Giày giôn anh diện ô tây anh cầm
(Đi hát mất ô)
Sự khác biệt với những công thức thời gian và không gian truyền thống giữa ca dao và thơ Tú Xương chính là, ở ca dao, không gian thời gian thường kéo theo sự biểu cảm và thể hiện tâm trạng nhân vật, còn thơ Tú Xương, đó là khoảnh khắc để bộc lộ cảm hứng của nhân vật. Sự xuất hiện của cái tôi thị dân nhà thơ trong những vần thơ lục bát đã tạo nên nét khu biệt giữa những vần thơ lục bát của Tú Xương và của ca dao truyền thống. Không phá vỡ hoàn toàn kiểu hình câu thơ lục bát truyền thống, nhưng Tú Xương đã có nhiều bứt phá ra khỏi kiểu bộc lộ cảm hứng cũng như kiểu thể hiện con người trong không gian và thời gian nghệ thuật của ca dao để sáng tạo nên một kiểu hình bài thơ lục bát mới mẻ so với kiểu hình bài thơ lục bát trong ca dao truyền thống. Với sáng tạo về kiểu hình bài thơ này Tú Xương đã góp đáng kể vào sự phát triển của dòng thơ ca trữ tình Việt Nam.
2.2.5.3. Thể hát nói
Có nhận định rằng: qua thể thơ hát nói, chúng ta mới thấy được chân tướng của con người nho sĩ không bị ràng buộc vào nghi lễ máy móc của chế độ hay của một ý thức hệ. Không giống như các nhà nho tài tử Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Dương Khuê..., hay nhà nho ẩn dật Nguyễn Khuyến, cảm xúc trong các bài hát nói của Tú Xương có phần phóng túng theo kiểu thị dân, chứ không tập trung trong chữ chí, tình, nhàn… giống như thơ truyền thống. Và Tú Xương cũng tạo ra được một giọng điệu rất riêng trong thể hát nói, một giọng điệu vừa sâu lắng vừa hài hước ngất ngưởng theo kiểu nói thị dân.
Đoàn Hồng Nguyên thống kê số lượng các bài hát nói của Tú Xương là 9 bài (Tết dán câu đối, Chú Mán, Đánh tổ tôm, Hỏng thi, Ngẫu chiếm, Bần nhi lạc, Đĩ rạc đi tu, GIễu bạn, Cảnh tết ở nhà cô đầu). Đây là một con số không nhiều so với kho tàng thơ của ông. Tuy nhiên, hát nói lại có nhiều đột phá về sự cách tân thể loại nhất.
Có thể bạn quan tâm!
- Yếu tố phi truyền thống trong thơ Trần Tế Xương - 7
- Yếu tố phi truyền thống trong thơ Trần Tế Xương - 8
- Yếu tố phi truyền thống trong thơ Trần Tế Xương - 9
- Con Đường Từ Nguyễn Khuyến Đến Tú Xương Và Sự Khác Biệt Giữa Nhà Nho Nông Thôn Và Nhà Nho Thành Thị.
- Yếu tố phi truyền thống trong thơ Trần Tế Xương - 12
- Yếu tố phi truyền thống trong thơ Trần Tế Xương - 13
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
Tuy khá phóng túng nhưng hát nói vẫn là một thể loại cách luật với những nguyên tắc mang tính quy phạm về các mặt kết cấu, gieo vần, câu chữ và diễn ý. Hát nói của Tú Xương có gần một nửa là đủ khổ, 4 bài dôi khổ và một bài thiếu khổ, đặc biệt hoàn toàn vắng bóng phần mưỡu. Những câu mưỡu thường mang ý nghĩa khái quát toàn bài như một lời đề dẫn và kết luận. Ta vẫn thường thấy phần mưỡu trong các bài hát nói của Nguyễn Công Trứ và Cao Bá Quát, nhưng không hề có trong thể hát nói của Tú Xương. Phần mưỡu như là một lời nói chí, khái quát tư tưởng của cả bài, lược bỏ phần này, bài hát nói sẽ trở nên đẹp hơn với ý nghĩa được người đọc từ từ khơi mở, chứ không đọc được nhờ phần lộ ra của mưỡu.
Ngoài việc lược bỏ phần mưỡu trong thể hát nói, Tú Xương còn phá cách trong cách gieo vần, và phá vỡ kết cấu khai, thừa, chuyển, hợp, và không còn hình thức tập cổ và đối ngẫu vốn quen thuộc trong thơ hát nói. Riêng với việc không sử dụng điển cố, Tú Xương đã giản dị hoá một thể loại văn chương quý tộc, biến nó trở thành một thứ văn chơi bình dân. Tú Xương đã tạo nên một kiểu hình đầy “lạ hoá” với quy phạm thể cách thơ hát nói.
Như vậy, sự phá thể trong hát nói của Tú Xương làm nên đặc điểm của thể hát nói thế kỉ XIX, một thể loại phổ biến trong sinh hoạt văn hoá thị dân. Thể hát nói cũng tạo nên một không khí mới lạ trong văn học, mà ở đó dấu ấn cá nhân được bộc lộ đậm nét hơn cả. Với bài hát nói không có mưỡu, không điển cố, phá cách trong gieo vần, phá vỡ cấu trúc, đưa vào đề tài và đối tượng sinh hoạt thị dân, Tú Xương đã góp phần làm mới một thể loại rất được ưa chuộng trong giai đoạn này.
Chương 3: PHONG CÁCH THƠ PHI TRUYỀN THỐNG TRẦN TẾ XƯƠNG TRONG TƯƠNG QUAN VỚI VĂN HỌC NHO GIA TRUYỀN THỐNG
3.1. Trong tương quan với văn học nhà nho truyền thống
Xã hội Việt Nam thời trung đại là xã hội phong kiến nho giáo. Xã hội phong kiến nho giáo xây dựng tổ chức cuộc sống trên nguyên tắc của chữ “lễ”. Lễ được ghi chép trong Kinh Lễ, đó là những khuôn phép ứng xử của con người, tưng ứng với từng vị trí và vai trò của họ trong những mối quan hệ nhất định (vua ra vua, bề tôi ra bề bề tôi; cha ra cha, con ra con; chồng ra chồng, vợ ra vợ; anh em cho ra anh em; bầu bạn cho ra bầu bạn; thầy ra thầy, trò ra trò…).
Lễ đòi hỏi sự tôn kính, cẩn trọng, hài hoà, đúng mực. Biết giữ lễ tức là không thái quá, không cực đoan; cũng không khúm núm, không run sợ… Bởi: “Cung kính quá lễ thành ra lao nhọc thân hình; cẩn thận quá lễ thành ra nhát gan; dũng cảm quá lễ thành ra loạn nghịch; ngay thẳng quá lễ thành ra gắt gỏng…” (Sách Luận ngữ).
Lễ đòi hỏi sự tương tác đa chiều, ít nhất là hai chiều cơ bản trong các mối quan hệ cụ thể, chẳng hạn như yêu cầu: làm vua phải sáng, làm tôi phải trung; làm cha mẹ phải thương con, làm con phải hiếu kính cha mẹ; làm chồng phải yêu quý vợ, làm vợ phải phục tùng chồng; làm thầy phải nêu gương, làm trò phải kính phục; làm quan thì phải thương dân như con; và nói chung, làm người phải thuận theo mệnh trời, kính sợ quỷ thần…
Lễ, hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm cả phép cư xử giữa con người với con người và giữa con người với quỷ thần, trời đất. Như thế, lễ là văn hoá ứng xử của con người, cả trong môi trường xã hội lẫn môi trường tự nhiên (khi một bộ phận của tự nhiên đã được thần thánh hoá, trở thành các thế lực siêu tự nhiên, trước hết là Trời và Đất).
Nói tóm lại, chữ “lễ” của Nho giáo nằm trong chỉnh thể thống nhất hữu cơ “ngũ thường” (nhân, nghĩa, lễ, trí, tín). “Lễ” vừa là một phạm trù đạo đức vừa là một phạm trù pháp luật, kẻ vi phạm lễ không những bị dư luận xã hội lên án mà còn có thể bị
quan xử phạt. Hay nói cách khác, hành xử theo lễ tức là phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật phong kiến Á Đông.
Đời sống được quy phạm hoá với lắm nghi lễ thì văn chương cũng mang những điển phạm được coi là mẫu mực để nhiều ngòi bút hướng đến. Quy phạm là một đặc trưng của văn học trung đại Việt Nam. Qua cơ sở văn hoá xã hội như vừa nêu trên thì tính quy phạm quả là “một đặc điểm bao trùm của văn học Việt Nam thời trung đại” [53;tr.227-270]. Một mệnh đề gắn liền với văn học trung đại là “Văn dĩ tải đạo”. Mệnh đề này phần nào cho thấy nội dung hướng tới chủ yếu và những đặc trưng có tính lịch sử của quan niệm văn học truyền thống. PGS. Trần Nho Thìn cho rằng, văn có chức năng tải đạo, tức là thể hiện được phương thức ứng xử của con người trong xã hội. Vì thế mà cái tôi của nhà nho cũng thường được đặt vào các mối quan hệ luân thường. Nhưng do quan niệm về nhân cách cao quí, có nguồn gốc vũ trụ nên nhà nho dành nhiều trang cho việc thể hiện cái tôi trong mối quan hệ chính trị - xã hội. Với tinh thần tự nhiệm cao trước nhân dân, với lòng trung thành với vua chúa, nhà nho thường tha thiết muốn bộc lộ tài năng của mình trong hoạt động xã hội để “trí quân trạch dân”, để “phò nguy cứu khổ”, nói tóm lại là tha thiết được hành đạo. Hành đạo, trung quân, ái quốc, ái dân là những đề tài phổ biến của thơ ca nhà nho.
Mặt khác nhà nho tự ý thức về bản thân như là một nhân cách đặc biệt có nguồn gốc vũ trụ nên trong cả hai mối quan hệ nói trên, anh ta giữ một vị trí độc lập đáng kể. Anh ta không những không chịu hòa mình vào quần chúng mà còn giữ vị trí độc lập với vua chúa, triều đại phong kiến. Tính chất độc lập này thể hiện đặc biệt rõ rệt trong việc thơ ca nhà nho diễn tả cái tôi giữa bối cảnh thiên nhiên, trong mối tương quan với trời đất, vũ trụ. Những cặp động từ ngưỡng (ngửa mặt trông trời) và phủ (cúi xuống nhìn đất), nhan nhản trong thơ ca nhà cho thấy ý chí âm thầm mà quyết liệt của nhà nho cạnh tranh với độc quyền của thiên tử trong việc giao tiếp với trời đất, vũ trụ. Vì có vị thế độc lập với vua chúa và triều đình nhà nho tham chính khi nước có đạo và rút
lui khi nước vô đạo, đạo quyết định hành xư chính trị. Cũng vì có vị thế độc lập này mà trong tâm hồn nhà nho luôn có cuộc giằng xé giữa hành và tàng, xuất và xử.
Văn chương nhà nho viết về bản thân là viết đạo sống, phương thức sống, phương thức làm người mà anh ta chủ trương. Phương thức đó rõ ràng chỉ có thể bộc lộ trong cặp quan hệ đối xứng nhất định: nhà thơ và dân, nhà thơ và triều đại phong kiến, nhà thơ và thiên nhiên.
Cảm quan của các nhà nho truyền thống luôn luôn hướng tới sự hài hòa giữa con người và vũ trụ. Trong không gian và thời gian, con người là tiểu vũ trụ. Với hoàn cảnh lịch sử cụ thể, con người xã hội được thể hiện trong thơ ca là những con người cộng đồng phi ngã hóa. Trải qua biến thiên của lịch sử, kiểu hình con người nhà nho phong kiến đã phân hóa thành các kiểu hình: nhà nho hành đạo, nhà nho ẩn dật, nhà nho tài tử. Dù là con người vũ trụ hay con người xã hội thì con người nhà nho trong thơ ca trung đại cũng đều được thể hiện trong cùng một cảm hứng là phi ngã hóa trong nhãn quan nho giáo với bút pháp đầy cách điệu hóa và quy phạm hóa.
Người trung đại làm thơ là để “ngôn chí”, “thuật hoài” để “tải đạo”, do vậy, văn chương trung đại mang đậm tính cao nhã. Thơ ngôn chí và tư tưởng sùng cổ làm nên tính chất phi ngã hoá của văn chương trung đại:
Học theo ngòi bút chí công
Trong thơ cho ngụ tấm lòng Xuân Thu
(Nguyễn Đình Chiểu)
Điều này đã làm mờ đi sự tồn tại của cái ngã, của cá nhân. Nói văn chương trung đại phi ngã hoá là nói cơ sở quan niệm chung về văn chương của người trung đại: sự độc đáo cá nhân không được đề cao, đời sống nội tâm con người không được chú ý khám phá. Để chuyển tải những yếu tố cao nhã, phi ngã hoá, văn chương trung đại có cả một hệ thống đề tài với các thi liệu quy phạm hoá thành một số khuôn phép xoay quanh nhiều thi đề: cảm, hứng, vịnh, ngâm….mang đậm chất thù phụng.
Còn về hình thức, tính cao nhã trong văn chương trung đại thể hiện ở sự hàm súc, đăng đối, và tuân thủ nghiêm ngặt trong các thể loại được coi là đỉnh cao của mẫu mực. Các bút pháp ước lệ, tượng trưng, dụng điển cố, điển tích được phát huy tối đa nhằm đạt đến độ cách điệu của tả cảnh, tả tình. Con người và thiên nhiên là “nhất thể” nên thiên nhiên là nơi trú ngụ và kí thác tâm sự hiệu quả nhất của nhà thơ.
Như vậy, do những quan niệm về thiên nhiên, vũ trụ: “thiên nhiên nhất thể”, thời gian tuần hoàn… khiến cho văn chương mang đậm tính chất phi ngã, giáo hoá, sùng cổ. Những tính chất này tất yếu dẫn văn chương được đặt trong tính quy phạm cả về nội dung lẫn hình thức.
Tuy nhiên, trong suốt chiều dài văn học, có không ít nhà thơ nhà văn bứt ra khỏi khuôn khổ của quy phạm dù ít dù nhiều: Phạm Thái, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Tú Xương.
Tú Xương không chỉ nổi tiếng về những bài thơ châm biếm, đả kích những hiện tượng xấu xa trong xã hội mà Tú Xương còn có những bài viết về chính bản thân mình. Ở đây cái tôi của nhà thơ được thể hiện rất rõ. Hầu như nhà thơ nhà nho nào cũng có một vài bài để tự trào, tự thuật. Trong nụ cười mang tính chất tự tiếu và tiếu ngã ấy, các nhà Nho đã đem bản thân ra làm đối tượng để cười: cười bản thân để tự răn mình nhằm tránh vấy bẩn những điều ô trọc như cách tự trào của Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến…nhưng cũng có khi tự cười là để tỏ thái độ phản kháng thực tại như trường hợp Phạm Thái. Tuy nhiên do tính chất giáo hoá và quy phạm phi ngã hoá của văn chương nhà nho nên hình thức tự trào trong thơ trào phúng của nhà nho không phát triển thành dòng thơ tự trào mà chỉ dừng lại ở mức độ như là một kiểu “ngôn chí” của các nhà nho. Đây là một kiểu ngôn chí có phần phóng túng trong vòng cương toả của lí tưởng nhà nho. Nhưng với Tú Xương những quy phạm mang tính chất cao nhã, sự cách điệu hoá của văn chương nhà nho trong hướng phi ngã hoá được thay thế bằng một giọng điệu tự trào, tự vịnh đầy bản ngã. Tú Xương đã trở thành bậc thầy và là người khai sáng ra dòng thơ trào phúng trong bộ phận văn học viết nói chung và của văn
chương nhà nho nói riêng qua kiểu tự trào này. Tìm hiểu những đặc trưng về giá trị nội dung và nghệ thuật trong kiểu thơ tự trào của Tú Xương là một trong những yếu tố mang tính bất quy phạm của thơ Tú Xương so với thơ của các tác giả khác.
Bức chân dung tự hoạ của ông được dựng lên bằng lối “hí hoạ” và ông đã đóng góp cho thơ ca trào phúng một hình tượng tự trào độc đáo.
Râu rậm như chổi Đầu to tày giành
(Phú thầy đồ dạy học )
Bằng những nét chấm phá ngộ ngĩnh gây cười, Trần Tế Xương khi thì hóm hỉnh, khi lại hiện ra với những: đầu to, rậm râu, mắt thao láo, mặt thời xanh; có lúc trông ngẩn ngơ, đần độn, có khi lại lên mặt vểnh râu…
Chẳng phải quan chẳng phải dân Ngơ ngơ ngẩn ngẩn hoá ra đần
(Tự trào)
Những thói hư tật xấu của mình, nhà thơ đã phơi bày hết mà không cần che đậy. Ông không hề có ý định che giấu những hành vi của mình như nhiều kẻ khác. Đó là những hành vi trái đạo đức, trái lại ông còn tự đắc lên mặt khoe cái xấu:
Vị Xuyên có Tú Xương Dở dở lại ương ương Cao lâu thường ăn quỵt Thổ đĩ lại chơi lường
(Tự Vịnh)
Ông đã tung hê, phơi bày hết cái xấu của mình để đối lập với lũ “phường nhơ” mặt người bụng cáo. Ông ngông nghênh tự hào và tự coi mình là bậc thánh về các món ăn chơi rồi còn đem rặt những món ấy dạy đời.
Bởi vì không phù hợp với guồng quay của xã hội nên nhà thơ tìm mọi cách đối lập mình với xã hội. Ông đối lập với xã hội ngông ngạo, đối lập bằng cách tự bôi nhọ, nói xấu bản thân:
Hỏi ra quan ấy ăn lương vợ
Đem chuyện trăm năm giở lại bàn
(Quan tại gia)
Thật ra nhà thơ không phải là một kẻ dốt nát như ông tự bôi nhọ vì thời thế làm cho ông bất đắc chí. Mỗi lần thi hỏng là một lần nhà thơ trượt dốc. Để rồi tự chửi mình, tự thoá mạ mình, đồng thời thoá mạ xã hội. Nhà thơ mỉa mai cảnh nhốn nháo nơi trường thi, mỉa mai những kẻ hỏng thi trong đó có mình. Qua những vần thơ tự trào, bằng cách tự chế giễu, bôi nhọ những cái xấu xa hèn kém hay có những khi tỏ ra ngông nghênh trước cuộc đời. Ông tự hạ mình xuống nhưng không phải là để tự đề cao. Bằng cách ấy, Tú Xương đã tạo ra một tiếng cười của riêng mình, một người tự trào “phi ngôn chí”.
Tác giả còn chế giễu cái dốt nát, nhếch nhác, thảm hại của nhà nho, chế giễu tính chất ăn bám của một đức ông chồng trong chế độ gia trưởng phong kiến, chế giễu sự hèn kém của một kẻ sĩ trong tư cách công dân của một đất nước nô lệ. Nói chung, bằng kiểu tự trào của mình, Tú Xương đã chế giễu, phê phán tính chất hủ hậu của kẻ sĩ phong kiến và phủ nhận cả những khuôn phép lỗi thời của xã hội phong kiến.
Hình ảnh nhân vật Tú Xương trong thơ văn Tú Xương có thể coi như đã trở thành một hình ảnh nhân vật điển hình của văn học. Một hình ảnh con người đặc biệt thời đại Tú Xương.
Trong những vần thơ tự trào của Tú Xương tác giả đã dùng các chất liệu ngôn ngữ lấy từ cuộc sống bình dị, trần trụi. Tác giả cũng đưa cả một kho từ vựng trào phúng độc đáo, đa dạng, có sức biểu cảm cao, sắc nhọn mà hóm hỉnh. Ngôn ngữ đời thường tràn vào thơ ông một cách tự nhiên, giữ nguyên vẻ sống sít của nó. Chính vì