Cơ Cấu Hàng Hoá Xuất Khẩu Của Việt Nam Giai Đoạn 2006 - 2007

nhân điều, khoáng sản. Tuy nhiên, xuất khẩu những tháng cuối năm 2008, đã có sự sụt giảm do có sự ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới.


Về cơ cấu hàng xuất khẩu, năm 2007 hàng nông lâm thuỷ sản chiếm tỷ trọng đặc biệt cao (24,9%) trong cơ cấu hàng hoá xuất khẩu là do có sự tăng giá mạnh hàng nông sản thực phẩm quốc tế do tình trạng mất cân đối cung cầu. Trong khi đó riêng mặt hàng dầu mỏ và than đá xuất khẩu cũng đạt kim ngạch 9,49 tỷ USD chiếm tới 19,5% kim ngạch xuất khẩu hàng hoá. Nhóm công nghiệp nhẹ và thủ công mỹ nghệ là nhóm chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu với 36,1% [1].


Bảng 6: Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2006 - 2007

Đơn vị tính: Tr. USD, %


Nội dung

Năm 2006

Năm 2007

Kim ngạch

Tỷ trọng

Kim ngạch

Tỷ trọng

Tổng XK hàng hoá

39.605

100

48.561

100

Nhóm nông lâm thuỷ

8.126

20,5

12.094

24,9

Nhóm nhiên liệu,

khoáng sản

9.250

23,4

9.495

19,5

Nhóm công nghiệp nhẹ

và TCMN

15.437

39,0

17.530

36,1

Nhóm hàng khác

6.792

17,1

9.483

19,5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu ở Việt Nam trong thời gian tới - 6


Nguồn: Bộ Công Thương, Báo cáo của Bộ Công Thương 2006, 2007


Riêng năm 2008, cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của Việt nam cũng tương tự như năm 2007:


Hình 3: Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam năm 2008


19.02%

35.55%

25.97%

19.5%

Công nghiệp và thủ công mỹ nghệ Nông lâm thuỷ sản

Khoáng sản nhiên liệu Nhóm hàng khác

Nguồn: Người viết tính toán dựa trên số liệu tổng hợp từ Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2008 và kế hoạch năm 2009 của ngành Công thương, Bộ Công Thương (tháng 12/2008), Báo cáo tình hình kinh tế xã hội tháng 12 và cả năm 2008, các giải pháp cần thực hiện trong quí I/2009, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (tháng 12/2008).


Năm 2008 cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam cũng tương tự năm 2007. Chiếm tỷ trọng cao nhất là nhóm công nghiệp nhẹ và TCMN, nhóm hàng này vẫn chiếm kim ngạch cao nhất với tỷ trọng khoảng 38,5%. Đứng thứ 2 là nhóm hàng nông lâm thuỷ sản với tỷ trọng 25,8% tăng cao hơn so với năm 2007. Với kim ngạch 11,89 tỷ USD [2], nhóm hàng nhiên liệu khoáng sản chiếm tỷ trọng gần như không thay đổi là 18,9%.


Về thị trường xuất khẩu, các thị trường truyền thống vẫn được duy trì và có những biến động nhất định. Năm 2007, thị trường Châu Á vẫn chiếm tỷ trọng lớn (43,8%) với kim ngạch khoảng 21 tỷ USD và tăng 22,8% so với năm 2006 nhưng lại có xu hướng giữ nguyên hoặc giảm dần ở các thị trường như Trung Quốc, Nhật bản, ASEAN. Thị trường Châu Âu chiếm 19,8% với kim ngạch đạt 9,6 tỷ USD tăng 19% so với 2006, chủ yếu do tăng trưởng các mặt hàng dệt may, thuỷ sản, cao su tự nhiên, đồ gỗ, cà phê, sản phẩm nhựa, thủ công mỹ nghệ. Thị trường Châu Mỹ chiếm 24,3% với kim ngạch 11,6 tỷ USD, tăng 28% so với năm 2006 trong đó chủ yếu là thị trường Hoa Kì với kim ngạch khoảng 10,2 tỷ USD chiếm 21,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Với kim ngạch 1,8 tỷ USD tăng 23% so với năm 2006 thị trường Châu Phi, Tây Nam Á chiếm tỷ trọng khá nhỏ 3,8% [6].


Năm 2008, xuất khẩu vào thị trường Châu Á tăng khá và khu vực thị trường này tiếp tục chiếm ưu thế trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam, tỷ trọng tăng từ 43,8% năm 2007 lên 44,5% năm 2008. Tỷ trọng xuất khẩu vào thị trường Châu Âu có xu hướng giảm nhẹ xuống còn 18,9% năm 2008. Trong khi đó xuất khẩu vào thị trường Châu Mỹ đã giảm khá mạnh, tỷ trọng từ 24,3% năm 2007 xuống còn 22% năm 2008, Châu Đại Dương 6,7% (năm

2007 là 6,4%), Châu Phi 1,9% (năm 2007 là 1,27%) [6].

Đến nay, hàng hoá xuất khẩu của nước ta đã vươn tới hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ. Cuộc khủng hoảng tài chính đã ảnh hưởng đến xuất khẩu của chúng ta vào EU và Hoa Kì khiến tốc độ tăng xuất khẩu vào 2 thị trường này giảm so với năm 2007 nhưng năm qua chúng ta tiếp tục đẩy mạnh đa dạng hoá thị trường xuất khẩu, nhiều chủng loại hàng hoá đã vào được các thị trường xuất khẩu mới, giảm dần xuất khẩu qua các thị trường trung gian.


Năm 2007, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục chiếm vị trí vượt trội trong hoạt động xuất khẩu, chiếm 57,5% đạt 27,8 tỷ USD và tăng 21% so với năm 2006 [5]. Năm 2008, con số này là 34,87 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 55,4%, tăng 25,5% so với năm 2007. Khu vực 100% vốn trong nước đạt 20,6 tỷ USD, chiếm 42,5% và tăng 22,2%; năm 2008, đạt 28,2 tỷ USD chiếm tỷ trọng 44,6%, tăng 34,9% so với 2007 [6].


Trong giai đọan nghiên cứu trên, chúng ta thấy Việt Nam đã có những thành tựu đáng kể trong xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu tăng liên tục từ năm 2001 đến năm 2008, đặc biệt năm 2008 kim ngạch xuất khẩu của nước ta đã đạt xấp xỉ 63 tỷ USD, một con số cao nhất trong cả giai đoạn [6]. Các chỉ tiêu về qui mô và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đều đạt và vượt các chỉ tiêu đề ra. Tuy nhiên, năm 2008 do chịu ảnh hưởng của biến động kinh tế thế giới nên xuất khẩu diễn biến không theo qui luật, những tháng đầu năm xuất khẩu gặp thuận lợi về giá nhưng sau đó giảm mạnh vào những tháng cuối năm.


Nhìn chung, những thành quả xuất khẩu đã đạt được trong giai đoạn 2006 - 2007 đó là:


- Qui mô và tốc độ tăng trưởng tiếp tục được duy trì ở mức cao.


- Các mặt hàng xuất khẩu truyền thống vẫn giữ được nhịp độ tăng trưởng cao, nhất là các mặt hàng gạo, rau quả, hạt điều, than đá... Xuất khẩu hàng hoá tăng còn có sự đóng góp của nhiều mặt hàng mới ví dụ như sản phẩm từ cao su, sản phẩm chế tạo từ gang, thép, máy biến thế, động cơ điện...


- Cơ cấu hàng hoá vẫn chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỉ trọng nhóm hàng chế biến, chế tạo, giảm tỉ trọng xuất khẩu thô. Những hàng hoá có giá trị

tăng trưởng xuất khẩu cao và giá trị xuất khẩu lớn là nhóm hàng công nghiệp và chế biến như: thuỷ sản, sản phẩm nhựa...


- Bên cạnh tập trung khai thác tối đa thị trường trọng điểm, những năm qua chúng ta vẫn tiếp tục giữ vững thị trường truyền thống, đẩy mạnh việc đa dạng hoá thị trường xuất khẩu, nhiều chủng loại hàng hoá đã dần dần đi vào các thị trường mới, điển hình là các thị trường tại khu vực Châu Phi, Tây Nam Á, Châu Á và Châu Đại Dương.


- Có được những kết quả đáng ghi nhận như vậy phải kể đến sự kiện Việt Nam gia nhập WTO năm 2006, nhờ đó chúng ta được hưởng những ưu đãi, đối xử công bằng trong quan hệ thương mại với các nước và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên qui mô xuất khẩu vẫn còn nhỏ bé, kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người thấp so với các nước trên khu vực và trên thế giới. Kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người năm 2001 là 200 USD/người, năm 2005: 388USD/ người, năm 2007: 473 USD/người trong khi xuất khẩu bình quân đầu người của Singapore là 60.600 USD/ người, Malaysia 5.890 USD/ người, Philippin 546 USD/ người [12]. Xét theo chỉ số kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người thì Việt nam đứng thứ 5 trong số các nước AESAN, thứ 11 Châu Á và thứ 84 thế giới [10].


II. Cơ cấu hàng xuất khẩu Việt Nam giai đoạn 2001 - 2006

Cơ cấu hàng xuất khẩu là tổng thể các nhóm hàng, mặt hàng xuất khẩu trong toàn bộ kim ngạch xuất khẩu với vị trí, tỷ trọng tương ứng và mối liên hệ hữu cơ ổn định hợp thành. Trong phạm vi nghiên cứu khoá luận tốt nghiệp sẽ đề cập đến cơ cấu hàng xuất khẩu dựa theo tiêu chí nhóm ngành hàng bao gồm: nhóm hàng khoáng sản và nhiên liệu, nhóm hàng nông lâm thuỷ sản, nhóm hàng công nghiệp và thủ công mỹ nghệ.


Trong điều kiện lợi thế về các yếu tố tự nhiên và lao động rẻ ngày càng giảm dần và mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt, thì sự chậm thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu là một hạn chế lớn đối với tăng trưởng xuất khẩu của nước ta. Trong dài hạn, sự chậm trễ này sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế, giảm sức cạnh tranh và giảm sự cải thiện cán cân thanh toán.

Giai đoạn này chúng ta đã xây dựng đựơc một số các mặt hàng xuất khẩu chủ lực quan trọng. Nếu như năm 2001 Việt Nam mới có 4 mặt hàng có kim ngạch trên 1 tỷ USD gồm dầu thô, dệt may, giầy dép, thuỷ sản thì đến năm 2006 có tới 9 mặt hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD gồm 4 mặt hàng như năm 2001 và thêm 5 mặt hàng mới là điện tử, gỗ, gạo, cao su, cà phê. Trong những mặt hàng này có một số mặt hàng có tốc độ tăng trưởng rất nhanh như điện tử, sản phẩm gỗ... Những mặt hàng chủ lực đã đóng vai trò quyết định đến tốc độ tăng trưởng mạnh của kim ngạch xuất khẩu trong những năm qua. Sự xuất hiện của những mặt hàng này cũng thể hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu của nước ta. Từ chỗ chỉ bao gồm những mặt hàng nhiên liệu, nông sản đến nay đã xuất hiện một số mặt hàng công nghiệp như sản phẩm điện tử, giày dép. Tuy nhiên các mặt hàng chủ lực vẫn chiếm tỷ trọng quá lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Năm 2005 chỉ có 7 mặt hàng xuất khẩu lớn nhất chiếm đến 69% tổng kim ngạch xuất khẩu [11]. Điều đó thể hiện sự phụ thuộc của hoạt động xuất khẩu vào một số mặt hàng chủ lực, chưa thực sự đa dạng hoá cơ cấu mặt hàng.


Nhìn chung, cơ cấu xuất khẩu đã có sự chuyển biến song tốc độ còn chậm. Tỷ trọng hàng xuất khẩu chế biến (công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp) còn quá khiêm tốn, trong khi hàng sơ chế và khoáng sản vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn. Sự chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu nhìn chung chưa thật bền vững, còn chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro. Cơ cấu xuất khẩu là một trong những hạn chế lớn nhất của nền kinh tế. Nếu không tăng nhanh tỷ trọng các mặt hàng chế biến xét về dài hạn, tăng trưởng xuất khẩu sẽ khó có thể tiếp tục đà tăng cao như hiện nay.


1. Nhóm hàng khoáng sản và nhiên liệu


Trong giai đoạn này, nhóm hàng khoáng sản và nguyên liệu chiếm tỉ trọng cao trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam (trên 20%). Từ 2001 - 2003 nhóm hàng này có xu hướng giảm dần xuống 19,9% vào năm 2003 và tăng trở lại trong 2 năm 2004 và 2005. Đến 2006 tỷ trọng nhóm hàng nguyên nhiên liệu lại giảm nhẹ (23,4%) nhưng vẫn cao hơn mức dự tính trong Đề án phát triển xuất khẩu 2006-2010 (20,9%). Trong nhóm hàng này mặt hàng xuất khẩu

chủ yếu là dầu thô, tiếp đến là than đá và hầu như không có mặt hàng nguyên liệu nào khác được xuất khẩu. Tỷ trọng xuất khẩu dầu thô năm 2006 chiếm 90% trong tổng kim ngạch xuất khẩu cuả nhóm hàng khoáng sản và nhiên liệu, còn lại là than đá [11].


Dầu thô


Sản lượng dầu thô xuất khẩu tăng dần qua từng năm từ 2001 đến 2004 (năm 2001: 16,7 triệu tấn, năm 2002: 16,8 triệu tấn, năm 2003: 17,1 triệu tấn, năm 2004: 19,5 triệu tấn). Tuy nhiên từ 2005 sản lượng dầu thô xuất khẩu lại giảm xuống còn 18 triệu tấn vào 2005 và 16,6 triệu tấn vào 2006 [7]. Nguyên nhân là do nguồn tài nguyên bị hạn chế (mỏ Bạch Hổ giảm dần sản lượng khai thác trong khi chưa tìm được nguồn khác thay thế). Tình hình này được thể hiện qua bảng kim ngạch xuất khẩu dầu thô dưới đây.


Bảng 7: Kim ngạch xuất khẩu dầu thô giai đoạn 2001-2006



Năm

Khối lượng


(triệu tấn)

Kim ngạch


triệu USD)

ăng trưởng


(%)

Tăng do lượng


(%)

Tăng do giá


(%)

2001

16,7

3126

-11,19

6,38

-17,57

2002

16,8

3279

4,89

0,62

4,27

2003

17,1

3821

16,53

2,02

14,49

2004

19,5

5671

48,42

18,27

30,15

2005

18,0

7600

30,01

-10,83

40,85

2006

16,6

8323

9,51

-9,23

18,75


Nguồn: Bộ Công Thương, Báo cáo các năm của Bộ Công Thương


Mặc dù sản lượng xuất khẩu dầu thô có giảm nhưng tổng kim ngạch xuất khẩu 2001 - 2006 vẫn tăng đều qua các năm từ 3,1 tỉ USD vào 2001 lên 8,3 tỉ USD vào năm 2006 nhờ sự biến động giá cả xăng dầu trên thế giới. Tuy nhiên xu hướng tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu dầu thô đang giảm: năm 2004 tốc độ tăng trưởng ở mức cao nhất (48,42%) sau đó giảm liên tiếp trong 2 năm, năm 2005 là 30,01%, năm 2006 là 9,51%. Hiện nay Việt Nam vẫn chỉ là nhà

cung cấp dầu nhỏ, chiếm 0,6% so với nhu cầu thế giới. Thị trường xuất khẩu chính là Australia, Nhật Bản, Singapore chiếm 64,83% trong tổng kim ngạch xuất khẩu [24].


Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt nam Pertro Viet Nam là đơn vị duy nhất quản lí khai thác dầu mỏ. Bên cạnh đó các công ty thuộc các quốc gia Nga, Malaysia, Nhật Bản, Canada đang khai thác và tinh lọc dầu tại Việt nam. Thực chất hoạt động khai thác dầu thô ở Việt nam hiện nay là kết hợp giữa công nghệ và vốn của nước ngoài với tài nguyên thiên nhiên trong nước. Hoạt động này không phù hợp với định hướng chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu. Bên cạnh đó hiệu quả xuất khẩu dầu thô cũng không cao do phần lớn ngoại tệ thu được từ xuất khẩu dầu thô được sử dụng để nhập khẩu những sản phẩm xăng dầu.


Than đá


Trong những năm của giai đoạn nghiên cứu này, than đá là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bình quân trong cả giai đoạn 2001 - 2006 đạt 49,35%/ năm, đặc biệt sản lượng khai thác than đá đã tăng mạnh và đem lại kim ngạch xuất khẩu cao gần 1 tỉ USD vào năm 2006 [7]. Phần lớn sự gia tăng về kim ngạch do tăng về sản lượng nên sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tài nguyên đất nước. Than đá của chúng ta chủ yếu xuất sang Nhật Bản và Trung Quốc, chiếm đến 80% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Đặc biệt riêng thị trường Trung Quốc chiếm đến 50% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Cho tới nay, toàn bộ hoạt động khai thác và kinh doanh than thuộc độc quyền tập đoàn Than và Khoáng sản - Vinacomin. Khối các thành phần kinh tế ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng tham gia vào hoạt động khai thác và sản xuất tha nhưng sản lượng còn rất nhỏ. Về chất lượng, than Việt nam được đánh giá vào loại tốt hàng đầu thế giới, có khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên trình độ khai thác còn lạc hậu, tay nghề yếu kém dẫn tới xuất khẩu than của Việt nam chủ yếu ở dạng thô [11].


2. Nhóm hàng nông lâm thuỷ sản

Trong giai đoạn này, tốc độ tăng kim ngạch của nhóm hàng này đạt bình quân 15,1%/ năm, tỷ trọng có xu hướng giảm dần từ 24,3% năm 2001 xuống còn 20,5% năm 2006.


Bảng 8: Kim ngạch và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nhóm nông lâm thuỷ sản giai đoạn 2001 – 2006


Đơn vị: Triệu USD, %

Nội dung

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2001-2006

KN

Tăng

KN

Tăng

KN

Tăng

KN

Tăng

KN

Tăng

KN

Tăng

KN

Tăng*

Tổng cả nhóm

3.649

5,8

3.989

9,3

4.452

11,6

5.437

22,1

6.852

22,4

8.126

18,6

32.505

17,4

Tỷ trọng trong tổng KNXK


24,3


23,9


22,1


20,5


21,1


20,5


21,6

- Thuỷ sản

1.778

20,3

2.023

13,8

2.200

8,7

2.360

7,3

2.739

16,0

3.364

22,8

14.464

13,6

- Gạo

625

-6,3

726

16,2

721

-0,7

950

31,8

1.407

41,8

1.306

-0,07

5.735

15,9

-Cà phê

391

-22

322

-17,6

505

56,8

641

26,9

735

14,7

1.101

49,8

3.695

23

- Rau quả

330

54,9

201

-39,1

151

-24,9

179

18,5

235

31,3

263

11,9

1.359

-0,5

- Cao su

166

0

268

61,4

378

41

597

57,9

804

34,7

1.273

58,3

3.486

50,3

- Hạt tiêu

91

-37,7

107

17,6

105

-1,9

152

44,8

150

-0,1

190

26,7

795

15,9

- Nhân điều

152

-9

209

37,5

284

35,9

436

53,5

502

15,1

505

0,06

2.088

27,1

- Chè

78

13

83

6,4

60

-27,7

96

60,0

97

0,1

111

14,4

525

7,3

- Lạc nhân

38

-7,3

51

34,2

48

5,9

27

-43,8

33

22,2

10,5

-68,2

207,5

-22,7


Nguồn: Bộ Công Thương, Đề án phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006 – 2010, Báo cáoBộ Cụng Thương năm 2006, (*) do sinh viên tự tính


Các mặt hàng xuất khẩu trong nhóm hàng này là thuỷ sản, gạo, cà phê, rau quả, cao su, hạt tiêu, nhân điều, chè các loại, lạc nhân. Trong đó ba mặt hàng là thuỷ sản, gạo, cà phê đã chiếm đến trên 70% tổng kim ngạch của nhóm. Các mặt hàng khác, kim ngạch nhỏ hơn, ít ảnh hưởng đến kim ngạch của cả nhóm.


Gạo

Xem tất cả 115 trang.

Ngày đăng: 21/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí