Nhóm Công Nghiệp Và Thủ Công Mỹ Nghệ

gần 431 nghìn tấn, chiếm tới gần 65,5% khối lượng xuất khẩu cao su cả nước. Tiếp theo là Hàn Quốc: 29.000 tấn, Đài Loan: 21,2 nghìn tấn, Malaysia: gần 21 nghìn tấn...[20].

Hạt điều

Năm 2007, Việt Nam đứng trong top đầu về xuất khẩu hạt điều trên thế giới, đồng thời đạt mức cao kỉ lục về lượng cũng như trị giá. Cả năm chúng ta xuất khẩu được 151,73 ngàn tấn hạt điều các loại, chiếm trên 50% lượng điều xuất khẩu trên thế giới, với trị giá 649 triệu USD tăng 28,5% so với năm 2006, cao hơn mức bình quân của cả giai đoạn 2001 - 2006. Giá xuất khẩu trung bình năm 2007 đạt 4288 USD/tấn tăng 7,93% so với năm 2006 nhưng giảm 6,83% so với năm 2005. Hạt điều của nước ta được xuất sang 78 quốc gia, tăng thêm 10 quốc gia so với năm 2006. Năm thị trường xuất khẩu lớn nhất là Mỹ (33%), Hà Lan (14,4%), Trung Quốc (13,7%), Australia (8%), Anh (6,2%). Tuy là nước đứng đầu xuất khẩu thế giới về nhân điều nhưng khả năng cạnh tranh mặt hàng này của Việt Nam lại thấp hơn so với Ấn Độ do năng suất chế biến thấp, chi phí sản xuất cao. Một số công đoạn như bóc tách, phơi sấy làm thủ công. Năm 2007 một số công ty đã đầu tư thiết bị nhưng vẫn chỉ trong giai đoạn thử nghiệm [24].

Năm 2008, cả nước xuất khẩu được 167 nghìn tấn hạt điều các loại với trị giá 920 triệu USD, tăng 9,1% về lượng và tăng 40,6% về giá trị so với năm 2007. Với lượng điều xuất khẩu trong năm 2008, nước ta đã vượt kế hoạch đề ra là 160 nghìn tấn và tiếp tục là một trong những nước xuất khẩu điều lớn nhất thế giới [20].

Giá xuất khẩu trung bình trong năm 2008 tiếp tục đứng ở mức cao đạt

5.423 USD/tấn tăng 26,4% so với năm 2007. Ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng toàn cầu khiến giá các mặt hàng nông sản thay đổi thất thường nhưng giá điều trên thị trường thế giới vẫn sẽ tiếp tục ổn định do lượng dự trữ toàn cầu thấp, trong khi diện tích đất canh tác nhiều nước tiếp tục bị thu hẹp, nhu cầu thế giới luôn đứng ở mức cao.

Theo số liệu chính thức, trong năm 2008, hạt điều của chúng ta được xuất khẩu sang 83 thị trường và vùng lãnh thổ, tăng 5 thị trường so với năm 2007. Trong đó, cả nước hiện có 203 đơn vị tham gia xuất khẩu hạt điều. Hoa Kì tiếp tục là thị trường nhập khẩu lớn nhất của nước ta. Ngoài ra, còn có các thị

trường chủ chốt khác như Trung Quốc, Hà Lan, Anh, Nga, Canada có lượng nhập khẩu tăng mạnh hơn so với năm 2007 [20].


3. Nhóm công nghiệp và thủ công mỹ nghệ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Mặc dù có tốc độ tăng trưởng khiêm tốn, nhưng nhóm hàng công nghiệp và thủ công mỹ nghệ vẫn chiếm tỷ trọng tương đối cao trong cơ cấu các nhóm ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam, đạt kim ngạch tuyệt đối cao nhất trên 19 tỷ USD [24]. Tốc độ tăng trưởng của nhóm này trong năm 2007 xấp xỉ bằng tốc độ tăng bình quân của giai đoạn 2001-2006. Đây là nhóm hàng có nhiều mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất như dệt may, giầy dép, sản phẩm gỗ, sản phẩm cơ khí, điện tử và linh kiện máy tính, sản phẩm nhựa, thủ công mỹ nghệ. Riêng mặt 7 hàng này chiếm đến 94% tổng kim ngạch của cả nhóm.

Dệt may, giầy dép

Xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu ở Việt Nam trong thời gian tới - 9

Hai mặt hàng này chiếm tới trên 60% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nhóm và tiếp tục là 2 mặt hàng xuất khẩu chính của nhóm. Trong những năm qua ngành dệt may Việt Nam đã đạt được rất nhiều thành công trong việc giải quyết việc làm cho người lao động cũng như đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước, từng bước đưa nước ta trở thành một trong mười nước có ngành dệt may phát triển nhất thế giới.

Hàng dệt may sau khi gia nhập WTO có cơ hội cạnh tranh công bằng hơn với sản phẩm của Trung Quốc đã nhanh chóng gia tăng kim ngạch xuất khẩu tăng 34% so với 2006, đạt kim ngạch 7,784 tỷ USD bằng 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này giai đoạn 2001 - 2006. Việt Nam vươn lên trở thành một trong mười nước xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới. Thị trường Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của ta (55%). Tuy nhiên từ đầu năm 2007 hàng dệt may của ta gặp khó khăn trên thị trường này do Bộ Thương mại Mỹ đơn phương áp dụng “cơ chế giám sát hàng dệt may nhập khẩu từ Việt Nam” đến hết 2008. Thị trường lớn thứ hai là Nhật Bản cũng gây rất nhiều khó khăn cho chúng ta. Họ yêu cầu Việt Nam đảm bảo về xuất xứ “hai công đoạn” (sản phẩm được sản xuất ra từ nguồn nguyên liệu của Việt Nam, Nhật hoặc các nước khu vực Đông Nam Á) thì mới cho chúng ta hưởng thuế nhập khẩu 0% như với 6 nước ASEAN khác [2,22,24].

Năm 2008 kim ngạch xuất khẩu của ngành này đạt 9,108 tỷ USD, tăng 17,5% so với năm 2007, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế và giải quyết công ăn việc làm cho một lượng lớn lao động [2].

Hiện nay, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm 57% thị phần xuất khẩu, thứ hai là thị trường EU chiếm 18%, và thị trường Nhật Bản chiếm 9%. Xuất khẩu sang Nhật Bản và Đài Loan đang hồi phục dần. Hoạt động mở rộng thị trường sang khu vực Châu Phi và các nước Châu Á khác cũng khá tốt. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang các thị trường này đều có mức tăng trưởng cao [21].

Cho tới nay, khó khăn lớn nhất của ngành dệt may nước ta vẫn chưa chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào. Nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất và xuất khẩu phảI nhập khẩu chiếm tới 90%. Điều này thể hiện rất rõ trong đồ thị tăng trưởng kim ngạch hàng dệt may của nước ta [21].

Đối với mặt hàng giầy dép, hoạt động xuất khẩu nước ta không có biến động lớn: kim ngạch xuất khẩu chỉ tăng 11,5% trong năm 2007, năm 2007 kim ngạch xuất khẩu giầy dép chỉ đạt dưới 4 tỷ USD [13,22,24]. Năm 2008, dù gặp khó khăn trong xuất khẩu do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng xuất khẩu giầy dép của Việt Nam vào một số thị trường như Australia, Hà Lan, Tây Ban Nha, Brazil, Argentina, Bồ Đào Nha, Trung Quốc… ở những tháng cuối năm vẫn đạt tăng trưởng khá so với năm 2007. Kim ngạch xuất khẩu 2 tháng cuối năm đạt khoảng 660 triệu USD. Như vậy, tổng kim ngạch xuất khẩu giầy dép của Việt Nam trong năm qua đạt khoảng gần 4,4 tỷ USD, gần chạm ngưỡng kế hoạch 4,5 tỷ USD đề ra cho năm 2008. Thị trường chính của sản phẩm này là Mỹ, EU, Nhật. Hiện nay, EU là thị trường nhập khẩu giầy dép của Việt Nam lớn thứ 2 trên thế giới (sau Hoa Kì) và được coi là thị trường trọng điểm của Việt Nam. Nhu cầu nhập khẩu giầy dép của thị trường EU trong những năm gần đây khoảng 29 tỷ USD/năm. Theo số liệu thống kê, xuất khẩu giầy dép của Việt Nam vào thị trường EU đã tăng khá nhanh trong thời gian qua và đạt 2,1 tỷ USD trong năm 2007, tăng 8% so với 2006 và chiếm 7,2% kim ngạch nhập khẩu của khu vực này. Tuy đạt được tốc độ tăng trưởng khá nhưng nhìn chung xuất khẩu giầy dép của Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với nhiều hạn chế như nguyên liệu đầu vào của ngành da giày phải nhập khẩu từ bên ngoài, khâu tiêu thụ phải phụ thuộc lớn vào đối tác trong liên

doanh, khâu nghiên cứu thị trường thiết kế mẫu mã và phát triển sản phẩm mới còn yếu [21].


Sản phẩm nhựa

Xuất khẩu sản phẩm nhựa của Việt Nam năm 2007 đạt 725 triệu USD, tăng 21,7% so với năm 2006. Đây là một trong những mặt hàng có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong những năm qua (trên 30%). Sản phẩm nhựa của ta có chất lượng tương đối tốt, khả năng thâm nhập thị trường lại dễ dàng. Năm 2008, toàn ngành nhựa xuất khẩu đạt 930 triệu USD, tuy cao so với các ngành khác nhưng lại không đạt chỉ tiêu đề ra đầu năm. Tuy nhiên, do ngành nhựa phụ thuộc rất nhiều vào nguyên liệu nên giá bán của các doanh nghiệp Việt Nam luôn cao hơn Trung Quốc, Ấn Độ từ 10-15%. Năm 2008, các doanh nghiệp nhựa đã phải nhập khẩu nhựa tới hơn 1,7 triệu tấn nguyên liệu. Điều này cho thấy tuy mặt hàng nhựa trong nước có mức tăng trưởng tốt nhưng còn thiếu tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế [24].

Chúng ta xuất khẩu khoảng 104 sản phẩm nhựa các loại trong đó có 15 mặt hàng có kim ngạch 1 triệu USD (bao bì nhựa, bao tay nhựa, sản phẩm nhựa các loại, chậu nhựa, tấm nhựa...). Sản phẩm nhựa Việt Nam hiện nay xuất khẩu tới khoảng 40 quốc gia, trong đó bao gồm Mỹ, EU, Nhật Bản – những thị trường trọng yếu trên thế giới đối với mặt hàng này- nhưng thị phần còn rất khiêm tốn (chưa đến 3% ở Nhật, khoảng 5% ở EU và dưới 1% tại Hoa Kì). Về cơ cấu doanh nghiệp Việt Nam có khoảng 1400 doanh nghiệp tham gia sản xuất và xuất khẩu, phần lớn trong số đó là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tăng trưởng xuất khẩu chủ yếu đến từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan), họ chuyển sản xuất sang Việt Nam nhằm tránh thuế chống bán phá giá đối với các quốc gia trên đang được áp dụng tại Hoa Kì và Châu Âu cũng như chênh lệch thuế nhập khẩu đối với hàng hoá từ Trung Quốc. Hiệu quả xuất khẩu ngành nhựa mặc dù vậy cũng không cao. Hàng năm chúng ta có nhu cầu 1,4-1,5 triệu tấn nguyên liệu nhựa nhưng sản xuất trong nước chủ đáp ứng được khoảng 20%, 80% còn lại phải nhập khẩu

[24].


Sản phẩm gỗ

Năm 2007, lần đầu tiên sản phẩm gỗ xuất khẩu đạt trên 2 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng khoảng 23%, và tăng 10 lần so với năm 2000. Đây là mặt hàng duy trì tốc độ tăng trưởng tốt vào hàng đầu trong cơ cấu hàng xuất khẩu của nước ta (luôn đạt trên 20% kể từ năm 2002 đến nay). Việt Nam vươn lên trở thành một trong năm nhà xuất khẩu gỗ lớn nhất khu vực ASEAN. Sản phẩm gỗ năm 2007 được xuất tới 94 quốc gia và vùng lãnh thổ và hiện đã có mặt trên 120 nước trong đó các thị trường nhập khẩu chủ yếu là Mỹ đứng đầu với kim ngạch xuất khẩu đạt 944,29 triệu USD và chiếm 39,8% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ. Thứ hai là thị trường Nhật Bản (300,6 triệu USD), thứ 3 là Anh và thứ 4 là Trung Quốc. Chủng loại sản phẩm gỗ xuất khẩu chính là đồ mộc nội thất, đồ gỗ mỹ nghệ, ván nhân tạo, bàn ghế ngoài trời... Chúng ta có thế mạnh chủ yếu đối với sản phẩm gỗ ngoài trời [24].

Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam năm 2008 đạt 2,8 tỷ USD, tăng 16,3% so với năm 2007 [2]. Như vậy, trong năm 2008, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam đã không hoàn thành kế hoạch 3 tỷ USD như đã đề ra. Tuy nhiên, với tình hình kinh tế khủng hoảng trầm trọng như năm qua, ngành xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ vẫn đạt mức tăng trưởng trên 15% là một thành công [26].

Trong năm 2008, kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất dùng trong phòng ngủ của Việt Nam đạt 768 triệu USD, tăng 20,3% so với năm 2007. Hiện nay sản phẩm này đã được xuất khẩu sang 60 thị trường với kim ngạch xuất khẩu chiếm 27,5% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của cả nước. Các sản phẩm chính xuất khẩu trong năm 2008 là: giường và các bộ phận của giường, tủ, bàn trang điểm, tủ đầu giường, bàn ghế, tủ đựng quần áo...

Về thị trường năm 2008, Hoa Kì vẫn duy trì là thị trường xuất khẩu gỗ chủ lực của Việt Nam, tuy vậy, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sang thị trường này đã có dấu hiệu chậm lại và càng thể hiện rõ nét hơn vào những tháng cuối năm. Trong tháng 12, xuất khẩu gỗ sang Hoa Kì đạt 88,7 triệu USD, tăng 7% so với tháng 11 và chỉ tăng 0,4% so với cùng kì năm 2007. Năm 2008, tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ của Việt Nam sang thị trường Hoa Kì đạt 1,049 tỷ USD, tăng 10,7% so với năm 2007 và chiếm 37% tỷ trọng. Như vậy, xuất khẩu gỗ sang thị trường Hoa Kì vẫn khá khả quan. Đứng thứ hai là thị trường Nhật Bản, tổng kim ngạch năm 2008 đạt 371,7 triệu USD, tăng 21% so với

cùng kì năm ngoái. Xuất khẩu sang thị trường EU cũng đạt khá, đạt 730,15 triệu USD, tăng 15,23% so với năm 2007 [26].


Điện tử và linh kiện máy tính

Năm 2007, ngành hàng này đạt kim ngạch xuất khẩu 2,2 tỷ USD, tăng 28,8%. Vào WTO, hàng điện tử của ta không còn được trợ cấp xuất khẩu trong khi thuế nhập khẩu giảm khiến cạnh tranh càng lớn. Tuy nhiên, gia nhập WTO cũng mang lại nhiều cơ hội lớn cho ngành điện tử bằng việc các hãng điện tử lớn trên thế giới đầu tư vào Việt Nam với những dự án hàng triệu USD [24].

Năm 2008 sản phẩm điện tử và linh kiện máy tính là một trong 8 mặt hàng xuất khẩu trọng điểm nằm trong top các mặt hàng đạt kim ngạch trên 2 tỷ USD. Theo thống kê, kim ngạch xuất khẩu hàng máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện năm 2008 đạt 2,639 tỷ USD, tăng 22,5% so với năm 2007 [2].

Về thị trường xuất khẩu, thị trường Thái Lan đạt cao nhất với trên 404,53 triệu USD trong năm 2008, tăng 9,33% so với năm 2007. Tiếp đến là Nhật Bản đạt kim ngạch xuất khẩu 379,15 triệu USD, tăng 40,78%, sang Trung Quốc đạt 273,9 triệu USD, tăng 129% sang Singapore đạt 163,11 triệu USD, tăng 22,9%. Kim ngạch xuất khẩu sang EU của mặt hàng này cũng đạt cao trong năm 2008 với 456 triệu USD, tăng 10% so với năm 2007 và chiếm 17,3% tỉ trọng kim ngạch. Hoa Kì cũng là một nhà nhập khẩu lớn sản phẩm này của nước ta với kim ngạch xuất khẩu đạt 301 triệu USD, tăng 9,3% so với năm 2007 [24].

Thủ công mỹ nghệ

Sản phẩm thủ công mỹ nghệ là mặt hàng có truyền thống lâu đời của Việt Nam, và được xuất khẩu khá sớm so với các mặt hàng khác. Thủ công mỹ nghệ đã đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước, đồng thời có một vai trò quan trọng trong giải quyết một số vấn đề kinh tế xã hội tại nông thôn. Là mặt hàng có mức độ tăng trưởng khá cao trong những năm qua, bình quân khoảng 20%/ năm, với kim ngạch đạt hơn 750 triệu USD vào năm 2007, và đạt 1 tỷ USD vào năm 2008 [2].

Thị trường xuất khẩu của thủ công mỹ nghệ nước ta chủ yếu là Mỹ, Nga, Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức, Hàn Quốc, Đài Loan… Hiện sản phẩm thủ

công mỹ nghệ của Việt Nam đã có mặt tai 163 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới và cũng là mặt hàng có tiềm năng xuất khẩu rất lớn.‌


IV. Đánh giá chung về cơ cấu xuất khẩu Việt Nam giai đoạn 2001 - 2008

1. Những kết quả đạt được

Việt Nam đã trải qua 8 năm đầu của Chiến lược phát triển xuất khẩu thời kì 2001-2010, cơ cấu hàng xuất khẩu Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực theo hướng tăng tỉ trọng xuất khẩu hàng công nghiệp, hàng đã qua chế biến, giảm tỉ trọng xuất khẩu hàng thô và sơ chế. Trong giai đoạn này năm 2007 là năm đánh dấu mốc quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nền kinh tế Việt Nam- năm đầu tiên Việt Nam là thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới. Trong suốt 11 năm đàn phán gia nhập WTO, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực cải cách thể chế, chính sách, hệ thống pháp luật để phù hợp với thông lệ quốc tế. Nhờ đó, nền kinh tế Việt Nam và hoạt động xuất khẩu nói riêng phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên phải đến khi trở thành viên chính thức của WTO chúng ta mới thực sự chứng kiến khả năng xuất khẩu to lớn của Việt nam và những thay đổi đáng kể trong cơ cấu hàng xuất khẩu.

Những kết quả đạt được của giai đoạn này như sau:

- Quá trình chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu diễn ra cùng nhịp và cùng chiều hướng với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Từ năm 2001 – 2008, cơ cấu hàng xuất khẩu đã chuyển dịch tương đối hợp lí, phù hợp với tình hình chuyển biến trong nước. Điều này góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu tăng nhanh cả về khối lượng và kim ngạch; mặt khác đã có tác động trở lại sản xuất của Việt Nam, giúp sản xuất có hiệu quả, có định hướng, phù hợp hơn với nguồn lực trong nước. Trong giai đoạn này cơ cấu xuất khẩu nhóm hàng nông lâm thuỷ sản tăng giảm theo từng năm. Năm 2001 tỷ trọng ngành này chiếm 24,3% giảm xuống 20,5% vào năm 2006, nhưng đã tăng lên 24,9% năm 2007 và 25,8% năm 2008. Tỷ trọng ngành này tăng cao trong 2 năm gần đây là do một số mặt hàng nông lâm thuỷ sản bán được với giá cao trong thời gian qua. Nhóm hàng khoáng sản và nhiên liệu đã liên tục giảm trong giai đoạn này, từ kim ngạch 21,6% năm 2001 xuống còn

19,5% năm 2007 và 18,9% năm 2008. Điều này cho thấy chính sách giảm xuất khẩu sản phẩm thô, đặc biệt là khoáng sản, tài nguyên thiên nhiên đang được thực hiện một cách đúng đắn. Nhóm hàng công nghiệp và thủ công mỹ nghệ thì ngày một tăng cao, từ tỷ trọng 33,9% năm 2001 lên tới 36,1% năm 2006 và 38,5% năm 2008 [1]. Đây là một tín hiệu đáng mừng và rất phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam.

- Các mặt hàng truyền thống tiếp tục phát triển, cơ cấu xuất khẩu chuyển dịch theo hướng khai thác ngày càng hiệu quả các lợi thế so sánh trong nước.

Các mặt hàng xuất khẩu truyền thống của Việt Nam như gạo, thuỷ sản, cà phê, thủ công mỹ nghệ, dầu thô, dệt may, giầy dép... tiếp tục phát triển cả về lượng lẫn về chất. Chúng ngày càng khẳng định được vị trí trong xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường quốc tế: hạt tiêu đứng thứ nhất thế giới, cà phê, gạo, hạt điều giữ vị trí thứ hai, cao su đứng thứ tư. Đặc biệt là các mặt hàng như dầu thô, dệt may, giầy dép, thuỷ sản đã mở rộng được nhiều thị trường kể cả các thị trường khó tính như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản với kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng.

Lợi thế của Việt nam về tài nguyên, đất đai, lao động là cơ sở giúp hàng hoá Việt Nam chiếm lĩnh thị trường thế giới và có thể cạnh tranh với hàng hoá từ các nước khác. Các mặt hàng có hàm lượng lao động cao như dầu thô, dệt may, sản phẩm gỗ ... vẫn chiếm tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam. Mặt khác, lợi thế này còn giúp giải quyết khá tốt các vấn đề xã hội như công ăn việc làm, phát triển nông thôn... ở nước ta.

- Nhiều mặt hàng xuất khẩu mới có hàm lượng chế biến, hàm lượng công nghệ cao, tạo ra nhiều giá trị gia tăng xuất hiện

Trong những năm qua rất nhiều mặt hàng mới tham gia vào hoạt động xuất khẩu. Mặc dù kim ngạch của chúng chưa cao nhưng tiềm năng phát triển của các mặt hàng này được đánh giá là rất lớn. Những mặt hàng xuất khẩu mới đều có hàm lượng chế biến khá cao và tốc độ tăng trưởng nhanh như sản phẩm gỗ, sản phẩm cơ khí, phần mềm, hoá phẩm tiêu dùng, các sản phẩm du lịch. Trong những năm tới khi thị trường xuất khẩu ổn định hơn, kim ngạch của chúng nhất định sẽ gia tăng lớn hơn và kéo theo sự phát triển của các ngành công nghiệp liên quan khác. Đây chính là nhân tố quan trọng đẩy mạnh quá

Xem tất cả 115 trang.

Ngày đăng: 21/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí