Các khoản nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày;
Các khoản nợ điều chỉnh kì hạn trả nợ lần đầu ( đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng có đánh giá khách hàng và khả năng về trả nợ đầy đủ gốc và lãi đúng kì hạn được điều chỉnh lần đầu);
Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Khoản 3 điều này;
- Nhóm 3 ( Nợ dưới tiêu chuẩn ), bao gồm :
Các khoản nợ quá thời hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kì hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Điểm b khoản này;
Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;
Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại Khoản 3 điều
Có thể bạn quan tâm!
- Xử lý nợ xấu tại Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn Tây - 1
- Xử Lý Nợ Xấu Trong Hoạt Động Tín Dụng Của Nhtm
- Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm, Đòi Nợ Bên Bảo Lãnh
- Cơ Cấu Tổ Chức Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam - Chi Nhánh Sơn Tây :
Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.
này;
Nợ xấu thuộc nhóm này được xem là các khoản nợ cáo khả năng thu hồi
nợ cao nhất. Ngân hàng sẽ trích lập 1 tỷ lệ DPRR cho nợ xấu nhóm này là 20%dư nợ của nhóm.
- Nhóm 4 ( Nợ nghi ngờ) , bao gồm :
Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ 2
Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại Khoản 3 điều
này.
Nợ xấu thuộc nhóm này được đánh giá là có khả năng thu hồi nợ thấp hơn
so với các khoản nợ của nhóm 3. Các khoản nợ này được xếp vào nhưng khoản nợ mà ngân hàng có sự nghi ngờ về khả năng trả nợ. Tỉ lệ trích lập DPRR cho nợ xấu thuộc nhóm này là 50% tổng dư nợ của nhóm.
- Nhóm 5 ( Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm : Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
Các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần hai.
Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý.
Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại Khoản 3 điều
này.
Khả năng thu hồi nợ của nhóm này được coi như bằng 0, do vậy tỉ lệ trích
lập DPRR tương ứng là 100% tổng dư nợ của nhóm.
Còn riêng đối với các khoản nợ khoanh chờ chính phủ xử lý thì được trích lập dự phòng cụ thể theo khả năng tài chính của tổ chức tín dụng.
Theo quy định, nợ xấu là nợ được phân vào nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ) và nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn).
1.1.4. Những tác động của nợ xấu:
Nợ xấu là một trong những vấn đề nan giải nhất hiện nay của các tổ chức tín dụng, không những ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của chính các ngân hàng, mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế.
1.1.4.1. Ảnh hưởng của nợ xấu tới hoạt động của ngân hàng:
- Làm giảm nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng:
Khi phát sinh một khoản nợ xấu, nguồn vốn của ngân hàng không được thu hồi vốn một cách nhanh chóng, kịp thời, đúng thời hạn. Số vốn đó bị đóng băng một chỗ, không được đưa vào sử dụng, tiếp tục vòng quay tín dụng của ngân hàng. Do đó, vòng quay vốn tín dụng giảm, tốc độ lưu chuyển vốn tín dụng của ngân hàng giảm, nguồn vốn để tiếp tục cho vay của ngân hàng bị giảm. Thậm chí, trong những trương hợp xấu, ngân hàng không thể thu hồi được các khoản nợ xấu này dẫn đến mất vốn kinh doanh. Như vậy, nợ xấu ảnh hưởng cả
10
đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của ngân hàng cũng như lượng vốn để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
- Ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của ngân hàng:
Đặc trưng cơ bản của ngân hàng là đi vay để cho vay. Vì vậy, nếu hoạt động tín dụng gặp rủi ro dẫn đến nợ xấu sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thanh toán của ngân hàng. Nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng chủ yếu là các khoản tiền huy động từ dân cư, do đó ngân hàng luôn phải thanh toán đầy đủ, đúng hạn cho các khoản gốc và lãi huy động. Khi nợ xấu xảy ra, ngân hàng không thể thu hồi được đầy đủ các khoản gốc và lãi cho vay đúng thời hạn, do đó làm chênh lệch thời hạn của các khoản thu hồi gốc lãi với các khoản phải thanh toán cho người gửi tiền. Nếu các khoản tiền chênh lệch này quá lớn, thậm chí vượt quá mức dự trữ của ngân hàng, ngân hàng hoàn toàn có thể rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, điều này ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của ngân hàng.
- Nợ xấu làm giảm lợi nhuận của ngân hàng:
Khi ngân hàng không thể thu hồi các khoản cho vay gốc và lãi đúng hạn, doanh thu của ngân hàng giảm. Ngân hàng mất thêm các khoản chi phí cho việc quản lý khoản nợ vay quá hạn, chi phí thu hồi khoản vay… Khi các khoản vay trở lên xấu hơn, ngân hàng buộc phải trích lập các khoản dự phòng, thậm chí trong những trường hợp xấu, ngân hàng có thể không thu hồi được các khoản vốn và lãi cho vay, vì vậy chi phí cho hoạt động tín dụng của ngân hàng càng tăng cao, làm giảm sút đáng kể đến lợi nhuận ngân hàng. Trong khi không thu hồi được khoản vốn cho vay, ngân hàng vẫn buộc phải trả lãi huy động cho các nguồn vốn tài trợ cho các khoản cho vay đó nên nếu để tỷ lệ nợ xấu trong cơ cấu cho vay của ngân hàng quá lớn, ngân hàng sẽ không có lợi nhuận hoặc bị lỗ vốn, thâm hụt vào vốn sở hữu của ngân hàng. Như vậy, nợ xấu của ngân hàng có ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của ngân hàng. Những ngân hàng kiểm soát nợ xấu tốt dẽ thu được tỷ lệ lợi nhuận cao,
những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao thường bị thua lỗ do chi phí trích lập dự phòng lớn.
- Tỷ lệ nợ xấu cao làm ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng:
Một ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao tức là mức độ rủi ro của các tài sản có cao thì ngân hàng đó thường đứng trước nguy cơ đánh mất uy tín của mình trên thị trường. Không một khách hàng nào muốn gửi tiền vào một ngân hàng mà có tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu vượt quá mức cho phép, có chất lượng tín dụng không tốt và gây ra nhiều vụ thất thoát lớn. Thông tin về việc một ngân hàng có mức độ rủi ro cao, khả năng thanh toán suy giảm thường được báo chí đưa tin và lan truyền trong dân chúng rất nhanh, điều này sẽ khiến cho việc huy động vốn của ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn và ảnh hưởng dây chuyền là tất yếu.
- Nợ xấu ảnh hưởng đến khả năng mở rộng thị trường, phát triển quy mô và hội nhập quốc tế của ngân hàng:
Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng thể hiện hiệu quả của hoạt động tín dụng ngân hàng. Nếu ngân hàng có nhiều nợ xấu cho thấy ngân hàng đang gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh chính, khó có khả năng thu hồi các khoản gốc và lãi cho vay. Tình trạng này kéo dài làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng, nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng sẽ bị giảm sút, hình ảnh, uy tín của ngân hàng không cao. Do vậy, ngân hàng sẽ rất khó khăn trong việc huy động vốn kinh doanh, khả năng mở rộng thị trường của ngân hàng là rất kém. Đặc biệt, trong tình hình hội nhập kinh tế như hiện nay, các ngân hàng đứng trước thách thức cạnh tranh rất cao, đồng thời cũng có cơ hội phát triển mạng lưới hoạt động ra ngoài phạm vi lãnh thổ. Tuy nhiên, với tỷ lệ nợ xấu cao, vượt quá mức cho phép, ngân hàng rất khó trong việc chiếm được lòng tin của các khách hàng cả trong và ngoài nước. Vì vậy, ngân hàng sẽ mất vị thế trong cạnh tranh, đánh mất cơ hội tham gia thị trường tiền tệ quốc tế.
12
1.1.4.2. Ảnh hưởng của nợ xấu tới nền kinh tế:
Ngoài việc tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nợ xấu cũng ảnh hưởng khá lớn đến nền kinh tế.
- Nợ xấu làm chậm quá trình tuần hoàn và chu chuyển vốn của các TCTD, qua đó làm giảm vòng quay của vốn, giảm hiệu quả sử dụng vốn trong nền kinh tế, kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế.
- Các chi phí phát sinh do nợ xấu gây ra là rất lớn (bao gồm: chi trả lãi tiền gửi, chi phí quản lý - xử lý nợ xấu và các chi phí khác liên quan). Những chi phí này không mang lại bất kì lợi ích nào cho xã hội, làm giảm tổng lợi ích xã hội. Mặt khác, các khoản chi phí này làm giảm thiểu đáng kể, thậm chí gây lỗ cho các ngân hàng khi hạch toán kết quả kinh doanh dẫn đến nguồn thu của ngân sách nhà nước bị suy giảm, ảnh hưởng đến các hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng của nhà nước, các hoạt động mang mục đích cộng đồng, thực hiện công bằng xã hội...
- Nợ xấu hạn chế khả năng mở rộng và tăng trưởng tín dụng, hạn chế khả năng kinh doanh của các TCTD, qua đó ảnh hưởng đến nguồn cung vốn cho các doanh nghiệp, làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị đình trệ. Vốn bị ứ đọng tại những hoạt động kinh doanh kém hiệu quả trong khi lại thiếu vốn đầu tư cho các kênh sản xuất khác hiệu quả hơn của nền kinh tế.
1.1.5. Các nguyên nhân phát sinh nợ xấu: 1.1.5.1.Nguyên nhân chủ quan:
Các nguyên nhân chủ quan gây ra nợ xấu là các nguyên nhân xuất phát từ chính các ngân hàng thương mại. Những nguyên nhân này hoàn toàn có thể hạn chế nếu ngân hàng chặt chẽ hơn trong hoạt động quản lý kinh doanh của mình. Các nguyên nhân này bao gồm:
- Mức độ chấp nhận rủi ro của từng ngân hàng trong từng thời kỳ:
Mỗi ngân hàng thường có quan điểm kinh doanh riêng, do đó mức độ chấp nhận rủi ro của mỗi ngân hàng cũng khác nhau và đối với một ngân hàng, trong từng thời kỳ thì mức độ này cũng khác nhau. Ban lãnh đạo của một ngân hàng thường đề ra mức rủi ro tối đa có thể chấp nhận được trong mỗi thời kỳ (gọi là khẩu vị rủi ro của ngân hàng). Do rủi ro chấp nhận càng cao thì lợi nhuận kỳ vọng càng lớn, nên có một số ngân hàng chấp nhận cho vay những dự án mạo hiểm để thu về lợi nhuận cao. Nếu ngân hàng thương mại lựa chọn đặt mục tiêu lợi nhuận lên trên nhất thì cơ chế quản lý sẽ khuyến khích và tạo điều kiện để bộ phận có liên quan tìm kiếm, quyết định những khoản cho vay, đầu tư có thu nhập kỳ vọng cao nhưng tiềm ẩn rủi ro lớn; đồng thời các quy định về kiểm tra, kiểm soát, đặc biệt là tiêu chuẩn để xem xét, đánh giá khi quyết định cho vay cũng sẽ thấp hơn. Ngược lại, nếu quan điểm kinh doanh của ngân hàng là lấy an toàn vốn làm mục tiêu chính thì các quy định về điều kiện cho vay, cơ chế quản lý tài sản trong việc thẩm định, xem xét trước khi ra quyết định cho vay, đầu tư sẽ chặt chẽ hơn, cụ thể hơn, các tiêu chuẩn để phục vụ cho việc ra quyết định, việc kiểm tra, giám sát cũng được đặt ở mức cao hơn. Các ngân hàng thương mại tùy thuộc vào khả năng nguồn vốn kinh doanh, khả năng quản lý của mình mà lựa chọn khẩu vị rủi ro phù hợp với tình hình kinh doanh trong từng thời kỳ. Nếu ngân hàng chọn mức rủi ro quá cao, ngân hàng sẽ dễ bị rơi vào tình trạng nhiều nợ xấu. Nếu ngân hàng chọn mức chấp nhận rủi ro thấp, ngân hàng sẽ ít bị nợ xấu hơn nhưng tương ứng với việc an toàn này là tỷ suất sinh lời sẽ thấp. Vì vậy, ngân hàng cần lựa chọn một mức độ chấp nhận rủi ro phù hợp nhất với ngân hàng mình.
- Sự yếu kém trong hoạt động quản lý của ngân hàng.
Sự yếu kém trong hoạt động quản lý của ngân hàng thể hiện ở một số nội dung như: chậm trễ trong việc ban hành, điều chỉnh các cơ chế, chính sách của ngân hàng cho phù hợp với tình hình kinh doanh từng thời kỳ; chỉ đạo
14
nghiệp vụ không sâu sát, kịp thời; không có các chính sách phòng ngừa rủi ro hoặc có nhưng không hoàn thiện...
