Cách Xử Lý Của Nguyễn Du Đối Với Nhóm Thơ Từ Ngầm Ẩn Số Phận Thúy Kiều Trong Kim Vân Kiều Truyện


thì chuyển ý tình những bài thơ từ đó thành thơ của Truyện Kiều hay sáng tạo thêm lên để viết lên những câu thơ của riêng mình.

3.3.1. Cách xử lý của Nguyễn Du đối với nhóm thơ từ ngầm ẩn số phận Thúy Kiều trong Kim Vân Kiều truyện

Cách xử lý của Nguyễn Du đối với bài ca bạc mệnh

Trong Kim Vân Kiều truyện, với việc sử dụng hàng loạt các điển cố và hình ảnh cùng phản ánh về một cuộc đời bạc mệnh, với lời ca bi ai hờn oán, bài ca bạc mệnh đã tập trung thể hiện chủ đề hồng nhan bạc mệnh, ngầm báo trước số phận bất hạnh của Thúy Kiều. Hơn nữa, bài ca này có dung lượng khá lớn (24 dòng/10,5 trang văn bản hồi 1) đã tạo sự ám ảnh sâu sắc với độc giả về số phận bạc mệnh của nàng. Chúng tôi nhận thấy, đối với bài ca này, Nguyễn Du chỉ lướt qua bởi trong Truyện Kiều chỉ có 1 câu thơ lục bát liên quan trực tiếp tới bài ca này:

Khúc nhà tay lựa nên xoang,

Một thiên “Bạc mệnh” lại càng não nhân.

(Câu 33 – 34)

Vậy sáng tạo của Nguyễn Du ở đâu? Sáng tạo của ông ở chỗ tuy không đi sâu vào nội dung bài ca bạc mệnh nhưng số phận bạc mệnh của Thúy Kiều vẫn được độc giả cảm nhận một cách rõ ràng mà không hề khiên cưỡng qua cách miêu tả tài sắc của nàng. Nếu như trong nguyên tác, Thanh Tâm tài nhân chỉ nói về hai chị em Thúy Kiều và Thúy Vân rất đại khái và chung chung như bao trang tuyệt thế giai nhân khác thì Nguyễn Du lại tả chân dung hai nàng theo nguyên lý tướng số và nhất là có ý thức so sánh sự khác biệt giữa họ. Trong Truyện Kiều, nếu như tài sắc của Thúy Kiều khiến “hoa ghen”, “liễu hờn”, chỉ có nàng có tài thơ tài đàn thì sắc đẹp của Thúy Vân lại khiến “mây thua”, “tuyết nhường” và đặc biệt Thúy Vân của Nguyễn Du không có tài thơ tài đàn như Thúy Vân của Thanh Tâm tài nhân.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 149 trang tài liệu này.

Ngoài ra, Nguyễn Du còn nhấn mạnh tài thơ, tài đàn của Thúy Kiều và sáng tạo thêm những dòng thơ miêu tả quãng đời êm đềm, yên ả của Thúy Kiều khi sống cùng mẹ cha, trước khi gặp mộ Đạm Tiên “Êm đềm trướng rủ màn che/ Tường đông ong bướm đi về mặc ai”. Chính cuộc sống êm đềm, yên ả này khi được nhìn trong thế đối lập với quãng đời đầy gian truân của Thúy Kiều, người đọc càng cảm thấy xa xót cho kiếp sống lạc loài, cô độc của nàng.

Cách xử lý của Nguyễn Du đối với 10 bài thơ Đoạn trường

Cách xử lý của Nguyễn Du đối với thơ và từ trong Kim Vân Kiều truyện - 11

Với ngôn ngữ đầy hờn oán, bi thương, 10 bài thơ Đoạn trường trong Kim Vân Kiều truyện không chỉ phản ánh các nỗi khổ khác nhau của kiếp “hồng nhan bạc mệnh”, đồng thời cũng cho thấy tài năng ngầm ẩn số phận nhân vật của Thanh Tâm tài nhân. Thế nhưng. theo chúng tôi, Nguyễn Du đã lướt qua 10 bài thơ này bởi trong Truyện Kiều không có một câu thơ nào đề cập trực tiếp tới nội dung của chúng. Nguyễn Du chỉ mượn cớ Thúy Kiều sáng tác 10 bài thơ Đoạn trường theo ý của Đoạn trường giáo chủ để tô đậm tâm trạng bất an, lo lắng của Thúy Kiều sau khi tỉnh giấc.

Đầu tiên, ông đặt nàng vào một hoàn cảnh thật đặc biệt, trong suốt đêm dài, một mình nàng đối diện với bản thân nàng để lo lắng và sợ hãi khi nghĩ tới phận “hoa trôi bèo dạt” của mình. Những dòng độc thoại nội tâm xuất hiện rất tự nhiên:

Một mình lưỡng lự canh chầy, Đường xa nghĩ nỗi sau này mà kinh: “Hoa trôi bèo dạt đã đành,

Biết duyên mình, biết phận mình, thế thôi!”

(Câu 217 – 220)

Cách ngắt nhịp 3/3/2, lặp cú pháp “biết duyên mình/biết phận mình” và cụm từ “thế thôi” kết thúc câu bát “Biết duyên mình, biết phận mình, thế thôi!” khiến câu thơ đọc lên nghe như một tiếng thở dài ngậm ngùi, đau đớn


mà bất lực của nàng. Để rồi khép lại đoạn thơ diễn tả tâm trạng Thúy Kiều sau khi mơ giấc mộng không lành là hình ảnh một Thúy Kiều cô độc nhưng tâm hồn lại đang rối bời, dậy sóng, không thôi lo lắng, sợ hãi khi nghĩ về duyên phận, số phận:

Nỗi riêng lớp lớp sóng dồi,

Nghĩ đòi cơn, lại sụt sùi đòi cơn.

(Câu 221 – 222)

Cách xử lý của Nguyễn Du đối với 8 khúc từ Kinh mộng giác

Trong Kim Vân Kiều truyện, xoay quanh việc gia đình Thúy Kiều gặp nạn, Thanh Tâm tài nhân đã kể rất tỉ mỉ những hành động của nàng để cứu cha và em trong suốt 3/20 hồi. Qua những hành động của nàng, độc giả thấy được con người quyết đoán, mạnh mẽ, lý chí và hiếu nghĩa của nàng, nhưng qua 8 khúc từ Kinh mộng giác, độc giả cũng phần nào thấy được nỗi ám ảnh mệnh bạc của nàng.

Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã lược bỏ, sắp xếp lại một số chi tiết và thể hiện sự sáng tạo riêng của ông ở phần này. Ông dồn hết bút lực để tô đậm cảnh ngộ éo le, bi kịch của nàng. Vì thế, thứ nhất, ông đã đào sâu nội tâm của Thúy Kiều ở một số mốc thời gian quan trọng: khi quyết định bán mình chuộc cha, khi bị đem bán như một món hàng, khi thuyết phục cha chấp nhận cho nàng bán mình, khi trao duyên. Thứ hai, ông đã sắp xếp lại trình tự một số tình tiết: thay vì để Thúy Kiều quyết định bán mình rồi ngay lập tức trao duyên như Thanh Tâm tài nhân, ông đã đẩy màn trao duyên xuống sau màn Thúy Kiều bán mình. Thứ ba, ông không để Thúy Kiều viết thư, trong đó có bài thơ ly biệt gửi cho Kim Trọng như Thúy Kiều của Thanh Tâm tài nhân. Thứ tư, vào buổi tối sau khi Thúy Kiều bán mình, khi chữ hiếu đã trọn, thay vì để nàng nằm mơ giấc mơ không lành và sáng tác 8 khúc từ Kinh mộng giác để tô đậm số phận bạc mệnh của Thúy Kiều như Thanh Tâm tài nhân, ông đã


để nàng ngồi một mình trắng đêm suy nghĩ về chuyện tình duyên với Kim Trọng, cuối cùng đặng chẳng đừng đành nhờ Vân trả nghĩa chàng. Theo chúng tôi, do mục đích sáng tác của hai tác giả khác nhau nên cách xử lý tính huống truyện trong hai tác phẩm cũng khác nhau nhưng đồng thời chúng cũng là minh chứng cho sự sáng tạo của Nguyễn Du so với Thanh Tâm tài nhân. Với cách làm của mình, Nguyễn Du không những tô đậm tính chất bi kịch, éo le của số phận Thúy Kiều mà còn diễn tả nội tâm của nàng trong một diễn trình tâm lý rất logic.

3.3.2. Cách xử lý của Nguyễn Du đối với nhóm thơ từ với vai trò khắc họa nội tâm, tính cách, tài năng nhân vật Thúy Kiều

3.3.2.1. Cách xử lý của Nguyễn Du đối với nhóm thơ từ thể hiện con người đa sầu đa cảm của Thúy Kiều

Cách xử lý của Nguyễn Du đối với hai bài thơ Kiều viếng và an ủi Đạm Tiên

Trong Kim Vân Kiều truyện, suy nghĩ và hành động của Thúy Kiều khi gặp mộ Đạm Tiên được tác giả kể lại khá tỉ mỉ, nhấn mạnh vào khía cạnh con người đa sầu đa cảm của nàng trong thế đối lập với Thúy Vân và Vương Quan.

Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã sáng tạo thêm: cảnh lễ hội, cảnh mùa xuân, tả bãi tha ma trong cảnh chiều tà và thay đổi một số điểm sau: chuyển lời kể hoàn toàn khách quan của Vương Quan thành lời kể mang sắc thái chủ quan, nhấn mạnh hơn tới cảm xúc sáng tác thơ của Thúy Kiều, chuyển lời trách Thúy Kiều từ Vương Quan sang Thúy Vân. Đặc biệt, chúng tôi nhận thấy nhịp điệu thời gian đoạn này trong Truyện Kiều dường như chậm lại. Buổi chiều chơi xuân từ “Tà tà bóng ngả về tây” tới “Bóng tà như giục cơn buồn”, “bóng tà” được nhắc tới 4 lần, thời gian khách quan dường như ngắn nhưng lại bị kéo dài ra bởi tình cảm quyến luyến đến si mê của Thúy Kiều đối với Đạm Tiên và Kim Trọng với biết bao sự kiện. Đồng thời,


chúng tôi nhận thấy có sự di chuyển linh hoạt điểm nhìn bên trong và bên ngoài khi miêu tả nội tâm nhân vật Thúy Kiều. Tất cả những thay đổi, sáng tạo đó đã giúp nội tâm Thúy Kiều được khắc họa một cách chân thực, rõ nét hơn và tạo ra sự đối lập về mặt tâm lý, tính cách giữa hai chị em Thúy Kiều - Thúy Vân.

Phan Ngọc viết: “Riêng với Nguyễn Du có 5 thứ cỏ xanh khác nhau. Trong buổi sáng tươi vui, nhẹ nhàng của mùa xuân ta thấy “Cỏ xanh xanh tận chân giời”. Nhưng cỏ ở trên mộ Đạm Tiên lại có màu xanh khác của cỏ “Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh”. Rồi trong ánh trời chiều “Một vùng cỏ áy bóng tà” [37, tr. 160-161]. Như vậy khung cảnh thiên nhiên cũng khác thường, báo hiệu điều chằng lành. Trước “nấm đất” nhỏ chơ vơ, lạnh tanh hương khói trên đường với những ngọn cỏ vàng úa không sức sống, nếu như Thúy Vân hoàn toàn dửng dưng thì Thúy Kiều không thể kìm được sự thương tâm, nỗi đau đớn nên đã khóc bên mộ Đạm Tiên trong cảnh trời chiều ảm đạm. Cuộc đời bất hạnh của Đạm Tiên như hiển hiện trước mắt nàng:

Lòng đau sẵn mối thương tâm, Thoắt nghe Kiều đã đầm đầm châu sa

Đau đớn thay, phận đàn bà!

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.

.... Họa là người dưới suối vàng biết cho.

(Câu 81 – 94)

Nàng bộc lộ sự đau đớn, xót xa về kiếp hồng nhan bạc mệnh nói chung và thân phận người kỹ nữ nói riêng, người kỹ nữ ấy sống “làm vợ khắp người ta” nhưng chết đi lại là “ma không chồng”, sau khi chết phần mộ chơ vơ hiu quạnh không ai chăm nom. Trong khung cảnh trời chiều ảm đạm “cỏ áy bóng tà”, “Hiu hiu gió thổi một vài bông lau”, với nỗi xót thương ấy, nàng đã sáng tác một bài thơ để viếng người kỹ nữ này. Đề thơ xong, vẫn không thoát khỏi


tâm trạng buồn đau, nàng lại càng nghẹn ngào không thôi. Cụm từ “lại càng” được đặt ở đầu 3 câu liên tiếp càng nhấn mạnh tới sự đau đớn, xót thương của nàng đối với người kỹ nữ này:

Lại càng mê mẩn tâm thần,

Lại càng đứng lặng tần ngần chẳng ra.

Lại càng ủ dột nét hoa,

Sầu tuôn đứt nối, châu sa vắn dài. (Câu 101 – Câu 104)

Trần Đình Sử viết: “Tác giả xây dựng một môi trường tình thương trong tác phẩm. Hầu như các nhân vật chính diện hoặc có chút lòng tốt ít nhiều đều thể hiện tình thương. Kiều là người có tình thương mạnh mẽ nhất, thương người và thương mình” [54, tr. 250]. Nỗi đau, sự xót xa trong Kiều như càng ngày càng lớn, nàng vẫn khóc nức nở bên ngôi mộ nhỏ chơ vơ không sức sống ấy. Trái ngược với sự sầu não của Thúy Kiều, Thúy Vân đã lên tiếng trách chị một cách rất thực tế “Khéo dư nước mắt khóc người đời xưa”. Sở dĩ Thúy Kiều có cảm xúc như vậy là do từ số phận hồng nhan bạc mệnh của Đạm Tiên, Thúy Kiều đã nghĩ tới bản thân nàng, lo cho tương lai của nàng. Không những thế, nàng cho rằng nàng và Đạm Tiên có thể hiểu nhau, lấy tấm lòng mà đối đãi với nhau nên “tình lại gặp tình”, Đạm Tiên đã có lòng hiển linh cho xem nên nàng tạ lòng Đạm Tiên bằng một bài thơ.

Có lẽ cũng giống như vậy, Nguyễn Du đọc Kim Vân Kiều truyện, cảm thông cho số phận hồng nhan bạc mệnh của Thúy Kiều nên đã nghĩ tới mình, ngẫm về cuộc đời mình nên đã vay mượn cốt truyện của Thanh Tâm tài nhân, cải biến nó thành tác phẩm của mình để gửi gắm những tâm sự riêng của ông.

Giống như Thúy Kiều, có lẽ vì Lâm Đại Ngọc (Hồng lâu mộng) có sắc

đep

và tài hoa xuất chúng, lại thêm si tình sâu sắc nên mới dân

đến vi ệc nàng

chôn hoa , và mới có được bài thơ Táng hoa ngâm . Trong thơ, nàng mươṇ


hình ảnh cánh hoa rơi để ví v ới tính mệnh của mình , gắn cuôc

đời mình với

cánh hoa rụng rơi. Nàng khâu túi cẩm nang để đựng cánh hoa rụng , chôn hoa xuống dưới lòng đất , rồi vừ a chôn vừ a khóc vừ a làm thơ để tưởng nhớ cánh hoa: “Giờ hoa rụng có ta chôn cất/ Chôn thân ta chưa biết bao giờ/ Chôn hoa người bảo ngẩn ngơ/ Sau này ta chết, ai là người chôn?”.

Cách xử lý của Nguyễn Du đối với bài thơ Thúy Kiều làm vào buổi tối sau khi gặp Kim Trọng

Với mục đích ngợi ca đạo đức Thúy Kiều theo khuôn khổ đạo đức Nho giáo, vào buổi tối hôm gặp Kim Trọng, Thanh Tâm tài nhân đã để Thúy Kiều thuyết giảng đạo đức cho Thúy Vân rồi mới để nàng làm thơ bày tỏ tâm trạng lo lắng về duyên phận của mình.

Nguyễn Du xử lý tình huống này hoàn toàn khác. Do cảm quan về nhân vật và mục đích sáng tác khác so với Thanh Tâm tài nhân, ông đã lược bỏ hết đoạn đối thoại mang tính chất thuyết giảng đạo đức của Thúy Kiều, chỉ để Thúy Kiều một mình suy nghĩ về tình yêu và lo lắng về số phận, định mệnh. Trong đoạn thơ này, với mục đích tô đậm tâm trạng rối bời vì lo lắng về duyên phận, định mệnh của Thúy Kiều, Nguyễn Du chỉ đi sâu phân tích nội tâm của nàng qua những câu thơ tả cảnh và những dòng độc thoại nội tâm.

Nguyễn Du dựng lên một khung cảnh yên tĩnh, hữu tình để Thúy Kiều một mình suy tư về chuyện tình duyên. Cảnh vật hữu tình gợi bao thương nhớ người trong mộng. Nếu như vào buổi chiều, thời gian khách quan dường như rất ngắn nhưng lại bị kéo dài ra bởi tình cảm lưu luyến của nàng đối với Đạm Tiên thì tối hôm đó, thời gian cũng như trùng lại vì tình cảm luyến lưu với Kim Trọng và những nghĩ suy của nàng. Ông đã để nàng độc thoại nội tâm, lo lắng về duyên phận của mình trong nỗi ám ảnh về định mệnh, đúng như Trần Đình Sử nhận định “Con người trong Truyện Kiều hầu như bao giờ cũng xuất hiện trong một phức hợp tâm lý. Khi Kiều ngồi một mình “lặng ngắm bóng


nga” là nàng đối diện một lúc vừa với Đạm Tiên, vừa với Kim Trọng” [54, tr. 130]:

Người mà đến thế thì thôi, Đời phồn hoa cũng là đời bỏ đi.

Người đâu gặp gỡ làm chi, Trăm năm biết có duyên gì hay không.

(Câu 179 – 182)

Có lẽ trong thẳm sâu tâm hồn nàng đang tồn tại nỗi lo âu, sự ám ảnh về kiếp hồng nhan bạc mệnh do lời tiên đoán của thầy tướng số thủa nàng còn ấu thơ. Tâm trạng rối bời, sự bất an ấy đã tạo nguồn cảm hứng để nàng sáng tác thơ “Ngổn ngang trăm mối bên lòng/ Nên câu tuyệt diệu ngụ trong tính tình”.

Trần Đình Sử viết: “Đối ngẫu làm cho phép liệt kê trong miêu tả cảnh vật thêm hài hòa, thời gian như chậm lại” [54, tr. 274]. Trong đoạn thơ này, chúng tôi nhận thấy biện pháp đối ngẫu đã được sử dụng ở câu bát trong các câu thơ tả cảnh:

Mặt trời gác núi/chiêng đà thu không Vàng gieo ngấn nước/cây lồng bóng sân Giọt sương gieo nặng/cành xuân la đà

Từ khi “Gương nga chênh chếch nhòm song” qua “Chênh chếch bóng nguyệt xế mành” tới “Hiên tà gác bóng nghiêng nghiêng”, thời gian chẳng những trôi chậm mà bóng trăng cũng như thao thức cùng người.

3.3.2.2. Cách xử lý của Nguyễn Du đối với nhóm thơ từ thể hiện niềm vui trong tình đầu của Thúy Kiều

Cách xử lý của Nguyễn Du đối với bài thơ Thúy Kiều làm sau khi nhận lễ vật tình yêu của Kim Trọng

Cách kể chuyện của Thanh Tâm tài nhân là cách kể tuân theo diễn biến bên ngoài của sự việc: sau khi nhận lễ vật tình yêu của Kim Trọng, Thúy Kiều

Xem tất cả 149 trang.

Ngày đăng: 03/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí