Dự Báo Lượng Khách, Tổng Thu Từ Khách Và Giá Trị Tăng Thêm Du Lịch Cội Nguồn Ở Tỉnh Phú Thọ Đến Năm 2020

lịch cội nguồn đặc trưng của tỉnh Phú Thọ,... Phấn đấu để đến năm 2020, du lịch Phú Thọ có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế địa phương, trở thành địa bàn trọng điểm phát triển du lịch của vùng và cả nước, tạo tiền đề để đến năm 2030 du lịch Phú Thọ cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

Tỉnh đưa ra mục tiêu đến năm 2020, xây dựng hạ tầng du lịch then chốt, đồng bộ và đưa vào khai thác được 5 trung tâm du lịch (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ, 2012):

+ Thành phố Việt Trì (hạt nhân là Đền Hùng) là trung tâm lễ hội, trung tâm du lịch toàn tỉnh từ đó phát triển đi các điểm du lịch khác trên địa bàn;

+ Vườn quốc gia Xuân Sơn là trung tâm du lịch sinh thái;

+ Thanh Thủy là trung tâm du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí;

+ Hạ Hoà là trung tâm du lịch sinh thái, văn hóa;

+ Khu đô thị sinh thái du lịch - nghỉ dưỡng - thể thao Tam Nông là trung tâm nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, thể thao.

Tại trung tâm du lịch Việt Trì, phát triển thành phố Việt Trì thành địa bàn trọng điểm du lịch cả nước, thành phố lễ hội.

Các chỉ tiêu chủ yếu:

Căn cứ vào số liệu của Cục thống kê tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2000-2013, căn cứ Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2030 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ, căn cứ vào thực trạng phát triển du lịch cội nguồn của tỉnh trong thời gian qua, chúng tôi đã xây dựng được các phương trình dự báo một số chỉ tiêu chủ yếu liên quan đến phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ đến năm 2020, đó là:

Phương trình dự báo khách nội địa lưu trú = 45.610×t-114.060; Phương trình dự báo khách quốc tế lưu trú = 936,5+351,375×t;

Phương trình dự báo tổng thu từ khách du lịch cội nguồn = 35,3×t+175,02; Phương trình dự báo giá trị tăng thêm của du lịch cội nguồn=26,485×t-34,62. Từ đó, chúng tôi tính toán, dự báo một số chỉ tiêu về du lịch cội nguồn ở tỉnh

Phú Thọ. Kết quả dự báo này phù hợp với số liệu dự báo của tỉnh Phú Thọ. Cụ thể được thể hiện trong bảng 4.1.

Khách du lịch cội nguồn: Năm 2020 đón được 804.231 lượt khách, trong đó có 6.091 lượt khách quốc tế và 798.140 lượt khách nội địa; Lượng khách du lịch cội nguồn bình quân mỗi năm tăng 9,12%/năm.

Năm 2020, tổng thu từ khách du lịch cội nguồn đạt 881 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân đạt 5,68%/năm.

Giá trị tăng thêm của du lịch cội nguồn: Năm 2020, giá trị tăng thêm của du lịch cội nguồn đạt 495,08 tỷ đồng, chiếm 2,22% giá trị tăng thêm toàn tỉnh, tăng trung bình 8,31%/năm.

Diễn giải

ĐVT

Năm 2017

Năm 2020

1. Khách tham quan

triệu lượt

6,5

6,8

2. Khách lưu trú

lượt khách

666.347

804.231

- Khách quốc tế

lượt khách

5.037

6.091

- Khách nội địa

lượt khách

661.310

798.140

3. Tổng thu từ khách DLCN

tỷ đồng

775,12

881,00

4. GTTT của DLCN

tỷ đồng

415,625

495,08

5. Tỷ trọng GTTT của %

1,89

2,22

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.

Nghiên cứu phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ - 18

Bảng 4.1. Dự báo lượng khách, tổng thu từ khách và giá trị tăng thêm du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ đến năm 2020


DLCN/GTTT toàn tỉnh


- Một số chỉ tiêu về du lịch của ngành du lịch tỉnh Phú Thọ

Số lượng cơ sở lưu trú: Năm 2020 có tổng số 3.800 buồng lưu trú với khoảng 15% đạt tiêu chuẩn xếp hạng 3 sao trở lên.

Việc làm: Năm 2020 tạo việc làm cho khoảng 30,4 nghìn lao động du lịch (trong đó 7,6 nghìn lao động du lịch trực tiếp).

Sản phẩm du lịch: Phát triển sản phẩm du lịch cội nguồn xung quanh việc khai thác các di sản vật thể và phi vật thể gắn với thời đại Hùng Vương.

4.2. Một số giải pháp phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ

4.2.1. Giải pháp về chính sách phát triển du lịch cội nguồn

4.2.1.1. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển du lịch cội nguồn

Thể chế, cơ chế và chính sách tác động trực tiếp đên phát triển du lịch cội nguồn. Kinh nghiệm của Trung Quốc, Ma-lai-xi-a cho thấy, chiến lược ưu tiên phát

triển du lịch cội nguồn là phải thông qua một hệ thống cơ chế, chính sách đồng bộ thì sẽ huy động được mọi nguồn lực để thực hiện và thúc đẩy du lịch cội nguồn phát triển một cách vững chắc. Hiện nay, Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương đã ban hành nhiều văn bản,cơ chế chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển của du lịch nói chung. Tuy nhiên, để có thể thúc đẩy hoạt động du lịch cội nguồn phát triển thì phải có những cơ chế chính sách riêng. Vì vậy, theo chúng tôi cần sớm hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách phát triển du lịch cội nguồn ở Phú Thọ. Chúng tôi xây dựng và đề xuất UBND tỉnh Phú Thọ ban hành và hoàn thiện các nhóm chính sách như trong bảng 4.2.

Bảng 4.2. Đề xuất ban hành và hoàn thiện một số chính sách liên quan

đến phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ

Nhóm chính sách Nội dung chính

Hoàn thiện chính sách phát triển du lịch cội nguồn


Hoàn thiện chính sách kinh doanh du lịch cội nguồn

Xây dựng chính sách hỗ trợ hoạt động nghiên cứu thị trường du lịch cội nguồn

Xây dựng chính sách khuyến khích địa phương tham gia hoạt động phát triển du lịch cội nguồn

Quy hoạch chi tiết khu, điểm, tuyến du lịch cội nguồn; quy định các hoạt động kinh doanh tại khu, điểm du lịch cội nguồn,…

Tổ chức các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch cội nguồn

Xây dựng định mức kinh phí hỗ trợ, cơ chế hỗ trợ cho hoạt động nghiên cứu thị trường khách du lịch cội nguồn.

Xây dựng nội dung hoạt động và hướng dẫn địa phương tham gia các hoạt động phát triển tài nguyên du lịch cội nguồn, phát triển làng nghề và các hoạt động du lịch cội nguồn.

Hoàn thiện chính sách đầu tư Xây dựng định mức ưu đãi đầu tư cụ thể đối

với các dự án phát triển du lịch cội nguồn



Ngoài ra, cần xã hội hóa đối với việc tạo dựng hình ảnh du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ. Đồng thời, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh du lịch cội nguồn dưới các hình thức kết hợp công tư, hình thành công ty du lịch dựa trên sở hữu kết hợp giữa nhà nước với tư nhân.

Khuyến khích thực hiện xã hội hóa đầu tư, bảo vệ, tôn tạo di tích phục vụ

phát triển du lịch cội nguồn trên địa bàn tỉnh. Hoàn thiện quy định về đào tạo và chế độ đãi ngộ đối với lao động du lịch cội nguồn.

Khuyến khích các địa phương trong tỉnh liên kết phát triển sản phẩm du lịch cội nguồn, kết nối tuyến du lịch cội nguồn, xây dựng thương hiệu du lịch cội nguồn. Xây dựng và phát huy các cơ chế phối hợp liên ngành, các ngành giao thông,

nông nghiệp, dịch vụ,... tạo thuận lợi cho phát triển du lịch cội nguồn trong việc khai thác tài nguyên du lịch cội nguồn và lồng ghép các chương trình dự án.

4.1.1.2. Chính sách đầu tư cho phát triển du lịch cội nguồn

Tạo cơ chế thuận lợi, áp dụng thông thoáng cho các dự án đầu tư vào cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch cho các khu du lịch cội nguồn quốc gia thông qua mô hình BT, BOT; khai thác triệt để tiềm năng, lợi thế về vị trí địa thế, đặc điểm tài nguyên du lịch cội nguồn gắn với các dự án đầu tư phát triển du lịch. Huy động triệt để nguồn lực tài chính trong nhân dân, của các tổ chức trong và ngoài nước để đảm bảo đủ 90% nhu cầu vốn đầu tư từ khu vực tư nhân cho phát triển du lịch cội nguồn.

Xây dựng chính sách ưu đãi đầu tư đặc biệt đối với khu du lịch cội nguồn được xác định là khu du lịch quốc gia, có tiềm năng to lớn để phát triển du lịch cội nguồn như khu du lịch Đền Hùng; ưu đãi đầu tư vào địa bàn nông thôn có tiềm năng phát triển mạnh, đặc biệt đầu tư vào khai thác văn hóa bản địa phục vụ cho phát triển du lịch cội nguồn.

Đẩy mạnh xúc tiến, thu hút và có cơ chế, chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Thu hút nguồn vốn đầu tư từ cộng đồng người Việt ở nước ngoài. Coi đây không chỉ là kênh huy động nguồn vốn đầu tư nhưng cũng là kênh tiếp thu chuyển giao công nghệ và kỹ thuật tiên tiến và vừa là thị trường gửi khách du lịch cội nguồn. Thực hiện giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài với sự tiếp thu tốt về quy trình quản lý, gia tăng thị phần sẽ là con đường hiệu quả và phát triển với quy mô, tầm cỡ vượt lên hẳn so với tiềm lực có sẵn.

Như vậy, tỉnh Phú Thọ cần tập trung huy động các nguồn vốn thực hiện mục tiêu phát triển du lịch cội nguồn với nhiều hình thức huy động khác nhau trên quan điểm huy động từ nguồn nội lực là chủ yếu sử dụng nguồn vốn ngân sách hợp lý để kích thích các nguồn vốn khác, thực hiện xã hội hóa, huy động nguồn vốn trong khu

dân cư, lồng ghép nguồn vốn từ dự án của các ngành liên quan,... Nhu cầu đầu tư phát triển du lịch Phú Thọ đến năm 2020 là 5.825 tỷ đồng. Cơ cấu vốn dự kiến là: Vốn ngân sách nhà nước khoảng 582,5 tỷ đồng, chiếm khoảng 10%, tập trung đầu tư, hỗ trợ đầu tư cho hạ tầng khung khu du lịch, xúc tiến quảng bá, phát triển nguồn nhân lực,... Khu vực tư nhân cần khoảng 5.250 tỷ đồng (chiếm 90%), tập trung đầu tư cho phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, phát triển sản phẩm xúc tiến quảng bá, phát triển thương hiệu,... Đây là nguồn vốn chủ yếu để phát triển ngành, do đó cần phát huy vai trò chủ động của khu vực tư nhân và nguồn lực xã hội hóa.

Trên cơ sở mục tiêu và quan điểm đầu tư phát triển du lịch đã đề ra, để tránh đầu tư dàn trải nhằm tăng cường hiệu quả công tác đầu tư phát triển du lịch, ngành du lịch Phú Thọ từ nay đến năm 2020 định hướng tập trung đầu tư vào một số lĩnh vực then chốt như phát triển hệ thống hạ tầng du lịch, phát triển sản phẩm du lịch, phát triển nguồn nhân lực, xúc tiến quảng bá, phát triển tài nguyên du lịch. Tất cả những định hướng đầu tư này sẽ hỗ trợ và tạo điều kiện cho du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ phát triển.

Tập trung nguồn vốn đầu tư phát triển thành phố Việt Trì thành thành phố lễ hội, trung tâm điều hành du lịch của toàn tỉnh, điểm du lịch cội nguồn, tham quan, nghiên cứu. Những khu vực cụ thể gồm: Khu di tích lịch sử Đền Hùng; Khu du lịch Văn Lang; Khu du lịch Bạch Hạc – Bến Gót.

4.2.2. Bảo tồn và phát huy giá trị của tài nguyên du lịch cội nguồn

Bảo tồn và khai thác luôn là hai mặt của một vấn đề, nếu chỉ bảo tồn mà không chú ý tới khai thác sẽ gây lãng phí tài nguyên, hạn chế việc phát huy giá trị; nếu chỉ khai thác mà không bảo tồn thì còn nguy hiểm hơn nữa, điều đó sẽ gây hủy hoại di tích, hủy hoại môi trường và những hậu quả to lớn khác cho toàn xã hội. Vì vậy, cần phải phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò của nhân dân trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích. Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực cho bảo tồn và phát huy giá trị di tích, bao gồm đội ngũ quản lý, đội ngũ nghiên cứu về di tích, các kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng, kỹ thuật viên, thợ nghề, nghệ nhân, những người làm công tác bảo vệ di tích ở cơ sở... Do đó, tỉnh Phú Thọ cần giải quyết thỏa đáng mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển, với quan điểm di sản, di tích là cái đang có, cái

không thể thay thế, nên vì sự phát triển bền vững, vì lợi ích cộng đồng, lợi ích của các thế hệ hôm nay và mai sau thì cái mới, cái xây dựng sau cần phải hết sức tôn trọng di sản gốc.

4.2.2.1. Bảo tồn tài nguyên du lịch cội nguồn

Công tác bảo tồn di tích chỉ đạt được hiệu quả cao khi tuân thủ các nguyên tắc khoa học sau:

Thứ nhất, có thái độ trân trọng đối với các yếu tố nguyên gốc và các bộ phận của di tích được bổ sung sau này nhưng có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học và thẩm mỹ (Đền Quốc tổ Lạc Long Quân).

Thứ hai, trước khi tiến hành tu bổ cần phải triển khai việc nghiên cứu liên ngành để có sự hiểu biết cặn kẽ di tích về các mặt: Giá trị, tình trạng bảo quản, hoàn cảnh lịch sử và đặc thù văn hóa ở từng địa phương. Đồng thời, các giải pháp tu bổ cần được trao đổi rộng rãi, lấy ý kiến của các nhà nghiên cứu ở các ngành khoa học có liên quan để có thể lựa chọn được giải pháp tối ưu nhất.

Thứ ba, chỉ tiến hành tu bổ, phục hồi di tích khi có cơ sở cứ liệu khoa học chính xác. Do đó, phải luôn cố gắng đến mức tối đa sử dụng vật liệu và công nghệ truyền thống vào việc tu bổ, phục hồi di tích.

Thứ tư, theo đuổi mục tiêu cơ bản nhất là gia cố để tăng cường độ bền vững của di tích, đảm bảo các điều kiện cần thiết để di tích có thể tồn tại lâu dài ở dạng nguyên gốc (hình dáng, màu sắc, đường nét trang trí mỹ thuật đến vật liệu xây dựng,...).

Thứ năm, quá trình tu bổ, tôn tạo di tích phải được triển khai dưới sự giám sát thường xuyên và nghiêm ngặt của tư vấn giám sát và cộng đồng cư dân nơi có di tích.

Tóm lại, công tác quản lý việc xây dựng và thi công các dự án tu bổ, tôn tạo di tích là mặt hoạt động có tính chất chuyên ngành, có nhiều đặc điểm khác biệt so với việc quản lý các dự án xây dựng các công trình mới. Do đó, tất yếu phải có cơ chế quản lý mang tính chuyên biệt trên cơ sở tuân thủ nghiêm túc các quy định của Luật di sản văn hóa và Luật Xây dựng.

Bảo tồn di sản, di tích lịch sử và lễ hội là nền tảng, là nguồn động lực cho sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước, là quyền lợi và trách nhiệm của mỗi người và của cả cộng đồng. Trong thời gian tới, để phát triển du lịch cội nguồn tỉnh Phú Thọ cần thực hiện một số nội dung như sau:

Đẩy mạnh phong trào xã hội hóa hoạt động bảo tồn. Di sản văn hóa, di tích lịch sử và lễ hội được đưa trở lại với cộng đồng bằng cách khơi dậy tình yêu, lòng tự hào đối với truyền thống của dân tộc trong mỗi người dân và toàn xã hội. Tăng cường công tác quản lý nhà nước, gắn trách nhiệm của các cấp chính quyền, đoàn thể và người dân với công tác bảo tồn; tăng cường tuyên truyền, giáo dục cho người dân nhằm nâng cao nhận thức về truyền thống văn hóa của dân tộc, để từ đó mỗi cá nhân đều có ý thức bảo vệ tài nguyên du lịch cội nguồn, đặc biệt là các di sản văn hóa Hát Xoan và Tín ngưỡng Thờ cúng Hùng Vương. Đồng thời, đưa di sản văn hóa phi vật thể này vào bảo quản trong các kho tư liệu, vào giảng dạy ở nhà trường, tổ chức sinh hoạt trong cộng đồng hay tại các bảo tàng và có chính sách, chế độ cho các nghệ nhân và những người có công sức gìn giữ, bảo tồn di sản văn hóa dân tộc.

Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị cho công tác nghiên cứu, bảo tồn các di sản văn hóa, di tích lịch sử văn hóa và lễ hội.

Đẩy mạnh hợp tác trong và ngoài nước về công tác bảo tồn di sản văn hóa, đặc biệt là Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là một nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Việt thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” và tinh thần đại đoàn kết dân tộc. Do đó, nghi lễ này, không chỉ diễn ra trong những ngày giỗ Tổ mà xuất hiện trong tất cả các lễ tế, lễ hội, thờ cúng. Theo chúng tôi, quan trọng nhất hiện nay là có sự thống nhất trong cả nước về “nghi lễ thờ cúng Hùng Vương” thể hiện tính gắn kết cộng đồng dân tộc. Và để tăng cường công tác bảo tồn di sản với phát triển du lịch cội nguồn, tới đây cần chương trình hành động cụ thể để qua đó giúp cho du khách hiểu hơn về nghi lễ tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, hiểu hơn về văn hóa và con người vùng đất Tổ.

Tập trung xây dựng Khu di tích lịch sử quốc gia Đền Hùng thành khu du lịch cội nguồn nổi tiếng với chiều sâu văn hóa, có tính chuyên nghiệp rõ rệt, có cơ sở hạ tầng tiện nghi và đầy đủ.

Nghiên cứu hoàn thiện nội dung, nghi thức, nghi lễ,... các lễ hội truyền thống nhằm nâng cao giá trị văn hóa đặc sắc vùng Đất Tổ phục vụ du lịch cội nguồn; đánh giá và xây dựng quy chế bảo vệ, khai thác tài nguyên tại các khu, điểm du lịch cội

nguồn, đảm bảo phát triển du lịch cội nguồn trên địa bàn tỉnh một cách bền vững.

Bảo tồn di sản, di tích lịch sử và lễ hội để khai thác phục vụ phát triển du lịch cội nguồn phải được coi là một trong những quan điểm phát triển du lịch, chính sách du lịch hiệu quả của tỉnh. Đồng thời, phải có tiêu chí cụ thể bắt buộc đối với một Hướng dẫn viên du lịch tại các khu, điểm du lịch cội nguồn, đặc biệt là Khu du lịch Đền Hùng. Những hướng dẫn viên được hành nghề ở đây phải đáp ứng điều kiện trình độ đặc thù gắn với lịch sử nguồn gốc của dân tộc.

4.2.2.2. Phát huy giá trị của tài nguyên du lịch cội nguồn

Tỉnh Phú Thọ có nhiều tiềm năng để khai thác phát triển loại hình du lịch cội nguồn. Việc triển khai các hoạt động nhằm phát huy giá trị tài nguyên du lịch cội nguồn sao cho hiệu quả và bền vững là câu hỏi đặt ra cho không chỉ cho ngành du lịch của tỉnh mà còn là câu hỏi cho nhiều ban ngành khác có liên quan. Để góp phần giải quyết vấn đề này, chúng tôi đề xuất một số hoạt động bảo tồn và phát triển tiềm năng du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ, nội dung cụ thể được trình bày trong bảng 4.3.

Bảng 4.3. Đề xuất hoạt động bảo tồn và phát triển tiềm năng du lịch cội nguồn

ở tỉnh Phú Thọ

Hoạt động Đơn vị thực hiện chính

1. Thành lập Tiểu ban phát triển du lịch cội nguồn. Thành lập Trung tâm Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Hát Xoan gắn với Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.

2. Hàng năm tổ chức Diễn đàn “Du lịch cội nguồn” cho các bên liên quan gồm cộng đồng, cơ sở kinh doanh du lịch, chính quyền địa phương, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch.

3. Xây dựng hướng dẫn để hỗ trợ việc thành lập các hoạt động thương mại tại khác khu du lịch cội nguồn

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch


Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch


Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Công thương; Sở Kế hoạch – Đầu tư


Tiểu ban phát triển du lịch cội nguồn (gồm đại diện các chính quyền địa phương, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cán bộ khu du lịch cội nguồn) để thực hiện các khuyến nghị về phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/04/2023