Tổng Quan Về Tình Hình Xuất Khẩu Việt Nam Trong Thời Gian Qua

tay nghề cử người lao động được nâng cao hơn phù hợp với hoàn cảnh mới. Tuy nhiên, nhìn tổng thể, các đơn vị sản xuất còn thiếu vốn, công nghệ về cơ bản còn lạc hậu, chưa thoả mãn với nhu cầu ngày một tăng của khách hàng nước ngoài.

- Khả năng xúc tiến thị trường xuất khẩu ở tầm vi mô và vĩ mô

Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu không chỉ dừng lại ở chỗ, chúng ta đã có được những mặt hàng mà thị trường thế giới cần, mà điều quan trọng là những mặt hàng đó phải được tiêu thụ tại những thị trường cần thiết. Trong điều kiện hiện nay xu hướng sản xuất ngày càng tăng, thương mại quốc tế cũng như trong nước ngày càng mở rộng, khối lượng hàng hoá được đưa vào lưu thông ngày càng nhiều. Để tiêu thụ khối lượng hàng hoá đồ sộ ấy đòi hỏi phải tiến hàng xúc tiến thị trường trong nước và xuất khẩu. Cùng với sự phát triển của sản xuất và lưu thông, vai trò của xúc tiến thương mại ngày càng trở nên quan trọng. Trong bối cảnh hàng hoá cung vượt cầu trên thị trường thì hoạt động xúc tiến thương mại đóng vai trò quan trọng, quyết định trong việc tiêu thụ hàng hoá xuất khẩu, đồng thời cũng đóng vai trò làm tăng tốc độ chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu.

Ở tầm vĩ mô, chúng ta thiết lập mối quan hệ ngoại giao, mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước về mặt pháp lí, cung cấp thông tin về thị trường trong nước, ngoài nước cho các doanh nghiệp. Đồng thời cung cấp thông tin về môi trường pháp luật, các rào cản thuế quan và phi thuế quan, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham quan và khảo sát thị trường để thực hiện xuất khẩu.

Bên cạnh đó, về phía các doanh nghiệp, thực hiện tham quan, khảo sát, nghiên cứu thị trường, trực tiếp đàm phán và kí kết các hợp đồng xuất khẩu. Về mặt này, các doanh nghiệp phải chủ động tìm kiếm thông tin, thăm dò thị trường và lựa chọn đối tác, xác định giá và các điều kiện cụ thể về giao dịch, mua bán, thanh toán.

Xúc tiến thương mại vi mô và vĩ mô có quan hệ chặt chẽ, tác động bổ sung cho nhau. Trong đó xuác tiến trên tầm vĩ mô là tiền đề, điều kiện để thực hiện xúc tiến thị trường của các doanh nghiệp. Ngược lại, xúc tiến thị trường của các doanh nghiệp nâng cao uy tín của đất nước, tạo điều kiện hoàn thiện xúc tiến vĩ mô. Ở Việt Nam, hoạt động xúc tiến được đánh giá là

yếu cả về vi mô lẫn vĩ mô. Đây cũng là một trong những nguyên nhân hạn chế hiệu quả xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam.

- Tổ chức điều hành xuất khẩu hàng hoá của Chính phủ

Mọi người đều thừa nhận rằng hoạch định đường lối chính sách và tổ chức thực hiện thành công xuất khẩu là vấn đề quan trọng của mỗi quốc gia, nhất là những nước đang thực hiện hướng ngoại như Việt Nam.

Tổ chức điều hành xuất khẩu là việc xác định các mặt hàng được phép xuất khẩu theo hạn ngạch hay tự do, xác định đầu mối xuất khẩu, phân chia hạn ngạch, đề ra các chính sách khuyến khích xuất khẩu, điều chỉnh tiến đọ xuất khẩu theo tiến độ xuất khẩu mà kế hoạch đã đề ra.

Ở Việt Nam, việc điều hành xuất khẩu do Chính phủ, các bộ, các ngành thực hiện. Trong trường hợp cần thiết, Nhà nước có thể thành lập Uỷ Ban riêng

CHƯƠNG II‌‌

TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU XUẤT KHẨU


CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA


I. Tổng quan về tình hình xuất khẩu Việt Nam trong thời gian qua

1. Xuất khẩu Việt Nam giai đoạn 2001 – 2006

Xuất khẩu Việt Nam trong giai đoạn 2001 - 2006 đã đạt được những thành tích rất ấn tượng và được xác định là một thế mạnh của Việt Nam trên con đường hội nhập đầy đủ và sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới.


