nghề, các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học, các đối tượng văn hóa – thể thao, sự kiện và các TNDL nhân văn khác.
Như vậy, TNDL nhân văn là nhóm TNDL có nguồn gốc nhân tạo, là toàn bộ những sản phẩm có giá trị về vật chất cũng như tinh thần do con người sáng tạo ra. Vì vậy, TNDL nhân văn cũng được coi như tài nguyên văn hóa. Tuy nhiên, không phải sản phẩm văn hóa nào cũng đều là TNDL nhân văn. Những sản phẩm văn hóa có giá trị phục vụ du lịch mới được coi là TNDL nhân văn.
1.2.3. Đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên du lịch vùng lãnh thổ
Đánh giá ĐKTN là sự ước lượng vai trò hay giá trị của các thành phần tự nhiên, hoặc đánh giá xác định mức độ thuận lợi của môi trường tự nhiên đối với một yêu cầu KT – XH nhất định (ở đây là đánh giá cho mục đích phát triển du lịch).
Đánh giá TNDL được hiểu là việc xác định số lượng, chất lượng, giá trị, khả năng sử dụng và mức độ ảnh hưởng của chúng đến phát triển du lịch cũng như mức độ ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến các dạng tài nguyên. Việc khai thác, sử dụng tài nguyên cần phải có sự kết hợp nhiều loại tài nguyên của lãnh thổ để đạt hiệu quả tốt nhất chứ không đơn thuần là chỉ khai thác từng loại tài nguyên riêng biệt.
Từ kết quả đánh giá ĐKTN, TNDL ta có thể xác định được: 1) hướng phát triển các loại hình du lịch phù hợp; 2) mức độ huy động tối đa tài nguyên của lãnh thổ cho mục đích du lịch; 3) hướng phát triển du lịch bền vững của lãnh thổ.
1.2.4. Phát triển du lịch bền vững
1.2.4.1. Khái niệm chung về phát triển bền vững
Khái niệm bền vững được hiểu là tỷ lệ sử dụng một tài nguyên không vượt quá tỷ lệ bổ sung tài nguyên đó. Sử dụng bền vững tồn tại khi nhu cầu về
một tài nguyên thấp hơn cung cấp mới hay sự phân phối và tiêu dùng một tài nguyên được giữ ở mức thấp hơn sản lượng bền vững tối đa.
Lý thuyết về phát triển bền vững xuất hiện khoảng giữa những năm 80 và chính thức được đưa ra tại Hội nghị của Ủy ban thế giới về Phát triển và Môi trường (WCED) nổi tiếng với tên gọi Ủy ban Brundtlant, năm 1987. Trong định nghĩa Brundtlant thì “Phát triển bền vững được hiểu là hoạt động phát triển kinh tế nh m đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu của các thế hệ mai sau” [50]. Tuy nhiên nội dung chủ yếu đề cập đến trong định nghĩa này xoay quanh vấn đề về phát triển kinh tế.
Một định nghĩa khác về phát triển bền vững được các nhà khoa học trên thế giới đề cập đến một cách tổng quát hơn: “Phát triển bền vững là các hoạt động phát triển của con người nh m phát triển và duy trì trách nhiệm của cộng đồng đối với lịch sử hình thành và hoàn thiện các sự sống trên trái đất” [50].
Theo quan điểm của Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) đưa ra năm 1980, “Phát triển bền vững phải cân nhắc đến hiện trạng khai thác các nguồn tài nguyên tái tạo và không tái tạo, đến các điều kiện thuận lợi cũng như khó khăn trong việc tổ chức các kế hoạch hành động ngắn hạn và dài hạn đan xen nhau”. Điều này khẳng định rằng mục tiêu phát triển KT - XH của hầu hết các nước trên thế giới phải được xác định trong mối quan hệ bền vững.
Tại hội nghị về Môi trường toàn cầu RIO – 92 và RIO – 92 + 5, quan niệm về phát triển bền vững được các nhà khoa học bổ sung, theo đó “Phát triển bền vững được hình thành trong sự hòa nhập, xen cài và thỏa hiệp của 3 hệ thống tương tác là hệ tự nhiên, hệ kinh tế và hệ văn hóa - xã hội”. (Hình 1.2).
Hệ xã hội
Hệ kinh tế
Hệ tự nhiên
Phát triển bền vững
Hình 1.2. Quan niệm về phát triển bền vững
Gần đây quan niệm về phát triển bền vững đã được mở rộng hơn để phù hợp với thực tiễn. Theo đó Phát triển bền vững = Con người ở điều kiện tốt + Hệ sinh thái ở điều kiện tốt. Ở đây muốn nhấn mạnh đến mối quan hệ mật thiết giữa con người với hệ sinh thái, con người nằm trong hệ sinh thái và hai đối tượng này hoàn toàn phụ thuộc, tác động, chi phối lẫn nhau.
1.2.4.2. Khái niệm về du lịch bền vững và phát triển du lịch bền vững
Khái niệm về phát triển du lịch bền vững không tách rời khái niệm về phát triển bền vững. Ngay từ những năm 1980, khi các vấn đề về phát triển bền vững bắt đầu được đề cập, tiến hành nghiên cứu thì đã có nhiều nghiên cứu khoa học được thực hiện nhằm đưa ra các khía cạnh ảnh hưởng của du lịch có liên quan đến phát triển bền vững. Nhiệm vụ trọng tâm của những nghiên cứu này nhằm để giải thích cho sự cần thiết phải đảm bảo tính toàn vẹn của môi trường sinh thái, các giá trị văn hóa trong khi tiến hành các hoạt động khai thác tài nguyên phục vụ phát triển du lịch, góp phần tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững.
Theo định nghĩa của Tổ chức Du lịch Thế giới đưa ra tại Hội nghị về Môi trường và Phát triển của Liên hợp quốc tại Rio de Janeiro năm 1992 thì
“Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt động du lịch trong tương lai. Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thỏa mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ của con người trong khi đó vẫn duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa, đa dạng sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống của con người”.
Du lịch bền vững ở Việt Nam là một khái niệm còn mới. Tuy nhiên, nhận thức về một phương thức phát triển du lịch có trách nhiệm với môi trường, có tác dụng giáo dục, nâng cao hiểu biết cho cộng đồng đã bước đầu hình thành thể hiện bằng việc một số loại hình du lịch thân thiện với môi trường đã xuất hiện ở Việt Nam với tên gọi là DLST, du lịch tự nhiên… Tuy nhiên DLST chỉ là một hướng phát triển của du lịch bền vững nói chung. Việc tập trung nghiên cứu DLST và các quy luật phát triển của nó không thể đề cập hết được các quy luật phát triển chung của du lịch bền vững.
Mặc dù còn những quan niệm chưa thật thống nhất về khái niệm “Phát triển du lịch bền vững” , tuy nhiên cho đến nay đa số ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch và các lĩnh vực có liên quan khác ở Việt Nam đều cho rằng: “Phát triển du lịch bền vững là hoạt động khai thác có quản lý các giá trị tự nhiên và nhân văn nh m thỏa mãn các nhu cầu đa dạng của khách du lịch, có quan tâm đến các lợi ích kinh tế dài hạn trong khi vẫn đảm bảo sự đóng góp cho bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên, duy trì được sự toàn v n về văn hóa để phát triển hoạt động du lịch trong tương lai; cho công tác bảo vệ môi trường và góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương” [ 50].
Như vậy có thể coi “Phát triển du lịch bền vững” là một nhánh của “Phát triển bền vững” đã được Hội nghị của Ủy ban Thế giới về Phát triển và Môi trường (hay Ủy ban Brundtlant) xác định năm 1987. Hoạt động phát triển du lịch bền vững là hoạt động phát triển ở một khu vực cụ thể sao cho nội dung, hình thức và quy mô là thích hợp và bền vững theo thời gian, không làm suy thoái môi trường, làm ảnh hưởng đến khả năng hỗ trợ các hoạt động phát triển khác. Ngược lại tính bền vững của hoạt động phát triển du lịch được xây dựng trên nền tảng sự thành công trong phát triển của các ngành khác, sự phát triển bền vững chung của khu vực.
Có thể thấy rằng nói đến du lịch bền vững là nói đến các yếu tố tạo điều kiện cho nó phát triển bền vững, các yếu tố đó bao gồm:
- Về môi trường: Các ĐKTN, tiềm năng TNTN. Các điều kiện này càng tốt thì du lịch càng có điều kiện phát triển tốt.
- Các yếu tố kinh tế: hạ tầng, thu nhập… càng tốt thì du lịch cũng sẽ phát triển tốt.
- Các yếu tố xã hội: Trình độ dân trí cao sẽ đảm bảo yếu tố an ninh, an toàn cho hoạt động du lịch.
Nhưng trong quá trình phát triển, bản thân du lịch sẽ tác động đến cả tự nhiên, kinh tế và xã hội:
- Tự nhiên: Nếu phát triển tự phát, không kiểm soát thì sẽ tác động mạnh đến ĐKTN, môi trường làm cho chúng bị suy thoái, không bền vững.
- Kinh tế: Nếu phát triển chỉ quan tâm đến số lượng, không quan tâm đến chất lượng, khả năng có thể đáp ứng được thì tự bản thân du lịch sẽ bị phá sản.
- Xã hội: Du lịch phát triển không quan tâm đến vấn đề xã hội có thể sẽ dẫn tới tăng cường các tệ nạn: mại dâm, cờ bạc… tạo ra môi trường xã hội xấu cho du lịch.
Vì vậy, theo quan điểm về phát triển bền vững, hoạt động du lịch có tính bền vững sẽ được phát triển sao cho các bản chất, quy mô và phương thức phù hợp và bền vững theo thời gian, phù hợp với khả năng chịu tải của môi trường, có hỗ trợ cho bảo tồn các giá trị tự nhiên và văn hóa, cho cuộc sống của cộng đồng. Như vậy phát triển du lịch bền vững cần chú trọng giải quyết một số vấn đề sau:
+ Góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng địa phương, nơi diễn ra các hoạt động du lịch.
+ Đưa lại cho du khách những chuyến du lịch có chất lượng, có trách nhiệm và an toàn.
+ Đảm bảo duy trì chất lượng của môi trường (môi trường tự nhiên và môi trường nhân văn) vì lợi ích không chỉ của cộng đồng địa phương mà cả du khách.
Bên cạnh đó, việc phát triển du lịch bền vững còn tập trung vào các khía cạnh khác của cuộc sống, bao gồm:
+ Khuyến khích sự tăng cường hiểu biết của các thành viên trong xã hội về các tác động từ hoạt động du lịch tới môi trường và tập quán sinh sống của cộng đồng.
+ Bảo đảm phân phối công bằng các lợi ích có được từ hoạt động phát triển du lịch.
+ Đảm bảo quyền quyết định của mọi thành phần trong xã hội đối với các nguồn lực mà du lịch và các ngành kinh tế khác cùng sử dụng trong quá trình phát triển.
+ Xây dựng các quy hoạch phát triển du lịch nhằm đảm bảo việc phát triển các hoạt động du lịch phù hợp với khả năng chịu đựng của các hệ sinh thái tự nhiên.
+ Phản ánh tầm quan trọng của các nguồn lực tự nhiên và văn hóa đối với sự phát triển KT - XH.
+ Thẩm định và quản lý các tác động của du lịch, phát triển các phương pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên và văn hóa xã hội.
Quá trình phát triển du lịch đảm bảo giải quyết các vấn đề nêu trên của cuộc sống sẽ được đánh giá là bền vững. Tuy nhiên sự phát triển đó chỉ mang tính tương đối bởi trong một xã hội “động” tức một xã hội luôn có sự thay đổi và phát triển thì sự bền vững của yếu tố này có thể sẽ là nguyên nhân ảnh hưởng đến sự bền vững của những yếu tố khác. Không một xã hội nào, một nền kinh tế nào có thể đạt được sự bền vững tuyệt đối. Mọi hoạt động, mọi biện pháp của con người chỉ nhằm đạt mục đích đảm bảo khả năng khai thác lâu, bền các nguồn tài nguyên trên Trái đất.
1.2.5. Hệ thống các quan điểm nghiên cứu
1.2.5.1. Quan điểm tổng hợp
Quan điểm tổng hợp coi môi trường tự nhiên không phải là một tập hợp ngẫu nhiên của các vật thể và hiện tượng tự nhiên mà là một tổ hợp có tổ chức của chúng. Sự tác động của con người vào một hợp phần hay bộ phận tự nhiên nào đó có thể gây ra những biến đổi lớn trong hoạt động của cả tổng thể. Đồng thời do tính chất mở của các hệ địa lý và tính liên tục của tự nhiên mà những tác động có thể được truyền theo những kênh khác nhau và hiệu quả của chúng không chỉ giới hạn trong phạm vi mà hoạt động đó xảy ra. Tuy nhiên quan điểm này không yêu cầu nhất thiết phải nghiên cứu tất cả các thành phần mà có thể lựa chọn một số đại diện có vai trò chủ đạo, đó là những nhân tố có tính chất quyết định đến các thuộc tính cơ bản nhất của tổng thể.
Quan điểm này được vận dụng vào đề tài thông qua việc phân tích, đánh giá các giá trị tự nhiên cho phát triển du lịch của lãnh thổ TN – TQ – BK trong mối quan hệ tổng hợp của các yếu tố, và được thể hiện qua sơ đồ hình 1.3.
Đặc điểm của các điều kiện kinh tế - xã hội | |||
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá các điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch lãnh thổ Thái Nguyên - Tuyên Quang - Bắc Kạn trên quan điểm phát triển bền vững - 2
- Các Nghiên Cứu Đánh Giá Tổng Hợp Cho Phát Triển Du Lịch
- Sản Phẩm Du Lịch, Loại Hình Du Lịch
- Nguyên Tắc Và Phương Pháp Đánh Giá Điều Kiện Tự Nhiên, Tài Nguyên Thiên Nhiên Cho Phát Triển Du Lịch
- Phương Pháp Đánh Giá Tổng Hợp Điều Kiện Tự Nhiên, Tài Nguyên Du Lịch
- Nhiệt Độ Trung Bình Tháng Và Năm Các Trạm Lãnh Thổ T N – Tq – Bk(0 C)
Xem toàn bộ 166 trang tài liệu này.
Đánh giá tổng hợp trên quan điểm bền vững: xác định mức độ thuận lợi của các điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch cho phát triển các loại hình du lịch
Đề xuất các ý kiến khai thác tổng hợp tự nhiên cho phát triển du lịch trên quan điểm bền vững
Hình 1.3. Sơ đồ đánh giá ĐKTN – TNDL theo quan điểm tổng hợp
1.2.5.2. Quan điểm hệ thống
Quan điểm hệ thống chỉ đạo phương pháp nghiên cứu các hệ địa - sinh thái là phương pháp tiếp cận hệ thống. Lãnh thổ nghiên cứu là một hệ thống không gian với cấu trúc đứng và cấu trúc ngang đặc trưng của nó, đồng thời là một hệ thống hở, các mối quan hệ bên trong hệ thống và với bên ngoài đều phức tạp, khó kiểm soát.
Vận dụng quan điểm hệ thống trong luận án, lãnh thổ TN – TQ – BK được nghiên cứu như là một hệ thống tổng hợp các yếu tố tự nhiên - kinh tế - xã hội, gồm 3 hệ thống phụ là hệ thống môi trường tự nhiên, hệ thống dân cư - xã hội và tài nguyên thiên nhiên. Các bộ phận của hệ thống đó có quan hệ (Hình 1.4).