Xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu ở Việt Nam trong thời gian tới - 8

Trong số 24 mặt hàng xuất khẩu chủ yếu năm 2007, có 10 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng tới trên 71%. Đó là dầu thô, than đá, dệt may, giầy dép, điện tử và linh kiện máy tính, gạo cà phê, cao su, sản phẩm gỗ, thuỷ sản. Trong đó, 4 mặt hàng dầu thô, dệt may, giầy dép, thuỷ sản đã chiếm 50% kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Bên cạnh đó có một mặt hàng mới xuất khẩu đã tham gia vào nhóm các mặt hàng xuất khẩu trên 1 tỷ USD là sản phẩm cơ khí (kim ngạch 2,2 tỷ USD) [13,22]. Năm 2007 là năm đầu tiên sau khi nước ta trở thành thành viên chính thức của WTO nên vẫn gặp phải rất nhiều khó khăn. Đó là rào cản về thương mại nước ngoài như Nga cấm nhập khẩu gạo của Việt Nam, Đài Loan trả lại chè và đòi áp thuế chống bán phá giá, cà phê bị nhiều đối tác trả lại do không đáp ứng được yêu cầu về chất lượng, Trung Quốc tạm ngưng nhập khẩu một số thực phẩm đông lạnh của Việt Nam, Campuchia cấm nhập nhập khẩu thịt lợn và lợn sống từ Việt Nam, dệt may gặp khó khăn trên cả 3 thị trường trọng điểm: Mỹ áp dụng cơ chế giám sát đối với hàng dệt may củat Việt Nam, EU áp dụng thuế chống bán phá giá vì coi nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế phi thị trường, và Nhật Bản áp dụng mức thuế suất 10% đối với hàng dệt may của ta trong khi 6 nước ASEAN đã đàm phán được mức 0% do chúng ta không đáp ứng được yêu cầu tỉ lệ nội địa hoá và khu vực hoá (khu vực ASEAN) tối thiểu trong sản phẩm.

Năm 2008 kim ngạch xuất khẩu cả năm đạt 63 tỷ, tăng 29,5% so với năm 2007, vượt 8,8% so với kế hoạch [2]. Những kết quả này cũng cho thấy xuất khẩu việt Nam đã đi đúng hướng và đạt được những thành công nhất định. Qua biểu đồ trên ta thấy, cơ cấu xuất khẩu trong năm 2008 vẫn tương tự như năm 2007 với hàng công nghiệp và thủ công mỹ nghệ chiếm khoảng còn lại hàng khoáng sản và nhiên liệu và nhóm nông lâm thuỷ sản có kim ngạch xuất khẩu tương đương nhau. Theo báo cáo của Bộ Công thương, giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành năm 2008 ước đạt khoảng 650 nghìn tỷ đồng, tăng 14,6% so với năm 2007 (mục tiêu đề ra là tăng 16%). Những sản phẩm công nghiệp chủ yếu phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng và xuất khẩu năm 2008 cơ bản đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế và tiếp tục tăng trưởng. Một số sản phẩm đạt mức tăng trưởng cao so với năm trước như máy công cụ tăng 28,5%; động cơ diesel tăng 18,3%; quần áo người lớn tăng 27,7%; sữa bột tăng 18,6%; quần áo người lớn tăng 27,7%; sữa bột tăng 18,6%; tủ lạnh, tủ đá

tăng 22,2%... [2]. Năm 2008 kim ngạch xuất khẩu tăng cao (tăng 29,5%) do nhiều yếu tố, trong đó đáng chú ý là tăng lượng hàng hoá xuất khẩu, tăng giá hàng hoá và tăng do một số mặt hàng nhập khẩu lúc giá thấp và xuất khẩu lúc giá cao như sắt thép, kim loại quí… Kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng hầu hết đều tăng cao so với năm 2007. Kim ngạch xuất khẩu năm nay giữ được tốc độ cao do trong những tháng đầu năm dầu thô, than đá và nhiều mặt hàng nông sản gặp thuận lợi về giá và thị trường xuất khẩu. Năm nay có thêm 2 mặt hàng có kim ngạch trên 1 tỷ USD là dây điện và cáp điện, thủ công mỹ nghệ nâng tổng số các mặt hàng có kim ngạch có kim ngạch trên 1 tỷ USD lên 12 mặt hàng gồm: thuỷ sản (4,56 tỷ USD), gạo (2,9 tỷ USD), cao su (1,6 tỷ USD), dầu thô (10,5 tỷ USD), than đá (1,44 tỷ USD), dệt may (9,1 tỷ USD), điên tử và linh kiện máy tính (2,7 tỷ), sản phẩm gỗ (2,78 tỷ USD), dây điện và cáp điện (1,014 tỷ USD), sản phẩm cơ khí, giầy dép ( 4,7 tỷ USD), cà phê (2 tỷ USD) [3]. Nhóm hàng nông lâm thuỷ sản chiếm 27,8%; nhóm hàng khoáng sản nhiên liệu chiếm 19,02%: nhóm hàng chế biến, công nghiệp và thủ công mỹ nghệ chiếm 32,5%.


1. Nhóm hàng khoáng sản và nhiên liệu

Năm 2007, tổng kim ngạch xuất khẩu của nhóm đạt khoảng 9,5 tỉ USD, trong đó 2 mặt hàng chính của nhóm là dầu thô và than đá tiếp tục chiếm tỷ trọng áp đảo. Tỷ trọng nhóm này trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước giảm xuống thấp nhất trong 7 năm qua –19,5%. So với năm 2006, kim ngạch của nhóm chỉ tăng có 0,2 tỷ USD [24]. Dầu thô tiếp tục là mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu lớn nhất 8,477 tỷ USD chiếm 17,5% tổng kim ngạch cả nước. Mặc dù sản lượng dầu thô khai thác và xuất khẩu giảm nhưng do giá xăng dầu thế giới tăng mạnh trong năm 2007 nhất là thời điểm cuối năm nên kim ngạch xuất khẩu dầu thô của ta vẫn tăng 2,6% so với cuối năm 2006. Năm 2007 sản lượng dầu thô khai thác ở các mỏ trong nước tiếp tục giảm trong khi sản lượng khai thác ở các mỏ nước ngoài lại không cao. Trong 8,477 tỷ thu được từ xuất khẩu chúng ta phải dành đến 7,5 tỷ để nhập khẩu các sản phẩm xăng dầu. Như vậy thực chất số ngoại tệ nhận được từ xuất khẩu chỉ khoảng 0,9 tỷ USD [22,24]. Xuất khẩu dầu thô năm 2008 ước tính đạt 13,9 triệu tấn tương đương với 10,5 tỷ USD, tuy giảm 7,7% về lượng nhưng

tăng 23,1% về kim ngạch. Mặc dù lượng giảm nhưng do giá bình quân tăng 33,6 % nên kim ngạch xuất khẩu dầu thô năm 2008 vẫn đạt 10,5 tỷ USD, tăng 22% so với năm 2007 [2]. Than đá lần đầu tiên gia nhập nhóm các mặt hàng có kim ngạch trên 1 tỷ USD với sản lượng xuất khẩu trên 32,5 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu 1018 triệu USD tăng 9,8% so với 2006. Tăng trưởng xuất khẩu than đá năm 2007 được giải thích cả bằng tăng do lượng (11%) và tăng do giá (11,3%) [22].

Năm 2008 là năm có nhiều khó khăn đối với ngành than. Sản lượng khai thác ở nhiều mỏ có trữ lượng lớn giảm như: than Thống Nhất giảm 33,3%, than Hà Tu giảm 29,3%, than Hạ Long giảm 24,5%, than Uông Bí giảm 21,0%... Tình trạng khai thác, xuất khẩu than lậu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã tái diễn phức tạp trong những tháng đầu năm, gây tác động xấu tới hoạt động sản xuất và tiêu thụ than của ngành. Sản lượng xuất khẩu than năm 2008 ước đạt 19,7 triệu tấn, bằng 62% so với năm 2007, đạt kim ngạch 1,44

tỷ USD [2].


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

2. Nhóm hàng nông lâm thuỷ sản

Năm 2007, nhóm hàng nông lâm thuỷ sản là nhóm đạt tốc độ tăng cao nhất trong tất cả các nhóm hàng: 53% (nhóm công nghiệp và thủ công mỹ nghệ 24%, nhóm hàng khác 32%, nhóm khoáng sản nhiên liệu 2,1%). Theo đó, tỷ trọng của nhóm này trong tổng kim ngạch của cả nước cũng tăng lên mức 25,83% sau 4 năm liên tiếp ở dưới mức 22%. Các mặt hàng chủ yếu xuất khẩu đạt kim ngạch cao trong nhóm bao gồm gạo (1,4 tỷ USD), thuỷ sản ( 3,7 USD), cà phê (1,8 tỷ USD), cao su (1,4 tỷ USD), hạt điều (649 triệu USD). Năm mặt hàng này đã chiếm tới 71,5% tổng kim ngạch của nhóm [22,24]. Năm 2008 xuất khẩu nông sản đã đạt được những kết quả tốt, nhất là những tháng giữa năm khi yếu tố thị trường có lợi cho mặt hàng lương thực thực phẩm do sự khan hiếm lương thực và mức tăng giá kỉ lục so với nhiều thập kỉ qua. Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản năm 2008 ước đạt 16,074 tỉ USD, tăng 27,8% so với năm 2007 (đạt 12,576 tỉ USD). Trong khi đó tổng kim ngạch nhập khẩu nông lâm thuỷ sản và vật tư năm 2008 ước 9,457 tỉ USD, tăng gần 31,3% so với năm 2007. Như vậy thương mại nông

Xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu ở Việt Nam trong thời gian tới - 8

lâm thuỷ sản tiếp tục xuất siêu với mức 6,617 tỉ USD, tăng 23,14% so với mức xuất siêu của năm 2007 (đạt 5,374 tỉ USD) [20].


Gạo

Năm 2007 Việt Nam xuất hơn 4,5 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch trên 1,4

tỷ USD, đứng thứ 2 thế giới sau Thái Lan. Năm này, xuất gạo 15% tấm đạt 1,512 triệu tấn với kim ngạch 501,5 triệu USD, tăng 15,04% về lượng và tăng 37,96% về trị giá so với năm 2006, tăng 21,84 về lượng và 44,67% về trị giá so với năm 2005. Năm 2007 loại gạo này được xuất khẩu sang các thị trường: Inđônêxia, Cuba, Malaixia... Đứng đầu về thị trường nhập khẩu gạo của Việt nam năm 2007 là Philippin với 1,454 triệu tấn, trị giá 464,87 triệu USD, giảm 3,71% về lượng nhưng tăng 8,3% về trị giá so với năm 2006. Xuất khẩu sang các thị trường này chủ yếu là gạo 25% tấm. Năm 2007, xuất khẩu sang thị trường Inđônêxia cũng tăng mạnh, thị trường này chủ yếu nhập khẩu gạo 15% tấm và gạo nếp 10% tấm. Tuy nhiên, xuất khẩu sang thị trường một số nước Châu Phi lại giảm khá mạnh như Angola, Nam Phi, Bờ Biển Ngà, Tanzania, Camơrun, Kênya... Nhìn chung xuất khẩu gạo năm 2007 không có gì đột biến so với những năm trước. Bên cạnh đó các doanh nghiệp đã xuất khẩu được khoảng 230.000 tấn gạo nếp với giá trung bình đạt 400USD/ tấn. Hiện gạo của Việt Nam đã có mặt tại hơn 80 nước trên thế giới, chủ yếu vẫn là các thị trường dễ tính như các nước Đông Nam Á, các nước Châu Phi [17,18]. Năm 2008 là năm có nhiều biến động trong hoạt động xuất khẩu gạo, có lúc giá gạo xuất khẩu của ta đã lên tới 1.050 USD/tấn. Nguyên nhân giá gạo tăng đột biến là do lạm phát cao khiến chính phủ các nước xuất khẩu gạo hạn chế xuất khẩu mặt hàng này để ổn định tình hình trong nước. Nhưng bắt đầu từ tháng 6/2008 giá gạo đã giảm nhanh do Thái Lan và Việt Nam bắt đầu vào vụ thu hoạch và nối lại hoạt động xuất khẩu gạo. Năm 2008, xuất khẩu gạo của nước ta đạt 4,7 triệu tấn với kim ngạch 2,9 tỉ USD, tăng 3,6% về lượng và tăng tới 94,6% về trị giá so với năm 2007 [20].

Thị trường xuất khẩu gạo chính của Việt Nam năm 2008 là Châu Á, Châu Phi, và Châu Mỹ. Trong đó, xuất gạo Việt Nam sang thị trường Châu Á giảm mạnh so với năm 2007 (giảm từ 78,1% năm 2007 xuống còn 58,8% năm

2008). Trong số các thị trường có tỷ trọng xuất khẩu gạo tăng thì thị trường Châu Phi là tăng mạnh nhất, tăng hơn gấp đôi so với năm 2007 (từ 8,4% năm 2007 lên 20% năm 2008). Dưới đây là 10 thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam năm 2008. Nếu như trong năm 2007, gạo Việt Nam được xuất khẩu đến 63 quốc gia, vùng lãnh thổ thì đến năm 2008, con số này đã tăng lên gấp đôi (128 quốc gia và vùng lãnh thổ) [20].

Trong top 10 thị trường này thì Philippines vẫn là thị trường đứng vị trí số 1, chiếm gần 40% tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam. Trong đó, Philippines, Malaysia, Cuba là thị trường truyền thống, chiếm 68,3% về giá trị và 54,8% về lượng [20].


Thuỷ sản

Với kim ngạch xuất khẩu trên 3,7 tỷ USD tăng 3,7% so với 2006 và chiếm 31% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nhóm, Việt Nam đã chính thức trở thành 1 trong 10 quốc gia xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất thế giới. Đây cũng là mức kim ngạch lớn nhất trong 7 năm qua và cao hơn 0,4 tỷ USD so với dự tính trong đề án phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006 - 2010. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm đầu tiên chúng ta gia nhập WTO, số lượng doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào những thị trường khó tính như EU, Hoa Kì, Nhật Bản tăng gấp 2 lần so với trước. Trong đó năm 2007 có gần 1200 doanh nghiệp được phép xuất khẩu sang EU, Trung Quốc, Canađa, Hàn Quốc... Hàng thuỷ sản Việt Nam đã có mặt tại 130 quốc gia và vùng lãnh thổ, sản phẩm xuất khẩu ngày càng đa dạng hơn về chủng loại. Mặt hàng chủ lực là tôm giảm xuống chỉ còn gần 40% từ 48% vào năm 2003, nhường chỗ cho các sản phẩm cá da trơn và nhiều sản phẩm khác [13] .

Mặc dù năm 2008 là một năm là một năm đầy khó khăn, nhưng xuất khẩu thuỷ sản của cả nước vẫn tăng gần 20% về giá trị. Với mức tăng trưởng này, ngành thuỷ sản đã có những bước tiến đưa Việt Nam từ vị trí thứ 11 lên hàng thứ 6 trên thế giới về xuất khẩu thuỷ sản. Trong năm này xuất khẩu thuỷ sản của cả nước đạt trên 1,2 triệu tấn, trị giá đạt trên 4,5 tỷ USD, tăng 33,7% về khối lượng và 19,8% về giá trị so với năm trước. Liên minh Châu âu EU tiếp tục là nhà nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với khối lượng nhập khẩu là 349 ngàn tấn với trị giá 1,14 tỷ USD, tăng 26% về giá trị. Trong năm

2008, Việt Nam đã xuất khẩu thuỷ sản sang 26/27 quốc gia thuộc khối này, đứng đầu là 5 thị trường: Đức, Italia, Tây Ban Nha, Hà Lan và Bỉ [24].

Trong 61 sản phẩm thuỷ sản Việt Nam đựơc vào EU, cá tra, cá basa tăng 23,8%, tôm tăng 47,6%, mực bạch tuộc đông lạnh tăng 26,6%, cá ngừ tăng 21,6% so với năm 2007. Đứng thứ 2 là thị trường Nhật Bản, với khối lượng nhập khẩu trên 134 ngàn tấn, giá trị đạt trên 828 triệu USD, tăng 13,2% về khối lượng và 11% về giá trị so với năm trước. Là trung tâm của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, Mỹ đã tụt xuống hàng thứ 3 về nhập khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Tỷ trọng của thị trường Mỹ giảm từ 20,4% xuống 16,5% trong cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam do nhu cầu tiêu thụ và nhập khẩu của nước này giảm. Tiếp theo, Hàn Quốc là nước thứ 4 trong top các thị trường nhập khẩu thuỷ sản của Việt Nam và đứng thứ 2 về nhập khẩu thuỷ sản khô từ nước ta. Nửa đầu năm, xuất khẩu tôm đông lạnh và mực bạch tuộc sang thị trường này tăng mạnh so với năm ngoái. Tuy nhiên xuất khẩu những tháng cuối năm lại giảm mạnh nên xuất khẩu cả năm chỉ tăng trưởng 10% so với năm 2007. Cũng trong năm 2008, Nga vẫn là lực hút lớn cho nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, cá basa của Việt Nam. Thị trường đơn lẻ này tiếp tục đứng đầu về nhập khẩu cá tra, basa của Việt Nam với mức tăng trên 142% về khối lượng và tăng 109% về giá trị so với năm 2007. Thêm vào đó, Ukraina thực sự là một hiện tượng của năm 2008, với mức tăng trưởng nhập khẩu cao nhất lên tới 202,6% về khối lượng và 221,1% về giá trị [24].

Cà phê

Năm 2007 là năm đầu tiên chúng ta xuất khẩu trên 1 triệu tấn cà phê và là năm thứ 2 liên tiếp mặt hàng này nằm trong nhóm các mặt hàng có kim ngạch trên 1 tỷ USD. Đồng thời đây cũng là mặt hàng có tốc độ tăng trưởng cao nhất 68,4%, trong đó 21,8% tăng do lượng và 52,3% tăng do giá. Cà phê Việt Nam ngày càng khẳng định được vị thế của mình trên thị trường thế giới, đặc biệt là cà phê Robusta đứng thứ 2 thế giới. Từ năm 2006, ICO - Tổ chức cà phê thế giới đã chọn cà phê Việt Nam và Inđônêxia thay thế cho cà phê Madagatxca và Trung Phi làm căn cứ xác định chỉ giá cà phê Robusta. Trong năm 2007 cà phê nước ta được xuất tới 74 nước và vùng lãnh thổ. Mười nước nhập khẩu cà phê của Việt Nam lớn nhất theo khối lượng là Đức, Mỹ, Tây Ban Nha, Ý,

Nhật, Inđônêxia, Anh, Hàn Quốc, Philippin và Bỉ. Chúng ta cũng có những

khách hàng mới ở Châu Mỹ, vùng sản xuất cà phê lớn của thế giới như Ecuador, Mexico, Chilê, Paraguay, Nicaragua. Chủng loại mặt hàng cà phê của chúng ta cũng phong phú hơn, ngoài cà phê nhân sống còn cà phê rang xay, đặc biệt là cà phê hoà tan, 3 trong 1, 4 trong 1 [13].

Tuy nhiên chất lượng cà phê còn chưa theo kịp chuẩn thế giới (nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng cà phê của ta bị nhiều đối tác trả lại trong năm 2007), công nghệ sau thu hoạch còn chưa được cai thiện, quy mô trồng còn nhỏ vừa phân tán trong các hộ gia đình. Các doanh nghiệp hầu như chưa áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4193-2005. Nâng cao chất lượng cà phê là việc làm cần thiết để đưa sản phẩm của ta vươn xa hơn và sâu hơn đến thị trường các nước, gia tăng mạnh kim ngạch xuất khẩu.

Tổng lượng cà phê xuất khẩu năm 2008 đạt 1,06 triệu tấn với kim ngạch 2,02 tỷ USD giảm 13,8% so với năm 2007 (giảm 22,4% về lượng nhưng vẫn tăng 2,1% về trị giá) và chỉ hoàn thành có 96,3% kế hoạch năm.Tính trung bình cả năm 2008, giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 2.044 USD/tấn, tăng 31% so với năm 2007. Trong đó giá cà phê có lúc lên tới mức đỉnh điểm là

2.240 USD/ tấn trong tháng 7 và tháng 8-2008. Về thị trường xuất khẩu cà phê của nước ta được xuất sang 93 quốc gia và vùng lãnh thổ, giảm 34,5% thị trường so với năm 2007 [26].

Theo nhận định của Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam, mặc dù có tăng trưởng xuất khẩu nhưng sự phát triển của ngành cà phê chưa thật sự vững chắc, hiệu quả kinh doanh vẫn thấp và tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Trước tình hình này ngành cà phê đang hướng tới mục tiêu tăng giá trị trên một đơn vị sản phẩm do hiện nay cà phê xuất khẩu của Việt Nam phần lớn mới chỉ ở dạng cà phê hạt sơ chế. Hiện nay, chất lượng cà phê của Việt Nam thấp, không ổn định, chưa xuất theo tiêu chuẩn xuất khẩu dẫn đến bị ép cấp, ép giá, làm giảm giá trị xuất khẩu. Bên cạnh đó ổ chức thu mua chưa tốt dẫn đến việc đầu vụ người dân thường phải bán vội cà phê với giá thấp. Hệ thống đại lí thu mua cà phê hình thành một cách tự phát, chủ yếu là các đại lí tư nhân, hệ quả là khi giá cả thị trường biến động mạnh dẫn đến đổ vỡ theo dây chuyền từ đại lý đến nhà xuất khẩu. Việt Nam cũng là một trong những nước xuất khẩu cà phê chủ yếu của thế giới.

Thị trường xuất khẩu tiếp tục được mở rộng. Hiện cà phê nhân của Việt Nam đã xuất khẩu qua 75 quốc gia và vùng lãnh thổ. Cà phê hoà tan cũng đã xuất khẩu sang 25 thị trường trên thế giới, trong đó nhiều nhất là các thị trường Canada, Hoa Kì, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức, Úc, Hàn Quốc. Thị trường chính nhập khẩu cà phê Việt Nam trong 12 tháng qua là Đức: 136 nghìn tấn, Hoa Kì: 106 nghìn tấn, Tây Ban Nha: 88 nghìn tấn. Bên cạnh đó, 10 thị trường xuất khẩu cà phê nhân lớn nhất của Việt Nam Đức, Mỹ, Tây Ban Nha, Ý, Bỉ, Ba Lan, Hàn Quốc, Pháp, Anh, Nhật Bản. Mười thị trường này tiêu thụ 73,4% tổng sản lượng cà phê của Việt Nam. Đáng chú ý là thị trường Nga, 7 năm trước Nga chỉ mua cà phê của Việt Nam 5,550 tấn/vụ, xếp thứ 12 trong các thị trường Châu Âu và chiếm 0,665% thị phần, thì vụ này mua tới 20.589 tấn/vụ xếp thứ 12 trong 75 nước và lãnh thổ mua cà phê của Việt Nam và chiếm gần 2% thị phần. Thị trường ASEAN cũng có sự chuyển biến, Philippines đã mua

19.330 tấn, Malaysia mua 17.903 tấn, Thái Lan cũng đã tăng sản lượng lên 11.949 tấn [19].

Cao su

Xuất khẩu cao su năm 2007 đạt 719 ngàn tấn với trị giá 1,4 tỷ USD, chiếm 3% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước và tăng 10% so với năm 2006. Cơ cấu mặt hàng cao su vẫn không được cải thiện, chúng ta vẫn chủ yếu xuất khẩu cao su thô với giá trị thấp. Cao su khối SVR3L - loại cao su thị trường thế giới cần ít, chỉ có Trung Quốc là có nhu cầu nhập khẩu nhiều - lại là loại hàng chiếm tỷ trọng chủ yếu của ta, chiếm 42,78% tổng lượng cao su xuất khẩu, trị giá xuất khẩu trên 641 triệu USD chiếm khoảng 46% tổng kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này. Cao su SVR 10 có tỷ trọng trong cơ cấu các mặt hàng cao su xuất khẩu. Về thị trường xuất khẩu, năm 2007 chúng ta xuất khẩu sang 41 quốc gia, trong đó Trung Quốc là nước nhập khẩu nhiều nhất (58,3%). Nguồn cung cao su trên thế giới đang khan hiếm trong khi nhu cầu không giảm, nhất là nhu cầu ở Trung Quốc và Ấn Độ đang bùng nổ [22,24].

Tổng lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam năm 2008 là 658 nghìn tấn, giảm 7,9% và chỉ hoàn thành có 84,4% kế hoạch năm. Tuy nhiên do năm 2008 giá bình quân tăng 25% (tương đương với tăng 487 USD/tấn) nên kim ngạch xuất khẩu cao su cả năm đạt hơn 1,6 tỷ USD tăng 15,1% so với năm 2007. Năm 2008, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam với

Xem tất cả 115 trang.

Ngày đăng: 21/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí