Con Đường Từ Nguyễn Khuyến Đến Tú Xương Và Sự Khác Biệt Giữa Nhà Nho Nông Thôn Và Nhà Nho Thành Thị.



vậy mà sức mạnh nghệ thuật trong thơ trào phúng nói chung và thơ tự trào nói riêng của Trần Tế Xương chính là sức mạnh của ngôn từ.

Như vậy, Tú Xương đang xa dần với những quy phạm của văn chương nhà nho, được thể hiện khá đậm nét qua việc nhìn người và thế giới trong cảm thức nhà nho thị dân- một kiểu hình nhà nho rất mới.

3.2. Con đường từ Nguyễn Khuyến đến Tú Xương và sự khác biệt giữa nhà nho nông thôn và nhà nho thành thị.

Nguyễn Khuyến sinh trước Tú Xương 35 năm nhưng lại mất sau 3 năm. Như vậy, Tú Xương là nhà nho kế cận và cùng thời với Nguyễn Khuyến. Nhưng có một điểm khác biệt cơ bản giữa hai người này là thành phần xuất thân và hoàn cảnh sống. Con đường hoạn lộ của Nguyễn Khuyến khá suôn sẻ cho đến tận lúc ông cáo quan về quê trong thế dùng dằng. Ông kí thác tâm sự vào cảnh vật thiên nhiên, vào rượu, tìm sự cân bằng ở tình làng xóm, gia đình, bằng hữu... Còn với Tú Xương, ông sinh ra trong một gia đình nhà nho thị dân, sống và hoạt động chủ yếu ở thành Nam, trước khi là một nho sinh, ông là một thị dân. Do vậy, những cảm nhận về con người và cuộc sống của Tú Xương cũng như tính cách của Tú Xương đều bị chi phối bởi cảm thức của một thị dân.

Nguyễn Khuyến (1835- 1909), quê ở làng Yên Đổ, tỉnh Hà Nam. Thuở nhỏ thông minh chăm học. Năm 1864 thi Hương đỗ giải nguyên, năm 1871 đỗ đầu Hội nguyên và Đình nguyên, nên mọi người thường gọi là Tam nguyên Yên Đổ. Sau khi thi đỗ, Nguyễn Khuyến ra làm quan giữ một số trọng trách quan trọng trong triều đình. Một thời gian sau khi thực dân Pháp xâm lược nước ta ông đã cáo quan về quê với lí do đau mắt vào tuổi 49.

Nguyễn Khuyến là nhà thơ lớn của dân tộc. Ông là một nho sĩ thành công trên con đường học vấn và hoạn lộ. Ông đạt đến đỉnh cao vinh quang của danh vọng trong lúc xã hội Việt Nam bước vào giai đoạn đầy đau thương.



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Có thể thấy, Nguyễn Khuyến là một nho sĩ được đào tạo theo khuôn mẫu đạo đức nho giáo. Với ông, nam nhi phải có nghĩa vụ học hành đỗ đạt làm quan để thờ vua giúp nước, thực hiện nghĩa vụ “trí quân trạch dân”. Nếu vận nước bình yên, Nguyễn Khuyến chắc chắn sẽ trở thành vị quan thanh liêm, mẫu mực. Nhưng thời Nguyễn Khuyến, thực dân Pháp xâm chiếm nước ta, triều đình bạc nhược lần lượt dâng nước ta cho giặc. Trong bối cảnh đó, nếu Nguyễn Khuyến tiếp tục làm quan chẳng khác nào tiếp tay cho giặc, đó là điều mà các nhà nho chân chính, có nhân cách không thể chấp nhận. Còn theo chân các chí sĩ yêu nước trong phong trào Cần Vương để đối mặt với kẻ thù dân tộc, sẵn sàng hy sinh vì nước vì dân thì ông chưa có đủ dũng khí và bản lĩnh. Nguyễn Khuyến lúng túng trong thái độ ứng xử. Cuối cùng ông quyết định từ quan về quê để giữ mình trong sạch theo cách xử thế của nho sĩ phong kiến.

Chế độ phong kiến đã trở thành gánh nặng của lịch sử, không đủ khả năng đưa dân tộc thoát khỏi thảm họa ngoại xâm và nô dịch. Nguyễn Khuyến không đủ dũng khí như các chí sĩ trong phong trào Cần Vương. Ông đã cáo quan về nhà để giữ tiết trong sạch. Là người có học, có nhân cách lớn, ông không khỏi u hoài, day dứt trước hiện thực đau lòng của đất nước. Bởi vậy ông đã viết trong Di chúc:

Yếu tố phi truyền thống trong thơ Trần Tế Xương - 11

Ơn vua chua chút đền công

Cúi trông hổ đất, ngửa trông thẹn trời.

Nguyễn Khuyến tìm niềm vui trong cuộc sống làng mạc, với những người nông dân… Thiên nhiên làng quê Bắc bộ đi vào thơ ông tự nhiên và rất đặc trưng. Tuy rằng ở thơ Nguyễn Khuyến vẫn còn tồn tại một mảng thơ trào phúng rất uyên thâm và đúng chất đả kích của một người thông minh và dí dỏm, song mảng thơ về đề tài nông thôn bao gồm những bài thơ trữ tình, vịnh cảnh, tả người vẫn mang những vẻ đẹp riêng, đầy tinh tế.

Phần lớn cuộc đời của Nguyễn Khuyến là ở nông thôn. Quê ông là một miền đồng chiêm nghèo trũng nước. Nguyễn Khuyến sống ở quê và quan hệ thân tình với mọi người. Ông làm thơ tặng bạn bè, tặng anh vợ, tặng ông hàng thịt,... làm câu đối



viếng người làng, viếng người thợ rèn, mừng đám cưới, mừng nhà mới,... Nguyễn Khuyến viết nhiều về con người, về thiên nhiên, cảnh vật ở nông thôn. Trước Nguyễn Khuyến, trong văn chương Việt Nam thỉnh thoảng có những tác phẩm viết về nông thôn, nhưng hình ảnh nông thôn trong văn học nói chung còn mờ nhạt. Có thể nói, với Nguyễn Khuyến lần đầu tiên nông thôn Việt Nam mới thực sự đi vào văn học.

Nguyễn Khuyến xứng đáng được gọi là nhà thơ của nông thôn. Dưới ngòi bút của ông, cuộc sống ở nông thôn lúc khó khăn, túng thiếu:

Sớm trưa dưa muối cho qua bữa,

Chợ búa, trầu cau chẳng dám mua

(Chốn quê)

Nỗi ám ảnh thường xuyên của người nông thôn là lo mất mùa, lụt lội: Năm nay cày cấy vẫn chân thua,

Chiêm mất đằng chiêm, mùa mất mùa.

(Chốn quê)

Trong thơ Nguyễn Khuyến, thiên nhiên được miêu tả cũng là một thiên nhiên nông thôn rất rõ. Cảnh mùa thu trong thơ của ông không phải là mùa thu ở miền nào, thời nào, mà là mùa thu ở quê ông, vùng đồng chiêm Bắc Bộc lúc bấy giờ. Ta có thể nhận thấy điều ấy qua cái màu "xanh ngắt" của bầu trời, đến cái nước "trong veo" của ao cá; hay từ cái "Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt, Làn ao lóng lánh bóng trăng loe". Và cũng phải đến Nguyễn Khuyến, trong thơ Việt Nam mới có những bữa trưa đặc biệt nông thôn như:

Chuông trưa vẳng tiếng người không biết, Trâu thả sườn non ngủ gốc cây.

(Nhớ cảnh chùa Đọi)

Viết về nông thôn với những tình cảm đằm thắm như thế, không phải trước mà sau Nguyễn Khuyến cũng hiếm có người nào viết được như ông.

Ta hãy xem một bài thơ tả thiên nhiên đầy tinh tế:



Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao, Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.

Nước biếc trông như tầng khói phủ, Song thưa để mặc bóng trăng vào. Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái, Một tiếng trên không ngỗng nước nào? Nhân hứng cũng vừa toan cất bút, Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.

(Thu Vịnh)

Bức tranh thiên nhiên được mô tả theo những cảm nhận của thị giác. Không gian thu vừa thực vừa hư và mang tính ước lệ về cảnh thu: trời thu, nước thu, trăng thu. Qua đó, người đọc vừa cảm nhận được những tín hiệu thẩm mỹ qua con mắt thi nhân đưa lại, vừa cảm nhận nỗi niềm tác giả ký ngụ kín đáo. Bài thơ gợi cho ta sự tĩnh lặng đến xao xác của cảnh thu qua vài nét vẽ đầy gợi cảm: trời thu trong vời vợi, cành trúc phất phơ, gió thu hiu hắt thổi, trăng thu lành lạnh. Không gian mang tính vũ trụ và không hoàn toàn xác định. Ta cảm nhận được nó đúng là không gian thu ở nông thôn đồng bằng bắc bộ của Việt Nam, nhưng không phân biệt ngày hay đêm, thực hay hư, quá khứ hay hiện tại:

Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái Một tiếng trên không ngỗng nước nào

“Hoa năm ngoái ” có những nét tương đồng về ý nghĩa biểu trưng của “tùng cúc do tồn” của Đào Uyên Minh, mang triết lý về nhân sinh, thể hiện những suy tư về nhân cách, tiết tháo. Hình ảnh biểu trưng đó vừa bộc lộ những dằn vặt, mâu thuẫn của Nguyễn Khuyến về nhân cách ẩn sĩ, vừa bộc lộ hoài niệm xót xa của ông vè những tín niệm, giá trị mà ông sùng thượng đang dần đổ vỡ trong thực tại đất nước buổi giao thời Á- Âu. Ông noi theo Đào Tiềm về phương thức ứng xửa trước thời thế ẩn dật, song Đào Tiềm thì an nhiên tự tại với cuộc sống tự cung tự canh để thoả tâm nguyện của



mình (Quy khứ lai hề từ, Quy điền viên cư); còn Nguyễn Khuyến, ông cứ mãi băn khoăn, dùng dằng giữa xuất và xử. Cũng như bao kẻ sĩ nho gia khác, ông đau đớn chứng kiến cảnh đời loạn lạc, các giá trị đảo lộn; mặt khác là trụ cột, là lương đống của triều đình, trước cảnh triều đại mà ông tôn sùng đang dần suy sụp, trước cảnh đất nước rơi vào tay ngoại bang, tinh thần tự nhiệm của kẻ sĩ khiến trái tim ông không thể yên được. Ông rơi vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan, trở thành người bất lực trước những thách thức quá lớn của đất nước, thời đại và lịch sử. Ông không thể xuất sĩ tòng binh, cũng không thể ẩn dật theo đúng nghĩa của từ này được. Do vậy, trái tim ông luôn động dù ông náu mình vào không gian yên tĩnh nơi quê hương. “Một tiếng trên không ngỗng nước nào” phải chăng là tiếng lòng bất giác dội ra từ trái tim thảng thốt, bất an của Nguyễn Khuyến. Chính vì cái lẽ, ẩn thân nhưng không sao ẩn tâm được như Đào Tiềm mà Nguyễn Khuyến, thấy mình không được như tiền nhân:

Nhân hứng cũng vừa toan cất bút Nghĩ ra lịa thẹn với ông Đào

Ẩn dật có thể nói đã là cách ứng xử của văn nhân, nó trở thành hành vi ứng xử mang tính hình mẫu cho văn nhân xưa. Kẻ sĩ trọng nhân cách và hành xử, nên ta cảm thấy trân trọng và kính ngưỡng với nỗi thẹn của Nguyễn Khuyến- một nhân cách cao khiết và đầy tinh thần tự nhiệm trước dân tộc và lịch sử.

Buồn với chốn quan trường, ông tìm về quê hương ẩn dật, hòng tìm sự cân bằng trong tình làng nghĩa xóm, gia đình, bạn bè, cảnh vật thiên nhiên, nhưng dường như, ông vẫn không yên, vẫn bế tắc. Hết “thú quê” đến thú tiêu dao, và rồi “thơ túi rượu bầu, đầu mày cuối mắt”, tất cả đều không làm ông yên lòng.

Có thể nói, mọi thế ứng xử của nhà nho cổ điển, Nguyến Khuyến đều trải qua: hành đạo, ẩn dật, và có khi “Lúc hứng đánh thêm dăm chén rượu. Khi buồn ngâm láo một câu thơ” của người tài tử, nhưng tựu trung, ông luôn gắn bó với không gian của chốn quan trường, nông thôn. Ông buồn và kí thác tâm sự vào thiên nhiên, nhưng thiên nhiên, cảnh vật và con người trong thơ ông là ở vùng nông thôn Bắc bộ. Dường như, ở



Nguyễn Khuyến, ta cảm nhận được nét cổ điển với cung cách trang trọng của một vị đại quan, kể cả trong những câu thơ trào phúng tếu táo.

Đến Tú Xương thì khác hắn, thế giới trong thơ ông sống động hắn lên nhờ tiếp nhận một hiện thực khách quan mới. Cuộc sống thị thành xô bồ, khiến ta cảm nhận được nhịp sống trong thơ dồn dập và vồn vã hơn. Bằng cảm thức của một thị dân, cái nhìn của Tú Xương đối với thế giới cũng hoàn toàn khác biệt.

Xuân trong thơ Nguyễn Khuyến nhẹ nhàng, yên tĩnh:

Tiểu cúc tân tài lô vị can Hà xứ cô hồng thê dã thủ,

Vô cùng thuỷ cáo nhập gian can Âm vân vị áp thiên sơn họa

(Khóm cúc nhỏ mới trồng sương hãy chưa khô

Con chim hồng lẻ loi ở chốn nào về, đậu trên cây ngoài nôi, Cỏ xanh mơn mởn ngút mắt trải rộng tới bờ sông,

Mây mù chưa lấp được đường nét như vẽ của ngàn núi sông) (Xuân hứng)

Còn xuân trong thơ Tú Xương rộn ràng:

Đì đẹt ngoài sân tràng pháo chuột Loẹt loè trên vách, bức tranh gà. Chí cha chí chát khua giầy dép Đen thủi đen thui cũng lượt là.

(Xuân nhật ngẫu chiếm) Thiên nhiên trong thơ Nguyễn Khuyến đậm chất nông thôn:

Trâu già gốc bụi phì hơi nắng

Chó nhỏ bên ao cắn tiếng người Còn trong thơ Tú Xương thì đậm chất tiểu thương:

Cô hàng bán sách lim dim ngủ



Thầy khoá tư lương nhấp nhổm ngồi

(Than đạo học)

Âm thanh trong thơ Nguyễn Khuyến:

Tiếng sáo vo ve chiều nước vọng

Chiếc thuyền len lỏi bóng trăng trôi Còn trong thơ Tú Xương:

Hàng quán người về nghe xáo xác Nợ nần năm hết hỏi lung tung

(Chợ Đồng)

Đó chỉ là những ví dụ đơn giản về sự khác biệt thi tài trong thơ của hai nhà thơ Nguyễn Khuyến và Tú Xương. Cũng là nhà thơ cùng thời, song, sống trong môi trường khác nhau, nên cảm thức về thế giới cũng khác nhau. Mặc dù cả hai đều bất mãn với thời cuộc nhưng họ đã có những cách hành xử khác nhau. Ta vẫn thấy lối hành xử và cách bộc lộ cảm xúc nhất quán, chừng mực ở Nguyễn Khuyến và lối hành động và phản ứng theo bản năng ở Tú Xương. Tuy rằng cả hai, ngay từ đầu, cũng giống như bao nhà nho khác, đều chọn cho mình con đường khoa cử để lập nghiệp, cho đến khi vấp phải thời thế không như mình mong đợi, Nguyễn Khuyến ẩn dật- một ứng xử của nho gia truyền thống, còn Tú Xương, miệng vẫn kêu riết là “Một việc văn chương thôi cũng nhảm/ Trăm năm thân thế có ra gì!…” nhưng năm nào ông cũng đi thi, và rút cục chỉ lưu danh được hàm tú tài thủ thiêm, để rồi lấy đó làm cay cú, nhưng đã “đứng lại văn chương một tú tài” (Xuân Diệu).

3.3. Nhà nho thị dân hoá đầu tiên ở Việt Nam

Có thể nói, cuối thế kỷ XIX là giai đoạn chuyển biến quan trọng trong lịch sử văn học Việt Nam. Nhà nho đối diện với một hoàn cảnh chưa từng có, đó là sự đô hộ của một thế lực khác hoàn toàn về văn hoá. Sự xa lạ đó khiến nhiều nhà nho bối rối trên con đường hành đạo, và đã có nhiều hành xử cho một vấn đề, tuỳ vào hoàn cảnh và nhân cách của mỗi người. Đa phần, các nhà nho vẫn lựa chọn con đường học làm



quan, vẫn ưu ái một tấm lòng với nước, hoặc khi ẩn dật về với chốn nông thôn: Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị, Nguyễn Thông, Nguyễn Xuân Ôn, Nguyễn Quang Bích… hoặc ngay cả những nhà thơ theo khuynh hướng trào phúng như Nguyễn Văn Lạc, Từ Diễn Đồng, Nguyễn Thiện Kế… vẫn gắn bó với vùng thôn quê, lấy thi liệu, đề tài ở nông thôn. Xét vào giai đoạn này chỉ thấy Tú Xương là nhà nho sinh ra và được nuôi dưỡng trong môi trường thành thị, nên, trước khi thành nhà thơ, học theo “ngòi bút chí công” thì ông đã là một thị dân, do đó, chỉ có tìm thấy trong thơ Tú Xương ở giai đoạn này hơi thở văn chương mang đậm cảm hứng thị dân.

Có những nhà nho yêu nước, dấn thân vào con đường đấu tranh để cứu nước, nhập quân nhóm khởi nghĩa của Đề Thám, tham gia vào phong trào Cần Vương…. Nhà nho Lê Trung Đình hy sinh trong phong trào Cần vương, để lại cho hậu thế bài thơ Lâm hình thời tác. Bài thơ phảng phất âm hưởng châm ngôn ứng xử của một nhà nho hành đạo trầm luân trong cảnh nước mất nhà tan, trong tình thế “chim trong lồng, cá trên thớt” vẫn hiên ngang đối diện với sự an nguy của bản thân. Ở đó, không phải là sự băn khoăn, day dứt về một sự nghiệp còn dang dở mà là sự suy ngẫm miên man về vận mệnh đất nước trong một tâm trạng đầy giông bão. Ông thuộc trong số những người mà tên tuổi trường tồn cùng sông núi miền Ấn Trà. Bởi lẽ ông chọn một ứng xử thuận với lương tri. Bởi lẽ ông sống và hành động theo tâm niệm “Quốc trọng thân khinh”:

Nay là chim trong lồng, Mai đã cá trên thớt ?

Thân này tiếc gì đâu, Gian nan tình đất nước.

(Lâm hình thời tác - Hoàng Tạo dịch)

Và hay như nhà thơ mù xứ Đồng Nai Nguyễn Đình Chiểu vẫn chọn cho mình một cách hành xử, một thái độ cứng rắn với kẻ thù, qua đó thể hiện khí tiết và phẩm cách khảng khái của một nhà nho.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/09/2023