Cái Tôi Trữ Tình Trong Thơ Dư Thị Hoàn, Đoàn Thị Lam Luyến, Hoàng Việt Hằng Nhìn Từ Phương Diện Nghệ Thuật‌‌

(Thảo nguyên)

Có khi chị lại tìm đến biển để cùng bày tỏ nỗi niềm:

Chị nhìn biển – biển như thêu

Ở nơi biển lặng bao nhiêu cát vàng Phận mình chẳng mới, cũ càng

Chị đem ra biển và chan nỗi niềm

(Biển)

Khác với Xuân Quỳnh nhìn biển để gán với tâm hồn của người con gái đang yêu với đầy đủ những cung bậc khác nhau: dữ dội, dịu êm, ồn ào, lặng lẽ…Còn với Xuân Diệu – ông hoàng của thơ tình đã nói lên cảm xúc yêu đương nồng nàn từ vọng tưởng về con sóng quê hương thấm đẫm hồn thơ từ thời hoa niên. Một tình yêu mới mẻ, không còn cảm giác mong manh vì lo sợ “Tình yêu đến tình yêu đi ai biết”; “Anh không xứng là biển xanh/ Nhưng anh muốn em là bờ cát trắng”. Hoàng Việt Hằng đến với biển với một tâm thế khác, trái tim người thi sĩ bị thương tổn và cần được chia sẻ, cũng là yêu đương đấy nhưng không có hạnh phúc viên mãn vẹn toàn mà là cần được xoa dịu, được đồng cảm với những nỗi niềm mà chỉ khi đứng trước biển chị mới thấy thanh thản và nhẹ nhõm. Chị “chan” cùng biển cả mênh mông những “nỗi niềm” không biết tỏ cùng ai. Những câu thơ thể hiện sự triết lý, chiêm nghiệm sâu sắc của tác giả: “Hoàng hôn nhuộm một đàn bà/ Tóc sương dầu dãi một tà áo nâu”.

Cũng có khi chỉ là cơn gió mùa cũng khiến chị rưng rưng nỗi niềm:

Bỗng dưng trời đổ gió mùa

Gió vừa gõ cửa, gió lùa sau vai Ngỡ lòng mình đã nguôi ngoai

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Ngỡ anh đi vắng hạn dài hơn thôi Ngỡ mưa rắc bụi trắng trời

Chứ không chán nhớ tơi bời vào tôi

Cái tôi trữ tình trong thơ Dư Thị Hoàn, Đoàn Thị Lam Luyến, hoàng Việt Hằng - 12

(Gió mùa)

Có lẽ sự ra đi của người chồng mà Hoàng Việt Hằng hết mực yêu thương đã lại cho tâm hồn chị những tổn thương quá lớn. Để rồi mỗi khi có cơn gió mùa

tràn về như là cái cớ để thổi bùng “nỗi nhớ” tưởng như đã chôn sâu trong lòng, cứ “ngỡ” mọi chuyện theo thời gian sẽ bị chôn vùi, lãng quên, vết thương nào cũng sẽ lành, nhưng đó chỉ là giải pháp tạm thời cho tâm hồn bởi mỗi khi “gió mùa” về thì bao nhiêu “nỗi nhớ” lại tràn về nhức nhối, khôn nguôi. Chỉ một cơn gió tràn về bất chợt cũng gợi lên cho Hoàng Việt Hằng biết bao nhiêu nỗi niềm tưởng chừng như bị lãng quên. Đồng cảm và chia sẻ với thiên nhiên sẽ giúp cho chị có thêm nghị lực để sống và viết.

Hay đơn giản chỉ vào “một chiều cuối đông”, “em” tựa vào cây cỏ để được thỏa sức thể hiện nỗi niềm chất chứa trong lòng:

Em tựa vào nỗi cỏ cây

Tựa vào sông núi mây bay lưng đèo Tựa vào biển sóng liu riu

Em nâng ly cạn chén chiều mùa đông

(Một chiều cuối đông)

Thật ra, tìm đến thiên nhiên để đồng cảm và chia sẻ chẳng phải là mới, các thi nhân Đông – Tây – kim – cổ muôn đời vẫn tìm về thiên nhiên mà gửi gắm tâm hồn mình, mà trú ngụ. Có hơi lạ ở chỗ lữ khách này là một người đàn bà – người đàn bà đã nhìn ra “Nụ cười nàng Bayon/ Đem theo bí ẩn giấu vào rêu phong” rồi trăn trở cùng “Một bầy sếu gọi nhau ở Phía Bắc” (Cánh cửa) khi leo Vạn Lý Trường Thành, nhớ về người đàn ông của mình, cảm thấy sự cô đơn được sẻ chia. Chị đi gặp núi non, sông biển, đếm cát, ngó trăng, tìm được sự bình yên cho chính mình, thấy ảnh mình trong đó. Đó là một cách đi, một cách sống, một cách ẩn dụ. Nhưng người ta thường nhỏ bé trước thiên nhiên, trước nỗi đau lớn của thế gian, dù ta có đau đớn đến đâu, yêu thương đến đâu. Con người trở về thiên nhiên như một phút lặng, phút hồi tưởng, phút lãng quên mọi ưu tư trong nhịp sống ồn ào, vội vã của dòng chảy cuộc đời, để hướng tới cái cao đẹp, cái thanh khiết, cái chất thơ của đời sống. Đây không phải là sự thoát ly, chạy trốn mà là sự trở về với những giá trị vĩnh cửu, thân quen của thiên nhiên. Hoàng Việt Hằng là một minh chứng tiêu biểu cho điều đó.

2.4. Tiểu kết

Ý thức được sự chuyển mình mạnh mẽ của nên văn học Việt Nam sau thời kỳ đổi mới, khi mà ý thức hệ cá nhân không phải chịu nhiều sự ràng buộc khắt khe của hoàn cảnh lịch sử cụ thể, và xu hướng chung của thời đại. Việc dám lên tiếng khẳng định cái tôi cá nhân dường như không còn xa lạ mà nó đã trở thành một xu hướng cho các tâm hồn nghệ sĩ thỏa sức bộc lộ và sáng tạo để tạo nên những dấu ấn riêng của chính mình. Dư Thị Hoàn, Đoàn Thị Lam Luyến, Hoàng Việt Hằng là những nhà thơ tiêu biểu trong việc thể hiện cái tôi cá thể trong thơ và tạo được những thành công không thể phủ nhận.

Dẫu vậy, ba tác giả là ba cá thể riêng biệt, tạo nên ba cá tính sáng tạo khác nhau. Dư Thị Hoàn suy tư, trầm mặc, đầy tính triết lý, chiêm cảm. Đoàn Thị Lam Luyến mạnh mẽ, quyết liệt, đầy khao khát, đam mê nhưng cũng đầy khờ dại, cả tin. Hoàng Việt Hằng ý nhị, sắc xảo, giản dị, mộc mạc và giàu lòng trắc ẩn. Làm nên những vệt riêng trong nền văn học thi ca muôn màu sắc.

CHƯƠNG 3: CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ DƯ THỊ HOÀN, ĐOÀN THỊ LAM LUYẾN, HOÀNG VIỆT HẰNG NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT‌‌

Cái tôi trữ tình được quy định trong ngôn ngữ, kiểu tư duy và cách diễn đạt. Vậy nên, để kiếm tìm và bắt được hình dong của nó, chúng ta không có sự lựa chọn nào khác hơn là đến gõ cửa địa hạt của những phương thức trữ tình, điển hình là giọng điệu, thể thơ và ngôn ngữ.

3.1. Thể thơ

3.1.1. Thể thơ tự do

Thơ tự do là loại thơ không có quy định bắt buộc về số câu, số chữ trong câu, về vần, bằng trắc và nhịp điệu. Tất cả các yếu tố hình thức này đều có thể thay đổi tùy thuộc vào cảm xúc. Theo Từ điển thuật ngữ văn học thơ tự do là “hình thức cơ bản của thơ, phân biệt với thơ cách luật ở chỗ không bị ràng buộc vào các quy tắc nhất định về số câu, số chữ, niêm đối… Nhưng thơ tự do lại khác thơ văn xuôi ở chỗ văn bản có phần dài dòng nhưng không có thể thức nhất định. Nó có thể là hợp thể, phối xen các đoạn thơ làm theo các thể thơ khác nhau, hoặc hoàn toàn tự do”[24,tr.318]. Thơ tự do xuất hiện từ nhu cầu đòi hỏi thơ đi sát cuộc đời hơn, phản ánh được những khía cạnh mới của cuộc sống đa dạng, thể hiện cách nhìn nghệ thuật mới của nhà thơ.

Sau 1975, ít người làm thơ thuần khiết theo một thể loại nào mà phần lớn đều có xu hướng làm thơ tự do. Chúng ta thấy, các thể thơ truyền thống đã giảm dần tần số xuất hiện và thơ tự do trở nên chiếm ưu thế. Có thể nói, đến nay thơ tự do đã có một vị trí quan trọng, là một thể thơ quen thuộc và gần gũi với mọi người. Đã có rất nhiều nhà thơ thành công ở thể loại này như Dư Thị Hoàn, Đoàn Thị Lam Luyến, Lâm Thị Mỹ Dạ, Hoàng Việt Hằng, Lê Thị Mây…là “những người đã từng đi qua tháng năm” đến với thơ tự do và nói về tình yêu bằng những nỗi đau mất mát, những tổn thương hay những phút giây chạnh lòng… Họ buồn và vui ở nhiều cung bậc khác nhau, có êm ái, có thơ mộng… nhưng nhiều hơn hết là những éo le,

nghịch lý cùng những đam mê cuồng nhiệt. Thơ họ không ồn ào, sáng chói mà bình dị, thâm trầm. Những vần thơ như bật lên từ chính trong cuộc sống.

Dư Thị Hoàn viết về tình yêu với vẻ đẹp nồng nàn của người con gái đang yêu với sức sống tràn trề mê đắm như muốn lẫn hòa vào thiên nhiên bằng sức sống thiên nhiên: “Đêm mười sáu/ Gối lên vệ cỏ/ Em nằm/ Đợi trăng/ Trăng muộn/ Dạt dào/ Em vô tình/ Để lọt vào cổ áo/ Ngờ đâu/ Chị Hằng núp ở trên cao (Tự tình). Bài thơ này dồn dập những câu ngắn, đó là cảm xúc bồn chồn, hồi hộp của cô gái chờ đón vẻ đẹp tròn đầy, trinh nguyên của một đêm trăng viên mãn. Tiếng thơ như tiếng lòng cô gái thổn thức, trái tim đập rộn ràng của nỗi lòng khao khát được tận hưởng cái đẹp. Thơ tự do ra đời như một tất yếu hiển nhiên bởi cuộc sống hiện đại và yêu cầu, thị hiếu của người tiếp nhận.

Thống kê và khảo sát số lượng thơ tự do trong hai tập thơ Lối nhỏ Du nữ ngâm, chúng tôi nhận thấy Dư Thị Hoàn sáng tác gần như hoàn toàn bằng thể thơ tự do. Phần lớn là thơ ngắn, bài thơ ngắn, câu thơ cũng ngắn nên trong một bài thơ chị thường kết hợp các dòng thơ ngắn với nhau. Số chữ trong một dòng thơ dao động từ 1 đến 10 âm tiết. Thơ tự do của Dư Thị Hoàn so với thơ mới phong phú và rộng rãi hơn với hình thức, cách sử dụng táo bạo, nhiều hình ảnh và tiết tấu mới lạ. Thơ chị ít bị ràng buộc về mặt vần điệu, sự hạn định của câu, số chữ của câu, để phục vụ đắc lực cho cảm xúc biểu hiện. Đặc biệt, thơ tự do của Dư Thị Hoàn có khuynh hướng tìm tới địa hạt của thơ không vần. Thơ không vần là nét tiêu biểu trong thơ Dư Thị Hoàn. Ngay từ sáng tác đầu tay, như là thử nghiệm, thơ tự do của Dư Thị Hoàn phóng khoáng tự nhiên, tôn trọng cảm xúc của tâm hồn. Thơ giàu hình ảnh, giàu chất triết lý từ bên trong câu thơ. Câu thơ là những cảm xúc thiết tha được tuôn chảy tự nhiên không gò ép, gượng gạo. Dư Thị Hoàn đan xen nhiều thể thơ lại với nhau. Sự hợp thể trong thơ Dư Thị Hoàn có khi lại diễn ra ở một thể thơ cụ thể: nền thơ 5 chữ (Một giọt nước mắt), nền thơ 2 chữ và 3 chữ (Trước bức chân dung), 5 chữ và 7 chữ (Lối nhỏ). Khổ thơ thì có lúc tạo nên bởi hai câu (Thôn quả phụ); ba câu, bốn câu (Đêm tân hôn, Tặng người đàn bà ngồi đan, Anh đấy ư?...); có đoạn kéo dài lên đến mười câu (Bức thư người hoa). Và lối ngắt nhịp trong câu mới lạ.

Hình thức nhả chữ cũng xuất hiện nhiều trong thơ tự do của Dư Thị Hoàn để diễn tả cảm xúc thiết tha, sâu lắng trong tâm hồn nhà thơ.

Ta nhận ra con

bởi vòng hào quang

ai oán một đêm với cõi động mùa

sao rụng

rơi trăng

(Nghiệp chướng thi ca)

Đặc biệt trong thơ Dư Thị Hoàn có những bài thơ được xây dựng trên sự lắp ghép các đoạn hội thoại với nhau. Đây là hình thức sử dụng khá phổ biến trong thơ tự do từ 1986 đến nay, đó là hệ quả của sự dung hợp chất tự sự trong thơ. Nó tạo nên một không khí giao tiếp gần gũi, từ đó giúp tác giả đưa ra những triết lý về nhân sinh, thế sự. Đối thoại đã đem đến cho thơ tự do một hình thức mới lạ.Tiêu biểu cho hình thức này là những bài thơ: Thôn quả phụ, Đi lễ chùa

- Cho anh tiễn em tới gốc cây đa

- Thôi xin cảm ơn

- Cho anh tiễn em qua chân cầu gỗ

- Thôi. Em cám ơn lần nữa

(Thôn quả phụ)

Đoàn Thị Lam Luyến là nhà thơ trưởng thành trong giai đoạn sau đổi mới, bởi vậy mà chị luôn chọn cho mình thể thơ tự do để thể hiện ý tưởng sáng tạo – đó như là một sở trường của nhà thơ. Thông qua khảo sát ba tập thơ tiểu biểu: Lỡ một thì con gái, Chồng chị chồng em, Dại yêu…của Đoàn Thị Lam Luyến chúng tôi nhận thấy tần suất sử dụng thể thơ tự do trong thơ chị cũng khá dày đặc, và phong phú. Hầu hết chị chú trọng sử dụng cả hai hình thức của thơ tự do đó là: loại thơ tự do không giới hạn về số câu, số chữ; và loại thơ tự do giới hạn về số chữ, số câu.

Đối với loại thơ tự do không giới hạn về số chữ, số câu: Hầu hết những bài viết theo thể thơ này rất linh hoạt, phóng khoáng, dài ngắn bất ngờ, kết hợp khá

nhịp nhàng và có thể kết hợp những cung bậc tình cảm đến mức tối đa những cảm xúc trong tâm hồn. Thơ tự do về mặt câu chữ giúp cho Lam Luyến thể hiện chân thật, tinh tế nỗi buồn, nỗi cô đơn, sự ngóng trông, chờ đợi, nỗi nhớ nhung triền miên tháng ngày. Những câu thơ dài liên tiếp thường thể hiện sự dữ dội, ngây ngất trong hạnh phúc hoặc là tột cùng của đau khổ chán nản. Cũng có khi là để thể hiện những khát vọng bình dị mà ý nghĩa, đó là nhu cầu của một người đang yêu:

Giá được một chén say, mà ngủ suốt triệu năm

Khi tỉnh dậy, anh đã chia tay với người con gái ấy?

(Huyền thoại)

Cũng có khi là nỗi cô đơn, xót xa, cay đắng của người đàn bà bị lừa tình. Đôi lúc còn bắt gặp sự chống cự quyết liệt trong cuộc chiến tranh tình ái để dành lấy tình yêu, hạnh phúc và cả sự đam mê.

Em đã đoạt anh từ tay người đàn bà kia

Như người đàn bà kia đoạt anh từ tay người đàn bà khác

(Chiến tranh)

Những câu thơ ngắn hơn có cách ngắt nhịp chậm rãi thì lại thể hiện những bước đi chậm chạp của thời gian, của khoảnh khắc tình yêu đáng nhớ.

Đối với thể loại thơ tự do giới hạn về số chữ, số câu: Hầu hết các sáng tác của Lam Luyến viết theo thể loại này, nó tạo sự mượt mà trong cảm xúc của chị.Tất cả như dệt nên bởi sự êm ái, du dương, gần gũi đến thân quen. Chị bộc lộ trên những dòng thơ 4 chữ, 5 chữ, 6 chữ, 7 chữ, 8 chữ tất cả những da diết, những sâu lắng, những khổ đau, cô đơn.

Lam Luyến viết theo thể thơ 4 chữ không nhiều lắm chủ yếu là các bài thơ dành cho thiếu nhi, câu thơ ngắn gọn dễ nhớ, dễ thuộc, và dùng tư duy của trẻ con để nhìn nhận nên dễ đi vào tâm thức những đứa trẻ. Đó là hình ảnh người mẹ thân thương chăm lo cho con từng khoảnh khắc trong cuộc đời, là bầu trời em yêu, là sao trên trời còn đang ngủ (“Sao còn đang ngủ/ Đêm đã sang ngày” – Sao còn đang ngủ); là nắng, là mưa (“Mưa ở ngoài đồng/ Trưa hè nắng cháy” – Trưa nắng); là con gà con vịt thích họp mỗi buổi sáng ra (Vịt gà thích họp); là con bò ngờ nghệch đến chữ o cũng đọc sai (Đuôi thì ngoáy tít/ Thành ra chữ O/ Miệng lại đọc chệch/ Ò

ò ò ò!)….Đó giống như là những lời giải đáp cho những thắc mắc thơ ngây của trẻ nhỏ. Bởi vậy mà những hình ảnh trong thơ rất gần gũi và thân thiết. Sau này trong một số bài thơ ở tập Dại yêu thơ 4 chữ của Lam Luyến lại chất chứa những nỗi niềm riêng khác, mang đậm tính triết lý nhưng vẫn dễ đi vào lòng người (“Tình ta có thật/Hay là hư không/ Anh ơi có biết/ Em đang mủi lòng…” - Tình ta có thật).

Bên cạnh đó thể thơ 6 chữ cũng được Lam Luyến sử dụng tạo nên những cung bậc cảm xúc khác nhau của tình yêu. Đó có thể là một Thiên tình cuối với những khao khát hạnh phúc mộc mạc với một đám cưới không cầu kỳ, với những đứa con chung và con riêng hòa hợp với sinh hoạt bình thường, với những lo toan vụn vặt của cuộc sống… nhưng trên hết đó là “Anh ơi bởi thiên tình cuối/ Cho mình biết cách thương nhau” (Thiên tình cuối). Có khi nhận ra thân phận mình “phận bé” đầy tủi hờn “Lúc ấm chẳng thà được ấm/ Khi êm chẳng thà được êm/ Cái ngọt hòa trong cái đắng/ Nỗi nhớ lẫn vào niềm quên/ Ai cho rạch ròi phận bé…” (Phận bé). Cũng có khi rơi vào tột cùng đau khổ, và tuyệt vọng mà chị muốn mình thoát khỏi “cái xác” để bớt khổ đau “Tôi muốn giã từ cái xác/ Đề hồn đừng lẵng nhẵng theo” (Tôi muốn giã từ cái xác). Bởi trót mang cái phận đa đoan, “giời đầy” mà hẳn những vết thương do chiến tranh tình ái gây ra không thể lành lặn dù thời gian có hàn gắn thành sẹo nhưng nỗi đau thì còn đến muôn đời “Còn đây vết thương rỉ máu/ Lành da, sẹo vẫn muôn đời” (Vết thương). Thế nhưng cũng có khi chị lại tỏ ra mạnh mẽ, quyết đoán và có một thái độ đầy thách thức với số phận, với cuộc đời để bảo vệ cho cái sự khờ dại của chính mình. “Em phải vu oan Thị Kính/ Em cứ lẳng lơ Thị Mầu” (Hát theo Thị Mầu). Đó mới là cá tính của thơ Đoàn Thị Lam Luyến .

Dù viết theo thể thơ nào, Lam Luyến đã khắc họa nên chân dung của chính mình: một người đàn bà đa đoan, sắc sảo và đáo để nhưng lại đầy đa cảm, yếu đuối và dễ thương tổn…

Cũng như người, thơ Hoàng Việt Hằng ít khi vui, luôn mang sự cô đơn quạnh quẽ lạnh vắng của người quen sống một mình, và bao nhiêu chuyến đi xa, lang thang khắp các vùng miền đất nước, cũng lại một mình. Chính vì thế lời thơ của Hoàng Việt Hằng đơn giản, thủ thỉ như lời giãy bày, tâm sự theo những mạch nguồn cảm xúc, những nơi chị đã đi qua. Chính vì thế thể thơ tự do không giới hạn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/02/2023