ẨN DỤ TU TỪ TRONG THƠ TỐ HỮU - 5


phát từ nét tương đồng giữa hình thức của sự vật, hiện tượng và con người để biểu thị hình thức con người. Ẩn dụ hình thức xuất hiện không nhiều trong các tập thơ của Tố Hữu. Chỉ có 30 lần được nhà thơ sử dụng nhưng nó đã đem lại cho thơ của ông sự độc đáo, bất ngờ và có giá trị tạo hình cao. Có thể phân tích một số hình ảnh tiêu biểu của phương thức tu từ này:

Ta lại dấn chân vào trận mới

Mạch suối trẻ trong dòng người vô địch

(Vui bất tuyệt)

Sóng người dâng ngập lối, biểu tình

(Theo chân Bác) Ôi Việt Nam! Từ trong biển máu

Người vươn lên, như một thiên thần

(Việt Nam máu và hoa)

Sóng người, mạch suối trẻ biển máu là những ẩn dụ hình thức được xây dựng trên liên tưởng với sóng nước, mạch suối và biển cả. Tất cả nhằm thể hiện sức mạnh vũ bão (xô tới, ào lên) của chiến tranh nhân dân. Những con sóng gối nhau tràn bờ vô hạn vô hồi. Cứ hết đợt sóng này lại tiếp đợt khác ào lên mạnh mẽ. Sóng người dâng lên ngập lối, nghẽn đường trong những cuộc biểu tình được tác giả hình dung như sóng biển vậy. Mạch nguồn trẻ trung, dồi dào và vô tận tạo nên dòng chảy của sông suối như đang chảy trong dòng người mang sức mạnh vô địch. Sức mạnh của ngôn từ đã giúp Tố Hữu nói được một cách hình ảnh và giầu sức gợi về chiến tranh nhân dân. Cùng với sóng người, mạch suối trẻ, tác giả lại viết biển máu khi nói về hiện thực khốc liệt của chiến tranh. Bao nhiêu máu đã đổ trên khắp nẻo đường chiến tranh. Từ vài ba vết máu loang chiều mùa đông trong thơ Hoàng Cầm đến những cánh đồng quê chảy máu trong thơ Nguyễn Đình Thi…đã nhập hòa trong tiếng thơ Tố Hữu để tạo nên biển máu đau thương. Từ trong máu lửa ấy,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.


Việt Nam đã vươn lên trong tư thế của vẻ đẹp kỳ vĩ. Sức mạnh của biển cả nhân dân được tạo nên từ trăm sông, ngàn suối. Sự hi sinh của chú bé liên lạc là một trong những thiên anh hùng ca như thế:

ẨN DỤ TU TỪ TRONG THƠ TỐ HỮU - 5

Bỗng lòe chớp đỏ Thôi rồi, Lượm ơi! Chú đồng chí nhỏ Một dòng máu tươi!

(Lượm)

Hình ảnh dòng máu tươi trong câu thơ cuối là cách nói ẩn ngầm chỉ sự hi sinh anh dũng của chú bé Lượm. Dòng máu ấy là biểu hiện ngời sáng của lòng yêu nước thương nòi, là đỉnh cao của sự dâng hiến cho quê hương. Đó cũng là cội nguồn của sức mạnh giúp nhân dân ta chiến đấu và chiến thắng:

Trường Sơn mây núi lô nhô Quân đi sóng lượn nhấp nhô, bụi hồng

(Nước non ngàn dặm)

Những đoàn quân ra trận hiện lên tuyệt đẹp trong hình ảnh ẩn dụ quân đi sóng lượn. Liên tưởng tương đồng đưa người đọc trở về với mây núi Trường Sơn. Hình dung đoàn quân chuyển động như những đợt sóng uốn lượn hết lớp này đến lớp khác, trải dài vô tận. Sức mạnh của chiến tranh nhân dân được khẳng định qua hình tượng thơ này.

Ngọn lửa sống không bao giờ tắt

(Trưa tháng tư, Sài Gòn)

Sức mạnh chiến đấu không phải là những tiếng trống, giọng kèn cổ động mà là hơi thở nóng truyền vào máu vào tim. Hình ảnh ngọn lửa sống là một biểu tượng đẹp của người cách mạng. Sức sống mãnh liệt của dân tộc được nhà thơ liên tưởng tới ngọn lửa thiêng liêng, cháy sáng, tỏa nóng ấm và


trường tồn vĩnh hằng. Ngọn lửa sống không chỉ gợi liên tưởng về việc "đốt lửa" mà còn có ý nghĩa nhắc nhở "giữ lửa" và "truyền lửa" trong cuộc sống. Đó là nhiệt huyết, là tình yêu cháy bỏng, là khao khát dâng hiến tột cùng của mỗi người cho đất nước, quê hương. Tố Hữu đã truyền ngọn lửa sống ấy đến muôn triệu tâm hồn. Có phải "ngọn lửa sống" ấy cứ cháy sáng mãi cùng dòng máu hồng tươi:

Dòng máu hồng tươi mãi nghĩa nhân

(Ta vẫn là xuân)

Dòng máu hông tươi, dòng máu thơm là những cách nói đẹp chỉ vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách của người Việt Nam. Nó có sự kế thừa trong mạch nguồn truyền thống của cha anh. Dòng máu ấy cứ hồng tươi mãi bởi nó được kết tinh, chắt lọc và chưng cất từ lòng nhân nghĩa tự ngàn đời. Có thể nói, những ẩn dụ trên đều nằm trong trường liên tưởng về mạch nguồn, dòng chảy, sóng nước và biển cả…Ngoài ra, Tố Hữu còn mượn sức nóng và sự tỏa chiếu của ngọn lửa để khẳng định ngọn lửa sống trong mỗi người và trong hồn dân tộc. Vì thế, thơ ông đã khơi gợi ngọn lửa thiêng có sẵn trong mỗi con người để nó luôn cháy sáng và tỏa rạng. Phải có được niềm tin ấy, Tố Hữu mới có được cái nhìn và cách nói đầy bản lĩnh như thế:

Triều đang lên, nước đang chuyển dòng đời

(Cảm nghĩ đầu xuân 2002)

Nói về hiện thực cuộc sống đầy biến động, Tố Hữu mượn hình ảnh dòng đời trong sự thay chuyển của nó. Một cách nói tế nhị nhờ ẩn dụ hình thức chuyển dòng đời. Ông truyền cách nhìn và cách đánh giá hiện thực đến với muôn người trong những thời điểm vô cùng nhạy cảm trong thời đại và chính bản thân nhà thơ. Tố Hữu từng suy ngẫm, trăn trở và nói lên những điều gan ruột trong thơ. Nói sao cho thấu lẽ đời, nói sao để mọi người cùng hiểu, nói để cùng chia sẻ, cùng thắp lửa trong đời. Những nỗi niềm ấy, ông phải nhờ đến cách nói kín đáo, ý nhị của ẩn dụ tu từ.


* Ẩn dụ đặc điểm, tính chất

Ẩn dụ đặc điểm, tính chất được hình thành trên cơ sở mối quan hệ tương đồng về đặc điểm, tính chất giữa các đối tượng. Loại ẩn dụ này xuất hiện nhiều nhất trong thơ Tố Hữu với 215 lần. Ẩn dụ đặc điểm, tính chất xuất hiện nhiều nhất trong tập Từ ấy - Gió lộng Ra trận. Mở đầu bài thơ Từ ấy, Tố Hữu đã viết:

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lí chói qua tim

(Từ ấy)

Hình ảnh ẩn dụ nắng hạ, mặt trời chân lí chói qua tim khẳng định lý tưởng cách mạng như một nguồn sáng mới làm bừng sáng tâm hồn nhà thơ. Hơn thế, nguồn sáng ấy còn là mặt trời, và là mặt trời khác thường, "mặt trời chân lí"

- một sự liên kết sáng tạo giữa hình ảnh và ngữ nghĩa: nếu mặt trời của đời thường tỏa ánh sáng, hơi ấm và sức sống thì Đảng cũng là nguồn sáng kì diệu tỏa ra những tư tưởng đúng đắn, hợp lẽ phải, báo hiệu những điều tốt lành cho cuộc sống. Đó là trạng thái bừng sáng, bừng thức, bừng ngộ của tâm hồn. Ánh sáng rực rỡ, có sức xuyên thấu và thiêu đốt mạnh mẽ của lý tưởng cách mạng được liên tưởng với nắng hạ rực rỡ, chói chang. Liên tưởng tương đồng ở trên đã khẳng định sự bừng sáng từ bên trong, bừng sáng về trí tuệ, lý tưởng, làm cho thi sĩ sáng mắt, sáng lòng. Có phải, ánh nắng mặt trời chói chang rực rỡ ấy sẽ theo sát người chiến sĩ - thi sĩ trên mọi nẻo đường cách mạng ? Phải có trong lòng thứ ánh sáng kì diệu ấy, Tố Hữu mới có được niềm tin trong bất kì hoàn cảnh nào:

Nghìn đêm thăm thẳm sương dày Đèn pha bật sáng như ngày mai lên

(Việt Bắc)

Trong hai câu thơ trên, tác giả đã sử dụng các ẩn dụ đêm, đèn pha

ngày mai để biểu hiện vẻ đẹp và lòng tin vào sự thắng lợi tất yếu, huy hoàng


của cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc ta. Nghìn đêm để có ánh sáng, có ngày mai huy hoàng. Không chỉ tả thực về những hoạt động của kháng chiến chống Pháp nơi căn cứ địa Việt Bắc mà tác giả muốn gửi gắm niềm tin yêu trong những hình ảnh thơ tràn đầy niềm vui lãng mạn. Niềm vui của người chiến sĩ còn được nói tới qua những dòng thơ:

Vui gì hơn làm người lính đi đầu Trong đêm tối tim ta làm ngọn lửa

(Chào xuân 67)

Người lính đi đầu, trái tim làm ngọn lửa là hình ảnh ẩn dụ lấy cái cụ thể thay cho cái trừu tượng. Có lẽ, Tố Hữu xuất phát từ vai trò lịch sử của Việt Nam trong thời đại đấu tranh chống Mĩ để xây dựng hình tượng thơ này. Ngọn lửa của trái tim này chính là ngọn lửa trái tim Đan - Kô, ngọn lửa yêu thương, ngọn lửa đấu tranh giải phóng dân tộc, ngọn lửa của lương tri thời đại soi đường cho các dân tộc bị áp bức tiến lên. Một vấn đề chính trị xã hội được nhà thơ diễn đạt bằng một hình ảnh cụ thể oai hùng, hiên ngang, đẹp và sáng rực rỡ.

Ẩn dụ phẩm chất, hành động có thể được dùng theo lối chuyển nghĩa lấy tên gọi chung thay tên riêng hoặc lấy tên riêng thay tên chung. Trong câu thơ:

Những hồn Trần Phú vô danh

Sóng xanh biển cả, cây xanh núi ngàn

(Ba mươi năm đời ta có Đảng)

tác giả đã dùng tên riêng của đồng chí Trần Phú để chỉ những liệt sĩ cách mạng đã hi sinh như đồng chí Trần Phú. Hiệu quả của tu từ trở nên rõ nét nhờ sự xuất hiện của từ vô danh bên cạnh tên riêng Trần Phú. Các anh hùng liệt sĩ vô danh đã hóa thân cho dáng hình xứ sở "Làm nên đất nước muôn đời" (Nguyễn Khoa Điềm).


Với tâm hồn cao đẹp và bình dị, Việt Nam đã trở thành lương tri của thời đại:

Ngôi sao chân lí của đời

Việt Nam, vàng của lòng người hôm nay

(Nước non ngàn dặm)

Ngôi sao chân lí vàng của lòng người là những ẩn dụ chỉ cái đẹp quí giá của tâm hồn và nhân cách con người Việt Nam trong thời đại chống Mĩ. Ánh sáng của muôn vì tinh tú trên dải ngân hà là thứ ánh sáng mát dịu, trong trẻo và sáng trong. Chân lí thời đại được hình dung như thứ ánh sáng của ngàn sao lấp lánh. Lấy hình ảnh sáng trong và rạng ngời của thế giới tự nhiên để chỉ chân lí của thời đại, tác giả khẳng định sức sống vĩnh hằng của lý tưởng cộng sản. Bom đạn và sự hủy diệt của chiến tranh không thể khuất phục được tinh thần chiến đấu của dân tộc ta. Hình ảnh máu hoa được xây dựng trên liên tưởng từ những đau thương, chết chóc với niềm vui chiến thắng. Liên tưởng tương đồng đã tạo nên ẩn dụ đẹp và mới lạ. Chẳng phải ngẫu nhiên mà Tố Hữu lại dùng hình ảnh ẩn dụ máu hoa để đặt tên cho tập thơ viết về Miền Nam trong đau thương và anh dũng. Để có được niềm vui chiến thắng, dân tộc ta đã đổ bao xương máu, trải qua bao hi sinh, mất mát:

Việt Nam ơi, máu và hoa ấy

Có đủ mai sau, thắm những ngày

(Việt Nam máu và hoa)

Là nhà thơ trữ tình chính trị, Tố Hữu luôn nhạy cảm trước những vấn đề chính trị của đất nước. Thơ ông bám sát mọi chặng đường cách mạng, phản ánh kịp thời mọi biến cố trọng đại của dân tộc:

Tôi muốn viết những dòng thơ tươi xanh Vẫn nóng viết những dòng thơ lửa cháy

(Có thể nào yên)


Ẩn dụ dòng thơ tươi xanh, dòng thơ lửa cháy xuất hiện trong hai câu thơ trên góp phần làm cho ý thơ hàm súc, lời thơ thêm đẹp. Dòng thơ tươi xanh là hình ảnh đẹp của những dòng thơ viết về miền Bắc xã hội chủ nghĩa, về cuộc sống ấm no hạnh phúc của nhân dân. Dòng thơ lửa cháy cũng là hình ảnh đẹp của những dòng thơ viết về miền Nam máu lửa, về cuộc sống đấu tranh của nhân dân. Thơ Tố Hữu đã nói lên được tiếng nói của dân tộc trong thời đại, phản ánh được nhiệm vụ chính trị của đất nước.

Bên cạnh "dòng thơ lửa cháy" ngời sáng chủ nghĩa yêu nước về Miền Nam chiến đấu, Tố Hữu còn có những "dòng thơ tươi xanh" về miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nhận thức về sự hồi sinh của đất nước, Tố Hữu có viết:

Đời ta gương vỡ lại lành

Cây khô cây lại đâm cành nở hoa

(Ba mươi năm đời ta có Đảng)

Ẩn dụ gương vỡ, cây khô, lành đâm cành nở hoa xuất hiện trên hai dòng thơ khẳng định triết lí sống lạc quan của dân tộc. Tác giả mượn chuyện gương vỡ cây khô để nói về sự đổ vỡ, mất mát của con người trong cuộc đời. Gương rạn nứt hay vỡ vụn, cây khô héo cạn kiệt nhựa sống như chính cuộc đời của người dân trong xã hội cũ. Từ chuyện cây lá, đồ vật nói về chuyện cuộc đời là một cách nói ý nhị mà sâu sắc. Sự hồi sinh kì diệu mà cách mạng đem lại cho con người được Tố Hữu kí thác trong cách nói gương vỡ lại lành cây khô lại đâm cành nở hoa.

Sự thay da đổi thịt của cuộc sống được diễn ra từng ngày từng giờ trên mọi miền đất nước. Hơn một lần, Tố Hữu đã khẳng định sự đổi thay kì diệu ấy:

Giữa đống tro tàn, tay ta nhóm lửa Bão dập mưa chan gan sắt dạ vàng

(Miền Nam)


Đống tro tàn là ẩn dụ chỉ sự đổ nát, hoang tàn do chiến tranh hủy diệt. Ẩn dụ nhóm lửa trong câu thơ chỉ sự nâng niu, trân trọng của con người trong việc bắt tay xây dựng lại cơ đồ. Cụm từ bão dập mưa chan gan sắt dạ vàng xuất hiện ở dòng thơ tiếp theo được đặt trong thế tương phản cũng là những ẩn dụ. Nó khẳng định ý chí và quyết tâm sắt đá của nhân dân trước muôn vàn khó khăn trong công cuộc xây dựng đất nước. Bằng cách nói ẩn dụ, câu thơ đã nêu lên một triết lí sâu sắc về cuộc đời. Đó là khả năng tái tạo lại sự sống, làm lại tất cả trên cơ sở của sự đổ nát, hoang tàn. Cái sâu sắc của hình tượng thơ là ở chỗ nó có khả năng nêu lên như một chân lí cái thực tế tìm thấy trong tự nhiên, trong xã hội và cả trong nội tâm con người.

Tố Hữu còn dùng ẩn dụ tu từ để nói về nhân tình thế thái với bao biến đổi phức tạp khó lường:

Dẫu còn đêm tối rừng gai góc Đốt lửa lên cho sáng lối đời

(Lạc đường)


Và:


Sợ chi khúc khuỷu đường muôn dặm Ta vẫn là ta, ta với ta!

(Bảy mươi)

Hình ảnh đêm tối mịt mùng và rừng gai góc rậm rạp hay khúc khuỷu đường đời muôn dặm, sớm nắng chiều mưa hoặc rác rưởi bẩn thỉu là những ẩn dụ. Nó chỉ góc tối, sự khuất lấp trong tâm hồn con người hay những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống mà con người phải đối mặt. Ẩn dụ cỏ dại và hoa trong câu thơ:

Rác rưởi, thì cùng nhau quét dọn Lẽ nào cỏ dại lại là hoa

(Vạn xuân)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/04/2022