Cách Xử Lý Của Nguyễn Du Đối Với Nhóm Thơ Từ Với Vai Trò Khắc Họa Nội Tâm, Tính Cách Nhân Vật Thúc Sinh.


mình đã “phụ lòng” Từ Hải nên đã tự vẫn. Và đây là hình ảnh những ngọn sóng dữ dội trên dòng sông định mệnh vào giây phút nàng tự vẫn “Trông vời con nước mênh mông”. Đúng như lời nhận định của Trần Đình Sử: “Kiều tự tử là để tạ tấm lòng của Từ Hải, xin trời nước chứng giám: Tấm lòng phó mặc trên trời dưới sông” [54, tr. 110].

Ngoài ra, để nội tâm nhân vật Thúy Kiều được khắc họa một cách rõ nét và chân thực, tác giả đã sử dụng điểm nhìn bên trong nhân vật và để nhân vật độc thoại nội tâm. Có thể nói cảm giác lưu lạc, bơ vơ, đớn đau luôn ám ảnh nàng:

Đành thân cát dập sóng vùi,

...Thôi thì nát ngọc tan vàng thì thôi.

(Câu 2605 – 2616)

Qua những dòng độc thoại nội tâm đầy xa xót của Kiều, ta thấy nàng là người hay suy ngẫm, tự tranh luận về cuộc đời và chính bản thân nàng chứ không phải chỉ biết phó mặc cho số phận. Có thể nói nàng Kiều của Thanh Tâm tài nhân đã nhảy xuống sông tự tử, nàng Kiều của Nguyễn Du cũng đã làm như thế, nhưng hai nàng Kiều đã nhảy bằng những bước nhảy khác nhau.


Cách xử lý của Nguyễn Du đối với 10 bài thơ Thúy Kiều làm trong đêm sum họp với Kim Trọng

Trong Kim Vân Kiều truyện, Thanh Tâm tài nhân đã kể lại rất tỉ mỉ cuộc đối thoại Thúy Kiều - Kim Trọng trong đêm thành thân sau 15 năm nàng lưu lạc. Đêm đó, nàng đã đánh đàn và làm 10 bài thơ để đổi vị cho chàng. Qua tiếng đàn “ban đầu dồn dập, hối hả, dần êm ái hiền hòa, uyển chuyển dịu dàng như hơi xuân ấm, tựa hoa nở, trong tựa trăng sáng” của Thúy Kiều ta thấy có một kết thúc trọn vẹn, có hậu trong Kim Vân Kiều truyện.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 149 trang tài liệu này.


Theo Trần Nho Thìn, Thúy Kiều của Nguyễn Du là hiện thân của bi kịch tài sắc trong xã hội hiện thực, Nguyễn Du ước ao có một người anh hùng phi thường vì Kiều mà xây dựng nên một không gian xã hội không tưởng, nơi trả lại cho người phụ nữ tài sắc bất hạnh những phẩm giá chân chính của cuộc đời. Sự tồn tại của Từ Hải trước sau đều là vì Kiều. Tản Đà viết “Bốn bể anh hùng còn dại gái”. Chính vì muốn mang lại hạnh phúc chân chính cho Kiều nên khi nghe nàng nói “Dần dà ta sẽ liệu về cố hương” thì Từ của Nguyễn Du nhất trí ra hàng và khi chết, Từ vẫn không trách Kiều đã khiến mình lầm lỡ. Chính vì tấm lòng của Từ dành cho Kiều như thế nên sau khi Từ chết, nàng đã trách mình phụ lòng Từ và thực sự đã chết sau những ngọn sóng Tiền Đường. Vì vậy dù được tái ngộ, Kim Trọng vẫn chỉ là người ngày xưa, không thể nhen lại trong nàng một cuộc sống bình thường. Chữ “trinh” là cái lý duy nhất có sức thuyết phục để biện hộ cho một khát vọng đã chết. Nàng đã chết hẳn ước mơ, hy vọng và tính toán về tương lai “Cửa nhà dù tính về sau/ Thì còn em đó, lọ cầu chị đây!”. Theo lời Tam Hợp đạo cô và Đạm Tiên thì sau cái chết ở Tiền Đường, nàng sẽ sống một kiếp sống khác nhưng thực tế nàng vẫn sống một cuộc đời duy nhất và thống nhất bởi thời gian của nàng không thể được tính lại từ đầu và vết thương 15 năm vẫn nguyên vẹn, đau đớn và rỉ máu. Vì thế ta có thể khẳng định rằng không giống như Kim Vân Kiều truyện, đoạn kết trong Truyện Kiều không có cái kết, hoặc chỉ có bề ngoài bởi những điều chua xót còn đó theo logic chặt chẽ của tiến trình tâm lý nhân vật Thúy Kiều. Đúng như Hoài Thanh nói: “Truyện Kiều vẫn là một câu chuyện chưa kết thúc, một vấn đề chưa giải quyết” [56, tr. 206].

Cách xử lý của Nguyễn Du đối với thơ và từ trong Kim Vân Kiều truyện - 15

Nguyễn Phạm Hùng lại cho rằng có một con đường khác, một cái đích khác mà Nguyễn Du đã dành cho Thúy Kiều. Ông viết: “Dường như tất cả mọi con đường đều đã đóng lại trước mắt nàng Kiều. Dường như nàng khó lòng mà thoát ra khỏi cái “trường dạ tối tăm trời đất” của chế độ phong kiến.


Cuối cùng thì Thúy Kiều cũng phải gieo mình xuống sông Tiền Đường để trốn khỏi cuộc đời. Nhưng Nguyễn Du không đành để cho nàng chết. Trong lúc bi phẫn đến tột độ, Nguyễn Du đã tìm đến một giải pháp cuối cùng, là để nàng Kiều nương nhờ nơi cửa Phật. Chỉ có cửa Phật mới có thể cứu rỗi được con người khỏi đau khổ. Chỉ có nhà Phật mới có khả năng “thả một bè lau” đưa người đến Bến Giác, đến với hạnh phúc. Nguyễn Du muốn nhà Phật cứu giúp nàng, tái sinh cho nàng, để nàng được sống mà không phải lo lụy khổ đau. Và thế là, sau 15 năm lưu lạc, đọa đầy, nàng Kiều nhận ra rằng, cửa Phật mới là chốn dung thân của nàng” [27].

3.3.2.5. Cách xử lý của Nguyễn Du đối với nhóm thơ từ chủ yếu thể hiện tài năng thơ ca của Thúy Kiều

Cách xử lý của Nguyễn Du đối với bài thơ làm theo yêu cầu của mụ Hàm

Khi Thúy Kiều bán mình, nếu như Thanh Tâm tài nhân kể tỉ mỉ một cách khách quan các sự việc theo diễn biến bề ngoài, tô đậm con người lý chí, mạnh mẽ của nàng thì Nguyễn Du lại dùng điểm nhìn bên trong nhân vật Thúy Kiều để tô đậm tình cảnh đau đớn, xót xa, tủi hổ của nàng. Ngay từ lúc bước chân ra, nàng đã cảm nhận thấy “Ngại ngùng rợn gió e sương/ Nhìn hoa bóng thẹn, trông gương mặt dày”. Đó là tâm trạng đau đớn, xót xa của người con gái đang sống trong cảnh “Êm đềm trướng rủ màn che” nay bị người ta cân nhắc mua bán như một món hàng, đó là sự nhục nhã khi cảm thấy ý thức nhân phẩm bị chà đạp. Những cảm nhận ấy của nàng lại được thể hiện lồng vào thái độ, cách ứng xử hoàn toàn trái ngược của mụ mối, điều này khiến tâm trạng buồn bã, sự thương thân xót thân của nàng càng được tô đậm:

Mối càng vén tóc, bắt tay,

Nét buồn như cúc, điệu gầy như mai.

Đắn đo cân sắc cân tài,

Ép cung cầm nguyệt thử bài quạt thơ.

(Câu 637 – 640)


Không giống như người kể chuyện trong Kim Vân Kiều truyện, người kể chuyện trong Truyện Kiều như không thể kìm nén được đã lên án sức mạnh của đồng tiền trong xã hội, nó chà đạp lên nhân phẩm con người “Định ngày nạp thái vu quy/ Tiền lưng đã sẵn, việc gì chẳng xong”.

Cách xử lý của Nguyễn Du với 3 bài thơ Thúy Kiều làm ở Chiêu Ẩn am

Nếu như trong Kim Vân Kiều truyện, Thanh Tâm tài nhân dành gần hết một hồi để ghi lại những tháng ngày thong dong, tự tại với các cuộc vịnh thơ của Thúy Kiều tại Chiêu Ẩn am thì trong Truyện Kiều, Nguyễn Du dành dung lượng câu thơ rất ít để miêu tả quãng đời này của nàng và cũng không để nàng làm thơ. Thực tế, quãng thời gian yên bình của Thúy Kiều khá dài nhưng Nguyễn Du miêu tả rất ít và ngược lại. Điều này đã góp phần tô đậm cuộc đời đầy gian truân của nàng.

Trốn khỏi Quan Âm các với tâm lý dấn thân, chấp nhận tương lai cũng có thể không hơn gì thực tại nên khi thấy chùa Chiêu Ẩn am, Thúy Kiều đã “Xăm xăm gõ cửa mé ngoài”. Tại đây, nàng đã được sống những tháng ngày tuy ăn uống kham khổ “muối dưa đắp đổi” nhưng yên ổn, thong dong và dường như nàng đã tìm được chốn tu tâm giải thoát thực sự, trở thành người tu hành thoát tục:

Kệ kinh câu cũ thuộc lòng, Hương đèn việc cũ, trai phòng quen tay.

Sớm khuya lá bối phướn mây,

Ngọn đèn khêu nguyệt, tiếng chày nện sương.

(Câu 2055 - 2058)

Cách xử lý của Nguyễn Du đối với khúc Hoàng oanh nhi

Nếu như viên tri phủ trong Kim Vân Kiều truyện là người hiểu biết, ngay từ đầu đã cho rằng không nên cho Thúy Kiều về lầu xanh và khi xử án có ý thử thách nàng thì viên tri phủ trong Truyện Kiều là vị quan hoàn toàn


khác. Ngay từ đầu, khi Thúc Ông kiện, quan đã “Đất bằng nổi sóng đùng đùng/ Phủ đường sai lá phiếu hồng thôi tra”, sau đó không cần tra hỏi đã phán “Một là cứ phép gia hình/ Hai là lại cứ lầu xanh phó về”. Nguyễn Du như chứng kiến mỗi ngọn đòn roi quất lên người Thúy Kiều, mỗi ngọn roi ấy đều khiến ông xót xa:

Phận đành chi dám kêu oan,

... Gương lờ nước thủy mai gầy xóc xương.

(Câu 1427 – 1430)

Thế nhưng viên quan ấy khi nghe tiếng kêu khóc của Thúc Sinh đã “Động lòng lại gạn đến lời riêng tây” để rồi “Nghe lời nói, cũng thương tình” và cảm phục trước tấm lòng, tài thơ “giá đáng Thịnh Đường” của Thúy Kiều nên đã không những xử nàng vô tội mà còn đưa nàng và Thúc Sinh về nhà bằng kiệu hoa đỏ và khuyên Thúc Ông để rồi “Thương vì hạnh, trọng vì tài/ Thúc ông thôi cũng dẹp lời phong ba”. Như vậy chính tài thơ của nàng đã cảm phục viên quan xử kiện.

3.3.3. Cách xử lý của Nguyễn Du đối với nhóm thơ từ với vai trò khắc họa nội tâm, tính cách nhân vật Thúc Sinh.

Cách xử lý của Nguyễn Du đối với bài thơ Thúc Sinh làm lần đầu tiên gặp Thúy Kiều.

Nếu như trong Kim Vân Kiều truyện, Thanh Tâm tài nhân đã trần thuật lại cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa Thúy Kiều và Thúc Sinh theo diễn biến bề ngoài của sự kiện thì Nguyễn Du lại tuân theo mạch tâm trạng nhân vật. Bởi “Khoa khôi mộ tiếng Kiều nhi” nên Thúc Sinh đã “Thiếp hồng tìm đến hương khuê gửi vào”. Đây là vẻ đẹp của Thúy Kiều trong cái nhìn si mê của Thúc Sinh và sự si mê tưởng như không giới hạn của chàng:

Trướng tô giáp mặt hoa đào,

Vẻ nào chẳng mặn, nét nào chẳng ưa.


Hải đường mơn mởn cành tơ,

Ngày xuân càng gió, càng mưa, càng nồng.

(Câu 1281 – 1284)

Nguyễn Du không chỉ dừng lại ở việc khắc họa tác động của vẻ đẹp của Thúy Kiều tới Thúc Sinh trong lần đầu gặp gỡ mà còn thể hiện cả quá trình phát triển tình cảm của Thúc Sinh với nàng “Sớm đào tối mận lân la/ Trước còn trăng gió sau ra đá vàng”. Bằng những câu đối cân xứng ở cả hai vế câu, nhà thơ đã thể hiện sự đam mê tưởng như không giới hạn của Thúc Sinh khi gặp Thúy Kiều lần đầu tiên ở lầu xanh “Sinh càng một tỉnh mười mê/.../ Càng quen thuộc nết, càng dan díu tình”. Đúng như Trần Đình Sử nhận định: “Bốn chữ “khi”, bốn cặp tiểu đối, hai chữ càng đã tạo một nhịp điệu truy hoan triền miên, dồn dập không biết bao nhiêu lần, không biết bao nhiêu thời gian đã trôi qua trong các cuộc chơi ấy, không ai tính được đã có bao nhiêu cuộc chơi, chỉ biết có một cuộc mê chơi miệt mài, triền miên liên tục. Tả như thế là cực tả. Đến khi độc chiếm được Thúy Kiều rồi, Thúy Kiều được tự do rồi, mối tình càng say sưa, phép sóng đôi của tác giả cũng tràn trề cảm hứng “Một nhà sum họp trúc mai/... /Càng sôi vẻ ngọc, càng lồng màu sen” [54, tr.278].

Trong đoạn thơ trên còn có những câu thơ mà người kể chuyện bình luận một cách minh triết như một người rất thấu hiểu lẽ đời: “Lạ gì thanh khí lẽ hằng/ Một dây một buộc ai giằng cho ra?”, hay “Lạ cho cái sóng khuynh thành/ Làm cho đổ quán xiêu đình như chơi”. Những lời bình luận minh triết ấy người đọc không thể tìm thấy trong Kim Vân Kiều truyện nhưng chúng lại được sử dụng rất nhiều trong Truyện Kiều.

Cách xử lý của Nguyễn Du đối với bài thơ Thúc Sinh vịnh cảnh Thúy Kiều tắm

Đối với đoạn Thúc Sinh làm thơ vịnh cảnh Thúy Kiều tắm, cách trần thuật của Thanh Tâm tài nhân tuy vẫn tuân theo diễn biến bề ngoài của sự


kiện nhưng đã nhấn mạnh được vẻ đẹp của Thúy Kiều sau khi tắm dưới cảm nhận của Thúc Sinh.

Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du lại xử lý tình huống này hoàn toàn khác, tất cả vẻn vẹn chỉ có 3 câu thơ lục bát nhưng đã phản ánh được tất cả. Chúng tôi nhận thấy có tính công thức và ước lệ của văn chương thể hiện ở quan niệm và nghệ thuật miêu tả hình thể Thúy Kiều. Nếu như trong Truyện hoa tiên, Nguyễn Huy Tự miêu tả vẻ đẹp nàng Dao Tiên “Thiên nhiên sẵn bức dầy dầy/ Càng tươi tắn nét, càng say sưa tình” thì Nguyễn Du miêu tả vẻ đẹp Thúy Kiều:

Rõ ràng trong ngọc trắng ngà,

Dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên

(Câu 1311 – 1312)

Con người được chung đúc khí sắc của trời, non, nước, được hình dung qua các hình tượng thiên nhiên tươi đẹp như mây, núi... nên Thúy Kiều mới được Nguyễn Du miêu tả vậy. Chính dáng ấy của nàng đã gợi nguồn cảm hứng để Thúc Sinh sáng tác thơ: “Sinh càng tỏ nét càng khen/ Ngụ tình tay thảo một thiên luật Đường”.

Cách xử lý của Nguyễn Du với bài thơ Thúc Sinh làm trước khi về quê

Bài thơ của Thúc sinh sáng tác vào đêm trước khi lên đường về quê đã thể hiện nỗi buồn khi phải chia xa Thuý Kiều của chàng. Bài thơ này không chỉ thể hiện sự si mê của chàng với Thúy Kiều mà còn ngầm ẩn tương lai mờ mịt của hai người, đúng như Kim Thánh Thán viết: “Thúc sinh chia tay Kiều chẳng qua là tạm biệt để về quê, ít là sáu tháng, nhiều chỉ một năm hà tất phải lệ nhòa máu chảy, đòi đoạn can trường, chừng như vĩnh quyết, thảo nào chuyến đi này thành ra sinh ly tử biệt”.

Như chúng tôi đã phân tích ở phần Cách xử lý của Nguyễn Du đối với 10 bài thơ Đêm nay đêm gì, và Cách xử lý của Nguyễn Du đối với bài thơ


Thúy Kiều cổ vũ, khích lệ Thúc Sinh lên đường, do cảm quan nhân vật và mục đích của hai Thanh Tâm tài nhân và Nguyễn Du khác nhau nên hai tác giả có cách xử lý tình huống này khác nhau. Theo đó, bài thơ này của Thúc Sinh cùng những bài thơ khác của Thúy Kiều sáng tác đêm đó đều bị lược bỏ hoàn toàn, thay vào đó là những đoạn thơ trữ tình, mở rộng và khơi sâu sự lo lắng về thân phận lẽ mọn của Thúy Kiều - một cô gái xưa nghiêng nước nghiêng thành nay tới phận lẽ mọn sợ cũng không được - để khơi dậy sự đồng cảm nơi độc giả. Đặc biệt, sáng tạo của Nguyễn Du ở chỗ ông đã khắc họa nên thiên biệt ly Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều, vừa thể hiện tình cảm lưu luyến của họ, vừa thể hiện tâm trạng lo âu, đầy bất an của Thúy Kiều.

3.3.4. Cách xử lý của Nguyễn Du đối với nhóm thơ từ bộc lộ ý định nhân vật trong Kim Vân Kiều truyện

Cách xử lý của Nguyễn Du đối với bài thơ của Sở Khanh

Trong Kim Vân Kiều truyện, Thanh Tâm tài nhân đã kể tỉ mỉ suy nghĩ, hành động của Thúy Kiều và Sở Khanh qua 4 lần gặp mặt. Qua 2 lần gặp đầu tiên, hắn hiện lên như một “gã thư sinh khăn lượt áo hoa” với lời nói mang dáng dấp của bậc anh hùng nhưng qua lời nói, hành động của hắn trong 2 lần gặp sau, bản chất đểu giả của hắn đã được bộc lộ rõ nét. Để lừa Thúy Kiều, Sở Khanh làm bài thơ thể hiện sự cảm thông cho nỗi sầu, nỗi “hờn duyên” và ca ngợi phẩm cách của nàng.

Nguyễn Du xử lý tình huống này hoàn toàn khác. Ông không kể tỉ mỉ suy nghĩ, hành động của Thúy Kiều trong 4 lần gặp gỡ Sở Khanh theo diễn biến bề ngoài của sự kiện như Thanh Tâm tài nhân mà tuân theo mạch tâm trạng và suy nghĩ của Thúy Kiều. Theo quan niệm của nhà Nho, nhân vật phản diện thường bị đặt ngoài nấc thang giá trị, ngoại hình xấu xí hoặc không có tài năng gì. Vậy mà qua con mắt của Thúy Kiều, Sở Khanh lại được miêu tả mang dáng vẻ của kẻ nho sinh “trạc thanh xuân” với “Hình dong chải chuốt, áo

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/02/2023