Tác Động Của Kinh Tế Thế Giới Tới Chiến Lược Phát Triển Kinh Tế Của Việt Nam

nền kinh tế đang phát triển, cầu năng lượng tăng tác động tiêu cực đến dự trữ tài nguyên thiên nhiên và môi trường sống. Thứ năm, hoạt động kinh tế thế giới dần chuyển sang khu vực Châu Á đặc biệt là Đông Nam Á, biến khu vực này thành một trung tâm kinh tế thế giới mới bên cạnh nhưng nền kinh tế đã phát triển mạnh như Mỹ, EU và Nhật Bản. Thứ sáu, các nước đang phát triển ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế thế giới [22].


2. Tác động của kinh tế thế giới tới chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam

- Đối với tăng trưởng kinh tế

Theo dự báo của EIU, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 đạt 7%, so với mức trung bình của thế giới là 4%. Tuy nhiên, trong giai đoạn tiếp theo (2011-2020), nếu không có những chính sách kinh tế mang tính đột phá mạnh thì tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được dự báo là sẽ sụt giảm đáng kể. Do vậy, mức tăng trưởng kinh tế trung bình của Việt Nam từ năm 2006 – 2020 sẽ đạt 5,4%, mặc dù cao hơn mức trung bình của khu vực Châu Á, nhưng vẫn đứng sau Trung Quốc, Ấn Độ và Pakixtan [22]. Trong giai đoạn 2011 – 2020, tình hình kinh tế thế giới diễn biến thuận chiều cùng với những bước chuyển mình quan trọng của nội tại nền kinh tế các cơ chế chính sách của Nhà nước tập trung phát triển kinh tế, Việt Nam sẽ có những bước phát triển đáng kể, đạt được một vị thế thoả đáng trong khu vực.

- Đối với thương mại

Trong giai đoạn 2011 – 2020, kinh tế thế giới nói chung và kinh tế từng quốc gia nói riêng phát triển là cơ hội tốt cho xuất khẩu của Việt Nam do cầu đối với hàng hoá, dịch vụ của Việt Nam sẽ tăng lên. Bên cạnh đó, thị trường tiềm năng của hàng xuất khẩu Việt Nam là rất lớn. Tuy nhiên, xuất khẩu Việt Nam sẽ gặp phải sức ép cạnh tranh không nhỏ từ các nước ASEAN và các nước láng giềng trong khu vực Châu Á. Trong điều kiện hàng hoá Việt Nam chưa đủ năng lực cạnh tranh, việc mất thị trường “sân nhà” hoàn toàn có thể xảy ra. Đặc biệt, với xu hướng hàng hoá có hàm lượng công nghệ cao ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu hàng hoá các nước, Việt

Nam với trình độ khoa học - công nghệ đi sau các nước sẽ gặp rất nhiều khó

khăn. Trong khuôn khổ WTO, với việc còn bị coi là nền kinh tế phi thị trường trong vòng 12 năm sau khi gia nhập (2001 - 2019), Việt Nam chắc chắn sẽ gặp bất lợi hơn so với các nước khác trong các tranh chấp thương mại được giải quyết theo quy định của WTO.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

- Đối với các ngành kinh tế

Nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 sẽ chịu tác động của kết quả vòng đàm phán Doha. Thời điểm kết thúc của vòng đàm phán này vẫn chưa xác định được, tuy nhiên, chắc chắn là kết quả của nó sẽ tác động chủ yếu theo hướng bất lợi cho nông nghiệp Việt Nam.

Xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu ở Việt Nam trong thời gian tới - 11

Trong lĩnh vực công nghiệp, theo xu hướng phát triển của khoa học - công nghệ trên thế giới, tỉ lệ các ngành công nghiệp chế tác trong nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng lên. Bên cạnh đó, xu hướng dịch vụ ngoại biên chuyển công nghệ ra nước ngoài cũng tác động tích cực đến công nghiệp Việt Nam, biến Việt Nam thành cơ sở sản xuất lắp ráp cho các nước phát triển, giống như Trung Quốc và Ấn Độ hiện nay.

Trong lĩnh vực dịch vụ sẽ có thêm nhiều loại hình dịch vụ mới trong các lĩnh vực ngân hàng, tài chính, bảo hiểm. Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ tham gia rất nhiều vào lĩnh vực này, do đó, ngành dịch vụ Việt nam sẽ phát triển rất mạnh, đa dạng về sản phẩm, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020.

- Dự báo chuyển dịch cơ cấu Việt Nam thời gian tới

Theo như dự báo trên, nền kinh tế thế giới trong những năm tới sẽ có những chuyển biến tích cực. Điều này góp phần ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của nền kinh tế Việt nam. Đồng nghĩa với việc xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu nước nhà sẽ có những bước tiến mới trong quá trình phát triển. Do đó, cơ cấu hàng xuất khẩu giai đoạn 2011 - 2020 cần được đổi mới theo các hướng chủ yếu sau đây:

- Trước mắt huy động mọi nguồn lực để có thể đẩy mạnh xuất khẩu, tạo công ăn việc làm, thu ngoại tệ.

- Đồng thời gia tăng xuất khẩu sản phẩm chế biến và chế tạo với giá trị gia tăng ngày càng cao, chú trọng các sản phẩm có hàm lượng công nghệ và tri thức cao, tiếp tục giảm dần tỷ trọng hàng thô.

- Mặt hàng, chất lượng, mẫu mã cần đáp ứng nhu cầu từng thị trường.

- Chú trọng việc gia tăng các hoạt động dịch vụ.

Do đó, chúng ta có các định hướng phát triển cho từng nhóm hàng xuất khẩu như sau:


3.1. Đối với nhóm nguyên liệu và khoáng sản

Theo dự báo, kim ngạch nhóm hàng khoáng sản năm nay sẽ giảm 5,97 tỷ USD, tương đương giảm 50,2% so với năm 2008 và chỉ còn giữ tỷ trọng 8,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Nguyên nhân do giá xuất khẩu than đá, dầu thô không còn cao như năm 2008 và chúng ta cũng phải giữ lại một lượng lớn dầu thô để phục vụ sản xuất trong nước [2].

Theo Đề án xuất khẩu 2006 – 2010 của Bộ Thương mại, nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản với 2 mặt hàng chủ yếu là dầu thô và than đá giảm mạnh từ 21% năm 2006 xuống còn 9,6% năm 2010. Kim ngạch xuất khẩu dầu thô bắt đầu giảm mạnh từ năm 2009 trở đi do sản lượng khai thác được sẽ dành một phần để phục vụ sản xuất của nhà máy lọc dầu trong nước. Theo kế hoạch dự kiến, lượng dầu thô xuất khẩu năm 2009 là 16 triệu tấn, năm 2010 còn 15,6 triệu tấn. Mức giá dự tính sẽ vẫn dao động ở mức cao, trung bình khoảng 54 USD/ thùng (tương đương với khoảng 400 USD/tấn). Với mức giá dự tính này năm 2009 dự kiến chỉ đạt gần 6,3 tỷ USD và nămm 2001 chỉ còn 6,1 tỷ USD [6].

- Dầu thô

Có thể nói, năm 2008 là năm cuối cùng chúng ta xuất khẩu toàn bộ dầu thô khai thác được. Từ năm 2009, một phần đáng kể dầu thô khai thác ở mỏ Bạch Hổ sẽ dành cho nhà máy lọc dầu Dung Quất, vận hành vào năm 2009. Trong giai đoạn đầu, nhà máy Dung Quất sẽ sử dụng toàn bộ dầu thô Bạch Hổ, sau đó sẽ sử dụng 85% dầu Bạch Hổ và 15% dầu nhập khẩu từ Trung Đông. Nếu vận hành thành công, trong năm 2009, nhà máy Dung Quất sẽ sử dụng khoảng 4 triệu tấn dầu (khoảng 60% công suất thiết kế) và 6,5 triệu tấn trong năm 2010 [21].

Theo kế hoạch của Bộ Công thương, lượng dầu thô xuất khẩu năm 2008 là 14,5 triệu tấn và bắt đầu giảm từ năm 2009 xuống còn 12 triệu tấn. Tương đương với việc giảm kim ngạch từ 11,3 tỉ USD năm 2008 xuống còn 7,2 tỉ USD năm 2009 và 6,6 tỉ USD năm 2010. Mức giá dự tính sẽ dao động ở mức trung bình khoảng 70 - 80 USD/ thùng, thấp hơn 22 USD/ thùng so với giá bình quân xuất khẩu năm 2008.

- Than đá

Mặt hàng than đá kim ngạch cũng sẽ giảm dần do chủ trương hạn chế xuất khẩu tài nguyên của Nhà nước. Theo kế hoạch dự kiến, xuất khẩu than đá sẽ giảm xuống còn 9 triệu tấn năm 2009 và năm 2010 còn 8 triệu tấn. Dự kiến kim ngạch năm 2009 là 366 triệu USD, năm 2010 chỉ còn 325 triệu USD.

Nhóm hàng duy nhất tăng trong các loại khoáng sản và nhiên liệu là quặng và một số loại khoáng sản chế biến chủ yếu bao gồm các loại quặng sắt, đồng, bôxit nhôm. Dự đoán trong giai đoạn 2006 – 2010 qui mô xuất khẩu các mặt hàng này tăng bình quân 28,1%/ năm và đạt khoảng 55 triệu USD vào năm 2010.

3.2. Nhóm hàng nông lâm thuỷ sản

Tại hội nghị tổng kết công tác ngành Công thương vừa được tổ chức tại Hà Nội, hoạt động xuất khẩu năm 2009 được đánh giá là sẽ gặp nhiều khó khăn do những biến động thị trường và sản xuất trong nước. Trong đó, ảnh hưởng lớn nhất tới xuất khẩu trong năm nay là nhóm hàng khoảng sản và nông lâm thuỷ sản. Theo đó, năm 2009 được dự báo là kim ngạch nông lâm thuỷ sản sẽ giảm 628 triệu USD, tương đương giảm 4,8% so với năm 2008. Trong đó mặt hàng gạo sẽ giảm 32,8% về trị giá, cà phê giảm 4,5%, cao su, hạt tiêu, nhân điều không tăng đột biến. Chỉ riêng thuỷ sản vẫn giữ tỷ trọng cao nhất trong nhóm này với mức tăng 11,8% [2].

Cũng theo dự tính của Bộ Công Thương, nhóm hàng nông lâm thuỷ sản sẽ giảm dần tỷ trọng trong cơ cấu hàng hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam từ 24,9% năm 2007 xuống còn 13,7% năm 2010.

- Gạo

Dự kiến xuất khẩu gạo Việt Nam sẽ dao động ở mức khoảng 3,5 - 4,5 triệu tấn/ năm trong giai đoạn 2008 – 2010 với kim ngạch xuất khẩu khoảng

2,3 - 3 tỉ USD/ năm [26]. Xuất khẩu gạo giai đoạn này gặp nhiều thuận lợi về giá và không gặp khó khăn về thị trường do diện tích canh tác trên toàn thế giới có xu hướng ngày càng bị thu hẹp, tình hình bão lụt, hạn hán xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới, nguồn cung không đáp ứng đủ cầu. Tuy nhiên, việc mở rộng diện tích canh tác lúa gạo trong thời gian tới là khó do xu hướng đô thị hóa, công nghiệp hoá ở các địa phương trong cả nước, đây cũng là xu hướng chung trên thế giới.

Để đạt được mục tiêu đề ra ở trên đối với xuất khẩu mặt hàng này cần chú trọng khai thác khâu chuyển đổi cơ cấu giống với việc thâm canh các giống lúa cho năng suất và chất lượng cao. Chú trọng các giống lúa đặc sản được thị trường nhập khẩu ưa thích. Thị trường xuất khẩu gạo trong giai đoạn 2008

– 2010 vẫn chủ yếu hướng tới các nước Châu Á, Châu Phi. Ngoài ra, để đa dạng hoá thị trường có thể hướng tới khai thác thị trường Nhật Bản, Trung Quốc, Australia và New Zealand.

Dự tính sản lượng gạo chế biến sẽ đạt 32 triệu tấn, chiếm 90% tổng sản lượng gạo năm 2010 và 39 triệu tấn năm 2020, trong đó có 4 triệu tấn dành cho xuất khẩu mỗi năm [26]. Để gia tăng sản xuất trong nước và nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu, cần phải trang bị hệ thống máy sấy tiên tiến và máy xay xát liên hợp cỡ lớn có bộ phận phân loại hạt.

- Cà phê

Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam dự báo, xuất khẩu cà phê trong năm 2009 ước đạt 980 nghìn tấn với giá trung bình khoảng 1.800 USD/tấn. Tương đương với kim ngạch 1,764 tỉ USD, giảm 8,6% về lượng và giảm 17,4% về trị giá so với năm 2008. Năm 2008, ngành cà phê Việt Nam xuất khẩu đạt 954 nghìn tấn với kim ngạch 1,95 tỷ USD, giảm 22,4% về lượng nhưng vẫn tăng 2,1% về trị giá so với năm 2007 [24].


Phấn đấu kim ngạch của mặt hàng này đến năm 2010 đạt trên 2,2 tỉ USD và tăng trưởng bình quân 4.9%/ năm, mỗi năm xuất khẩu được 900 nghìn đến 1,1 triệu tấn, với mức giá khoảng 2.000 USD/tấn. Tuy nhiên, hiện nay, việc mở rông diện tích để tăng lượng hàng xuất khẩu là khó, vì vậy khả năng gia tăng giá trị trên một đơn vị sản phẩm xuất khẩu là điều phải tính đến do

chúng ta còn chủ yếu xuất khẩu cà phê dạng hạt sơ chế [24].

- Thuỷ sản

Dự kiến đến năm 2010 thuỷ sản đạt kim ngạch 4 - 5 tỷ USD và mỗi năm tăng hơn 200 triệu USD [6]. Danh mục sản phẩm xuất khẩu và hàm lượng chế biến của thuỷ hải sản không ngừng tăng trong thời gian qua. Từ chỗ chủ yếu xuất khẩu sản phẩm đông lạnh, đễ nay đã sản xuất được nhiều mặt hàng ăn sẵn. Tuy nhiên so với sản phẩm xuất khẩu của các nước xuất khẩu thuỷ sản trên thế giới hay so các sản phẩm có nguồn gốc từ thuỷ sản bày bán trong các siêu thị ở thị trường nước ngoài có thể thấy tiềm năng đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ hải sản chế biến sâu còn rất lớn.

Tuy tổng sản lượng thuỷ sản năm 2008 ước đạt 4,58 triệu tấn, tăng 9,2% so với năm 2007, mức cao nhất từ trước tới nay. Nhưng theo dự báo của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (Vasep), kim ngạch tăng trưởng năm 2009 sẽ giảm khoảng 15 – 20% so với năm 2008 [6].

Nguyên nhân chính dẫn đến sự giảm sút này được Vasep cho là do khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế thế giới nên những khó khăn về tín dụng, tỷ giá hối đoái, nhu cầu tiêu dùng sẽ tác động mạnh đến thương mại thuỷ sản năm 2009. Đặc biệt, các thị trường truyền thống của thuỷ sản Việt Nam là Eu, Mỹ, Nhật Bản có khả năng giảm nhiều nhất, khoảng 15-20%. Nhiều nhà nhập khẩu bị ngân hàng siết tín dụng nên không có khả năng thanh toán để nhập những đơn hàng mới.

Trong đó, 2 mặt hàng chủ lực của ngành thuỷ sản Việt Nam là tôm và cá basa sẽ bị ảnh hưởng nặng nhất. Mới đây, việc Nga áp lệnh cấm nhập khẩu cá tra, cá basa của Việt Nam từ ngày 20/12/2008, vì một số tiêu chuẩn kĩ thuật như sản phẩm cá tra, cá basa của Việt Nam bị nhiễm vi sinh, lẫn tạp chất và lớp mạ băng dày hơn yêu cầu. Việc này khiến cho xuất khẩu cá tra sẽ càng khó khăn hơn. Ngoài ra, mặt hàng tôm hiện chiếm khoảng 40% kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam nhưng lại đang phải cạnh tranh quyết liệt với sụ giảm giá của tôm vanamei trên thị trường nên xuất khẩu tôm cũng sẽ giảm ít nhất 20%.

- Cao su

Xét theo triển vọng cung cầu cao su tự nhiên thế giới, tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu cao su Việt Nam giai đoạn 2000 – 2007, dự báo giai đoạn

2007 - 2010 phát triển cao su của Việt Nam có thể đạt tốc độ cao, khoảng 26%/năm. Đồng thời kim ngạch đạt 2.786 triệu USD vào năm 2010. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2010 – 2015, do hạn chế về diện tích trồng cao su và giới hạn về khả năng tăng sản lượng nên dự báo tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sẽ chậm lại và đạt 12,5%/năm. Kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam cũng được nâng lên 5.020 triệu USD vào năm 2015 [20].

Trước bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và tình hình suy thoái kinh tế toàn cầu, cấu trúc thị trường sẽ có thay đổi. Do đó, để phát triển xuất khẩu, ngành cao su Việt Nam cần phải tái cấu trúc lại các sản phẩm và thị trường. Đây là giải pháp căn bản để đối phó với thị trường của một ngành cao su đã hội nhập quốc tế nhiều năm qua. Tạo ra cơ cấu mới phù hợp với thị trường nội địa và xuất khẩu, phải lấy hiệu quả kinh tế làm trung tâm với đòn bẩy quyết định là công nghệ tiên tiến.

Trong xuất khẩu, cao su Việt Nam cần phải tăng giá trị gia tăng, với cơ cấu mặt hàng mới nhằm giảm lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Cần hướng tới các thị trường có giá trị gia tăng cao như Mỹ, Nhật Bản và các nước Châu Âu, hạn chế xuất khẩu sản phẩm thô.

- Nhân điều

Việt Nam hiện là một trong những nước có sản lượng điều lớn nhất thế giới. Những năm gần đây xuất khẩu điều nhân tăng khá cao, dự kiến kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 1 tỷ USD vào năm 2010 [6]. Phẩm cấp và chất lượng của hạt điều Việt Nam ngày càng được nâng cao và được thế giới ưa chuộng. Hướng phát triển trong thời gian tới là tập trung qui hoạch và cải tạo lại các vườn điều, tăng đầu tư thâm canh, mở rộng diện tích.

Thị trường xuất khẩu tiếp tục khai thác trong giai đoạn tới là Hoa Kì, Hà Lan, Australia, Anh và Canada.

3.3. Nhóm hàng công nhiệp và thủ công mỹ nghệ

Tốc độ tăng trưởng của nhóm hàng này có xu hướng tăng mạnh do có điều kiện để mở rộng qui mô sản xuất, phát triển thị trường mới, mặt hàng mới, đồng thời nâng cao giá trị gia tăng nhờ đổi mới công nghệ. Theo dự

kiến nhóm hàng công nghiệp và thủ công mỹ nghệ sẽ có tốc độ tăng trưởng lớn nhất đạt 36,3%/năm [6].

- Dệt may

Theo Đề án “Đẩy mạnh xuất khẩu và kiềm chế nhập siêu hàng hoá giai đoạn 2009 – 2010” của Bộ Công Thương đã xác định dệt may là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực. Mặc dù ngành công nghiệp này đang hứng chịu những tác động bất lợi từ cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu.

Năm 2008, kim ngạch xuất khẩu của ngành này đạt 9,108 tỷ USD, tăng 17,5% so với năm 2007, đóng góp quan trọng vào việc tăng trưởng kinh tế và giải quyết công ăn việc làm của một lực lượng lớn lao động [2]. Song năm 2009 – 2010, dự báo tỷ lệ tăng trưởng có xu hướng thực sự khó khăn.

Theo Hiệp hội Dệt may, xuất khẩu ngành công nghiệp dệt may đạt khoảng 9,5 tỷ USD năm 2009, tăng 5% so với năm 2008 [2]. Song tại Đề án “Đẩy mạnh xuất khẩu và kiềm chế nhập siêu hàng hoá giai đoạn 2009 – 2010”, Bộ Công Thương đã đề ra mục tiêu phấn đấu kim ngạch xuất khẩu dệt may năm 2009 là 10,5 tỷ USD. Và đến năm 2010 sẽ đạt kim ngạch 11,9 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 15%/ năm. Theo đó, một loạt các mục tiêu và giải pháp cụ thể đối với một số thị trường trọng điểm được đề ra, trước mắt là thị trường Hoa Kì, EU và Nhật Bản.

Đối với thị trường Hoa Kì, mục tiêu là đạt kim ngạch khoảng 6 tỷ USD vào năm 2010, nâng tỷ lệ kim ngạch nhập khẩu của nước này lên trên 6% (xuất khẩu của Việt Nam năm 2008 vào Hoa Kì chỉ chiếm 5% kim ngạch nhập khẩu của nước này). Đối với thị trường EU, phấn đấu kim ngạch xuất khẩu đạt trên 2,2 tỷ USD năm 2010, nâng tỷ lệ xuất khẩu lên 1,4% kim ngạch nhập khẩu của khu vực này (xuất khẩu dệt may năm 2008 của Việt Nam vào EU chỉ chiếm 1% kim ngạch nhập khẩu). Năm 2008, EU bãi bỏ kim ngạch dệt may cho Trung Quốc. Do vậy, Bộ Công Thương cần nghiên cứu tác động của thị trường EU khi Trung Quốc được bãi bỏ hạn ngạch để giúp các doanh nghiệp định hướng mặt hàng và nước xuất khẩu để có thể nâng cao cạnh tranh. Đối với thị trường Nhật Bản, từ năm 2009, hàng dệt may của ta xuất khẩu sang Nhật được hưởng mức thuế 0% theo Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) được kí kết tháng 4 năm 2008. Các

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/10/2022