Bảng 1: Kim ngạch và tăng trưởng xuất khẩu Việt Nam giai đoạn

2001 - 2006

Đơn vị tính: Tr.USD, %


Nội dung

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2001-2006

KN

Tăng

KN

Tăng

KN

Tăng

KN

T ăng

KN

Tăng

KN

Tăng

KN

Tăng

Tổng

số

1

5.029

3,8

16.706

11,2

20.149

20,6

26.503

31,5

3

2.422

22,2

3

9.605

22,1

150.434

18,5

XK/GD

P

46,2

47,6

51

58,3

61,3

69


Tăng

bình quân


7,4


24,7


22,1


18,5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu ở Việt Nam trong thời gian tới - 5


Nguồn: báo cáo của Bộ Công Thương các năm 2001, 2002, 2003, 2004,

2005, 2006


Qua bảng 1 chúng ta thấy tăng trưởng xuất khẩu hàng hoá (XKHH) của Việt Nam phát triển khá chậm vào những năm 2001 - 2002, với tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 7,4%. Nhưng tốc độ tăng trưởng đã tăng cao nhanh chóng và đạt mức trên 20%/ năm từ năm 2003 đến 2006. Kết quả là kim ngạch XKHH đã tăng 2,64 lần trong vòng 5 năm từ 15 tỉ USD năm 2001 lên 39,6 tUSD năm 2006. Qui mô và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu giai đoạn 2001 - 2005 thực hiện vượt chỉ tiêu 5 năm đầu của chiến lược xuất khẩu giai đoạn 2001 - 2010. Kim ngạch xuất khẩu năm 2006 cũng vượt kế hoạch đề ra trong đề án phát

triển xuất khẩu 2006 - 2010. Kim ngạch xuất khẩu năm 2005 đạt trên 32,4 tỷ USD, trong khi chiến lược đặt ra là 28,4 tỷ USD, thực hiện vượt 4 tỷ USD. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của nước ta đặt ra cho tốc độ tăng trưởng xuất khẩu là 16%, thực hiện trung bình cả giai đoạn 2001 - 2005 đạt 17,5%/ năm, vượt chỉ tiêu chiến lược 1,5%. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của giai đoạn 2001 - 2006 không đồng đều. Năm 2001 tốc độ tăng trưởng xuất khẩu chỉ đạt 3,8%, năm 2001 đạt 11,2%, năm 2004 tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao nhất trong 6 năm là 31,5%, năm 2005 có giảm đi và giữ ở mức 22,2%, năm 2006 có tốc độ tăng đồng đều so với năm 2005 là 22,1%. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá trong giá trị tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng từ 46,2% năm 2001 lên 69% năm 2006 [6,7]. Đây là dấu hiệu tích cực đối với xuất khẩu Việt Nam [23]. Loại trừ những tác động ảnh hưởng có tính khách quan từ sự tăng cầu của nền kinh tế thế giới, sự gia tăng quốc tế của hàng nguyên, nhiên liệu và một số hàng nông sản khiến giá hàng xuất khẩu của Việt Nam tăng cao thì những nỗ lực chủ quan của Nhà nước, doanh nghiệp và toàn xã hội là yếu tố có ý nghĩa quan trọng quyết định giúp tăng trưởng xuất khẩu mạnh mẽ trong thời gian 2001 - 2006 [23].


Về cơ cấu hàng xuất khẩu, giai đoạn này đã có những chuyển biến tích cực. Đó là tăng dần tỷ trọng nhóm hàng chế biến, chế tạo, nhóm hàng có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, giảm dần xuất khẩu hàng thô. Tỷ trọng nhóm hàng nông lâm thuỷ sản giảm từ 24,3% năm 2001 xuống còn 20,5% năm 2006; nhóm hàng nhiên liệu khoáng sản giảm dần trong 3 năm đầu thực hiện chiến lược xuất khẩu từ 24,3% năm 2001 xuống còn 22,1% năm 2003 nhưng đã tăng trở lại vào năm 2004 - 2005 và chiếm tỷ trọng 24,7% năm 2005, sau đó giảm nhẹ vào năm 2006 (23,4%). Nhóm hàng công nghiệp và thủ công mỹ nghệ có xu hướng tăng nhẹ nhưng không đều và chiếm tỷ trọng 39,0% trong cơ cấu xuất khẩu năm 2006 [5,7].

Bảng 2: Cơ cấu xuất khẩu Việt Nam thời kì 2001 - 2006 (%).

Đơn vị: %


Ngành

2001

2002

2003

2004

2005

2006

Nông, lâm, thuỷ

sản

24,3

23,9

22,1

20,5

21,1

20,5

Nhiên liệu,

khoáng sản

21,6

20,5

19,9

22,7

24,7

23,4

Công nghiệp và

TCMN

33,9

40,0

40,5

40,4

38,4

39,0

Hàng hoá khác

20,2

15,6

17,5

16,4

15,6

17,1


Nguồn: báo cáo tổng kết của Bộ Công Thương 2005, 2006


Về cơ cấu thị trường xuất khẩu, đến năm 2006, thị trường xuất khẩu của Việt Nam đã được mở rộng đến 220 nước và vùng lãnh thổ. Từ chỗ chúng ta phải lệ thuộc hoàn toàn vào khu vực thị trường Đông Âu và Liên Xô (cũ), từ năm 1991 đến nay, thị trường ngày càng được mở rộng từ ASEAN, đến Châu Á, Châu Âu và Châu Mỹ, Châu Phi. Nếu như từ năm 2000 trở về trước thị trường xuất khẩu thị trường xuất khẩu chủ yếu của nước ta là thị trường Châu Á, thì từ 2001 đến nay, thị trường đã được đa dạng hoá hơn rất nhiều [23].

Bảng 3: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001 - 2006

Đơn vị: Triệu USD, %


Nội dung

2001

2002

2003

2004

2005

2006

KN

T

trng

KN

T

trng

KN

T

trng

KN

Tỷ

trọng

KN

Tỷ

trọng

KN

Tỷ

trọng

Tổng

XK hh

15..029

100

16.706

100

20.149

100

26.503

100

32.442

100

39.605

100

Châu ¸

8.610

57,3

8.684

52

9.756

48,4

12.634

47,7

16.383

50,5

17.540

44,3

ASEAN

2.556

17

2.437

14,6

2.958

14,7

3.885

14,7

5.450

16,8

6.560

16,4

Châu Âu

3.155

23,4

3.640

21,8

4..326

21,5

5.412

20,4

5.872

18,1

7,65

19,3

EU-25

3.152

21

3.311

19,8

4.017

19,9

4..971

18,8

5.450

16,8

6.810

17,2

Châu

Mỹ

1.342

8,9

2.774

16,6

4.327

21,5

5.642

21,3

6.910

21,3

9,2

23.2

Hoa Kỳ

1.065

7,1

2.421

14,5

3.939

19,5

4.992

18,8

6.553

20,2

8.000

20,2

Chõu

Phi

1.76

1,2

131

0,8

211

1,0

427

1,6

681

2,1

1,915

4.8

Châu Đại

Dương


1.072


7,1


1.370


8,2


1.455


7,2


1.879


7,1


2.595


8


3.300


8,3

Nguồn: Bộ Công Thương, Báo cáo của Bộ Công Thương 2006, Đề án phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006-2010


Trong giai đoạn 2001 - 2006, thị trường Châu Á đã giảm tỷ trọng từ 57,3% năm 2001 xuống còn 44,3% năm 2005, song vẫn là thị trường xuất khẩu hàng hoá lớn nhất Việt Nam [5,7]. Ngoài ra, việc số liệu thống kê về xuất khẩu vào Châu Đại Dương được tính gộp vào Châu Á từ năm 2006 đã làm tăng thêm tỷ trọng của khu vực này (Châu Đại Dương chiếm 8,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước). Trong đó khu vực Đông Bắc Á chiếm tỷ trọng 51,8%, đạt kim ngạch 10,79 tỷ USD, khu vực Đông Nam Á chiếm 31,5% đạt kim ngạch 6,56 tỷ USD, Châu Đại Dương chiếm tỷ trọng 15,87%, đạt kim ngạch 3,3 tỷ USD... trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Châu Á [23].


Tỷ trọng xuất khẩu vào thị trường Châu Âu có giảm chút ít, nhưng kim ngạch năm sau vẫn tăng so với năm trước và đóng góp trên 20% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Các nước EU chiếm tỷ trọng 89,2% trong kim ngạch xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Châu Âu (6,81 tỉ USD), tăng 23,5% so với cùng kì năm 2005 [23]. Tỷ trọng xuất khẩu vào thị trường Châu Mỹ tăng đều trong các năm qua (từ 8,9% năm 2004 lên 23,2% năm 2006). Thị trường Hoa Kì vẫn là đối tác chính của Việt nam về xuất khẩu, với kim ngạch 8 tỉ USD, chiếm tỷ trọng 86,8%, các nước khác chỉ chiếm 13,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Châu Mỹ. Kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Hoa Kì tăng mạnh từ 7,1% năm 2001 lên 20,2% năm 2006 [15]. Khu vực thị trường Châu Phi còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, tuy nhiên mức tăng trưởng khá, từ tỷ trọng 1,2% năm 2001 lên 4,8% năm 2006, kim ngạch xuất khẩu vào khu vực này từ 176 triệu USD năm 2001 lên 1,9 tỉ USD năm 2005. Tỷ trọng của khu vực Châu Đại Dương tăng chậm và khá ổn định từ 7,1% năm 2001 lên 8,3% năm 2006 [5,7].


Về cơ cấu xuất khẩu phân theo thành phần kinh tế, Việt Nam cũng có những thay đổi đáng kể trong giai đoạn 2001 - 2006.

Bảng 4: Cơ cấu xuất khẩu phân theo thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu

Năm

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

Tổng kim

ngạch (tr. USD)

14.455

15.027

16.706

20.176

26.503

32.442

39.605

Tốc độ tăng trưởng (%)

25,3

4,0

11,2

20,8

31,5

22,4

22,1

DN 100% vốn trong nước

7.646

8.228

8.834

10.015

12.017

13.889

16.740

- Tỉ trọng

52,9

54,8

52,9

49,6

45,0

43,0

42,0

- Tăng trưởng (%)

11,5

7,6

7,4

13,4

20,3

15,6

20,5

DN có vốn

ĐTNN

6.809

6.799

7.872

10.161

14.486

18.553

22.865

- Tỉ trọng

47,1

45.2

47,1

50,4

55,0

57,0

58,0

- Tăng trưởng (%)

45,4

-0,2

15,8

29,1

42,6

28,1

23,2


Nguồn: Số liệu của Tổng cục Thống kê và Bộ Công Thương


Qua bảng trên có thể thấy một điểm tích cực là trước đây tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI thường cao gấp 1,5 - 2 lần khu vực doanh nghiệp 100% vốn trong nước, chẳng hạn như năm 2002 tốc độ tăng trưởng của 2 khu vực này lần lượt là 7,4% và 15,8%; năm 2003 là 13,4% và 29,1%; năm

2004 20,3% và 40,6%; năm 2005 25,6% và 28,2%. Song năm 2006, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của 2 khu vực này gần như tương đương nhau là 20,5% và 23,2%. Đây là kết quả của quá trình đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ của khu vực doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên, nếu không có những đột phá cải cách rộng lớn và quyết liệt (nhất là đối với các doanh nghiệp Nhà nước) thì tăng trưởng xuất khẩu của ta sẽ còn rất khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh các nước trong khu vực đang tích cực đẩy nhanh quá trình cải cách để thu hút vốn nước ngoài.

2. Xuất khẩu Việt Nam giai đoạn sau khi gia nhập WTO 2007-2008


Bảng 5: Xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam giai đoạn 2001 - 2008.

Đơn vị tính: Tr.USD, %

Năm

Xuất khẩu

Nhập khẩu

Trị giá

Tăng trưởng

Trị giá

Tăng trưởng

U6T/2008

30.300

31,9

44.470

60,3

2007

48.561

22,0

62.682

39,6

2006

39.805

23,5

44.891

21,7

2005

32.223

21,6

36.881

15,0

2004

26.503

31,5

32.075

27,0

2003

20.149

20,6

25.256

27,9

2002

16.706

11,2

19.746

21,8

2001

15.029

3,8

16.218

3,7

2000

14.483

25,5

15.637

34,5


Nguồn: Báo cáo của Bộ Công Thương, Tổng cục thống kê


Sau khi gia nhập WTO năm 2006, kinh tế Việt Nam đã có những bước tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ và tích cực. Có được những thành công không nhỏ như vậy phải kể đến hoạt đông xuất khẩu. Xuất khẩu 2 năm trở lại đây tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay và tăng trưởng với tốc độ cao. Kim ngạch xuất khẩu cả năm 2007 đạt 48,561 tỷ USD, tăng 21,5% so với năm 2006 (tương ứng 7,9 tỷ USD) và vượt 17,4% so với kế hoạch [5,7]. Năm 2008, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá cả nước ước đạt xấp xỉ 63 tỷ USD, tăng hơn 29,5% so với năm 2007, vượt 8,8% so với kế hoạch đề ra là 59,2 USD [2].


Nhìn chung xuất khẩu năm 2008 đã đạt được những kết quả tích cực với mức tăng trưởng cao so với nhiều năm trước, nhất là trong điều kiện nền kinh tế thế giới và Việt Nam đã xuất hiện nhiều yếu tố không thuận lợi. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu giữ được ở mức độ cao do trong những tháng đầu năm dầu thô, than đá và nhiều mặt hàng nông sản gặp thuận lợi về giá và thị trường xuất khẩu. Những mặt hàng có độ tăng trưởng xuất khẩu cao như gạo

Xem tất cả 115 trang.

Ngày đăng: 21/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí