Yếu tố kỳ ảo trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái - 13


đau của Đức, Toàn đã ôm trọn em trong tay mong muốn được chở che, bảo vệ, bù đắp cho em những tình cảm mà tuổi thơ Toàn đã thiếu.

Hình tượng ánh trăng cứ trở đi trở lại trong hồi ức của Toàn về những ngày đã qua: “Cố nhắm mắt. Toàn thấy lại trước mắt một con đường trăng. Con đường nhuộm một màu vàng ảo mộng, càng khiến Toàn tin rằng nó sẽ dẫn tới môt tương lai mờ xa. Một cỗ xe vàng chuông rung như lục lạc. Xe cứ trôi. Một người chạy theo bên cạnh, hai cẳng chân hươu nhuộm trăng vàng lấp loáng…Chú Đôn đã dừng lại đâu đó bên con đường đầy trăng. Thế là chỉ một mình Toàn đi tiếp với cỗ xe” [75, tr.286]. Hình tượng ánh trăng như là sự thôi thúc của ước mơ, của những ám ảnh về quá khứ.Ngay ở nhan đề tác phẩm, hình tượng ánh trăng đã xuất hiện, phủ lên toàn bộ câu chuyện, bàng bạc sự huyền ảo, nên thơ.

Trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái, bên cạnh lớp ngôn ngữ xù xì, góc cạnh mang đến cho người đọc sự xót xa về hiện thực trong “cõi người” là một lớp ngôn ngữ nhẹ nhàng, sâu lắng, trữ tình, thể hiện những khao khát hướng thiện, ước mơ một cuộc sống tốt đẹp cho con người: “Không gian cứu vàng nhợt mãi ra như bị giật quá tay. Chúng tôi không dừng mà cứ đi tiếp.Savitri đeo kính râm của tôi đi trước.Vẫn nhắm nghiền mắt.Tôi đi sau, nhưng thực ra là đang lái cô đi.Xuyên qua đêm tối.Với cô lúc này đang là đêm tối.Còn với tôi đây là một buổi chạng vạng bình thường. Một ban ngày đang nhợt ra thoi thóp để sửa soạn nhập diệt ” [85, tr.431]. Ngay cả trong tiểu thuyết SBC là săn bắt chuột với sự xuất hiện của số lượng lớn ngôn ngữ đời thường thì vẫn còn đất cho chất thơ sinh sôi nảy nở. Đó là bản tình ca trong trẻo về tình yêu nam nữ – điểm sáng duy nhất về tình người trong tiểu thuyết này, đã cứu rỗi con người khỏi tai họa: “Đua nhau chụp ảnh. Ảnh chụp về sẽ tùy ý ghi chú thích.Hoang mạc chỉ có hai người. Sa mạc của tuổi xuân. Bản tình ca của lứa đôi trên hoang mạc. Đố ai biết đấy là lòng sông Hồng mùa hạn hán.Có một


đôi không chụp ảnh. Chàng và Nàng.Nàng đang hỏi chàng xem lúc cầu nguyện ngay trước tục hóa giải, Chàng cầu gì. Chàng bảo chỉ cầu mỗi một thứ. Nàng lại gặng hỏi gì. Nhìn mấy đôi thanh niên đang bế nhau chụp ảnh, Chàng như được gợi ý. Tránh trả lời một câu quá trực tiếp. Chàng cũng bế Nàng lên. Đi bộ xuống phía dòng sông có nước”[86, tr.343].

Trong tiểu thuyết SBC là săn bắt chuột, bên cạnh chất báo chí, cập nhật rất nhiều những sự kiện nóng hổi: từ trận lụt lịch sử cách đây vài năm, đến trận hạn hán trơ đáy sông Hồng mùa nước rút, hay những dự án xây dựng của các Đại Gia... là rất nhiều những bài ca dao, bài vè, đoạn thơ, đoạn nhạc khiến cho khả năng phản ánh, bao quát hiện thực của tác phẩm được mở rộng ra trong một tiểu thuyết “nén”. Ngay mở đầu tác phẩm là một bài nhạc “chế” Hà Nội mùa vắng những cơn mưa của nhạc sĩ Trương Qúy Hải:

“Hà Nội mùa này phố cũng như sông,

Cái rét đầu đông, chân em thâm vì ngâm nước lạnh. Hoa sữa thôi rơi, em tôi bơi cả chiều trên phố, Đường Cổ Ngư xưa, ngập tràn nước sông Hồng.

....

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Hà Nội mùa này lòng bao đau đớn, Ta nhớ đêm nao lạnh đôi tay

Cho đến hôm qua lạnh đôi chân Giờ đây, lạnh luôn toàn thân”.

Yếu tố kỳ ảo trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái - 13

[77, tr.6]

Hay là một đoạn nhạc khác: “Ai đã từng đi qua muôn bãi tha ma, bãi tha ma có nhiều ma lắm/ Ai đã từng nghe tiếng ma cười, tiếng ma cười vang trong đêm tối” [86, tr.319].

Trong tác phẩm còn có rất nhiều những bài vè, bài ca dao:


“Tôn Đản là chợ vua quan,

Vân Hồ là chợ trung gian nịnh thần.

Đồng Xuân là chợ thương nhân, Vỉa hè là chợ nhân dân anh hùng.”

[86, tr.226]

Sự xâm nhập của thơ ca, âm nhạc vào tiểu thuyết không phải là mới mẻ nhưng trong những sáng tác của Hồ Anh Thái, nó đã làm nên chất thơ, chất nhạc, góp phần làm mờ nhòe ranh giới của hiện thực, mở ra những trường liên tưởng phong phú, thật mà giả, giả mà thật, thực mà ảo, ảo mà thực. Như vậy, nó đã góp phần thể hiện rõ yếu tố kì ảo trong tác phẩm của ông.

Tóm lại, trong chương III, trong giới hạn của Luận văn, chúng tôi chưa thể đi sâu tìm hiểu yếu tố kì ảo trong các phương thức tự sự khác mà chỉ xoáy vào hai điểm nổi bật là kết cấu và ngôn ngữ để thấy được yếu tố kì ảo xuất hiện trên phương diện hình thức của tiểu thuyết Hồ Anh Thái. Nó hỗ trợ cho yếu tố kì ảo trong thế giới hình tượng để cái kì ảo hiện ra trọn vẹn, đầy đủ và thống nhất ở những khía cạnh nội dung và hình thức. Từ đó, phát huy tối qua hiệu quả thẩm mỹ mà cái kì ảo mang lại cho các sáng tác của Hồ Anh Thái trong việc phản ánh hiện thực cuộc sống đương đại đa chiều, phức tạp.


KẾT LUẬN


1. Cái kì ảo ra đời và gắn liền với quá trình phát triển của các nền văn học. Với tư cách là một phương thức tư duy, cái kì ảo đã trở thành công cụ hữu hiệu giúp nhà văn nhận thức, chiếm lĩnh và phản ánh thực tại, đồng thời bộc lộ một cách sâu sắc những quan điểm về con người và cuộc đời. Đây cũng là một dấu hiệu chứng tỏ những tìm tòi, cách tân, đổi mới nền văn học nước ta sau năm 1975. Nó biểu thị thái độ chống lại sự lệ thuộc vào hiện thực giản đơn của người viết, trả lại cho văn học bản chất của nghệ thuật đích thực là tưởng tượng, sáng tạo, để văn học thoát khỏi giai đoạn bị công cụ hóa. Sự xuất hiện của yếu tố kì ảo trong văn xuôi sau năm 1975 đã trở thành động lực quan trọng của quá trình hiện đại hóa văn học, đặc biệt là trên bình diện tiếp nhận và đổi mới thi pháp.

2. Trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái, yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái hiện lên ở các dạng thức: nhân vật, biểu tượng, không gian, thời gian, kết cấu và ngôn ngữ.Yếu tố kì ảo đã làm cho kết cấu tổ chức tác phẩm tiểu thuyết Hồ Anh Thái có sự nhất quán, tạo nên bức tranh sinh động về cuộc sống. Đưa cái kì ảo vào tác phẩm, Hồ Anh Thái đã phá vỡ cấu trúc thông thường, đảo lộn các trật tự, các quan hệ quen thuộc, góp phần tổ chức lại kết cấu hình tượng và sử dụng những phương thức tự sự theo ý đồ của mình nhằm mở rộng những chiều kích của thế giới hình tượng và mang tới cho độc giả những sự ngẫu nhiên, bất ngờ. Có thể xem đây là một lý do tạo nên sức hấp dẫn cho các sáng tác của nhà văn.

3. Cái kì ảo được nhà văn sử dụng một cách linh hoạt, đa dạng và luôn có sự liên đới với cái thực. Trên cốt lõi hiện thực, Hồ Anh Thái xen vào yếu tố kì ảo tạo nên một thế giới bí ẩn, lung linh hư thực.Qua cái kì ảo tác giả trình bày quan niệm về hiện thực. Đó là một thế giới đa chiều, đầy biến ảo,


chất chứa những điều phi lí, bất ngờ, ngẫu nhiên; phá vỡ quan niệm về một hiện thực “tuyệt đối biết trước”. Hiện thực cuộc sống trong văn chương Hồ Anh Thái vì thế không đơn giản, một chiều mà được phản ánh ở chiều sâu, có sức khái quát cao. Thế giới đa chiều trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái là hiện thực phi lí, phi logic nhưng hợp quy luật và có thể lí giải được.Người đọc có thể không dễ dàng chấp nhận cái kì ảo trên như những điều kì lạ của cổ tích đã mê hoặc tuổi thơ nhưng họ vẫn khắc khoải âu lo và tìm ra câu trả lời cho những điều phi lí đó.Sự đan xen hư – thực đó tạo nên hiệu quả nghệ thuật độc đáo. Cái kì ảo đã tạo ra độ chênh, “độ giãn cách” cho tác phẩm, không làm cho tác phẩm bị thần bí hoá mà tạo nên niềm tinvào “cõi người”, hướng tới cái thiện và những điều tốt đẹp. Qua tấm gương kì ảo, hiện thực được soi ngắm vừa lung linh hơn vừa trần trụi hơn.

4. Yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái được bắt nguồn từ văn học dân gian và chịu ảnh hưởng khá rõ của thi pháp dân gian, đặt biệt là trong hệ thống nhân vật, biểu tượng. Mượn thi pháp dân gian, Hồ Anh Thái đã tái hiện những vấn đề nhức nhối của hiện thực đương đại. Điều này nằm trong xu hướng chung của văn học thời kì đổi mới. Yếu tố kì ảo trong sáng tác của ông còn chịu ảnh hưởng rất rõ của văn hóa Ấn Độ. Triết lý Phật giáo, những câu chuyện xoay quanh Đức Phật có thật nhưng thấm đẫm huyền thoại, tư tưởng từ bi, bác ái, luật nhân quả cứ trở đi, trở lại trong nhiều sáng tác của nhà văn. Đồng thời, chính quan niệm lao động nghệ thuật nghiêm túc, coi tiểu thuyết là “một giấc mơ dài” đã thôi thúc ông sáng tạo, thỏa mình trong trí tưởng tượng của yếu tố kì ảo, để sáng tạo ra những trang văn đặc sắc.

5. Cùng với nhiều nhà văn đương đại khác, sử dụng yếu tố kì ảo để phản ánh hiện thực, Hồ Anh Thái đã góp phần không nhỏ vào quá trình hiện đại hóa nền văn học nước ta từ sau năm 1975. Tuy vậy, tác phẩm của Hồ Anh Thái vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định khi có lúc nhà văn tỏ ra lạm dụng


yếu tố kì ảo, sử dụng ngôn ngữ một cách thái quá…nhưng những tồn tại này vẫn không thể phủ định vị thế của ông trong dòng văn học đương đại và trong lòng độc giả hôm nay.

Đến với cái kì ảo trong văn chương Hồ Anh Thái chúng tôi tự thấy còn rất nhiều vấn đề đang để ngỏ như: cái kì ảo với giọng điệu Hồ Anh Thái, với nghệ thuật trần thuật, với nghệ thuật xây dựng nhân vật. Chúng tôi mong muốn sẽ tìm được câu trả lời ở những công trình khác của chính bản thân người viết hoặc của ai đó yêu thích văn chương Hồ Anh Thái.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. A. Robbe – Grillet (1986), Vì một tiểu thuyết mới, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.

2. Aristote (1999), Nghệ thuật thơ ca, NXB Văn học, Hà Nội.

3. Lại Nguyên Ân (2003), 150 Thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

4. Lại Nguyên Ân, Đoàn Tử Huyến, Nguyễn Thị Hoài Thanh (2003), Văn học hậu hiện đại thế giới những vấn đề lý thuyết, NXB Hội Nhà văn và Trung tâm Văn hoá ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội.

5. Bakhtin (1992), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, NXB Bộ văn hóa thông tin và thể thao, Hà Nội.

6. Trần Lê Bảo (1998), Lại bàn về mẫu đề thần thoại trong Tây du kí, Tạp chí Văn hóa dân gian, số 4.

7. Nguyễn Thị Bình (2007), Tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 – Một cái nhìn khái quát, Tạp chí Nghiên cứu văn học số 2.

8. Nguyễn Thị Bình (1996), Những đổi mới của văn xuôi nghệ thuật Việt Nam sau 1975, Luận văn TSKH, Hà Nội.

9. Lê Nguyên Cẩn (1999), Cái kì ảo trong tác phẩm Balzăc, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

10. Clio Whit Taker (2002), Văn hoá phương Đông - những huyền thoại, NXB Mỹ thuật, Hà Nội.

11. Hoàng Công Danh (2008), Tái hiện Phật sử, đồng hiện nghệ thuật, tương hợp đạo và đời, Nguồn: http://hkzanh.vnweblogs.com/post/4184/70837

12. Nguyễn Văn Dân (1999), Nghiên cứu văn học – Lý luận và ứng dụng, NXB Giáo dục, Hà Nội.

13. Nguyễn Đăng Duy (1998), Văn hoá Tâm linh, NXB Văn hóa, Hà Nội.


14. Đặng Anh Đào (2001), Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại, NXB ĐHQGHN, Hà Nội.

15. Nguyễn Tấn Đắc (2000), Văn hoá ấn Độ, NXB Thành phố Hồ Chí Minh.

16. Hà Minh Đức (chủ biên) (1999), Những vấn đề lý luận và lịch sử văn học, Viện Văn học, Hà Nội.

17. Hà Minh Đức (chủ biên) (1998), Lý luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

18. Nguyễn Đăng Điệp (2004), Đi tìm nhân vật trung tâm cho văn học, Nguồn: http://www.nhandan.com.Việt Nam/tinbai/?top = 43&sub = 78article = 24350

19. Phan Cự Đệ (2000), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, NXB Giáo dục, Hà Nội.

20. Phan Cự Đệ (2003), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, NXB Giáo dục, Hà Nội.

21. Phan Cự Đệ (2001), Tiểu thuyết Việt Nam những năm đầu thời kỳ đổi mới, Tạp chí Văn nghệ quân đội, số 3.

22. Trần Bá Đĩnh (2002), Chủ nghĩa cấu trúc và văn học, NXB Văn học và trung tâm nghiên cứu Quốc học, Hà Nội.

23. Trần Độ (1993), Cảm nhận về một nền văn học mới ra đời, Tạp chí văn học, số 2.

24. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (2009), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

25. Văn Giá (2006), Thử nhận diện loại tiểu thuyết ngắn ở Việt Nam những năm gần đây. Nguồn: http://evan.com.vn/Funtions/WorkContent/?CatID=4&TypeID=19&WorkID=10.

26. La Giang (2004), Từ tiểu thuyết Cõi người rung chuông tận thế, suy nghĩ về một kiểu loại phê bình, Văn nghệ Quân đội, số 595.

27. K. Gunnars (2007), Về những tiểu thuyết ngắn. Nguồn: http://evan.com.vn/Funtions/WorkContent

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 28/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí