Diễn Biến Xuất Khẩu Cao Su Từ Năm 1999 Đến Năm 2006

Lúa gạo luôn là mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh truyền thống của Việt Nam. Từ chỗ việc đảm bảo lương thực còn là một mối lo, Việt Nam đã vươn lên xếp thứ 2 trong 10 quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới vào năm 2003. Trong giai đoạn 2001-2006, xuất khẩu gạo Việt Nam có sự biến động thất thường, trong đó có 3 năm kim ngạch xuất khẩu giảm và 3 năm khác lại tăng.

Đặc biệt năm 2005 tốc độ tăng trưởng cao đột biến đạt trên 48%. Với thành tựu xuất khẩu gạo, có thể khẳng định năm 2005 là dấu mốc lịch sử chưa từng có trong 17 năm hoạt động sản xuất và xuất khẩu loại nông sản chiến lược này của nước ta. Nhưng tính trung bình trong cả giai đoạn, kim ngạch xuất khẩu gạo tăng khoảng 15,9% [11]. Biến động của xuất khẩu gạo do biến động về cả lượng và về giá. Trong giai đoạn này, khi giá gạo của thế giới xuống thấp thì lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam lại tăng và ngược lại. Điều này dẫn tới kim ngạch xuất khẩu gạo của nước ta không cao mặc dù Việt Nam hiện là nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 trên thế giới. Một phần nguyên nhân là do chất lượng gạo của chúng ta chưa cao (năm 2003 gạo xuất khẩu của Việt Nam có phẩm cấp trung bình và thấp chiếm tới 55,6% tổng khối lượng gạo xuất khẩu) [11].


Riêng năm 2006, kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước đạt gần 4,77 ngàn tấn với kim ngạch 1,414 USD, giảm 9,1% về lượng nhưng so với năm 2005 kim ngạch vẫn tăng 0,45%. Như vậy là kim ngạch xuất khẩu gạo năm 2006 đã vượt 16,73% kế hoạch (tương đương trên 200 triệu USD). Nguyên nhân làm cho kim ngạch xuất khẩu năm 2006 đạt khá chủ yếu là do giá xuất khẩu mặt hàng này tăng cao, đạt 296 USD/tấn, tăng 10% so với giá xuất khẩu trung bình năm 2005 [20]. Do đó thị trường xuất gạo của Việt Nam là những thị trường dễ tính như Phillippin, Malaysia, Indonesia và một số nước ở Châu Phi. Gạo của chúng ta hầu như chưa thâm nhập được vào thị trường gạo chất lượng cao. Trong khi đó, Thái Lan có tỉ lệ gạo phẩm chất cao lên tới 80% lượng gạo xuất khẩu nên giá gạo của họ thường cao trên thị trường thế giới. Ngược lại giá gạo của Việt Nam thường thấp hơn giá gạo quốc tế từ 4-12 USD/ tấn trong những năm 2001 - 2004 [11].


Cao su

Hình 4: Diễn biến xuất khẩu cao su từ năm 1999 đến năm 2006


Sản lượng (1000 tấn)

Giá trị (Triệu USD)

1300

804

721

597 587

513

449

433

378

265

273

308

268

147

166 166

1500


1000


500



0

1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006


Nguồn: Bộ Công Thương, Báo cáo các năm của Bộ Công Thương


Trong vòng 6 năm qua, xuất khẩu cao su của nước ta khá thuận lợi, giá liên tục tăng và lượng xuất cũng không ngừng tăng. Năm 2001 giá xuất khẩu cao su mới chỉ ở mức 539USD/tấn, đến năm 2006 giá xuất khẩu cao su là 1.605 USD/tấn, tăng khoảng 240% (tăng trung bình 16%/ năm) [20]. Cũng so với năm 2001, lượng cao su xuất khẩu của nước ta cũng đã tăng tới 164% (tương đương với mức tăng trung bình khoảng 17%/năm), từ 308 ngàn tấn năm 2001 lên đến 721 ngàn tấn năm 2006. Nhờ giá và lượng cùng tăng nhanh nên kim ngạch xuất khẩu cao su từ năm 2001 đến 2006 đã tăng từ 166 triệu USD lên 1300 triệu USD, gấp gần 7 lần, tương đương với mức tăng trung bình trên 40%/năm. Cả năm 2006 lượng cao su xuất khẩu của cả nước đạt 721 ngàn tấn với kim ngạch trên 1,3 tỉ USD, tăng 22,8% về lượng và tăng 62% về trị giá so với năm 2005. So với kế hoạch đề ra, kim ngạch xuất khẩu cao su năm 2006 đã vượt 55%, tương đương trên 460 triệu USD [7].


Cà phê


Hầu hết toàn bộ số cà phê của Việt Nam đều được mang đi xuất khẩu, tiêu thụ trong nước chỉ chiếm 5%. Cà phê là mặt hàng xuất khẩu quan trọng thứ 2 trong các mặt hàng nông sản [17]. Năm 2001, 2002 xuất khẩu cà phê có tốc độ tăng trưởng âm: năm 2001 mặc dù khối lượng xuất khẩu tăng so với năm 2000 (năm 2000 đạt 734 ngàn tấn và tăng lên 931 ngàn tấn năm 2001) nhưng kim

ngạch xuất khẩu giảm 21,96% do giá cà phê thế giới giảm; năm 2002 kim ngạch cà phê tiếp tục giảm do lượng cà phê xuất khẩu giảm 23,84%( từ 931 ngàn tấn năm 2001 xuống còn 719 ngàn tấn năm 2002) trong khi giá thị trường thế giới tăng nhẹ [20].


Hình 4: Lượng xuất khẩu cà phê từ năm 2000 đến năm 2006


Đơn vị tính: ngàn tấn



1200

1000

931

975

892

849

800

734

719

749

600

400

200

0

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006


Nguồn: Bộ Công Thương, Báo cáo các năm của Bộ Công Thương


Bốn năm tiếp theo kim ngạch xuất khẩu cà phê tăng nhưng không đồng đều: năm 2003 tăng vọt lên 56,8% rồi giảm liên tiếp trong 2 năm 2004, 2005 và lại tăng cao vào năm 2006 đạt mức 49,8%. Từ 2006, cà phê gia nhập vào nhóm mặt hàng xuất khẩu trên 1 tỉ USD của Việt Nam [22].


Thuỷ sản

Thuỷ sản là mặt hàng xuất khẩu quan trọng thứ 3 của Việt Nam sau dầu thô và dệt may. Trong giai đoạn này xuất khẩu thuỷ sản đạt tốc độ tăng trưởng tương đối cao khoảng 13,6% năm. Tỷ trọng xuất khẩu thuỷ sản so với tổng kim ngạch xuất khẩu luôn dao động từ 8,44% đến 12,11%. Như vậy tỷ trọng này ổn định và hầu như không tăng trong giai đoạn 2001 - 2006 mặc dù thuỷ sản đạt tốc độ tăng trưởng cao [5,7]. Từ năm 1995 đến năm 2006 sản lượng thuỷ sản Việt Nam đã tăng 6,3 lần, và tăng 6,0 lần về giá trị. Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đã đạt được các mốc quan trọng như sau: năm 1995 đạt 0,5

tỷ USD, năm 2000 đạt 1 tỷ USD, năm 2002 đạt 2 tỷ USD, năm 2005 đạt 2,5 tỷ USD, năm 2006 3,3 tỷ USD. Riêng năm 2006 sản lượng xuất khẩu đạt 805,766 MT (tăng 29,4%), về giá trị đạt 3,348 tỷ USD, xuất khẩu vào 139 nước và vùng lãnh thổ [11].

Xuất khẩu của Việt Nam dần dần chiếm được chỗ đứng trên thị trường thế giới, đã vươn lên vị trí thứ 8 vào năm 2002. Trong các mặt hàng xuất khẩu thuỷ sản, tôm chiếm tới gần một nửa giá trị xuất khẩu, hầu hết ở dạng đông lạnh, ngoài ra cũng có xuất khẩu ở dạng sấy khô, đóng hộp và tươi. Thị trường xuất khẩu của Việt Nam cũng đa dạng, trong đó đặc biệt có 2 thị trường lớn là Mỹ (khoảng 20% tổng kim ngạch) và Nhật Bản chiếm 1/4 tổng giá trị xuất khẩu [11].

3. Nhóm hàng công nghiệp và thủ công mỹ nghệ

Trong giai đoạn 2001 - 2006 nhóm hàng công nghiệp và thủ công mỹ nghệ là nhóm đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất đạt 24,8%/năm, chiếm 39% tổng kim ngạch xuất khẩu của giai đoạn 2001-2006 của cả nước. Tỷ trọng của nhóm hàng này tăng mạnh qua các năm và có nhiều mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn như dệt may, giầy dép, sản phẩm gỗ, điện tử và linh kiện máy tính. Năm 2001 tỷ trọng nhóm các mặt hàng này là 33,9% đã tăng lên 39% vào năm 2006 với kim ngạch đạt trên 15 tỷ USD [5,7]

Bảng 9: Kim ngạch và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp và thủ công mỹ nghệ giai đoạn 2001 - 2006

Đơn vị tính: triệu USD,%


Nội dung

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2001-2006

KN

Tăng

KN

Tăng

KN

Tăng

KN

Tăng

KN

Tăng

KN

Tăng

KN

Tăng*

Tổng cả

nhóm

5102

2,9

6340

24,3

8164

28,8

10697

31,0

12459

16,5

15437

23,9

58199

24,8

Tỷ trọng trong tổng

KNXK


33,9


40,0


40,5


40,4


38,4


39,0


38,7

- Dệt may

1975

4,4

2752

39,3

3687

34,0

4386

18,9

4838

10,3

5802

19,9

23440

24,1

- Giầy dép

1559

6,5

1867

19,7

2268

21,5

2692

18,7

3040

12,9

3555

16,9

14981

17,9

- Điện tử,

LKMT

595

-23,9

492

-17,3

672

36,6

1075

60,0

1427

32,7

1770

24,0

6031

24,4

- Thủ công

mỹ nghệ

235

-0,8

331

40,7

367

10,9

516

40,6

569

10,3

630

10,8

2648

21,8

- Sản phẩm

gỗ

335

13,9

435

29,9

567

30,3

1139

100,9

1563

37,2

1904

21,9

5943

41,6

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu ở Việt Nam trong thời gian tới - 7

134

27,6

153

14,2

186

21,6

261

40,3

350

34,1

478

36,6

1562

28,9

- Xe đạp và phụ tùng

114

65,2

124

8,8

154

24,2

239

55,2

149

-37,6

110

74,1

890

-0,71

- Dây điện,

cáp điện

154

31,5

186

20,8

263

41,4

389

47,9

523

34,4

701

34

2216

35,4

- Sản phẩm nhựa

Nguồn: Bộ Công Thương, Đề án phát triển xuất khẩu 2006 – 2010, Báo cáo của Bộ Công Thương năm 2006; (*) do sinh viên tính toán.

Trong số các mặt hàng này của nhóm, có năm mặt hàng gồm giầy dép, dệt may, điện tử và linh kiện máy tính, thủ công mỹ nghệ và sản phẩm gỗ chiếm 91,14% tổng kim ngạch của nhóm. Các mặt hàng còn lại có kim ngạch ít, ảnh hưởng không đáng kể đến hoạt động xuất khẩu của nhóm hàng này.

Dệt may

Hàng dệt may hiện nay chiếm tỷ trọng lớn trong tổng trị giá xuất khẩu của ngành hàng và là sản phẩm xuất khẩu lớn thứ 2 sau dầu thô. Xuất khẩu hàng dệt may tăng từ gần 2 tỷ USD năm 2001 lên gần 6 tỷ USD năm 2006 với tốc độ tăng trưởng bình quân cao khoảng 21%. Trong giai đoạn 2001 - 2006 kim ngạch xuất khẩu tuyệt đối hàng dệt may tăng liên tục qua các năm [7].

Chúng ta có thể thấy tốc độ tăng trưởng của ngành dệt may khá thất thường. Năm 2002 tốc độ tăng trưởng vượt bậc và tăng vọt lên mức cao nhất trong cả giai đoạn đạt 39,34% từ mức 4,39% năm 2001. Trong 3 năm liên tiếp 2003-2005 tốc độ tăng trưởng liên tục giảm và xuống mức 10,31% vào năm 2005. Nhưng đến năm 2006 tốc độ tăng trưởng lại tăng lên đáng kể gần 20%

[7].

Mặc dù có kim ngạch lớn nhưng hàng xuất khẩu dệt may đa phần được làm theo các hợp đồng gia công với nước ngoài, hàm lượng nhập khẩu cao, lên đến 80%. Do vậy giá trị gia tăng có trong hàng dệt may không lớn và phụ tghuộc nhiều vào lực lượng lao động. Lợ thế cạnh tranh của Việt Nam trong ngành dệt may chủ yếu là do chi phí nhân công thấp. Còn lại thiết bị công nghệ tương đối lạc hậu, chỉ có 30% công nghệ là thiết bị hiện đại. Bên cạnh đó, ngành dệt may của nước ta còn tồn tiạn một số điểm yếu như năng lực thiết kế sản phẩm còn kém, năng suất lao động thấp. Giá thành đơn vị sản phẩm cao, công nghiệp phụ trợ cho ngành dệt may còn yếu kém.

Về thị trường xuất khẩu, Hoa Kì chiếm tỷ trọng cao nhất với 2,626 tỷ USD năm 2005, chiếm 54,5% tổng kim ngạch và tăng 6,1% so với năm 2004. Nếu năm 2001, Việt Nam chưa có tên trong danh sách 25 nước xuất khẩu hàng may

mặc hàng đầu vào thị trường Mỹ thì đến năm 2002, sau khi qui chế quan hệ bình thường Việ - Mỹ được thông qua, Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 20 và giành vị trí thứ 5 năm 2003 khi đạt kim ngạch xuất khẩu vào Hoa Kì là 3,6 tỷ USD. Sau đó khi Hoa Kì áp dụng quota nhập khẩu đối với một số hàng may mặc của Việt Nam, vị trí này chuyển xuống thứ 7, nhưng đến năm 2006, Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 5. Sau đó là thị trường EU đạt khoảng 850 triệu USD chiếm 17% và tăng 12%. Đứng thứ 3 là thị trường Nhật Bản [11].

Thủ công mỹ nghệ

Hàng thủ công mỹ nghệ là hàng có hiệu quả xuất khẩu rất cao thể hiện ở tỉ lệ thực thu ngoại tệ. Nếu dệt may, giày dép có kim ngạch xuất khẩu cao nhưng tỷ lệ thực thu ngoại tệ chỉ từ 60 - 70% do phải nhập nguyên liệu thì hàng thủ công mỹ nghệ với lợi thế tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước theo đó có giá nhân công cực rẻ có tỉ lệ thực thu ngoại tệ đạt tới 98-99%. Thời kì hoàng kim của thủ công mỹ nghệ là giai đoạn 1975 đến 1986. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu đạt bình quân 40% (đỉnh điểm đạt 53,4% năm 1979).

Hàng thủ công mỹ nghệ là một trong những mặt hàng chủ lực của Việt Nam và tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước giai đoạn này dao động trong khoảng 1,56% đến 1,98%. Tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn 2001 - 2006 khá đều đặn (năm 2001: 17,5%; năm 2002: 40,85%; năm 2003:

10,88%, năm 2004: 40,6%; năm 2005: 10,27%; năm 2006: 10,3%). Cơ cấu thị

trường ngày càng đa dạng và mở rộng ra nhiều thị trường mới. Hiện nay hàng thủ công mỹ nghệ của nước ta có mặt ở gần 100 nước, nhưng tập trung chủ yếu vào 15 nước và vùng lãnh thổ, 2 thị trường lớn nhất là Nhật Bản và EU

[5,7].

Hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam hiện nay chủ yếu được sản xuất tại các làng nghề truyền thống và dựa trên lợi thế về giá nhân công rẻ. Hoạt động sản xuất đã có những bước phát triển nhất định theo hướng áp dụng công nghệ vào một số công đoạn nhất định, hình thành các cơ sở cung cấp nguyên liệu. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ còn mang tính chất manh mún, nhỏ lẻ, thiếu lao động lành nghề để làm ra các sản phẩm có chất lượng cao.

Điện tử

Điện tử cũng là một mặt hàng xuất khẩu đạt hiệu quả của Việt Nam trong giai đoạn này. Từ chỗ chưa có xuất khẩu vào những năm 1990, cho tới 2001 xuất khẩu hàng điện tử đã đạt 595 triệu USD, và 1,7 tỉ USD năm 2006. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001-2006 là 19,2% nhưng qua các năm thì sự tăng trưởng laị không ổn định. Hiện nay do xuất khẩu hàng điện tử của Việt Nam còn phụ thuộc nhiều vào gia công của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Xuất khẩu sản phẩm điện tử thời gian này chưa có hiệu quả cao do tỉ lệ nội địa hoá còn thấp, cao nhất chỉ đạt 70% đối với máy thu hình màu, thấp nhất 25% đối với tủ lạnh, điều hoà nhiệt độ [11].

Về cơ cấu thị trường, hàng Việt Nam xuất đi tới hơn 40 quốc gia, chủ yếu là các nước Châu Á. Nhìn chung cơ cấu thị trường xuất khẩu sản phẩm còn phụ thuộc nhiều vào thị trường trung gian, chưa xuất được sang các nước có thị trường phát triển như Mỹ, EU.

Hiện nay xu hướng sản xuất hàng điện tử trên toàn cầu là chuyển tới các nước có chi phí thấp. Sản xuất các sản phẩm điện tử đòi hỏi nghiên cứu phát triển cao. Tuy nhiên các loại linh kiện cần công nghệ cao như linh kiện bán dẫn, linh kiện cơ khí điện tử, quang điện tử... ta lại chưa sản xuất được. Trình độ lắp ráp của các doanh nghiệp điện tử phổ biến ở mức trung bình. Phần lớn các doanh nghiệp có trình độ cao là các doanh nghiệp liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài như Daewoo-Hanel, Fujitsu, Alcatel.

Giày dép

Kim ngạch xuất khẩu giày dép tăng liên tục trong giai đoạn 2001-2006 từ 1559 triệu USD năm 2001 lên 3555 triệu USD năm 2006 với tốc độ tăng trưởng bình quân17,9%/ năm. Trong giai đoạn này xuất khẩu giầy dép của Việt Nam phải chịu sức ép cạnh tranh lớn từ Trung Quốc do họ đã gia nhập WTO năm 2001 trong khi Việt nam vẫn đang ở trong vòng đàm phán. Song nhờ Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kì, giầy dép xuất khẩu của Việt Nam vẫn có chỗ đứng nhất định trên thị trường Hoa Kì (chiếm 20,1% trong tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép Việt Nam năm 2005). Bên cạnh đó EU là khách hàng quan trọng chiếm đến 80% và thực hiện chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) với Việt Nam. Việt Nam hiện đứng thứ 2 sau Trung Quốc về xuất khẩu giày dép sang EU và chiếm tỉ trọng lớn nhất các mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu sang EU. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản mới

chỉ chiếm khoảng 3% tổng kim ngạch của toàn ngành. Ngoài 3 thị trường trên, giày dép Việt Nam còn xuất khẩu sang một số nước khác, trong đó gia tăng mạnh và có nhiều nước đến từ Mexico [5,7].

Tuy nhiên giống dệt may, hàng giầy dép xuất khẩu của ta chủ yếu xuất khẩu dưới hình thức gia công và phải nhập khẩu khoảng 80% nguyên vật liệu. Do vậy giá trị gia tăng không cao và cơ cấu thị trường mang nặng tính tập trung vào những nước giao gia công [5,7]. Thách thức lớn của ngành da giầy khi hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới chính là tính cạnh tranh còn yếu do thiếu khả năng cung ứng vật tư nguyên liệu, điều kiện kinh tế và hạ tầng dịch vụ chưa theo kịp với các nước kết hợp với giá dịch vụ vận chuyển cao. Thêm vào đó, ưu thế của Việt nam về tiền công lao động vẫn là nhân tố cạnh tranh nhưng bắt đầu đã có những khó khăn và biến động, công tác đào tạo lao động lành nghề vẫn chưa đáp ứng kịp nhu cầu của sản xuất, cán bộ kĩ thuật và cán bộ quản lí chưa được bổ túc và phổ cập các kiến thức chuyên ngành đầy đủ.

III. Cơ cấu hàng xuất khẩu Việt Nam giai đoạn sau khi gia nhập WTO

Cơ cấu hàng xuất khẩu Việt Nam giai đoạn này tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực tăng dần nhóm hàng chế biến, chế tạo, nhóm hàng có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, giảm dần xuất khẩu hàng thô. Tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp, hàng chế biến xuất khẩu năm 2007 chiếm 40,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Sau 2 năm gia nhập WTO, chúng ta hầu như vẫn chưa có sự chuyển biến cơ bản trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam. Tỷ trọng 2 nhóm hàng nông lâm thuỷ sản và khoáng sản vẫn chiếm tới 45,36% trong tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2007 (cao hơn 9,7% so với mức dự tính trong đề án phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006 - 2010). Trong khi tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp và thủ công mỹ nghệ chỉ tăng rất nhỏ (0,55% so với 2006 và thấp hơn nhiều so với Đề án: 47,7%)

Năm 2007, nhóm nông lâm thuỷ sản dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng xuất khẩu khoảng 53% so với năm 2006 - mức tăng cao nhất trong 7 năm tiếp đến là nhóm hàng khác tăng 32,5%, đứng thứ 3 là nhóm công nghiệp và thủ công mỹ nghệ tăng 24%, cuối cùng là nhóm khoáng sản nhiên liệu tăng 2% [24].

Xem tất cả 115 trang.

Ngày đăng: 21/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí