ẨN DỤ TU TỪ TRONG THƠ TỐ HỮU - 6


cũng nằm trong trường liên tưởng trên nhằm thể hiện ẩn ý sâu xa của nhà thơ. Đó là những trở ngại vô hình trong cuộc sống mà con người phải vượt qua. Nói như nhà thơ lớn thế kỷ XV:

Hoa thường hay héo, cỏ thường tươi

(Nguyễn Trãi)

Cái hay của câu thơ không đơn thuần nằm ở bề mặt câu chữ mà ở tầng sâu đầy ẩn ý. Cái đẹp và cái xấu, thiện và ác, thiên thần và ác quỷ, rồng phượng và rắn rết luôn luôn đan xen, tồn tại trong cuộc sống. Vì thế, phải đốt lửa cho sáng đường đi lối bước, phải cùng nhau quét dọn rác rưởi cho sạch sẽ muôn nơi. Đốt lửa quét dọn là hai ẩn dụ chỉ những hành động mà con người phải làm để đẩy lùi trở lực, khó khăn. Đặc biệt là lực cản trong cách nhìn, cách nghĩ trước mọi vấn đề của cuộc sống. Nhà thơ đặt ra vấn đề có ý nghĩa lớn lao của thời đại bằng những lời nhỏ nhẹ đầy ân tình.

* Ẩn dụ cách thức

Loại ẩn dụ này được hình thành trên cơ sở nét tương đồng về cách thức hành động giữa các đối tượng. Với 39 lần xuất hiện, ẩn dụ cách thức trong thơ Tố Hữu đã đem lại cho người đọc bao cảm xúc sâu xa.

Dòng Hương giang thơ mộng và trữ tình hiện lên đầy nhức nhối trong thơ khi ông viết về cuộc đời tủi nhục thê thảm của người con gái giang hồ trong chế độ cũ:


Và:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Đời em ôm chiếc thuyền nan xuôi dòng’

(Tiếng hát sông Hương)

ẨN DỤ TU TỪ TRONG THƠ TỐ HỮU - 6


Em đi với chiếc thuyền không Khi mô vô bến rời dòng dâm ô

(Tiếng hát sông Hương)


Hình ảnh ẩn dụ bến - dòng dâm ô cùng với chiếc thuyền nan, chiếc thuyền không chỉ phương tiện được gắn kết liền mạch với các từ chỉ cách thức hành động như đi - vô - rời của chủ thể trữ tình tạo nên những ẩn dụ cách thức quen thuộc. Cách nói quen thuộc mà không nhàm chán bởi nhà thơ đã đưa vào đó tâm trạng chất chứa khổ đau của người kĩ nữ trong chế độ cũ. Thấm thía nỗi nhục nhã ê chề của mình, cô gái muốn thoát ra khỏi cảnh đời ô nhục bằng hành động vô bến để rời dòng dâm ô. Câu chuyện sông nước với thuyền, bến, dòng chảy…mà thực chất lại là chuyện cuộc đời dâu bể của con người. Bề sâu, mạch ngầm của câu chữ là ở chỗ người nghệ sĩ đã tạo ra được những kết hợp từ độc đáo. Thuyền bến trong câu thơ này không còn là chuyện kẻ ở - người đi với nhung nhớ, đợi chờ của trai gái khi yêu được thể hiện trong ca dao Việt Nam mà là chuyện đời đau lòng, thắt ruột, héo tim của một kiếp người trong xã hội cũ.

Nói về những hi sinh mất mát trong chiến tranh, Tố Hữu đã khẳng định sự xả thân vì nước của bao thế hệ:

Mỗi thây rơi sẽ là một nhịp cầu Cho ta bước tới cõi đời cao rộng

(Hãy đứng dậy)

Con đường cách mạng đâu chỉ có hoa thơm, trái ngọt mà là con đường đầy hiểm nguy, chết chóc. Hình ảnh thây rơi - nhịp cầu được xây dựng trên liên tưởng về sự hi sinh của người chiến sĩ cách mạng và sự hóa thân trong những nhịp cầu bước tới bến vinh quang, đến bờ hạnh phúc. Cõi đời cao rộng là ẩn dụ chỉ thế giới của ánh sáng, tự do và hạnh phúc, thiên đường mà nhân dân mơ ước. Bao thây rơi, máu đổ là bấy nhiêu nhịp cầu cho dân tộc ta bước tới cõi đời cao rộng. Đó chính là máu và hoa theo cách nói đẹp của nhà thơ.

Xác định lập trường cách mạng kiên định, người chiến sĩ luôn trụ vững nơi đầu sóng ngọn gió. Họ luôn đối mặt với cái chết mà không chút sờn lòng, nản chí:


Nếu được làm hạt giống để mùa sau Nếu lịch sử chọn ta làm điểm tựa Vui gì hơn làm người lính đi đầu Trong đêm tối, tim ta làm ngọn lửa

(Chào xuân 67)

Động từ chỉ cách thức hành động làm xuất hiện bốn lần trong các cụm từ làm hạt giống, làm điểm tựa, làm người lính đi đầu, làm ngọn lửa tạo cho đoạn thơ sức biểu đạt cao. Ẩn dụ cách thức xây dựng trên mối quan hệ gắn bó về nét tương đồng giữa các sự vật và cách thức hành động. Chọn hạt giống, điểm tựa, người lính đi đầu, ngọn lửa trong đêm là người lính cách mạng đã chọn cho mình chỗ đứng tiên phong trong thời đại.

Được làm cây lúa vàng thơm hạt Làm tiếng chim thanh hót sớm chiều Làm tường gạch lát đường thôn mát

(Tiếng còi xa)

Triết lí sống cao đẹp trong cuộc sống mới là sự khẳng định khao khát cống hiến, hòa nhập của mỗi cá nhân. Triết lí ấy được nhà thơ thể hiện qua hình ảnh ẩn dụ cây lúa vàng thơm hạt, tiếng chim thanh và tường gạch lát. Ước nguyện ấy tưởng như nhỏ nhoi, bình dị mà cao đẹp và quí giá vô cùng. Làm tất cả những điều đó một cách tự nhiên và hồn nhiên như bản thân sự sống vậy. Phương châm sống cao đẹp ấy sẽ là điểm tựa cho sự cống hiến và hi sinh của con người thời đại.

2.1.2.2. Ẩn dụ bổ sung

Ẩn dụ bổ sung là sự kết hợp của hai hay nhiều từ chỉ những cảm giác sinh ra từ trung khu cảm giác khác nhau làm cho cảm giác phong phú, đa chiều, đa vị, đa nghĩa. Theo con số thống kê của chúng tôi, ẩn dụ bổ sung xuất


hiện 53 lần trong thơ Tố Hữu. Tần số của kiểu ẩn dụ này tuy không nhiều nhưng mang lại hiệu quả nghệ thuật cao.

Sự chuyển đổi cảm giác thường đem tới cho câu thơ những biến đổi bất ngờ và thú vị. Ẩn dụ bổ sung là một trong những cách dùng đem lại hiệu quả thẩm mỹ cao. Khi nói về lý tưởng cách mạng, nhà thơ đã có nhiều hình tượng độc đáo, hấp dẫn.

Chẳng hạn, thế giới tâm hồn phong phú, phức tạp và đầy biến động của người thi sĩ - chiến sĩ được miêu tả rất đỗi tinh tế:

Ở trong tôi, một núi lửa hơi đầy

Thét vang trời ghê gớm như hôm nay

(Tranh đấu)

Hình dung có núi lửa trong lòng, nhà thơ cảm nhận bằng giác quan nhạy cảm nhất, giác quan ấy thuộc về thế giới tâm linh. Thế giới vô hình, tinh tế và khó nắm bắt. Cái điều có thể nhìn thấy mà lại được cảm nhận bằng trái tim, bằng tâm hồn để rồi nghe thấy nó gào thét vang trời. Nhờ có sự chuyển đổi cảm giác mà nhà thơ nói được những điều sâu kín trong lòng. Núi lửa trong lòng cũng là men say lý tưởng, là hương chân lí, là nhiệt huyết chiến đấu,…Có điều, ở câu thơ này, tác giả nói lý tưởng theo một cách riêng đầy sức hấp dẫn.

Tiếng hát ngọt, tiếng hát thơm mát trong những dòng thơ dưới đây cũng là những ẩn dụ bổ sung:

A ! Tiếng hát ngọt như đường cát

… Lắng nhe tiếng hát Thơm mát

của các em

(Đêm xanh)


Âm thanh tiếng hát tác động tới thính giác của con người. Vậy mà, ở câu thơ này, tác giả lại cảm nhận được vị ngọt ngào của nó, ngửi được mùi thơm của tiếng hát và cảm nhận được cái mát lành của nó. Từ thính giác chuyển sang vị giác, khứu giác và cả xúc giác… chẳng là sự tinh tế của tâm hồn đó sao ? Tiếng hát của các em được nhà thơ nghe không chỉ bằng tai mà nghe bằng lưỡi, bằng da, bằng mũi… "thấm vào tâm hồn". Lúc này mọi giác quan được huy động đến tột cùng và dẫn đến sự giao thoa, xuyên thấm. Cảm nhận tiếng hát là cảm nhận cái ngọt ngào, êm đềm của cuộc sống tự do, thanh bình. Tố Hữu còn lắng nghe được bao điều kì diệu khác nữa:

Đã nghe nước chảy lên non

Đã nghe đất chuyển thành con sông dài Đã nghe gió ngày mai thổi lại

Đã nghe hồn thời đại dâng cao

(Ba mươi năm đời ta có Đảng)

Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác được thể hiện qua cách cảm nhận thế giới hết sức tinh tế và mới lạ của nhà thơ. Nghe gió ngày mai nghe hồn thời đại là những ẩn dụ cho thấy cái nghiêng tai kì diệu của tâm hồn con người…Nghe gió ngày mai là cảm nhận và tưởng tượng những ngọn gió mát lành của tương lai; nghe hồn thời đại là sự cảm nhận trong chiều sâu cuộc sống, cảm nhận thế giới tâm linh sâu lắng của con người thời đại. Như thế, Tố Hữu đâu có nghe bằng thính giác đơn thuần mà ông nghe bằng tất cả trái tim, tâm hồn mình. Như vậy, ẩn dụ bổ sung đã làm trọn thiên chức của nó trong địa hạt thơ trữ tình.

2.1.2.3. Ẩn dụ tượng trưng

Ẩn dụ tượng trưng là sự kết hợp của một khái niệm trừu tượng với một khái niệm về cảm giác. Ẩn dụ tượng trưng được hình thành trên cơ sở tính không đồng loại của hai khái niệm: một khái niệm trừu tượng và một


khái niệm cụ thể. Những khái niệm về cảm giác trong ẩn dụ tượng trưng đã có hiện tượng chuyển nghĩa từ trường nghĩa vật chất sang trường nghĩa tinh thần.

Thế giới tâm hồn, cung bậc cảm xúc của con người vốn vô hình, phức tạp và khó gọi tên. Nhờ ẩn dụ tượng trưng, thế giới tinh thần ấy vẫn hiện lên rõ ràng với những sắc thái cụ thể:

Dậy lên, hỡi những linh hồn thép

(Dậy lên thanh niên)

Linh hồn thép là sự kết hợp giữa hai khái niệm khác loại. Linh hồn chỉ thế giới tinh thần, cái thuộc về tâm linh, vô hình, khó nắm bắt. Thép vốn là khái niệm cụ thể, vật hữu hình, nhìn ngắm, sờ mó và định đoán được. Nhờ có sự kết hợp này mà ta hình dung được tinh thần, nghị lực và bản lĩnh của người cộng sản. Linh hồn thép ấy được hun đúc bởi khối căm hờn của người chiến sĩ. Cách nói khối căm hờn cũng được kết hợp theo kiểu trên.

Trong lòng anh hun lại khối căm hờn

(Châu Ro)

Khối là khái niệm thuộc về vật chất, nhìn thấy hình thù, thấy được kích thước nhỏ to…Căm hờn thuộc về tinh thần, chỉ trạng thái cảm xúc của con người. Ẩn dụ khối căm hờn trong câu thơ đặc tả nỗi hờn căm được cô nén lại, hiện lên thành khối, thành hình. Đây là cách nói lạ nhằm cụ thể hóa nỗi căm hờn của nhà thơ. Ẩn dụ tượng trưng đã phát huy được thế mạnh của nó trong việc biểu đạt thế giới tinh thần của con người. Tố Hữu nhìn thấy "Cả tương lai ngào ngạt vị thơm bùi" trong niềm tin yêu cuộc đời:

Giàu đức tin nên vẫn thấy đời vui Cả tương lai ngào ngạt vị thơm bùi

(Nhớ người)

Tương lai là một khái niệm trừu tượng, chỉ những dự định của con người ở phía trước.Vị thơm bùi lại tác động trực tiếp tới giác quan của con


người. Hương thơm ngào ngạt lan tỏa trong không gian tác động tới khứu giác và vị bùi ngậy mà con người cảm nhận được bằng vị giác. Hương vị ấy gắn với thế giới vật chất hiện hữu xung quanh ta. Như vậy, ẩn dụ tượng trưng ở đây đã có sự kết hợp của hai khái niệm khác loại tạo nên những liên tưởng lạ.

Cũ và mới, quen và lạ luôn có sức hút đối với mỗi người. Nhà thơ nhìn thấy ở phía trước những điều mới lạ đầy hấp dẫn:

Vượt muôn trùng sóng lớn đường xa Ta sẽ đến, những chân trời mới

(Chân trời mới)

Chân trời mới là ẩn dụ nói tới bao điều mới mẻ trong cuộc sống mà con người đang khao khát hướng tới. Đó cũng là miền đất lạ, hứa hẹn tương lai tươi sáng, rạng ngời. Miền đất ấy mời mọc và giục giã con người hướng tới.

Như vậy, ẩn dụ tượng trưng là sáng tạo độc đáo, mới lạ của nhà thơ và sự sáng tạo ấy phù hợp với thói quen sử dụng ngôn ngữ của cộng đồng. Do đó, khi tiếp cận các ẩn dụ tượng trưng, ta có cảm giác vừa như lạ, như quen. Trong thơ Tố Hữu, ẩn dụ loại này xuất hiện 28 lần với những kết hợp từ độc đáo, bất ngờ.

2.1.2.4. Nhóm biến thể ẩn dụ

Nhóm biến thể của ẩn dụ có hai kiểu: nhân hóa và vật hóa. Đây là hai cách thức trái chiều nhau nhằm tạo nên những hình ảnh sống động và gợi cảm.

* Nhân hóa

Nhân hóa là những ẩn dụ gán cho những đối tượng vốn không phải là người những thuộc tính của con người. Nhân hóa được hình thành trên cơ sở của sự liên tưởng nét giống nhau giữa các đối tượng không phải con người với con người. Sự liên tưởng này mang tính chủ quan của người sử dụng nhưng phải phù hợp với tâm lý, thói quen sử dụng ngôn ngữ của cộng đồng.


Xuất hiện 214 lần trong tập thơ, nhân hóa đã tạo cho thế giới nghệ thuật trong thơ Tố Hữu rất sống động, gần gũi với cuộc đời thường nhật.

Nhân hóa được Tố Hữu sử dụng nhiều khi ông tâm sự với quê hương, đất nước. Tố Hữu còn mến yêu nhân dân, đất nước mình vô vùng. Ông yêu từng ngọn cỏ, cành cây của thiên nhiên xứ sở. Núi rừng chiến khu hiện lên trong thơ Tố Hữu như có linh hồn:

Núi giăng thành lũy sắt dày

Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù

(Việt Bắc)

Việt Bắc tươi đẹp đã trở thành lũy sắt bảo vệ và che chở cho bộ đội và vây đánh quân thù. Phải chăng, tác giả đã thổi hồn sống cho cảnh sắc thiên nhiên nơi đây. Mỗi một tên núi, tên sông, tên bản đều gắn với một chiến công lừng lẫy của quân dân Việt Bắc.

Gọi tên sông nước quê hương, Tố Hữu còn gọi mùa xuân là nàng xuân, là em một cách trìu mến và tình tứ xiết bao.

Xuân ơi xuân em mới đến dăm năm Mà cuộc sống đã tưng bừng ngày hội

(Bài ca xuân 1961)

Vẻ đẹp của cuộc sống, tự bản thân nó đã là thơ, là nhạc, là họa. Nhà thơ Tố Hữu đã tâm sự: "Thơ chỉ tràn ra khi trong tim ta cuộc sống đã thực đầy". Không chỉ trò chuyện với thiên nhiên, đất nước, Tố Hữu còn trò chuyện với thơ ca:

Gà gáy sáng. Thơ ơi mang cánh lửa Hãy bay đi. Con chim kêu trước cửa

(Bài ca mùa xuân 1961)

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 26/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí