xác nguồn tài liệu này, giúp NDT tiếp cận được đầy đủ các thông tin mà Trung tâm đang quản trị, phục vụ tốt cho việc giảng dạy, học tập và NCKH là một bài toán không đơn giản. Đặc biệt là trong đó có rất nhiều tài liệu về các chuyên ngành hẹp, các ngành khoa học mới đòi hỏi ngoài trình độ ngoại ngữ phải có trình độ chuyên ngành, hiểu biết chuyên sâu mới có thể hiểu đúng, hiểu đủ, hiểu chi tiết những nội dung, chủ đề chính mà tài liệu đề cập. Hơn ai hết, các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, các giảng viên trong từng lĩnh vực tri thức chính là những chuyên gia, những cộng tác viên giàu kiến thức và kinh nghiệm. Sự trợ giúp của họ sẽ góp phần rất lớn trong việc xác định đúng chủ đề, nội dung tài liệu, từ đó tiến hành phân loại, tóm tắt và định chủ đề tài liệu một cách chính xác. Tuy nhiên, hiện nay sự hỗ trợ trong XLTL nhận được từ các chuyên gia chủ yếu dựa trên mối quan hệ giữa cá nhân, chưa mang tính hệ thống, bài bản. Điều này đôi khi cũng làm hạn chế khả năng nhận sự tư vấn từ các chuyên gia của cán bộ XLTL. Chính vì vậy, việc thiết lập đội ngũ cộng tác viên là điều rất cần thiết trong việc nâng cao chất lượng công tác xử lý nội dung tài liệu. Để làm được điều đó, Trung tâm cần:
- Xây dựng kế hoạch thiết lập và phát triển đội ngũ cộng tác viên rò ràng, cụ thể. Có thể có chính sách ưu đãi như chế độ phụ cấp hoặc các chế độ ưu tiên trong việc truy cập và khai thác các sản phẩm và dịch vụ của Trung tâm.
- Trên cơ sở các mối quan hệ hợp tác đã có, Trung tâm liên hệ trực tiếp với các cá nhân là các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, giảng viên,… để mời họ tham gia chính thức vào đội ngũ cộng tác viên của Trung tâm.
- Thiết lập cơ chế phối hợp giữa Trung tâm với các Khoa, Bộ môn, Phòng, Trung tâm, Viện Nghiên cứu khoa học của Học viện trong thực hiện các yêu cầu của Học viện về công tác thông tin - thư viện.
- Phối hợp với các chuyên gia của các trung tâm thông tin - thư viện lớn trong cả nước để cùng trao đổi, chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm.
Nếu làm được như vậy, Trung tâm sẽ xây dựng được một đội ngũ cộng tác viên đông đảo, có chất lượng, hỗ trợ rất tốt cho các hoạt động nghiệp vụ đồng thời đã tạo được sợi dây gắn kết chặt chẽ giữa các nhà khoa học - NDT trình độ cao với Trung tâm.
3.7 Khuyến nghị
Từ thực tiễn công tác XLTL của Trung tâm nói riêng và các thư viện Việt Nam nói chung, tác giả luận văn xin phép được trình bày một số khuyến nghị với Vụ Thư viện Việt Nam, Thư viện Quốc gia Việt Nam một số vấn đề liên quan nhằm hỗ trợ cho các cơ quan thông tin và các thư viện trong cả nước nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động thông tin nói chung và công tác XLTL nói riêng như sau:
- Hầu hết các thư viện lớn đều đã ứng dụng phần mềm trực tuyến vào các hoạt động thư viện, Bộ Văn hoá, Thể thao & Du lịch và các cơ quan chức năng nên sớm tổ chức cơ quan biên mục tập trung, có thể tiến hành thử nghiệm với một số thư viện trường đại học cùng hệ thống để tiết kiệm thời gian, công sức trong việc XLTL, đồng thời các thư viện cùng hệ thống có thể chia sẻ, hoặc dùng chung dữ liệu. Từ hoạt động này, các cơ quan thông tin cùng hệ thống bắt buộc phải thống nhất các tiêu chuẩn về trao đổi dữ liệu, vì vậy việc chuẩn hoá công tác XLTL sẽ được tiến hành đồng bộ, đó cũng là giải pháp hữu hiệu đối với tình trạng không thống nhất trong sử dụng các chuẩn của các thư viện trong nước hiện nay.
- KPL DDC23 bản dịch tiếng Việt có khối lượng đề mục khá lớn, trong thời gian chờ đợi một cơ quan biên mục tập trung, Thư viện Quốc gia Việt Nam nên lập diễn đàn về DDC để cán bộ phân loại của các cơ quan thông tin - thư viện có thể trao đổi trực tiếp những vấn đề phát sinh trong quá trình phân loại.
Có thể bạn quan tâm!
- Giao Diện Tra Cứu Trên Cổng Thông Tin
- Giải Pháp, Khuyến Nghị Nâng Cao Chất Lượng Xử Lý Tài Liệu Tại Trung Tâm Thông Tin - Thư Viện
- Nâng Cao Hiểu Biết Về Chuyên Ngành Đào Tạo Của Học Viện
- Xử lý tài liệu tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Học viện Ngân hàng - 18
- Xử lý tài liệu tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Học viện Ngân hàng - 19
Xem toàn bộ 156 trang tài liệu này.
- Định chủ đề tài liệu đang là phương thức xử lý nội dung tài liệu được nhiều cơ quan thông tin - thư viện áp dụng vì những ưu điểm của đề mục chủ đề so với từ khóa. Tuy nhiên hiện nay chưa có Bảng Đề mục chủ đề tiếng Việt nào được xây dựng hoặc được dịch, các thư viện hiện sử dụng các bộ từ khóa hoặc tự xây dựng Bảng đề mục chủ đề để sử dụng cho thư viện mình. Để đảm bảo tính thống nhất cũng như nâng cao chất lượng công tác này, Vụ Thư viện, Thư viện Quốc gia Việt Nam và các thư viện lớn cần sớm chung tay xây dựng một bảng đề mục chủ đề trên cơ sở rà soát lại các đề mục chủ đề đã được xây dựng trong các thư viện, có thể tham khảo thêm một số bảng đề mục chủ đề của nước ngoài như: Đề mục chủ đề của Thư viện Quốc hội Mỹ, Bảng RAMEAU của Thư viện Quốc gia Pháp,…
KẾT LUẬN
Những thành tựu của công nghệ thông tin đã mở ra những cơ hội lớn cho các cơ quan thông tin thư viện trong khả năng tạo lập, trao đổi và chia sẻ nguồn lực thông tin trong phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên, để tài nguyên thông tin có thể trao đổi và chia sẻ, các thư viện phải quan tâm thực hiện chuẩn hóa công tác XLTL. Hiện nay, cùng với sự phát triển về mọi mặt của kinh tế xã hội thì nhu cầu thông tin của người dùng tin cũng ngày càng phong phú và đa dạng, đòi hỏi công tác thông tin thư viện nói chung và công tác XLTL nói riêng vừa phải đảm bảo tính khoa học, chính xác vừa phải đảm bảo tính cập nhật trong cung cấp, phổ biến thông tin tới NDT.
Học viện Ngân hàng qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển, từ trường đào tạo đơn ngành chuyển sang đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực và tiếp tục phát triển thêm các ngành đào tạo mới. Cùng với đó là sự đa dạng hóa nhu cầu thông tin của NDT trong Học viện cũng như những đòi hỏi ngày càng cao của họ về nội dung, hình thức cũng như tính cập nhật của nguồn tin. XLTL càng tốt thì khả năng làm chủ thông tin càng lớn, đó là nền tảng để triển khai các sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện nhằm đáp ứng và thỏa mãn tối đa nhu cầu thông tin của NDT của Học viện.
Nhận thức rò được điều đó, Trung tâm với sự quan tâm, đầu tư của Học viện đã không ngừng có những cải tiến, đổi mới trong quy trình nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng công tác XLTL. Việc áp dụng phần mềm quản trị thư viện tích hợp ILIB 4.0 vào hoạt động nghiệp vụ thực sự là cơ sở để Trung tâm tạo ra những thay đổi về chất trong công tác XLTL. Cùng với đó là việc ứng dụng các chuẩn nghiệp vụ tiên tiến nhất hiện nay trong công tác nghiệp vụ nhằm tăng cường khả năng kiểm soát tính thống nhất, tạo tiền đề cho sự hội nhập, trao đổi, chia sẻ và khai thác tài nguyên thông tin giữa Trung tâm với các thư viện khác trong nước và trên thế giới. Không chỉ dừng lại ở đó, Trung tâm vẫn đang tiếp tục không ngừng tìm kiếm các giải pháp hữu hiệu để có thể nâng cao hơn nữa chất lượng các sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện cũng như công tác XLTL của mình.
Quan tâm đến việc đầu tư phát triển hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại, chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, điều kiện làm việc, không ngừng học tập, trao đổi kinh nghiệm với các thư viện trong và ngoài nước, chăm lo xây dựng đội ngũ cán
bộ có trình độ chuyên môn, trình độ tin học, ngoại ngữ tốt,… là những yếu tố giúp cho Trung tâm đạt được những thành tựu nhất định, đồng thời phát huy những tiềm năng vốn có để phục vụ và đáp ứng tốt hơn nhu cầu thông tin của NDT, góp phần vào sự phát triển chung của Học viện Ngân hàng.
Tiếng Việt
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Văn hóa Thông tin, Công văn số 1597/BVHTT “Về việc áp dụng chuẩn nghiệp vụ trong các thư viện Việt Nam” được ban hành vào ngày 7 tháng 5 năm 2007.
2. Bộ Khoa học và Công nghệ (2013), Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10274:2013 về hoạt động thư viện - thuật ngữ và định nghĩa chung, Hà Nội.
3. Lois Mai Chan (2013), Khung phân loại thập phân Dewey: Nguyên tắc và ứng dụng, xuất bản lần thứ 3, Thư viện Quốc gia Việt Nam, Hà Nội.
4. Nguyễn Thị Đào (2011), Thuận lợi và khó khăn khi phân loại tài liệu chuyên ngành khoa học và công nghệ theo DDC, Tạp chí Thư viện Việt Nam, số 4/2011, tr.15-18.
5. Nguyễn Thị Đào (2008), Về vấn đề áp dụng thống nhất AACR2 trong giảng dạy và trong công tác biên mục, Website Thư viện Quốc gia Việt Nam, Truy cập ngày 10/03/2012, địa chỉ: http://www.nlv.gov.vn/nlv/index.php/2008060693/ AACR2/Ve-van-de-ap-dung-thong-nhat-AACR2-trong-giang-day-va-trong- cong-tac-BM.html
6. Thạch Lương Giang,… (2013) Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ cho hoạt động đào tạo và nghiên cứu tại Học viện Ngân hàng, Đề án khoa học, Học viện Ngân hàng, Hà Nội.
7. Michael Gorman (2002), Bộ Quy tắc biên mục Anh - Mỹ rút gọn, 1988: Ấn bản Việt ngữ lần thứ nhất, LEAF-VN, California.
8. Nguyễn Văn Hành (2009), Một số vấn đề về áp dụng AACR2 trong biên mục mô tả tại các thư viện Việt Nam, Tạp chí Thông tin Tư liệu, số 1/2009, tr.25-30.
9. Nguyễn Tiến Hiển, Đào tạo nguồn nhân lực thư viện - thông tin trong bối cảnh xã hội thông tin và nền kinh tế tri thức, Website Tạp chí Nghiên cứu Văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, truy cập ngày 15/11/2014, địa chỉ http://huc.edu.vn/vi/spct/id167/DAO-TAO-NGUON-NHAN-LUC-THU-VIEN--
-THONG-TIN-TRONG-BOI-CANH-XA-HOI-THONG-TIN-VA-NEN-KINH- TE-TRI-THUC/
10. Nguyễn Minh Hiệp (2007), Mấy vấn đề cần lưu ý khi ấn định chỉ số phân loại Dewey bảng đầy đủ, Tạp chí Thư viện Việt Nam, số 2/2007, tr.38-46
11. Hoàng Thị Hòa (2011), Biên mục xuất bản phẩm nhiều kỳ theo quy tắc mô tả Anh - Mỹ (AACR2), Tạp chí Thư viện Việt Nam, số 5/2011, tr. 13-17
12. Phạm Thị Hòa (2011), Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác xử lí tài liệu tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Luận văn Thạc sỹ Khoa học Thư viện, Đại học Văn Hóa, Hà Nội.
13. Học viện Ngân hàng (2014), Báo cáo tổng kết năm học 2013 - 2014, phương hướng nhiệm vụ năm học 2014 - 2015, Hà Nội.
14. Học viện Ngân hàng (2014), Báo cáo sơ kết công tác đào tạo học kỳ I và triển khai nhiệm vụ học kỳ II năm học 2013 - 2014, Hà Nội.
15. Nguyễn Ánh Hồng (2013), Nâng cao chất lượng xử lý nội dung tài liệu tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Văn Hóa, Hà Nội.
16. Lê Thị Thành Huế (2010), Nghiên cứu việc áp dụng các chuẩn trong xử lý thông tin tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Hà Nội, Luận văn Thạc sỹ Khoa học Thư viện, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà Nội.
17. Đồng Đức Hùng (2005), Nâng cao chất lượng xử lý tài liệu tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội, Luận văn Thạc sỹ khoa học Thư viện, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
18. Ngô Thị Thu Huyền (2012), Xử lý nội dung tài liệu tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội, Trường Đại học Văn hoá Hà Nội, Hà Nội.
19. Nguyễn Thị Kim Loan, Lê Thanh Huyền (2010), Giáo trình chú giải, tóm tắt, tổng luận tài liệu, Nxb. Giao thông vận tải, Hà Nội.
20. Vũ Dương Thúy Ngà (2008), Để hướng tới sự chuẩn hóa trong công tác xử lý tài liệu và biên mục trong các thư viện ở Việt Nam, Tạp chí Thông tin và Tư liệu, số 2 (2/2008), tr.7-9.
21. Vũ Dương Thúy Ngà (2010), Khảo cứu và đánh giá về các bộ từ khóa và từ điển từ khóa được sử dụng trong định từ khóa tài liệu ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Thư viện Việt Nam, số 1/2010, tr.10-13
22. Vũ Dương Thúy Ngà (2010), Quan niệm chuẩn hóa trong xử lý tài liệu và những biện pháp đảm bảo chuẩn hóa trong xử lý tài liệu ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Thư viện Việt Nam, số 4/2010, tr.9-12.
23. Nguyễn Thị Thanh Ngần (2011), Công tác xử lý nội dung tài liệu tại Thư viện trường Đại học Ngoại thương Hà Nội: thực trạng và giải pháp, Trường Đại học Văn hoá Hà Nội, Hà Nội.
24. Nguyễn Thị Ngọc, Vũ Quỳnh Nhung (2011), Khai thác hiệu quả hệ thống thư viện Học viện Ngân hàng, Đề án khoa học, Học viện Ngân hàng, Hà Nội.
25. Tô Kim Ngọc,… (2011), Học viện Ngân hàng 50 năm đổi mới và hội nhập, Học viện Ngân hàng, Hà Nội.
26. Trần Thị Minh Nguyệt (2010), Tập bài giảng Người dùng tin và Nhu cầu tin nâng cao dành cho Học viên cao học ngành Khoa học Thư viện, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội.
27. Bùi Thị Kim Oanh (2009), Nâng cao chất lượng xử lý tài liệu tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Dân lập Hải Phòng, Luận văn Thạc sỹ Khoa học Thư viện, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà Nội.
28. Phòng Phát triển Mạng và Chuẩn MARC, Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ (2004), Khổ mẫu MARC 21 cho dữ liệu thư mục: Hướng dẫn áp dụng định danh nội dung, Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ quốc gia, Hà Nội.
29. Trần Thị Phương (2010), Ứng dụng công nghệ thông tin tại Trung tâm Thông tin -Thư viện Học viện Ngân hàng, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
30. Trần Thị Quý (2002), Công tác xử lý tài liệu của Trung tâm thông tin - thư viện ĐHQGHN - Thực trạng và giải pháp, Đề tài nghiên cứu cấp cơ sở, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
31. Trần Thị Quý, Nguyễn Thị Đào (2007), Xử lý thông tin trong hoạt động thông tin - thư viện, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
32. Đinh Thúy Quỳnh (2009), Nâng cao chất lượng xử lý nội dung tài liệu tại Thư viện trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Luận văn Thạc sỹ Khoa học Thư viện, Đại học Văn hóa, Hà Nội.
33. Nguyễn Hồng Sinh (2009), Biên mục chủ đề, Nxb. Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh
34. Vũ Văn Sơn (2004), Kiểm soát tính nhất quán và vai trò của các thesaurus, Tạp chí Thông tin - Tư liệu, số 1 (2004), tr.11-17 .
35. Vũ Văn Sơn (2006), Giáo trình Biên mục mô tả, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
36. Vũ Văn Sơn (2008), Khung phân loại DDC trong tương lai, Tạp chí Thông tin - Tư liệu, số 1/2008, tr.25-29
37. Đoàn Phan Tân (2014), Cấu trúc của Khổ mẫu biên mục đọc máy MARC21, Website Thư viện số Trường Đại học Văn hóa, Truy cập ngày 15/10/2014, địa chỉ: http://dlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/936/1/MARC21.pdf
38. Đoàn Phan Tân (2011), Thông tin học, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
39. Nguyễn Thu Thảo(2013), Đề cương bài giảng Xử lý, phân tích và tổng hợp thông tin: Chương trình cao học ngành thông tin - thư viện, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội.
40. Tạ Thị Thịnh (1999), Phân loại và tổ chức mục lục phân loại, Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội.
41. Trần Thị Tươi, Nguyễn Thị Tứ (2014), Nâng cao chất lượng công tác phát triển nguồn lực thông tin đáp ứng nhu cầu đào tạo theo tín chỉ của Học viện Ngân hàng, Kỷ yếu tọa đàm khoa học, Học viện Ngân hàng, tr.129-143
Tiếng Anh
42. Lois Mai Chan, Theodora Hodges (2007), Cataloging and Classification: An Introduction, Scarecrow Press, Lanham, Md.
43. Library Congress (2005), Library Congress Subject Headings, Washington: LC.