Tình Hình Nhập Siêu Của Vịêt Nam Giai Đoạn 2001 - 2007

trình chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá.


- Cơ cấu hàng xuất khẩu đã có sự cân đối với cơ cấu thị trường xuất khẩu.

Trong chiến lược và đề án phát triển xuất khẩu, Chính phủ đều xác định rõ thị trường mục tiêu tương ứng với từng sản phẩm. Trên cơ sở đó, cơ cấu hàng xuất khẩu đã chuyển dịch theo hướng phù hợp với từng thị trường. Nhờ vậy chất lượng hàng hoá ngày càng được nâng cao, dần dần khẳng định được vị trí của mình trên thị trường các nước, nhất là thị trường các nước phát triển (EU, Nhật Bản, Hoa Kì). Bên cạnh đó lợi dụng quá trình chuyển giao công nghệ sản xuất từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển như Việt Nam. Chúng ta đã sản xuất được những mặt hàng có hàm lượng công nghệ tương đối cao và xuất ngược trở lại các nước phát triển như điện tử và linh kiện máy tính, phần mềm... Mối quan hệ hài hoà giữa cơ cấu hàng xuất khẩu và cơ cấu thị trường xuất khẩu góp phần tăng tính bền của cơ cấu xuất khẩu, là cơ sở đẩy mạnh cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam.

- Tận dụng được những ưu đãi những nguyên tắc hành xử giữa các thành viên của WTO để nâng cao cạnh tranh và chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu.

Hai năm sau khi trở thành thành viên của WTO, hàng hoá của chúng ta đã được cạnh tranh bình đẳng với hàng hoá của các nước khác đặc biệt là Trung Quốc. Đồng thời hàng hoá Việt Nam có thể tiếp cận với nhiều thị trường hơnnhất là thị trường của các nước thành viên của WTO nhờ việc loại bỏ được hàng rào thuế quan và việc được hưởng các nguyên tắc đối xử bình đẳng (nguyên tắc tối huệ quốc MFN, nguyên tắc đối xử quốc gia NT...). Do vậy các mặt hàng trước đây từng bị đối xử bất công như bị đánh thuế chống bán phá giá, bị trả lại do không đảm bảo an toàn vệ sinh nay đã có cơ hội gia tăng kim ngạch xuất khẩu mạnh mẽ. Ví dụ như dệt may kim ngạch năm 2008 đạt 9,1 tỷ USD tăng 1,5 lần so với năm 2006 và tăng 4,6 lần so với năm 2001, và đây cũng là con số cao nhất của ngành dệt may trong cả giai đoạn nghiên cứu. Tương tự là mặt hàng thuỷ sản, kim ngạch năm 2008 đạt 4,56 tỷ USD tăng 1,35 lần so với 2006 và cũng là mức cao nhất trong vòng 8 năm qua [1,2].

Kim ngạch xuất khẩu và tỷ trọng các mặt hàng thuộc nhóm công nghiệp và thủ công mỹ nghệ tăng nhanh do chúng ít phải chịu các rào cản bảo hộ. Nước ta đã sản xuất được những sản phẩm xuất khẩu mới có hàm lượng chế biến tương đối cao như sản phẩm gỗ, sản phẩm cơ khí, điện tử và linh kiện máy tính. Bên cạnh đó, nhóm các mặt hàng nông lâm thuỷ sản, ngoài các mặt hàng thô sơ chế xuất khẩu quen thuộc của Việt Nam, chúng ta đã xuất khẩu một số mặt hàng đã qua chế biến như cà phê rang xay, thuỷ sản sấy khô và đóng hộp... và nhiều mặt hàng khác.

- Chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu thích ứng ngày càng cao hơn với nhu cầu trên thị trường thế giới

Trong cơ cấu hàng xuất khẩu của ta có nhiều mặt hàng bước đầu đã được thị trường thế giới chấp nhận và ưa chuộng: thuỷ sản, hạt tiêu, hạt điều, thủ công mỹ nghệ... Một số mặt hàng xuất khẩu mới cũng đã có được thị trường tiêu thụ như: sản phẩm cơ khí, hoá phẩm tiêu dùng, phần mềm... Những kết quả khả quan trên cho thấy chúng ta đã đi đúng hướng và chắc chắn với đà thay đổi và phát triển như hiện nay thì xuất khẩu của Việt Nam sẽ mang về một nguồn lợi đáng kể cho đất nước.

2. Những hạn chế còn tồn tại

- Chuyển dịch cơ cấu hàng hoá diễn ra còn chậm chưa có tính đột

phá

Trong giai đoạn này, tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp và thủ công mỹ

nghệ có tăng nhưng biên độ tăng không cao và chưa tạo được sự thay đổi đáng kể trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam. Chúng ta cũng ghi nhận sự gia tăng nhanh của nhóm mặt hàng chế biến nhưng chúng vẫn còn ở dạng gia công xuất khẩu hoặc là các mặt hàng có hàm lượng lao động cao như: dệt may, giày dép, sản phẩm gỗ...

Dù đã có nhiều thay đổi nhưng cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam vẫn dựa trên những lợi thế so sánh vốn có của đất nước như lợi thế về đất đai, tài nguyên thiên nhiên... trong khi các lợi thế này đang dần dần giảm sút. Chúng ta đã có những chính sách tích cực để thu hút vốn FDI đầu tư vào Việt Nam và trong những năm qua Việt Nam thu hút được hàng chục tỷ USD vốn FDI mỗi năm. Nhưng do nhiều nguyên nhân, chúng ta đã không tận dụng được một

cách triệt để nguồn vốn này, không thể biến những nguồn lực bên ngoài đó thành nguồn lực bên trong tạo điều kiện thúc đẩy xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu. Điều này cho thấy chúng ta cần phải siết chặt hơn nữa quá trình giám sát và thực hiện các dự án FDI, để không lãng phí bất kì một nguồn lực nào thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá của đất nước.

- Cơ cấu hàng xuất khẩu còn chưa hợp lý, chủng loại hàng hoá còn đơn điệu, ít xuất hiện những mặt hàng mới có đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu

Hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam còn khá khiêm tốn về chủng loại, ít sản phẩm đạt được mức độ chuẩn hoá cao, và phù hợp với từng thị trường nhất định. Nguyên nhân chính đó là: xuất khẩu các mặt hàng thô sơ chế là loại hàng khó có thể tạo ra sự thay đổi và khác biệt. Bên canh đó hàng năm chúng ta đều có thêm vài chục mặt hàng mới xuất khẩu (2001: 23 mặt hàng, 2002: 23 mặt hàng, 2003: 24 mặt hàng) nhưng tỷ trọng của chúng trong tổng kim ngạch xuất khẩu rất nhỏ (từ 0,04 – 0,06%), hầu như không có tác động đến cơ cấu hàng xuất khẩu [11].

- Cơ cấu hàng xuất khẩu thời gian qua chủ yếu phát triển theo bề rộng chứ chưa đi vào chiều sâu

Trong những năm qua, Việt Nam vẫn chỉ chú trọng vào việc gia tăng khối lượng, trị giá và số lượng các mặt hàng xuất khẩu mà chưa thực sự quan tâm đến hiệu quả xuất khẩu của những mặt hàng này. Trong các sản phẩm được xuất khẩu liệu giá trị thực mà nước ta thu được về là bao nhiêu? Do đó, giá trị thực của hàng hoá xuất khẩu, nguồn lợi thực sự mà nước ta thu được từ hoạt động xuất khẩu mới là điều chúng ta phải lưu tâm.

Hơn nữa, cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam vẫn đang trải rộng trên nhiều mặt hàng, chứ chưa đi sâu vào gia tăng giá trị, tăng hàm lượng chế biến, hàm lượng công nghệ, hàm lượng vốn, hàm lượng chất xám của các sản phẩm. Những sản phẩm có ảnh hưởng lớn đến kim ngạch xuất khẩu vẫn là dệt may, dầu thô, nông sản chưa qua chế biến hoặc chế biến chưa sâu. Do đó các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam không đạt hiệu quả cao và không có ảnh hưởng quan trọng đến thị trường thế giới.

- Cơ cấu hàng xuất khẩu còn dựa vào nhập khẩu nhiều, dẫn tới tình trạng thâm hụt cán cân thương mại trong nhiều năm

Nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam còn phải nhập khẩu nguyên liệu đầu vào (nguyên phụ liệu của ngành dệt may, giày dép, gỗ...). Đây là một vấn đề nan giải đối với xuất khẩu nước ta. Trong khi Việt Nam chuyên xuất khẩu hàng thô sơ chế – nguyên liệu đầu vào của nhiều ngành chế biến khác thì hàng năm chúng ta phải nhập khẩu hàng tỷ USD nguyên vật liệu để sản xuất hàng xuất khẩu.

Bảng 10: Tình hình nhập siêu của Vịêt Nam giai đoạn 2001 - 2007

Đơn vị: triệu USD



Năm

Tổng xuất

nhập khẩu

Xuất khẩu

Nhập khẩu

Nhập siêu

2001

31189

15027

16162

1135

2002

36406

16706

19700

2994

2003

45402

20476

25226

5050

2004

58456

26503

31953

5450

2005

69442

32442

37000

4558

2006

84015

39605

44410

4805

2007

109217

48387

60830

12443

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu ở Việt Nam trong thời gian tới - 10


Nguồn: Tổng cục Thống kê, Niên giám Thống kê 2005; Bộ Công Thương, Báo cáo của Bộ Công Thương năm 2006, 2007.

Suốt 7 năm qua cán cân thương mại của Việt Nam luôn trong tình trạng nhập siêu, thậm chí nhập siêu ngày càng tăng cùng với sự gia tăng của kim ngạch xuất khẩu. Năm 2008, kim ngạch xuất khẩu tăng trên 29,5% so với năm 2007, và nhập siêu giảm ước đạt 17 tỷ USD với tỷ lệ nhập siêu/xuất khẩu là 27%, giảm so với năm 2007 (năm 2007 là 29,1%) [2]. Nếu chúng ta không kịp thời phát triển ngành công nghiệp phụ trợ trong nước cung cấp nguyên vật liệu cho sản xuất hàng xuất khẩu thì sẽ khó chấm dứt tình trạng thâm hụt cán cân thương mại. Điều này ảnh hưởng xấu đến cán cân thanh toán quốc tế và tình trạng ổn định của nền tài chính quốc gia.

- Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu chưa căn cứ nhiều vào những dự báo biến động của thị trường thế giới

Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu chưa bám sát tín hiệu của thị trường thế giới, dẫn đến sản phẩm làm ra không bán được hoặc tiêu thụ được nhưng không được giá (điển hình là mặt hàng gạo). Năng lực cạnh tranh của nhiều hàng hoá chưa đáng kể về năng suất, kiểu dáng, mẫu mã, giá thành... nên khó cạnh tranh được với hàng hoá của nước khác. Việc đầu tư vào khâu tiêu thụ sản phẩm chưa thoả đáng như xúc tiến thương mại, mở các trung tâm thương mại, kho ngoại quan nước ngoài.

CHƯƠNG III‌‌

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI


I. Dự báo chuyển dịch cơ cáu xuất khẩu Việt Nam trong thời gian tới

1. Dự báo nền kinh tế thế giới đến năm 2020

Dự báo về tình hình kinh tế thế giới giai đoạn 2011 – 2020, các tổ chức nghiên cứu kinh tế và các chuyên gia trên thế giới đều thống nhất nhận định rằng nền kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng lạc quan.

GDP

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), khối lượng GDP thế giới sẽ tăng khoảng 1,4 lần, từ mức 32 nghìn tỷ USD hiện nay lên tới 42 nghìn tỷ vào năm 2010 và 53 nghìn tỷ USD vào năm 2020 (tính theo giá năm 2000). Theo dự báo của cơ quan dự báo kinh tế Anh (EIU), đến năm 2020, qui mô nèn kinh tế toàn cầu năm 2020 so với năm 2005 sẽ tăng khoảng 66% (với tốc độ tăng trung bình mỗi năm khoảng 3,5%/năm - chỉ tiêu này năm 2005 là 4,8%, năm 2006 là 5,4%. Còn theo Hội đồng tình báo quốc gia Mỹ (NIC) qui mô nền kinh tế thế giới sẽ tăng 80% so với năm 2000, thu nhập bình quân đầu người của cả thế giới sẽ tăng hơn 50% (năm 2004,GDP bình quân đầu người toàn thế giới, theo giá thực tế là 6393 USD, còn theo sức mua tương đương là là 8760 USD, riêng 55 nước và vùng lãnh thổ có thu nhập cao theo cách phân loại của Liên Hợp Quốc: 30970USD, còn 60 nước có thu nhập thấp (trong đó có Việt Nam) là 2260 USD).

Thương mại thế giới

Thương mại thế giới giai đoạn 2011 – 2020 tăng nhanh, đạt tốc độ 7,5% sẽ chiếm 45% GDP. Giá trị xuất khẩu của toàn thế giới từ mức 9000 tỷ USD năm 2005 sẽ tăng lên 20.000 tỷ USD (gần bằng 410 lần trị giá xuất khẩu của Việt Nam năm 2007) [22].

Đầu tư

Đầu tư từ năm 2011 đến năm 2020 sẽ tếp tục gia tăng luồng vốn giữa các quốc gia, đặc biệt là FDI. Dự báo FDI toàn cầu hàng năm trong thời kì 2007

– 2011 sẽ đạt 1,5 nghìn tỷ USD (mức trung bình thời kì 2002 – 2006 là 843 tỷ USD). Ngoài ra, đầu tư gián tiếp cũng sẽ tăng, chủ yếu vào thị trường chứng khoán của nước ngoài. Nguồn vốn ODA cũng sẽ tăng. Các nước thành viên EU đã đồng ý tăng ODA từ 0,39% thu nhập quốc gia mỗi nước lên 0,56% năm 2010 và 0,7% thu nhập quốc gia của 15 nước thành viên ban đầu như đã cam kết nhằm đạt mục tiêu hỗ trợ của Liên Hợp Quốc (tuy tỉ lệ phần trăm ODA so với thu nhập quốc gia của các nước thành viên là không lớn, nhưng đến năm 2015, thu nhập quốc gia của các nước EU đã lớn hơn rất nhiều, nên giá trị tuyệt đối của ODA năm 2015 lớn hơn nhiều so với ODA của năm 2005). Quá trình chuyển giao công nghệ của các quốc gia gia tăng, các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia (TNC) sẽ tăng thêm không chỉ về số lượng mà cả qui mô [22].

Dịch chuyển trung tâm kinh tế

Thế giới phát triển theo chiều hướng đa cực, song Hoa Kì vẫn tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu. Đến năm 2004, Hoa Kì đứng thứ nhất về tổng GDP (11668 tỷ USD, chiếm 28,5% GDP toàn thế giới), về GDP bình quân đầu người theo sức mua tương đương 39710 USD, xuất khẩu đạt 819 tỷ USD chiếm 9,05% trị giá xuất khẩu toàn thế giới. Nhưng với sự phát triển kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới khoảng cách giữa Hoa Kì với các nước đứng thứ hai, thứ ba, thứ tư sẽ thu hẹp lại. Chẳng hạn nếu so sánh GDP, thì GDP của Trung Quốc sẽ đứng thứ hai, tiếp theo là Ấn Độ (GDP của Ấn Độ năm 2020 sẽ bằng 40% GDP của Hoa Kì, còn hiện nay mới chỉ bằng 27%) [22]. Các nước đang phát triển ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới. Các hoạt động kinh tế thế giới dần chuyển sang khu vực Châu Á, đặc biệt là Đông Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc), biến khu vực này thnàh một trung tâm kinh tế thế giới bên cạnh những nền kinh tế đã phát triển như Bắc Mỹ (chủ yếu là Mỹ), EU,...

Toàn cầu hoá

Quá trình toàn cầu hoá ngày càng mạnh mẽ và thiệt thực hơn. Quá trình này không chỉ góp phần làm cho tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển nhanh hơn, luồng vốn đầu tư, hàng hoá dịch vụ giữa các quốc gia, giữa các khu vực nhiều hơn, đa dạng hơn… mà còn là quá trình di chuyển lao động giữa các quốc gia, các khu vực diễn ra nhiều hơn. Đặc biệt là từ các

nước đang phát triển (trong đó các quốc gia khu vực Châu Á-Thái Bình Dương- khu vực có nguồn lực dồi dào nhất trên thế giới) sang các nước OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế) do lao động di chuyển dễ dàng hơn, dân số thế giới tăng chậm lại, nhưng vẫn tăng khoảng 1 tỷ người (chủ yếu ở các nước đang phát triển). Các liên kết kinh tế song phương, khu vực và đa phương tiếp tục mở rộng và trở thành một trong những nhân tố chủ yếu thúc đẩy sự phát triển kinh tế và khu vực, như: EU, ASEAN, ASEAN+3, hay Liên minh các nước Nam Mỹ (UNAUR) mới thành lập cách đây không lâu...

Khoa học công nghệ

Khoa học công nghệ ngày càng khẳng định vai trò là một trong những lực lượng sản xuất. Xây dựng và phát triển kinh tế tri thức tiếp tục trở thành ưu tiên trong chính sách phát triển của nhiều nước, đặc biệt là các nước phát triển. Với các nước phát triển, khoa học công nghệ trở thành nhân tố chính đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, tăng năng suất lao động. Các nước này cũng từng bước nâng cao vai trò của khoa học và công nghệ hơn trong tăng trưởng kinh tế và tăng năng suất lao động. Hoạt động R&D trên thế giới phát triển mạnh mẽ.

Đồng tiền quốc gia

Đồng USD dần dần mất vị thế độc tôn. Các đồng tiền Euro, Yên Nhật… sẽ có vị thế lớn hơn trong quan hệ thanh toán quốc tế và đầu tư. Nhiều nước trong khu vực cũng đang muốn noi gương cá nước Châu Âu để dùng một đồng tiền chung thống nhất như EURO, nhưng có lẽ đến năm 2020 chưa thành hiện thực. Những vấn đề năng lượng, lương thực, môi trường tiếp tục là vấn đề cần cả thế giới góp công, góp của để giảm bớt những khó khăn luôn tiềm ẩn hạn chế tăng trưởng, ảnh hưởng đến đời sống của con người.

Nhìn chung, giai đoạn 2011 - 2020, dự báo kinh tế thế giới có những đặc điểm nổi bật sau: Thứ nhất, toàn cầu hoá thế giới ngày càng mạnh mẽ. Thứ hai, các liên kết kinh tế song phương và đa phương tiếp tục được mở rộng, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của khu vực và thế giới. Thứ ba, khoa học – công nghệ ngày càng khẳng định vai trò là một trong những lực lượng sản xuất trực tiếp quan trọng nhất của nền kinh tế thế giới. Thứ tư, kinh tế thế giới vẫn chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn như sự phát triển quá nóng của các

Xem tất cả 115 trang.

Ngày đăng: 21/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí