nói chung hay ở ĐBSH nói riêng trong những năm gần đây DLNT mới thực sự được quan tâm. Bởi vậy, rất cần những kinh nghiệm cũng như những chia sẻ hợp tác để phát triển
- Cần tăng cường chia sẻ, trao đổi thông tin và phối hợp giữa các ngành, lĩnh vực liên quan, đặc biệt là nông nghiệp nông thôn nhằm triển khai hoạt động phát triển du lịch nông thôn đồng bộ và hiệu quả
- Tăng cường chia sẻ, trao đổi thông tin với các vùng trên các quốc gia, tổ chức quốc tế nhằm tìm hiểu trao đổi kinh nghiệm về quản lý và phát triển du lịch nông thôn. Bằng các chuyến đi khảo sát, các hội nghị, hội thảo, cũng như trao đổi các ấn phẩm, mô hình thành công cũng như phối hợp với các tổ chức thực hiện các đề án tiêu biểu. Đồng thời học hỏi những bài học về du lịch gắn với bảo tồn thiên nhiên, du lịch có trách nhiệm cũng như những chương trình quản lý, thích ứng với rủi ro như dịch bệnh, thiên tai…
- Trên cơ sở hợp tác, huy động sự hỗ trợ về kỹ thuật, nguồn lực triển khai của các tổ chức quốc tế tại Việt Nam cho các dự án, chương trình DLNT gắn với cộng đồng, bảo vệ môi trường sinh thái; liên kết đào tạo nguồn nhân lực cho DLNT
- Xây dựng mạng lưới đối tác DLNT để phục vụ cho kết nối đầu tư, kết nối thông tin cầu - cung du lịch
- Khuyến khích các doanh nghiệp liên doanh, liên kết với các tổ chức nước ngoài để xây dựng mô hình du lịch nông thôn phù hợp với từng địa phương trong vùng ĐBSH
- Tham gia các mạng lưới, diễn đàn về DLNT ở cấp khu vực và quốc tế; mạng lưới kết nối về du lịch xanh, du lịch có trách nhiệm, phát triển du lịch bền vững;
- Giới thiệu và quảng bá các điểm DLNT ở vùng ĐBSH cho thị trường khách du lịch quốc tế mục tiêu.
4.2.7. Liên kết, hợp tác giữa các địa phương trong vùng và giữa vùng đồng bằng sông Hồng với các vùng trong cả nước
Có thể bạn quan tâm!
- Thành Công Của Du Lịch Nông Thôn Vùng Đồng Bằng Sông Hồng
- Định Hướng Chung Phát Triển Du Lịch Nông Thôn Vùng Đồng Bằng Sông Hồng Đến Năm 2025, Tầm Nhìn Đến Năm 2030
- Tuyên Truyền, Quảng Bá Nâng Cao Nhận Thức Về Du Lịch Nông Thôn Và Phát Triển Du Lịch Nông Thôn
- Dr. Naushad Khan, Absar Ul Hassan, Shah Fahad, Mahnoor Naushad (2020), Factors Affecting Tourism Industry And Its Impacts On Global Economy Of The World
- Sanjay Nepal (2010), “From Leakages To Linkages: Local-Level Strategies For Capturing Tourism Revenue In Northern Thailand”
- Quy Trình, Phương Pháp Nghiên Cứu
Xem toàn bộ 255 trang tài liệu này.
4.2.7.1. Liên kết, hợp tác giữa các địa phương trong vùng đồng bằng sông
Hồng
- Phát triển hệ thống giao thông nội vùng đến các điểm du lịch nông thôn: ĐBSH là khu vực có hệ thống giao thông khá phát triển so với mặt bằng
chung của cả nước. Tuy hệ thống giao thông chính đã khá hoàn thiện với trung tâm kết nối là Hà Nội với các trục hướng tâm nhưng việc kết nối trực tiếp giữa các điểm du lịch nói chung và đặc biệt DLNT nội vùng nói riêng chưa thực sự đầy đủ và hoàn thiện. Điều này làm cho DLNT vùng ĐBSH phát triển một cách phân tán, manh mún và không tạo thành chuỗi liên hoàn, ít khả năng hỗ trợ, tương hỗ. Chính vì vậy, để có thể PTDLNT vùng ĐBSH cần thiết phải có một quy hoạch tổng thể vùng trong đó cần bổ sung các trục giao thông ngang nhằm kết nối các điểm DLNT nội vùng nhằm hình thành và hoàn thiện các tuyến DLNT của vùng ĐBSH.
- Liên kết sản phẩm du lịch nông thôn:
Vùng ĐBSH do quá trình phát triển lâu đời nên có sự tương đồng khá cao về văn hóa. Tuy nhiên địa hình của vùng vẫn có sự khác biệt tương đối từ vùng núi, qua đồng bằng đến duyên hải theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Chính sự thay đổi địa hình này đã dẫn đến những khác biệt tương đối cả về văn hóa và tập quán sản xuất. Do vậy để tránh bị trùng lặp sản phẩm dẫn đến sự cạnh tranh nội vùng, các địa phương cần căn cứ vào thế mạnh, đặc điểm tài nguyên và điều kiện kinh tế xã hội của mình để phát triển các sản phẩm DLNT đặc thù. Trên cơ sở các sản phẩm DLNT đặc thù của mỗi địa phương có thể hình thành các tuyến DLNT nội vùng hấp dẫn được thiết kế từ trung tâm vùng (Hà Nội) hoặc theo trục Tây Bắc - Đông Nam.
- Liên kết sản phẩm du lịch:
Là một vùng có TNDL phong phú, dồi dào, du lịch vùng ĐBSH rất phát triển với nhiều sản phẩm du lịch đặc sắc như du lịch nghỉ dưỡng, du lịch chữa bệnh, du lịch tâm linh, du lịch đô thị, du lịch MICE, du lịch thể thao… Đây là một lợi thế hỗ trợ rất lớn cho phát triển DLNT cả dưới góc độ thị trường và chuỗi giá trị. Chính vì vậy, DLNT vùng cần kết hợp với các sản phẩm khác để tận dụng thị trường sẵn có, làm đa dạng hóa và nâng cao giá trị chuỗi sản phẩm du lịch. Để làm được điều này cần thiết phải có sự nghiên cứu, xây dựng các tuyến du lịch tổng hợp nội vùng với xuất phát điểm là các cửa ngõ giao thông của vùng.
4.2.7.2. Liên kết hợp tác giữa vùng đồng bằng sông Hồng với các vùng trong cả nước
- Liên kết thị trường:
Vùng ĐBSH nằm trong vùng du lịch ĐBSH&DHĐB, ngay cạnh hai khu vực
hút khách lớn của phía Bắc và Trung du, miền núi phía Bắc và tỉnh Quảng Ninh, do vậy đây vừa là trung tâm phân phối khách, vừa là nơi nhận khách của 2 khu vực kể trên. Với vị thế như vậy, việc liên kết thị trường với 2 khu vực trên là điều tất yếu. Hoạt động liên kết này bao gồm từ công tác xúc tiến đến chia sẻ, phân phối nguồn khách.
- Liên kết sản phẩm:
Du là một vùng có đa dạng về tài nguyên và khá phát triển về du lịch nhưng các khu vực liền kề với vùng ĐBSH cũng có nhiều lợi thế về phát triển du lịch với nhiều sản phẩm du lịch có sức hấp dẫn cao như du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số… Việc liên kết sản phẩm DLNT vùng ĐBSH với các sản phẩm thế mạnh của các vùng lân cận sẽ tạo ra những sản phẩm du lịch hoàn chỉnh, hấp dẫn và có sức hút cao đối với du khách:
+ Liên kết với các sản phẩm du lịch trung du và miền núi phía Bắc để hình thành nên chuỗi sản phẩm trải nghiệm văn hóa phía Bắc gồm: du lịch đô thị (cả cổ và hiện đại) - DLNT đồng bằng - du lịch trải nghiệm văn hóa hay du lịch văn hóa - du lịch sinh thái…
+ Liên kết với Quảng Ninh hình thành chuỗi sản phẩm du lịch đô thị (cả cổ và hiện đại) - DLNT đồng bằng - du lịch văn hóa biển/nghỉ dưỡng biển/MICE…
+ Liên kết với vùng Bắc trung bộ hình thành chuỗi sản phẩm du lịch đô thị (cả cổ và hiện đại) - DLNT đồng bằng - du lịch trải nghiệm văn hóa, tâm linh/du lịch biển…
4.2.8. Ứng dụng công nghệ, thúc đẩy chuyển đổi số trong phát triển du lịch nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng
Trong thời đại công nghệ 4.0 cũng như sự chuyển đổi mạnh mẽ trong các ứng dụng công nghệ, số hóa để đưa du lịch nông thôn đến gần nhất với khách du lịch để kích thích cầu DLNT của khách du lịch cũng như trải nghiệm một cách đầy đủ, trọn vẹn nhất các giá trị của DLNT trong quá trình trải nghiệm DLNT rất cần ứng dụng công nghệ, thúc đẩy chuyển đổi số trong PTDLNT vùng ĐBSH
- Cần lập bản đồ số hóa sản phẩm du lịch nông thôn, điều này vừa thuận tiện trong công tác quản lý cũng như tiếp cận của khách du lịch; đồng thời hỗ trợ kết nối sản phẩm du lịch nông thôn với các sản phẩm du lịch khác phục vụ cho việc xúc tiến du lịch nông thôn
- Xây dựng cơ sở dữ liệu, ngân hàng hình ảnh, số hóa các thông tin về các điểm du lịch nông thôn, tăng cường ứng dụng dữ liệu lớn (big data), trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR) và thực tế ảo tăng cường (AR) để từng bước phát triển du lịch thông minh đảm bảo an toàn, thuận tiện và thân thiện cho khách du lịch trải nghiệm các hoạt động, dịch vụ DLNT
- Mỗi địa phương trong vùng ĐBSH cần xây dựng chuyên trang điện tử riêng như xây dựng website, triển lãm, hội chợ du lịch ảo,… về DLNT gắn với giới thiệu, quảng bá điểm DLNT
- Đẩy mạnh xây dựng các sản phẩm truyền thông số, khai thác thế mạnh truyền thông số trên các nền tảng xã hội như facebook, youtube, instargram, twitter, tik tok…
- Xây dựng các mô hình du lịch thông minh tiêu biểu, ứng dụng công nghệ trong quản lý, phát triển, quảng bá mô hình
4.2.9. Xúc tiến, quảng bá phát triển du lịch nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng
4.2.9.1. Đẩy mạnh truyền thông nội bộ
- Bổ sung các biển chỉ dẫn biển báo tại các điểm DLNT hiện có.
- Đặc biệt chú ý việc cung cấp thông tin chi tiết đầy đủ và các điểm đặc trưng, hấp dẫn của điểm DLNT qua các bảng thông tin, các tập sách mỏng, tờ gấp.
- Tập huấn, thông tin cho người dân địa phương nhất là những người làm dịch vụ tại các di tích nắm rõ truyền thống, các giá trị văn hóa, tập quán sinh hoạt, sản xuất… của địa phương, khuyến khích họ truyển thông và kể lại với du khách.
- Xây dựng văn hóa thương hiệu nội bộ
Các biện pháp truyền thông nội bộ thương hiệu được triển khai thông qua các hội thảo, các lớp tập huấn, các buổi họp báo, tài liệu nội bộ, các cuộc thi nội bộ, chiến dịch phát động, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng địa phương… Từ đó để người dân có ý thức hơn trong việc bảo tồn, giữ gìn tài nguyên du lịch, giữ gìn cảnh quan môi trường, tích cực tham gia công tác xã hội hóa du lịch, PTDLNT theo hướng bền vững.
4.2.9.1. Thiết lập và tăng cường truyền thông đại chúng
- Bổ sung truyền thông chéo (liên kết truyền thông):
+ Xây dựng bản đồ DLNT, các bảng chỉ dẫn, giới thiệu về các khu, điểm du lịch khác của địa phương và vùng tại các các khu du lịch, đặc biệt là tại các khu du lịch có lượng khách lớn.
+ Liên kết nội vùng và liên vùng trong truyền thông điểm đến thông qua việc đặt các các bảng chỉ dẫn, giới thiệu về các khu, điểm du lịch
- Tăng cường truyền thông trên các trục giao thông chính
+ Xây dựng các Pano giới thiệu về các điểm du lịch nông thông trên các trục giao thông chính (như QL1, QL37, QL5B, QL18...)
+ Xây dựng các bảng chỉ dẫn và giới thiệu các di tích của thành phố tại các điểm dừng chân, nhà hàng trên các tuyến du lịch quốc gia
+ Phối hợp với ngành giao thông bổ sung các biển báo, biển chỉ dẫn đến các khu du lịch nông thôn tại các nút giao giữa các trục giao thông chính
- Tăng cường truyền thông đại chúng:
+ Kết hợp và tận dụng triệt để các hoạt động xúc tiến của từng địa phương và cả vùng để truyền thông cho hoạt động du lịch nói chung và DLNT nói riêng.
+ Tăng cường công tác truyền thông về DLNT trên internet.
+ Tổ chức hội thảo khoa học về lịch sử, giá trị, vai trò nông thôn và các di tích, danh thắng gắn với nông thôn vùng với phát triển du lịch.
+ Mời và tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tác truyền thông lớn (đài truyền hình, báo chí, đoàn làm phim…) giới thiệu về vùng đất, con người, tập quán sản xuất, sinh hoạt của nông thôn.
+ Kết hợp với các sự kiện lớn của địa phương và vùng tổ chức các đoàn presstrip để giới thiệu về tam nông với báo chí.
+ Tạo tài khoản đánh giá, và tăng tương tác trên các trang web, diễn đàn, ứng dụng về du lịch có uy tín như tripadvisor, google, ivivu, diễn đàn phượt, tiktok….
- Xây dựng cơ sở dữ liệu truyền thông thông minh:
+ Xây dựng đề án xây dựng cơ sở dữ liệu truyền thông về DLNT bao gồm cả thông tin, hình ảnh, video clip, phóng sự…
+ Cơ sở dữ liệu truyền thông này phải được thiết lập dưới dạng mở và miễn phí để các doanh nghiệp, người dân và mọi đối tác có thể sử dụng để truyền thông.
+ Cơ sở dữ liệu truyền thông phải được kiểm tra kỹ lưỡng để mọi thông tin
phải đảm bảo tính chính xác và tính cập nhật.
- Nghiên cứu xây dựng bộ nhận diện thương hiệu du lịch nông thôn trên cơ sở thể hiện sát nhất các giá trị thương hiệu, tính cách thương hiệu DLNT. Thiết kế hình ảnh chung và các hình ảnh gắn với các thương hiệu sản phẩm, các hoạt động cụ thể như sau:
+ Thuê tư vấn đề xuất, thiết kế và tổ chức các hội thảo trưng cầu ý kiến
+ Phê duyệt sử dụng thống nhất biểu trưng và khẩu hiệu
+Tổ chức thi ảnh, tổ chức cho các nghệ sỹ nhiếp ảnh để tìm kiếm các hình ảnh đẹp của nông thôn và DLNT
+ Lựa chọn và thuê tư vấn thiết kế các hình ảnh đại diện
+ Phân loại hình ảnh đại diện theo từng nhóm thương hiệu sản phẩm
+ Đăng ký bản quyền về biểu trưng, khẩu hiệu, ảnh đại diện
+ Hướng dẫn các quy định sử dụng bộ nhận diện thương hiệu
+ Thể hiện bộ nhận diện trên các ấn phẩm, vật phẩm xúc tiến một cách thống nhất
Tiểu kết chương 4
Chương 4 của luận án đã giải quyết được những vấn đề như sau:
- Thống nhất được quan điểm, định hướng PTDLNT vùng ĐBSH đến năm 2025, tầm nhìn 2030
- Để thúc đẩy PTDLNT vùng ĐBSH, cần thực hiện đồng bộ những nhóm giải pháp về: chính sách, cơ chế; tuyên truyền quảng bá nâng cao nhận thức, phát triển sản phẩm DLNT theo mô hình OCOP; phát triển nguồn nhân lực; bảo tồn các giá trị về tài nguyên DLNT; tăng cường phối hợp liên ngành, liên vùng; ứng dụng công nghệ, thúc đẩy chuyển đổi số trong PTDLNT và xúc tiến, quảng bá PTDLNT vùng ĐBSH
- Những giải pháp này được đề xuất xuất phát từ những phân tích thực trạng ở chương 3.
KẾT LUẬN
1. DLNT là loại hình du lịch khai thác các giá trị văn hóa, tự nhiên vùng nông thôn phục vụ nhu cầu khách du lịch. PTDLNT có ý nghĩa to lớn không chỉ dưới góc độ kinh tế, mà còn góp phần vào việc bảo vệ, phát huy các giá trị văn hóa, giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường hay nói cách khác là một hướng phát triển bền vững. ĐBSH là một vùng đất có lịch sử lâu đời với văn hóa lúa nước đặc trưng. Trong những năm qua, khu vực này đã có bước phát triển vượt bậc về kinh tế - xã hội với sự tăng trưởng nhanh chóng của các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ và hạ tầng. Với các điều kiện và nền tảng đó vùng ĐBSH có đầy đủ các điều kiện và nguồn lực để PTDLNT một cách thuận lợi
2. Cùng với quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa của đất nước, nhu cầu DLNT đang tăng nhanh đặc biệt tại các thành phố lớn. Hiện tại thị trường của DLNT vùng ĐBSH tuy chưa lớn nhưng khá đa dạng và đang có xu hướng phát triển. Dòng khách chính của DLNT vùng ĐBSH hiện tại là dòng khách nội vùng với độ tuổi trung bình khá trẻ. Với dòng khách này, số lượng và tần suất sử dụng dịch vụ không nhiều với mức chi tiêu bình quân là ở mức trung bình thấp. Một số dòng khách cao cấp hơn như khách nghỉ dưỡng, khách gia đình đang có xu hướng tăng tốt dù tỷ trọng còn thấp. DLNT vùng ĐBSH có thời gian phát triển chưa dài, hiện mới đang ở đầu chu kỳ tăng trưởng. Quy mô các cơ sở kinh doanh DLNT ở đây còn nhỏ lẻ, hoạt động kinh doanh còn đơn giản, thiếu chuyên nghiệp và tính kế hoạch. Các nguồn lực để phát triển hoạt động kinh doanh DLNT đều thiếu và yếu đặc biệt là vốn và nhân lực. Khả năng quản trị, khả năng xúc tiến, tiếp cận thị trường của các cơ sở kinh doanh DLNT còn rất thấp. DLNT vùng ĐBSH chịu ảnh hưởng nặng nề của tính thời vụ dưới tác động cả từ phía cầu và cung. Điều này làm cho công suất kinh doanh DLNT ở đây còn rất thấp và từ đó dẫn đến hiệu quả kinh doanh cũng thấp, không thu hút được các nguồn lực về vốn, công nghệ và đặc biệt là nguồn nhân lực có chất lượng tốt.
3. Nhằm đề xuất các giải pháp khắc phục những hạn chế nêu trên, tác giả luận án đã sử dụng các công cụ định lượng, luận án đã xác định được mô hình các nhân tố tác động đến sự phát triển của DLNT vùng ĐBSH. Mô hình này gồm 5 nhân tố đầu vào (độc lập) là Giao thông nội vùng; Nguồn lực của cơ sở kinh doanh; Môi trường điểm đến; Khả năng quản trị và Chính sách hỗ trợ. Trong đó chính sách
hỗ trợ và nguồn lực là hai nhân tố có tác động mạnh mẽ nhất đến sự PTDLNT ĐBSH. Nhân tố tự do có giá trị âm chứng tỏ các nhân tố khách quan khác như sự cạnh tranh của các loại hình, sản phẩm du lịch khác hay các nhân tố môi trường vĩ mô như dịch bệnh, kinh tế… có tác động tiêu cực đến sự PTDLNT của vùng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hiện trạng các nhân tố tác động đến sự PTDLNT vùng ĐBSH là khá thấp, trừ nhân tố môi trường điểm đến. Điều này một lần nữa xác nhận lại nhận định DLNT của vùng hiện chưa thực sự phát triển. Tuy nhiên, kết quả đầu ra của mô hình (biến phụ thuộc) lại cho thấy các dấu hiệu tích cực khi thể hiện rõ xu hướng phát triển trong tương lai của DLNTvùng ĐBSH.
4. Để DLNT vùng ĐBSH được phát triển một cách ổn định cần có những định hướng cụ thể và rõ ràng về thị trường, sản phẩm và cách tiếp cận bền vững. Để đạt được mục tiêu này, luận án đã đề xuất 6 nhóm giảỉ pháp trong đó đặc biệt chú trọng đến việc xây dựng các chính sách hỗ trợ, nâng cao chất lượng nhân lực du lịch và đẩy mạnh hoạt động liên kết. Do bối cảnh nghiên cứu diễn ra trong thời gian dịch bệnh nên các mẫu nghiên cứu về thị trường quốc tế của DLNT ĐBSH không đủ tin cậy để phân tích. Điều này tuy không ảnh hưởng nhiều đến kết quả nghiên cứu những cũng làm giảm đi tính tổng thể và hoàn chỉnh của nghiên cứu. Trong tương lai, khi hoạt động du lịch quốc tế được khôi phục cần có những nghiên cứu bổ sung.