ trước khi xả vào tuyến thoát nước chung, do đó nồng độ chất ô nhiễm ở một số điểm xả rất cao.

Nguyên nhân chính cho hiện tượng ô nhiễm chất hữu cơ trong môi trường nước không có dấu hiệu giảm mà còn nâng lên mức báo động là do xả thải không qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt yêu cầu của các nguồn nước thải từ các khu/cụm công nghiệp, các cơ sở sản xuất, nước thải sinh hoạt, dịch vụ ở các đô thị và nước thải từ hoạt động khai thác khoáng sản ở đầu nguồn đã gây ô nhiễm cho các nguồn nước mặt tại khu vực đồng bằng sông Hồng.

2.1.3. Những vấn đề ảnh hưởng đến an ninh nguồn nước tại đồng bằng sông Hồng

- Đồng bằng sông Hồng do hệ thống sông Hồng (sông Lô và sông Đà) và hệ thống sông Thái Bình (sông Cầu, sông Thương và sông Lục Nam) tạo thành. Nhưng có đến hơn 50% diện tích nằm trên đất Trung Quốc, điều này tạo ra một thực tế khó khăn là Trung Quốc đang xây dựng nhiều hồ thủy điện tại thượng nguồn các sông (07 hồ chưa trên thượng nguồn sông Đà, 08 hồ chứa trên sông Lô – sông Gâm và một số hồ chứa lớn ở sông Thao) đã gây những biến động phi tự nhiên, làm suy giảm, cạn kiệt nguồn nước, ảnh hưởng bất lợi tới nguồn nước chảy về Việt Nam. Đặc biệt là sông Đà và sông Lô đã bị sạt lở nghiêm trọng mà chủ yếu là về mùa khô. Sự xói mòn của dòng nước đã đào sâu lòng dẫn và hai bờ, tạo ra nguy vơ mới cho cư dân địa phương sống trong các khu vực lân cận.

- Dòng sông Hồng cạn kiệt không chỉ tạo ra môi trường khô hạn không đủ nước tưới tiêu cho nông nghiệp vùng đồng bằng Bắc Bộ mà còn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong các vùng dân cư và các thành phố ven sông. Đặc biệt như Hà Nội, Việt Trì, Nam Định, Hải Phòng…các dòng sông, kênh rạch trong khu vực theo quy hoạch muốn biến thành các dòng sông xanh, nhưng trên thực tế là những dòng sông ô nhiễm, đen ngòm và không có phương cứu chữa. Thủ phạm gây ô nhiễm chính là nguồn nước thải khổng lồ chưa được xử lý hoặc xử lý không đạt yêu cầu không ngừng đổ vào các sông, hồ từ các đô thị, cơ sở công nghiệp, khu công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt, làng nghề, bệnh viện, từ khai thác khoáng sản…12.

- Theo Viện Quy hoạch thủy lợi, đến năm 2070 tổng lượng dòng chảy mùa cạn kiệt ở lưu vực sông Hồng giảm 19%, và mùa lũ mực nước tại Hà Nội có thể đạt cao trình +13,24 xấp xỉ cao trình đỉnh đê hiện nay +13,40.. Điều đó có nghĩa là khả năng lũ cao trong mùa mưa và cạn kiệt trong mùa khô đều trở nên khắc nghiệt hơn. Chế độ mưa thay đổi cùng với quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa, sự gia tăng dân số dẫn đến nhu cầu tiêu dùng nước cho sản xuất và dân sinh gia tăng đột biến. Con số về nhu cầu dùng nước lên đến khoảng 130-150 tỷ m3/năm, chiếm tới gần

50% lượng nước sản sinh trên lãnh thổ nước ta, gần 90% nguồn nước mùa khô

(khoảng 170 tỷ m3) khiến nhiều hệ thống thủy lợi không đáp ứng được yêu cầu tiêu, cấp nước. Điều đó cho thấy, nguy cơ thiếu nước là rò ràng và ở mức nghiêm trọng. Suy thoái, cạn kiệt nguồn nước mặt, nước ngầm, thiếu nước, khan hiếm nước trở nên phổ biến hơn.

- Cạnh tranh giữa sử dụng nước cho thủy điện và các nhu cầu tiêu thụ nước khác, đặc biệt cho sản xuất nông nghiệp ở hạ du sông Hồng đã xảy ra trong những năm gần đây, nhất là trong mùa khô lại càng gây ra tình trạng khan hiếm nước cần phải cân nhắc giữa mục tiêu kinh tế và yếu tố xã hội.

- Chất lượng môi trường nước đang kém dần đã ảnh hưởng lớn đến cộng đồng, đặc biệt là những cộng đồng nghèo sống phụ thuộc nhiều vào môi trường tự nhiên... Hậu quả của sự suy thoái chất lượng nước rất khó kiểm soát khi nguồn nước bị ô nhiễm tạo ra các bệnh với phạm vi ảnh hưởng theo cộng động dân cư.

- Tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng đến cán cân nguồn nước. Nước thủy triều dâng cao, nước mặn đã theo cửa sông Hồng và Thái Bình lấn dần vào đồng bằng Bắc Bộ. Các tỉnh Thái Bình, Nam Định tình trạng triều dâng và nước mặn vào khá sâu và độ mặn thường trên 1%. Đây là hiện tượng mặn vào sâu nhất trong thập kỷ qua… Sự biến đổi khí hậu toàn cầu đang và sẽ tác động không nhỏ đến tài nguyên nước. Tổng lượng mưa hằng năm dự kiến sẽ tăng ở khắp mọi nơi, có thể tăng 10% ở vùng Đồng bằng châu thổ sông Hồng vào năm 2050. Mặt khác, mực nước biển dâng sẽ ảnh hưởng lớn đến nhiều vùng ở Đồng bằng sông Hồng, dự báo mực nước biển dâng trung bình vào năm 2100 có thể lên tới 18 - 100cm hoặc hơn nếu xem xét các tác động theo kịch bản phát thải cao và tình trạng tan băng của các núi băng. Nếu không có biện pháp thích ứng thì khi mực nước biển

dâng 1m, 44.000km2 đất vùng thấp, chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long, vùng

Đồng bằng Bắc bộ và ven biển Trung bộ sẽ ngập chìm trong nước biển.

- Sự hình thành các đập thủy điện ở thượng nguồn sông Hồng trên lãnh thổ Việt Nam (đập Hoà Bình trên Sông Đà, đập Thác Ba trên Sông Chảy, đập Sơn La trên Sông Đà và đập Đại Thi trên Sông Gấm) làm mất cân đối nguồn nước ở hệ thống sông Hồng – Thái Bình thêm trầm trọng. Mục tiêu chính của các công trình

thủy điện này là phát điện và bán điện theo nhu cầu công nghiệp và tiêu dùng chứ không là điều tiết nước nên sẽ khó mà tiên lượng cho an ninh nguồn nước trong khu vực. Các đập này giữ nước lũ ở mức độ cao trong nhiều ngày, có thể đe dọa tới hệ thống đê bảo vệ bên lưu vực sông. Hai đập Sơn La và Hoà Bình ở thượng lưu Sông Đà là một vùng có động đất thường xuyên và mạnh nhất nước ta. Nếu có chấn động mạnh sẽ gây vỡ đập dây chuyền, dẫn tới thảm hoạ khủng khiếp cho Hà Nội và các trung tâm dân cư vùng đồng bằng Sông Hồng.

2.2. Quyền tiếp cận nước sạch của người dân vùng đồng bằng sông Hồng: khả năng tiếp cận, tính bền vững và tính công bằng

2.2.1. Khả năng tiếp cận

Tiếp cận với nước sạch có thể giảm đáng kể nguy cơ mắc một số bệnh phổ biến và đóng góp vào sự phát triển kinh tế dài hạn và phúc lợi xã hội. Đây chính là

môt

trong những m ục ti êu Phát triển Thiên niên kỷ (MDG) nhằm giúp nâng cao

chất lươn

g cuôc

sống taị các nước đang phát triển.

Hiện người dân Việt Nam đang sử dụng nước sinh hoạt từ 5 nguồn: nước máy do nhà máy nước, trạm cấp nước cung cấp; nước giếng đã qua xử lý do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý; nước giếng do người dân tự đào, khoan; nước mưa và nước sông (tập trung chủ yếu ở các khu dân cư nghèo ven sông).

2.2.1.1. Khả năng tiếp cận nguồn nước sạch tại các khu đô thị

Theo như kết quả thống kê năm 2010, mới chỉ có khoảng 62% người dân đô thị có thể tiếp cận được với nước sạch tận nhà. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 50% mạng lưới phân phối đạt tiêu chuẩn nước sạch.

Hiện nay, công suất các hệ thống cấp nước còn hạn chế do sự đầu tư không đầy đủ các nhà máy xử lý nước, các mạng lưới đường ống truyền dẫn và phân phối nước sạch. Do đó, tỷ lệ rò rỉ và thất thoát nước sạch ở Hà Nội lên đến 49%, ở Nam Định lên tới 40%. Công suất cấp nước tại các khu đô thị ở đồng bằng sông Hồng đạt mức 4,5 triệu m3/ngày, tương đương 77% công suất thiết kế. Mặc dù công suất cấp nước đã được nâng cấp gấp 2, 3 lần so với năm 1975, 1990, nhưng do quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, nhiều khu đô thị, khu công nghiệp mọc lên và dân số

tăng nhanh (đồng bằng sông Hồng là khu vực đông dân nhất trên cả nước, chiếm 22,7% dân số trên cả nước) nên hệ thống cấp nước chưa đáp ứng được hầu hết nhu cầu của dân cư thành thị. Vì thế, hai phần ba dân tại đô thị không có hệ thống cấp nước; nhiều nhà máy nước không có mạng lưới phân phối nên đã hoạt động dưới công suất thiết kế.

Việc người dân sử dụng nước sinh hoạt không đủ về số lượng, không bảo đảm chất lượng không chỉ ở nông thôn mà ở cả các đô thị lớn. Theo kế hoạch đến năm 2010, tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch là 95%, nhưng trên thực tế chỉ tiêu này chỉ đạt 84% vào năm 2009 và 88% vào năm 2010. Tuy nhiên, chưa đến 60% trong số họ có đường ống nước đầu nối tại nhà; số còn lại phải lấy nước từ các đường ống chung hoặc dùng nước giếng. Các huyện lị thường có ít dịch vụ nước cơ bản. Tiêu chuẩn dịch vụ hiện nay rất thấp, cả về khối lượng, cũng như chất lượng, chưa nói đến tỷ lệ thất thoát nước cao [7].

Tại đô thị, đối tượng được thụ hưởng nguồn nước sạch chủ yếu là nước dùng cho sinh hoạt (chiếm 70% lượng nước), còn lại là nước dùng cho sản xuất công nghiệp, các đơn vị hành chính sự nghiệp, dịch vụ, y tế, tưới đường. Nước sạch cho đô thị đến chủ yếu từ các nhà máy xử lý nước và lấy từ hệ thống nước ngầm. Khu vực Hà Nội, chủ yếu nước được cung cấp là nước ngầm được khai thác ở các quận trung tâm của thành phố và khu vực ngoại ô phía Tây Nam sông Hồng. Nhưng từ những năm 90, mối đe dọa về nguồn nước ngầm đã được dự báo với tình hình mực nước ngầm hạ thấp tại các giếng, lượng nước ngầm khai thác giảm, ô nhiễm nước ngầm và sụt lún đất. Vì vậy, Hà Nội đã cấm khai thác và sử dụng nước ngầm trong khu vực nội thành và đề ra nguyên tắc giảm dần sự khai thác và sử dụng nước ngầm trong khu vực nội thành, phát triển cấp nước trong thời gian tới chủ yếu dựa vào nguồn nước mặt lấy từ sông Đà, sông Hồng và sông Đuống. Hơn nữa, khái niệm nước sạch vẫn cần phải xem xét lại ngay cả với các nhà máy nước tại các đô thị lớn tại Hà Nội. Việc kiểm tra, giám sát chất lượng nước của các cơ quan chuyên môn tại nơi cấp và nơi nhận vẫn còn là vấn đề chưa thống nhất.

Các khu đô thị tại đồng bằng sông Hồng được hình thành trên vùng đồng

bằng phù sa, bị ảnh hưởng bởi chế độ thủy triều hoặc mực nước theo mùa của sông Hồng, dẫn đến việc tiêu thoát nước tự nhiên gặp khó khăn vào mùa mưa. Khi mưa lớn thường gây ngập ngay lập tức với thời gian kéo dài từ 1 – 12 tiếng.

Đa số các khu đô thị, hệ thống thoát nước mưa và nước thải là hệ thống cống chung, nên nước thải chỉ xử lý sơ bộ qua bể phốt và xả thẳng vào các cống chung hay trực tiếp vào môi trường, gần 10% nước thải đô thị được xử lý (tương đương 250 ngàn m3/ngày được xử lý so với 3 triệu m3/ngày được thải ra). Rất ít khu vực

đô thị có hệ thống thoát nước gồm mạng lưới ống cống và nhà máy xử lý nước thải. Nước thải của thành phố Hà Nội đổ vào các hệ thống cống ngầm, sau đó chảy vào 4 con sông của hệ thống sông Tô Lịch: sông Kim Ngưu, sông Sét, sông Lừ và sông Tô Lịch, sau đó đổ vào sông Nhuệ và ra sông Hồng. Một phần của Hà Nội chưa có hệ thống cống ngầm thu gom thì nước thải được thải trực tiếp vào các kênh hoặc sông kể trên. Tổng lượng nước thải được xử lý tại Hà Nội chỉ chiếm khoảng 5%.

Việc tái sử dụng nước thải tại Hà Nội chủ yếu là để trồng rau và nuôi cá tại các huyện ngoại thành như Gia Lâm, Hoàng Mai và Thanh Trì với cách thức bơm nước từ 4 con sông thuộc sông Tô Lịch vào hệ thống kênh, mương từ đó phân phối vào các khu sản xuất, nuôi trồng.

Việc tiếp tục cải tạo, mở rộng hệ thống phân phối nước sẽ là một vấn đề ưu tiên của ngành cấp nước không chỉ ở các đô thị ở đồng bằng sông Hồng nói riêng mà tại các đô thị ở Việt Nam nói chung. Giai đoạn tới, các công trình sẽ được đầu tư để lấy nước thô, xây dựng đường ống truyền tải, nhà máy xử lý nước, đường ống vận chuyển và đường ống phân phối để đến từng khu vực.

2.2.1.2. Khả năng tiếp cận nước sạch tại vùng nông thôn

Mặc dù nền kinh tế Việt Nam đã có bước tăng trưởng đáng kể trong những năm gần đây nhưng vẫn còn khoảng cách giữa khu vực nông thôn và thành thị trong việc tiếp cận nước sạch và vệ sinh môi trường. Rất nhiều hộ gia đình nghèo ở nông thôn ngày nay vẫn chưa có nước sạch hoặc nhà vệ sinh. Năm 2004, chỉ có 48% hộ dân nông thôn có nước sạch trong khi con số đó tại thành phố là 82%. Chỉ có khoảng 16% hộ gia đình nông thôn có nước sạch đạt chuẩn. Nhiều hộ gia đình sử dụng nước giếng khoan, nước sông, ao, hồ hoặc kênh tưới tiêu chưa qua xử lý.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/06/2022