Bản Đồ Phân Bố Các Cảng Biển, Sân Bay Chính Và Hệ Thống Đường Cao Tốc, Đường Sắt Tại Nhật Bản

đi theo hệ thống Civil law - mỗi lĩnh vực của đời sống, kinh tế xã hội có các luật riêng quy định một cách cụ thể và chi tiết.

Hoạt động logistics có liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau, nên cũng chịu sự điều chỉnh của nhiều nguồn luật: luật Thương mại đối với các hoạt động thương mại, quy định về hình thức của công ty, luật Giao thông vận tải, luật Môi trường... Riêng trong lĩnh vực giao thông vận tải Nhật Bản đã có 25 nguồn luật điều chỉnh.

Các định nghĩa cũng như các nghiên cứu khoa học về logistics của Nhật Bản do Viện hệ thống Logistics Nhật Bản (Japan Institute of Logistics System - JILS) cung cấp. Hệ thống các văn bản điều chỉnh hoạt động logistics do Bộ Kinh tế Thương mại Công nghiệp Nhật Bản (Ministry of Economy, Trade, and Industry - METI), kết hợp với JILS, Bộ Đất đai Cơ sở hạ tầng Giao thông và Du lịch Nhật Bản (Ministry of Land, Infrastructure, Transport and Tourism- MLIT) phối hợp ban hành.

Chính phủ Nhật Bản có vai trò quan trọng trong việc phát triển ngành logistics. Chính phủ có vai trò quan trọng trong việc định hướng phát triển, quy hoạch và cung cấp vốn cho việc xây dựng các trung tâm kho băi, cảng biển, cơ sở hạ tầng cho sự phát triển ngành logistics.

Năm 1997: Chính phủ đưa ra "Chương trình chính sách logistics tổng thể - Comprehensive Program of Logistics Policies”, hỗ trợ cung cấp vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng logistics chính, bao gồm đường sắt, đường bộ, sân bay, bến cảng, và các trung tâm kho vận.

Năm 2001: Chính phủ ban hành kế hoạch Logistics mới (New Logistics Plan) nhằm đáp ứng được 3 xu hướng và mục tiêu cơ bản phát triển logistics, bao gồm: 1) xây dựng cơ chế ngành logistics hiệu quả, tiên tiến; 2) xây dựng cơ chế logistics phù hợp với nhu cầu của xã hội; 3) xây dựng cơ chế ngành logistics có thể đảm bảo duy trì được cuộc sống người dân.

Năm 2005: Ban hành "Tổng quan về đề cương chính sách phân phối toàn diện- Overview of the Comprehensive Physical Distribution Policy Outline " phát triển logistics nhằm thỏa mãn 2 mục tiêu: xây dựng thị trường logistics tiêu chuẩn

có đủ khả năng cạnh tranh trên toàn thế giới và xây dựng hệ thống logistics thân thiện với môi trường- "green logistics".

3.Hệ thống cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng là yếu tố cực kỳ quan trọng cho sự phát triển của các ngành kinh tế trên thế giới. Cơ sở hạ tầng đồng bộ và hiện đại là tiền đề cho phát triển kinh tế.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

Cơ sở hạ tầng cho sự phát triển logistics gồm có cơ sở hạ tầng giao thông và cơ sở hạ tầng thông tin.

3.1.Hạ tầng giao thông

Giao thông vận tải là một bộ phận không thể thiếu đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics. Với tổng số 79 triệu xe ôtô (số liệu năm 12/2009 của Tổng cục thống kê Nhật Bản- Japan Statistics), cùng hệ thống tàu biển, hệ thống tàu cao tốc, công nghệ sản xuất ôtô phát triển, Nhật Bản là quốc gia có hệ thống cơ sơ hạ tầng hiện đại vào loại bậc nhất trên thế giới.

Hình 4: Bản đồ phân bố các cảng biển, sân bay chính và hệ thống đường cao tốc, đường sắt tại Nhật Bản

Nguồn http www jetro go jp en invest region infra 10 2009 Từ bản đồ phân bố các cảng 1

(Nguồn: http://www.jetro.go.jp/en/invest/region/infra/)(10/2009)

Từ bản đồ phân bố các cảng biển, sân bay chính và hệ thống đường cao tốc, đường sắt tại Nhật Bản chúng ta có thể nhận thấy rằng: Hệ thống cảng biển, sân bay được phân bố đều trên toàn thể lãnh thổ Nhật. Hệ thống đường cao tốc và đường sắt đã kết nối với cảng biển, sân bay, len lỏi tới tất cả các vùng, miền trong cả nước Nhật, đảm bảo hệ thống vận tải phân phối được thuận lợi và đều khắp.

3.1.1.Hệ thống cảng biển

Theo số liệu của MLIT (2009), Nhật Bản có 128 cảng biển lớn và trung bình cùng hàng nghìn cảng nhỏ, trong đó có 23 cảng quốc tế cỡ lớn và 105 cảng cỡ trung. Các cảng được phân bố đều khắp nước Nhật. Vịnh Tokyo, vịnh Osaka và vịnh Ise là 3 vịnh chính của Nhật, mỗi năm xử lý khoảng 35% lượng hàng hóa cập cảng. Hệ thống trang thiết bị tại cảng hiện đại, những cần cẩu hạng lớn...


Hình 5: Cảng Tokyo- Nhật Bản


Nguồn Internet Cảng Tokyo Chiều dài cảng nước là 5 292 ha diện tích cảng 1 033 ha 2

Nguồn: Internet

Cảng Tokyo: Chiều dài cảng nước là 5.292 ha, diện tích cảng 1.033 ha, đê chắn sóng dài: 8.581 m, cầu cảng dài 22.744 m gồm 140 bến tàu. Cảng Tokyo là

cảng có giá trị hàng hóa thông quan xuất nhập khẩu lớn nhất Nhật Bản đạt 7668 tỷ Yên Nhật (năm 2007). Gồm 24 bến cảng và 110 cầu cảng.

3.1.2.Hệ thống cảng hàng không

Nhật Bản có 173 sân bay lớn nhỏ, phân bố tại hầu khắp các vùng trong cả nước. Ba sân bay quốc tế lớn nhất Nhật Bản là: Sân bay quốc tế Narita, sân bay quốc tế Kansai và sân bay quốc tế Chubu.

Sân bay quốc tế Narita có diện tích là 1.125ha, vận chuyến khoảng 30 triệu hành khách mỗi năm, là sân bay xếp thứ 8 trên thế giới về số lượng hành khách vận chuyển (chiếm 60% lượng hành khách của toàn nước Nhật), đứng thứ 2 trên thế giới về khối lượng hàng hóa vận chuyển. Có đường bay với 95 thành phố của 36 quốc gia và 2 vùng lãnh thổ trên thế giới.

Tổng cộng Nhật Bản có 314 đường bay tới các vùng lãnh thổ trên thế giới, 17 hãng hàng không, trong đó 2 hàng All Nippon Airways (ANA) và Japan Airlines (JAL) đã chiếm tới 90% doanh thu của thị trường hàng không hàng năm.

Hệ thống sân bay lớn đã xây dựng hệ thống kho bãi để có thể chứa và lưu trữ lượng hàng hóa được vận chuyển.

Nhật Bản đã xây dựng được các sân bay nhân tạo trên biển với các trang thiết bị hiện đại: Sân bay quốc tế Chubu, sân bay quốc tế Haneda, sân bay quốc tế Kansai, sân bay vịnh Tokyo, sân bay Kobe, sân bay New Kitakyushu.

3.1.3.Hệ thống đường sông

Nhật Bản có 31 con sông. Với đặc điểm là sông ngắn và dòng chảy rất xiết, bắt nguồn từ hệ thống núi nằm chính giữa quần đảo. Đường thủy nội địa có vai trò quan trọng trong vận chuyển hàng hóa, vận chuyển hàng hóa từ các cảng biển vào sâu trong đất liền bằng tàu thủy nội địa với trọng tải nhỏ.

3.1.4.Hệ thống đường bộ

Nhật Bản có khoảng 1.177.278 km đường bộ được hiện đại hóa, nối liền tất cả các vùng miền. Với 23.577 km đường sắt được điều khiển bởi Japan Railways, hệ thống đường sắt đã được hoàn thiện, gồm một hệ thống đường ray duy nhất dành cho các loại tàu: tàu siêu cao tốc (Tokkyu), tàu cao tốc (Shinkansen), tàu thường (Futsui), tàu chậm. Hệ thống đường cao tốc đã bao trùm bốn hòn đảo ở Nhật

Bản. Đặc điểm của hệ thống tàu điện của Nhật Bản đó là tính chính xác, đúng giờ. Các phương tiện giao thông công cộng không bao giờ xuất phát chậm thậm chí chỉ là 1 giây so với quy định. Tất cả các hải đảo được kết nối bởi cây cầu xuyên đại dương và tuyến đường hầm biển.

3.1.4.Hệ thống kho bãi

Do Nhật Bản là quốc đảo, để đảm bảo an ning quốc gia, Chính phủ Nhật đã đầu tư xây dựng hệ thống kho bãi từ rất sớm. Năm 1965 chính phủ Nhật Bản xây dựng 4 trung tâm kho vận hậu cần ở Kansai (phía Đông Tokyo), Hoping Island (phía Nam Tokyo), Oshima (phía Tây Tokyo) và Adachi (phía Bắc Tokyo). Hiện nay Nhật Bản đã xây dựng hơn 22 bãi kho vận hậu cần quy mô lớn tại 20 thành phố. Trung tâm của bãi kho vận là vùng tam giác Tokyo, Nagoya, Osaka thuộc đảo Honshu.

Đặc điểm của hệ thống kho bãi Nhật Bản là được tập trung xây dựng gần các thành phố lớn và các tuyến đường giao thông huyết mạch, được cơ giới hóa, trang thiết bị hiện đại. Hàng hóa trong hệ thống kho được quản lý toàn bộ bằng hệ thống máy tính.

3.2 Hạ tầng thông tin

Nhật Bản là một trong những quốc gia có trình độ công nghệ thông tin phát triển hàng đầu thế giới. Mạng lưới hạ tầng công nghệ phát triển, thương mại điện tử phát triển góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh logistics phát triển.

* Nhật Bản là một trong những quốc gia có tỷ lệ phổ cập Internet và có mạng băng rộng, cáp quang tới tận nhà, truyền hình cáp mạnh nhất thế giới. Bằng việc sử dụng điện thoại 3G người Nhật có thể truy cập Internet một cách dễ dàng ở mọi lúc, mọi nơi.

* Hệ thống bản đồ điện tử gắn vào các xe ôtô được tích hợp hệ thống thông tin địa lý giúp ích rất nhiều cho các lái xe. Với bản đồ điện tử có thể dễ dàng định hướng và tìm đường một cách nhanh nhất, tạo điều kiện cho các phương tiện giao thông vận tải phát triển nhanh.

* Hệ thống định vị toàn cầu GPS được tích hợp vào trong máy điện thoại di động tại Nhật, trong xe ôtô, cho phép biết được địa điểm chính xác người hay chiếc

xe hiện tại đang ở đâu. Đây được cho là hệ thống rất thích hợp dành cho các công ty giao nhận vận tải để theo dõi tình hình vận chuyển hàng hóa từ trung tâm điều khiển.

* Hệ thống mã vạch được sử dụng phổ biến trong các hệ thống thẻ: thẻ ngân hàng, thẻ tàu điện, tàu cao tốc, thẻ điện thoại... cũng như trên các sản phẩm của hàng hóa, tạo điều kiện cho thương mại điện tử phát triển nhanh chóng tại Nhật. Hầu hết các giao dịch thanh toán tại Nhật đều được thực hiện thông qua hệ thống ngân hàng.

* Hiện nay, METI đang khuyến khích các doanh nghiệp logistics áp dụng thẻ đọc thông minh (RFID-Radio Frequency Identification) trong hoạt động vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu. Thẻ điện tử sẽ được gắn liền với container hàng hải và các tài liệu vận tải khác, sẽ giúp công ty xác minh lộ trình của hàng hóa từ các thông tin được đọc và lưu trữ trong cơ sở dữ liệu được thực hiện tự động. Hệ thống RFID giúp phát triển hệ thống logistics linh hoạt có thể thích ứng với những thay đổi trong cung và cầu, tạo ra cách thức thông quan mới trong tương lai.

* Trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, quá trình thông quan điện tử đã diễn ra tại hầu hết các cảng biển của Nhật Bản, thông qua hệ thống máy tính, máy theo dõi, máy soi chụp container.... Thủ tục thông quan đối với hàng hóa được cung cấp trên trang web của tổng cục Hải quan Nhật Bản (Japan Customs). Tất cả quá trình thông quan hàng hóa đều được diễn ra thông qua sự kiểm soát của hệ thống máy tính, nhanh và gọn, minh bạch và đặc biệt là không có tiêu cực (Yamada Tatsuya- Tổng giám đốc công ty Logitem 2, 2010).

Chính bởi hạ tầng thông tin hiện đại, tạo điều kiện cho thương mại điện tử đã phát triển mạnh tại Nhật (có 83% người dân Nhật mua hàng trực tuyến trên mạng). Cùng với quá trình thông quan điện tử được diễn ra hoàn toàn, ... đã tạo điều kiện để quá trình thông quan xuất nhập khẩu diễn ra nhanh, giảm thiểu thời gian cung ứng hàng hóa.

Từ những tiền đề cơ sở hạ tầng phát triển và hiện đại, tạo điều kiện cho ngành logistics của Nhật ngày càng phát triển mạnh và có đủ năng lực mở rộng phạm vi cung ứng dịch vụ trên toàn thế giới.

4. Người cung cấp và sử dụng dịch vụ logistics

4.1. Khái quát tình hình phát triển của các ngành vận tải Nhật Bản trong những năm gần đây (Tham khảo bảng xếp hạng tốp 10 công ty logistics Nhật Bản theo từng nhóm ngành vận tải năm 2008- phụ lục 2).

Từ bốn biểu đồ phía dưới đã cho thấy, doanh thu và lợi nhuận của các ngành vận tải của Nhật tăng đều qua các năm nhưng đều có sụt giảm mạnh trong năm tài chính 2008 (1/4/2008 - 31/3/2009), nguyên nhân của tình trạng này là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ bắt đầu từ mùa thu năm 2008.

Hình 5: Quy mô các ngành vận tải giao nhận chính tại Nhật

(Đơn vị: Nghìn tỷ Yên)

Quy mô ngành vận tải biển Quy mô ngành vận tải ôtô


Quy mô ngành vận tải hàng không Quy mô ngành vận tải đường sắt Nguồn http 3Quy mô ngành vận tải hàng không Quy mô ngành vận tải đường sắt Nguồn http 4


Quy mô ngành vận tải hàng không Quy mô ngành vận tải đường sắt


Nguồn http gyokai search com Vận tải ôtô trong nước Ngành vận tải ôtô của 5Nguồn http gyokai search com Vận tải ôtô trong nước Ngành vận tải ôtô của 6

Nguồn: http://gyokai-search.com/

Vận tải ôtô trong nước

Ngành vận tải ôtô của Nhật hiện nay có khoảng 62.567 doanh nghiệp tham gia kinh doanh (Hiệp hội vận tải Nhật Bản-JTA, 2008). Hoạt động cạnh tranh của các doanh nghiệp vận tải trong nước Nhật diễn ra ngày càng gay gắt, do sự thâm nhập mới của nhiều doanh nghiệp trong khi nhu cầu vận chuyển trong nước lại giảm, chi phí vận chuyển tăng cao do ảnh hưởng của giá dầu thế giới. Năm 2008 chứng kiến sự sụt giảm cả về khối lượng hàng hóa vận chuyển và doanh thu của các công ty kinh doanh nổi tiếng trong ngành. Theo MLIT trong năm tài khóa 2008 tổng lượng hàng hóa vận chuyển trong nước Nhật là 5 tỷ 328 triệu tấn, giảm 6,7% so với năm 2007. Số lượng hàng hóa vận chuyển bằng xe tải là 2 tỷ 755 triệu tấn giảm 5,9% so với năm trước. Ngành chuyển phát nhanh của Nhật có sự tăng trưởng liên tục từ năm 1984 đến nay, thì năm nay cũng chứng kiến sự giảm sút. Doanh thu của các đại gia trong ngành cũng sụt giảm: Nippon Express giảm là 3,8%, Seinohorudingusu giảm 4,0%, Sankyu giảm 3,3%, Kintetsu World Express giảm10,9% và Công ty TNHH vận tải Fukuyama giảm 4,3% và Nisshin giảm 13,1%, Công ty Vận tải giao nhận Nhật bản giảm 8,1% so với năm 2007.

Trong ngành vận tải nội địa đang diễn ra hoạt động chuyển dịch cơ cấu mạnh mẽ để thích nghi với tình hình kinh doanh mới. Công ty Dịch vụ bưu chính Nhật Bản được tư nhân hóa tháng 10/2008 và thành lập nên Nippon Express- tham gia vào lĩnh vực giao hàng tận nhà và tranh giành thị phần với 2 công ty mạnh nhất của Nhật là Yamato và Sagawa Express. Seinohorudingusu West mua lại Công ty vận tải Nishibu ngày 09/4/2009; Công ty TNHH vận tải Fukuyama thành lập công ty mẹ con với Prince trong tháng 10/2009; công ty cổ phần Vận tải Tonami chuyển công ty cổ phầnTonamihorudingusu tháng 10/2009 và tháng 3/2010 công bố một quan hệ đối tác với MOL Logistics sẽ làm cho cơ cấu ngành vận tải nội địa chắc chắn sẽ có nhiều thay đổi.

Ngành vận tải biển

Hiện nay, Nhật Bản dựa vào vận tải biển để vận chuyển phần lớn các mặt hàng thiết yếu cho cuộc sống hàng ngày của người dân. Khoảng 99,7% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu đều thông qua các cảng biển; khối lượng hàng hóa vận chuyển

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/02/2024