Nội Dung Của Quyền Sử Dụng Nước

và môi trường như: Luật Tài nguyên nước năm 1998, sau đó được thay thế bằng Luật Tài nguyên nước năm 2010; Pháp lệnh về Khai thác và Bảo vệ công trình thủy lợi năm 2001; Luật thuế bảo vệ môi trường năm 2010, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004, Luật Đa dạng sinh học năm 2008 …Hiện nay có 33 Luật và 22 Pháp lệnh có nội dung liên quan tới công tác bảo vệ môi trường và có hơn 90 Nghị định của Chính phủ, hơn 50 Quyết định và 30 Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, cùng hàng trăm thông tư, chỉ thị, quyết định của các Bộ, ngành đã ban hành có nội dung liên quan trực tiếp tới công tác bảo vệ môi trường và bảo đảm nguồn nước.

Nghiên cứu hệ thống các văn bản pháp luật hiện hành cho thấy, hầu hết các quy phạm pháp luật mới chỉ dừng lại nguyên tắc chung, có tính định khung; chưa chú trọng việc lồng ghép cách tiếp cận quyền con người trong bảo vệ môi trường nói chung, bảo đảm nguồn nước nói riêng, bởi đây là vấn đề mới mẻ không chỉ trên thế giới mà ở cả Việt Nam. Luật bảo vệ môi trường năm 2005 tuy không ghi nhận nguyên tắc quyền con người được sống trong môi trường trong lành, nhưng nó được thể hiện qua các nguyên tắc như: nguyên tắc phát triển bền vững, nguyên tắc coi trọng phòng ngừa ô nhiễm, suy thoái môi trường; nguyên tắc sử dụng các công cụ kinh tế trong hoạt động bảo vệ môi trường; nguyên tắc xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường hay nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền…Có thể nói các nguyên tắc này có mối quan hệ tác động qua lại với nhau, đảm bảo nguyên tắc này sẽ góp phần bảo đảm cho nguyên tắc kia và ngược lại, qua đó đảm bảo quyền con người được sống trong môi trường trong lành.

Bên cạnh những điểm bất cập của quy định pháp luật về bảo vệ môi trường như: chưa làm rò quyền và nghĩa vụ của các chủ thể có liên quan tới bảo vệ môi trường, bảo đảm nguồn nước; chưa làm rò việc bảo vệ môi trường trong đó có việc bảo đảm nguồn nước không chỉ thuộc trách nhiệm của Nhà nước mà còn là quyền và trách nhiệm của toàn xã hội, của mọi cá nhân và công dân, cộng đồng dân cư; chưa quy định cụ thể, rò ràng cả về quy trình, thủ tục để mọi cá nhân, công dân có thể tham gia vào việc giám sát bảo vệ môi trường; tham gia vào việc ban hành các quyết định và tiếp cận tư pháp trong lĩnh vực môi trường từ đó bảo đảm các quyền con người về

môi trường… Nhưng về cơ bản cũng đã tạo ra hành lang pháp lý bước đầu về bảo vệ môi trường nói chung, về bảo đảm nguồn nước nói riêng để tạo ra cơ chế để tài nguyên nước được sử dụng và phát triển bền vững qua đó tạo điều kiện, là một phần yếu tố để người dân được hưởng quyền hiến định - quyền được sống trong môi trường trong lành và cụ thể hơn là quyền được tiếp cận nước sạch của người dân.

1.2.3. Nội dung của quyền sử dụng nước

Trước khi có sự giải thích của Ủy ban Công ước vào năm 2002, thì nội dung của quyền về nước có thể được hiểu như là quyền tiếp cận với nước một cách đầy đủ về chất lượng và số lượng nhằm đáp ứng yêu cầu cơ bản nhất của con người. Cả ba yếu tố có mối quan hệ mật thiết với nhau và cần phải được nhận thức một cách rò ràng khi xác định nội dung quyền về nước như là một quyền con người, đó là:

- Tiếp cận được: bao gồm 3 yếu tố mà nước phải đáp ứng:

+ An toàn tiếp cận mặt vật lý cho tất cả mọi người

+ Giá cả phải chăng

+ Tiếp cận cả trong quy định của pháp luật và trên thực tế

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

- Chất lượng phù hợp: nước cho tất cả mọi người sử dụng, hay chất lượng nước sử dụng phải an toàn.

- Số lượng: việc cung cấp nước phải đầy đủ và liên tục cho cá nhân sử dụng trong sinh hoạt và cho các mục đích bên ngoài khác.

An ninh nguồn nước và quyền tiếp cận nước sạch của người dân vùng đồng bằng sông Hồng - Thực trạng và giải pháp - 6

Tại các công ước quốc tế và nghị định thư bổ sung rất hiếm khi đưa ra cả ba khía cạnh trên với tư cách là nội dung của quyền về nước. Định nghĩa cơ bản quyền con người về nước được lần đầu tiên đưa trong Hội nghị tại Mar del Plata. Lời mở đầu của Tuyên bố 1977 được trích dẫn trong Chương 18 (bảo vệ và quản lý nước ngọt) của Chương trình Nghị sự 21 về Phát triển bền vững luôn lặp lại cùng nhau thống nhất tiền đề rằng “tất cả mọi người, ở bất cứ giai đoạn nào của sự phát triển và trong các điều kiện kinh tế và xã hội của mình, đều có quyền tiếp cận với nước uống với chất lượng và số lượng bình đẳng nhau cho nhu cầu cơ bản của mỗi người” 23.

Ba yếu tố của nội dung quyền về nước cũng được đã Ủy ban Công ước về

quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đề cập đến trong Bình luận chung số 15 năm 2002, được bắt đầu bởi “Quyền được sử dụng nước cho rằng mọi người có quyền tiếp cận với nguồn nước đầy đủ, an toàn, được chấp nhận và có thể chi trả được cho các mục đích sử dụng mang tính cá nhân và hộ gia đình” 18. Ngoài ra, trong Tuyên bố thiên niên kỷ cũng ghi nhận rằng việc cung cấp nước uống không chỉ đơn giản là vấn đề chất lượng mà còn bao hàm cả hai yếu tố là số lượng và tính tiếp cận được như là yếu tố quan trọng, Tuyên bố cũng thừa nhận sự cần thiết phải ngăn chặn việc khai thác nguồn nước không bền vững bằng chiến lược quản lý nước ở cấp khu vực, quốc gia và cấp địa phương, nhằm thúc đẩy cả hai yếu tố tiếp cận công bằng và cung cấp đầy đủ.

Quyền về nước có mối liên hệ mật thiết với quyền được hưởng các tiêu chuẩn cao nhất có thể về sức khỏe thể chất và tâm thần, quyền có nơi cư trú thích đáng và quyền có lương thực thích đáng do vai trò quan trọng của nước trong nhu cầu cơ bản của con người (nhu cầu sinh tồn, sử dụng trong sinh hoạt cá nhân và gia đình cũng như để sản xuất, chế biến…). Theo đó, quyền về nước có yếu tố quyền tự do và yếu tố quyền thụ hưởng [9].

- Quyền tự do về nước bao gồm quyền tự do tiếp cận các nguồn nước đang tồn tại và tự do không bị cản trở của bên thứ ba như ngăn cản tiếp cận nguồn nước hay làm ô nhiễm nguồn nước.

- Quyền thụ hưởng về nước bao gồm quyền đối với một hệ thống cấp nước và quản lý nước sao cho mọi người có thể thụ hưởng quyền về nước một cách bình đẳng.

Các yếu tố này phải thích đáng, không chỉ từ góc độ quy chuẩn kỹ thuật hay là một loại hàng hóa từ góc độ kinh tế, mà phải cân nhắc đến khía cạnh xã hội và văn hóa của nước. Cách thức đạt được quyền sử dụng nước phải mang tính bền vững, đảm bảo có thể đạt được quyền đó cho các thế hệ hiện tại và tương lai. Để đảm bảo sự thích đáng tùy thuộc vào từng điều kiện của mỗi quốc gia, Ủy ban Công ước về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đã đưa ra điều kiện hay chính là yếu tố tối thiểu mà các quốc gia phải đảm bảo cho mọi trường hợp, tại mọi nơi tại Bình luận chung số 15 năm 2002: quyền về nước 18.

- Tính sẵn có: Việc cung cấp nước phải liên tục và đầy đủ với nhu cầu sử dụng của cá nhân và gia đình. Những mục đích này trước hết được sử dụng cho nước uống, vệ sinh cá nhân, giặt, nấu ăn và vệ sinh trong gia đình phù hợp với các hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

- Chất lượng: Nước sử dụng cho cá nhân và gia đình phải an toàn, không có các yếu tố nguy hại cho sức khỏe con người về sinh hóa hay chất phóng xạ và chấp nhận được về màu, mùi và vị.

- Tiếp cận được: Mọi người, không phân biệt, theo pháp luật của quốc gia thành viên ICESCR, có thể tiếp cận với nước và các điều kiện và dịch vụ về nước. Tính có thể tiếp cận nước thể hiện qua bốn khía cạnh đan xen nhau:

+ Tiếp cận trực tiếp: nguồn nước phải trong phạm vi tiếp cận được trong khoảng cách an toàn về thể chất với mọi bộ phận dân cư. Nước đầy đủ, an toàn và chấp nhận được phải được đưa đến từng hộ gia đình, các cơ quan và các vùng lân cận.

+ Tiếp cận được về mặt kinh tế: chi phí trực tiếp và gián tiếp để tiếp cận nước phải ở mức chi trả được với mọi người mà không phải hy sinh hoặc đe dọa đến việc thụ hưởng các quyền con người khác.

+ Tính không phân biệt: tất cả mọi người, đặc biệt là nhóm dễ bị tổn thương và thứ yếu trong dân cư phải tiếp cận được với nước mà không chịu bất kỳ sự phân biệt nào dù là về mặt quy định pháp luật hay trong thực tế.

+ Tiếp cận thông tin: Mọi người đều có quyền tìm kiếm, nhận và truyền đạt thông tin về các vấn đề liên quan đến nước.

1.2.4. Nghĩa vụ của các quốc gia thành viên

Bất kể đã có những nỗ lực to lớn của Liên hợp quốc cũng như của hầu hết các nước thành viên trên thế giới, vi phạm quyền con người luôn là vấn đề mang tính thời sự diễn ra ở khắp mọi nơi với các mức độ khác nhau. Hàng triệu người trên thế giới bị tước đoạt các quyền tự do cơ bản của họ - bị thanh lọc sắc tộc và họa diệt chủng, bị phân biệt đối xử (vì các lý do kinh tế, chủng tộc, ngôn ngữ, tôn giáo, tín ngưỡng, giới...), từ bị tra tấn, hãm hiếp với các hệ thống chính trị và tư pháp tham nhũng đến lao động cưỡng bức, lạm dụng, đói nghèo và thiếu các dụng cụ y tế, nhà

ở, nước sạch và vệ sinh môi trường, không được đến trường, không có nơi ăn chốn ở và phải sống lang thang tha phương. Trong số hơn 6.000 triệu người trên thế giới hiện nay, có rất nhiều người không được hưởng những quyền con người cơ bản sơ đẳng nhất mà phần đông là phụ nữ và trẻ em.

1.2.4.1. Nghĩa vụ pháp lý chung

Để đảm bảo quyền tiếp cận nước sạch đến từng người dân, các quốc gia phải có nghĩa vụ không phân biệt đối xử và nghĩa vụ bằng mọi biện pháp thích hợp, với tối đa nguồn lực sẵn có, liên tục tiến bộ trong việc đảm bảo ngày càng đầy đủ quyền về nước sao cho nguồn nước được tiếp cận một cách nhanh và hiệu quả nhất có thể.

- Việc tiếp cận bình đẳng và không phân biệt các nguồn nước, yêu cầu các quốc gia thành viên không được phân biệt dựa trên sắc tộc, giới tính, tuổi tác, ngôn ngữ, tôn giáo, chính trị và quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc hay xã hội, nghèo đói, xuất thân, năng lực thể lực và trí lực, tình trạng sức khoẻ (gồm cả HIV/AIDS), khuynh hướng giới tính, địa vị dân sự, chính trị, xã hội và các địa vị khác, có xu hướng ảnh hưởng hặc ảnh hưởng đến việc vô hiệu hoá hoặc làm suy yếu việc hưởng thụ bình đẳng hoặc thực hiện bình đẳng quyền sử dụng nước. Kể cả trong trường hợp bị hạn chế nghiêm trọng về nguồn nước, những người thuộc nhóm dễ bị tổn thương cũng sẽ được đảm bảo áp dụng các chương trình nhằm đạt tới mục tiêu giá cả tương đối 18.

Để được tiếp cận bình đẳng và không biệt nguồn nước, các nước thành viên cần đảm bảo sự phân bổ nguồn nước và đầu tư vào nước, cung cấp khả năng tiếp cận với nước cho tất cả mọi thành viên của xã hội. Sự phân bố nguồn nước không hợp lý có thể dẫn đến sự phân biệt không công khai. Như trường hợp các nhà đầu tư tập trung vào các dịch vụ và phương tiện cung cấp nước đắt tiền mà chỉ một nhóm nhỏ dân cư có đặc quyền hưởng thụ. Các quốc gia có trách nhiệm cung cấp lượng nước cần thiết và các phương tiện về nước cho những người không có đủ các phương tiện và ngăn chặn sự phân biệt trong việc cung cấp nước và các dịch vụ về nước.

- Các nhóm gặp khó khăn trong việc hưởng thụ quyền về nước như: phụ nữ, trẻ em, các nhóm thiểu số, các dân tộc bản địa, người tị nạn, người tìm kiếm qui chế

tị nạn, những người không có chỗ ở, các công nhân nhập cư, tù nhân và nghi phạm. Các nước thành viên ICESCR cần thực hiện các bước đi để đảm bảo rằng 18:

+ Phụ nữ không bị gạt ra khỏi các quá trình ra quyết định liên quan nguồn nước và được phép sử dụng nguồn nước. Gánh nặng không cân xứng mà người phụ nữ phải chịu khi lấy nước về nên được giảm nhẹ.

+ Trẻ em không bị ngăn cấm hưởng thụ những quyền con người do thiếu lượng nước thoả đáng trong các trường học và gia đình hay do gánh nặng phải đi lấy nước. Điều khoản về lượng nước thoả đáng cho các trường học hiện chưa có đủ nước uống nên được đề cập đến như một vấn đề cấp bách.

+ Các vùng nông thôn và đô thị còn thiếu thốn có cách tiếp cận với các phương tiện về nước được đài thọ thích hợp. Tiếp cận với những nguồn nước truyền thống nên được bảo vệ khỏi sự xâm phạm bất hợp pháp và ô nhiễm. Các vùng đô thị nghèo, gồm cả những người ngụ cư không chính thức, và những người vô gia cư, nên có cách tiếp cận với các phương tiện về nước được đài thọ hợp lý. Không hộ gia đình nào bị từ chối quyền sử dụng nước trên cơ sở tình trạng nhà hoặc đất của họ.

+ Tiếp cận của những người dễ bị tổn thương đối với nguồn nước trên mảnh đất thừa kế của họ được bảo vệ khỏi sự xâm phạm và ô nhiễm bất hợp pháp. Các nước nên cung cấp các nguồn để các dân tộc bản địa thiết kế, cung cấp và điều khiển sự tiếp cận của họ với nước.

+ Các cộng đồng du canh du cư tiếp cận với lượng nước thoả đáng ở những địa điểm truyền thống và được chỉ định rò ràng.

+ Những người tị nạn, người tìm kiếm nơi trú ẩn, những người không có chỗ ở, quân nhân phục viên được tiếp cận với lượng nước thỏa đáng cả khi họ sống trong trại, các vùng nông thôn hay đô thị. Những người tị nạn, người tìm kiếm nơi trú ẩn nên được bảo đảm quyền sử dụng nước với những điều kiện giống như những người có quốc tịch.

+ Các tù nhân và nghi phạm được cung cấp một lượng nước đủ và an toàn cho nhu cầu cá nhân hàng ngày, lưu ý những nhu cầu đó của luật nhân quyền quốc tế và Những qui tắc tối thiểu của Liên Hiệp Quốc về đối xử với tù nhân.

+ Những nhóm gặp những khó khăn với việc tiếp cận trực tiếp với nước,

như những người già, người khuyết tật, nạn nhân của thiên tai, những người sống trong các khu vực bị ảnh hưởng bởi các thảm hoạ, và những người sống ở các vùng đất khô cằn hoặc nửa khô cằn hay trên các đảo nhỏ phải được cung cấp nước an toàn và đầy đủ.

- ICESCR thừa nhận những thiếu sót do hạn chế về nguồn lực hiện có để đảm bảo quyền tiếp cận nước sạch, nhưng cũng áp đặt cho các nước thành viên những nghĩa vụ trước mắt liên quan đến quyền sử dụng nước như việc đảm bảo quyền này sẽ được thực hiện mà không có sự phân biệt dưới bất kì hình thức nào theo quy định tại Khoản 2, Điều 2 ICESCR và có nghĩa vụ thực hiện các bước đi tiến tới thực hiện quyền tiếp cận nước sạch theo Khoản 1 Điều 11 ICESCR. Những bước đi này phải thận trọng, cụ thể và mục tiêu phải hướng tới là thực hiện đầy đủ quyền sử dụng nước đến từng đối tượng người dân.

1.2.4.2. Ngĩa vụ pháp lý cụ thể

Nghĩa vụ cụ thể của các quốc gia thành viên để đảm bảo quyền về nước bao gồm các nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ và thực thi.

- Nghĩa vụ tôn trọng yêu cầu các quốc gia thành viên không được can thiệp trực tiếp hay gián tiếp vào việc hưởng thụ quyền sử dụng nước, hay ngăn cản việc tiếp cận nước một cách bình đẳng, bao gồm: không được làm ô nhiễm, hủy hoại nguồn nước và cơ sở hạ tầng cấp nước bất hợp pháp; không được can thiệp tùy tiện vào cơ chế phân phối nước truyền thống. Điều đó có nghĩa là trong các cuộc xung đột vũ trang, không được áp dụng biện pháp làm hạn chế hoặc hủy hoại nước như là một biện pháp trừng phạt. Nhà nước cần tôn trọng quyền sử dụng nước sạch cả trong các cơ sở sản xuất mà Nhà nước chiếm đa số vốn chủ sở hữu hay trong quá trình nhà nước sử dụng và thử vũ khí 18.

Trong các trường hợp có xung đột vũ trang, thiên tai hay quốc gia đặt trong tình trạng khẩm cấp, thì quyền sử dụng nước sạch bao gồm những nghĩa vụ ràng buộc bởi luật nhân đạo quốc tế: bảo vệ các mục tiêu không thể thiếu cho sự tồn tại của dân thường, gồm lắp đặt các thiết bị và cung cấp nước uống, công việc tưới tiêu, bảo vệ môi trường tự nhiên chống lại những huỷ hoại nghiêm trọng, lâu dài,

phổ biến và đảm bảo rằng dân thường, tù binh và tù nhân được tiếp cận với lượng nước thoả đáng.

- Nghĩa vụ bảo vệ, yêu cầu các quốc gia thành viên ngăn chặn các hành vi vi phạm của bên thứ ba dưới bất cứ hình thức nào như việc gây ảnh hưởng đến quyền sử dụng nước một cách bình đẳng, làm ô nhiễm nguồn nước hay phân phối nước không bình đẳng từ các nguồn nước (nguồn tự nhiên, giếng và các hệ thống phân phối nước khác) 18.

Nghĩa vụ này yêu cầu các quốc gia thành viên xác lập cơ chế quản lý hiệu quả, bao gồm việc giám sát độc lập, lôi kéo nhân dân thật sự tham gia vào việc giám sát và các chế tài xử lý vi phạm để quản lý các dịch vụ về nước do bên thứ ba điều hành và kiểm soát như hệ thống ống dẫn nước, các téc nước, sông và giếng.

- Nghĩa vụ thực hiện, bao gồm các nghĩa vụ tạo điều kiện, thúc đẩy và cung cấp 18.

+ Nghĩa vụ tạo điều kiện yêu cầu nhà nước áp dụng các biện pháp tích cực để hỗ trợ cho các cá nhân và các cộng đồng hưởng quyền này.

+ Nghĩa vụ thúc đẩy buộc các quốc gia thực hiện những bước đi để đảm bảo rằng các cá nhân được hướng dẫn sử dụng nước hợp vệ sinh, bảo vệ nguồn nước và giảm thất thoát nước.

+ Nghĩa vụ cung cấp của nhà nước yêu cầu rằng khi bản thân các cá nhân hay một nhóm người vì những lý do nằm ngoài sự kiểm soát, không có khả năng thực hiện quyền về nước bằng những phương tiện sẵn có thì quốc gia thành viên buộc phải thực hiện nghĩa vụ cung cấp.

Nghĩa vụ thực hiện yêu cầu các quốc gia thành viên áp dụng các biện pháp cần thiết khác hướng trực tiếp đến việc thực hiện đầy đủ quyền sử dụng nước, có thể kể đến như: xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý nước; có kế hoạch hành động quốc gia nhằm đảm bảo mọi người có thể tiếp cận và có khả năng chi trả để tiếp cận nước một cách thuận tiện và bền vững, nhất là ở các vùng nông thôn và những vùng đô thị gặp khó khăn. Để đạt được, các quốc gia thành viên cần phải áp dụng các biện pháp cần thiết có thể kể đến: đưa ra các biện pháp lỹ thuật và công nghệ với chi phí thấp; có chính sách về giá nước phù hợp; có chiến lược về

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/06/2022