Hoạt động tín dụng của ngân hàng là hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận nên luôn gắn liền với rủi ro. Để đạt lợi nhuận cao, các ngân hàng không ngừng gia tăng dư nợ tín dụng trong khi chưa hoàn thiện được các chính sách tín dụng hoặc chính sách tín dụng không phù hợp, thiếu sự kiểm soát chặt chẽ là nguyên nhân dẫn đến phát sinh nợ xấu. Nợ xấu có thể phát sinh từ tất cả các khâu trong quá trình cấp tín dụng của NHTM bao gồm: giai đoạn thẩm định hồ sơ trước khi cho vay, quyết định cho vay, giải ngân và giai đoạn quản lý khoản vay của khách hàng.
Ở giai đoạn thẩm định hồ sơ trước khi cho vay, việc không chấp hành nghiêm túc quy trình thẩm định tín dụng, thu thập hồ sơ dữ liệu của khoản vay không chính xác, việc phân tích hồ sơ tín dụng, đánh giá khách hàng và dự án vay vốn không kỹ, không tốt sẽ dẫn đến rủi ro trong hoạt động cho vay, khả năng phát sinh nợ xấu trong tương lai cao hơn.
Khi quyết định cho vay: Dựa trên những kết quả thu được của quá trình thẩm định hồ sơ của khách hàng, ngân hàng sẽ đưa ra quyết định cho khách hàng vay hay không. Tuy nhiên, việc ra quyết định này cũng phụ thuộc khá nhiều vào nhận định của người ra quyết định. Nếu việc đánh giá, nhận định của người ra quyết định đúng thì rủi ro của khoản cho vay sẽ ít hơn, nếu việc đánh giá này sai thì nguy cơ dẫn đến nợ xấu có thể cao hơn.
Trong giai đoạn giải ngân và giai đoạn quản lý khoản vay sau khi giải ngân: Sau khi thực hiện giải ngân cho khách hàng, nếu ngân hàng không tuân thủ theo quy định tín dụng, buông lỏng việc kiểm soát, theo dõi về mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng, về việc kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính và tài sản bảo đảm của khách hàng thì sẽ dễ dẫn đến khả năng phát sinh nợ xấu trong tương lai.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ công nghệ thông tin của ngân hàng chưa đáp ứng được yêu cầu:
Ngày nay trình độ công nghệ là yếu tố quan trọng trong tổ chức kinh doanh ngân hàng, đặc biệt là đối với quản lý rủi ro tín dụng. Trình độ công nghệ thông tin của ngân hàng càng cao càng giúp ngân hàng thu thập, lưu giữ và cập nhật thông tin của khách hàng một cách nhanh chóng, kịp thời nhất. Các phần mềm hỗ trợ đã trợ giúp cho ngân hàng sàng lọc những khách hàng, ngành nghề đang có mức độ rủi ro cao để từ đó có định hướng lựa chọn các nhóm đối tượng khách hàng phù hợp. Ở các nước phát triển, công nghệ ngân hàng cũng rất phát triển, đặc biệt là trong điều kiện có sự hỗ trợ hết sức hiệu quả của công nghệ thông tin như ngày nay. Công nghệ ngân hàng thể hiện ở mức độ tập trung thông tin, ở khả năng phân tích, xử lý thông tin, từ đó rút các kết luận, nhận định phục vụ cho quản trị ngân hàng như các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng, tình hình phân bổ tài sản, mức độ tập trung rủi ro.... Công nghệ của ngân hàng còn thể hiện khả năng chi phối, kiểm soát đối với hoạt động của các bộ phận tác nghiệp. Ở mỗi trình độ công nghệ khác nhau đều phải đòi hỏi một cơ chế quản lý khác nhau. Việc các cán bộ ngân hàng được sử dụng công nghệ hiện đại giúp cho cán bộ có thể tiếp cận, nắm bắt các thông tin đầy đủ kịp thời về các khách hàng, các khoản vay, nhờ đó hạn chế được rủi ro trong quá trình cung cấp các khoản tín dụng cho khách hàng và quản lý khoản vay của khách hàng.
- Trình độ chuyên môn của các cán bộ ngân hàng:
Trình độ chuyên môn và kinh nghiệm làm việc của các cán bộ ngân hàng có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc đánh giá, lựa chọn khách hàng cho vay. Cán bộ tín dụng phải tiếp xúc với nhiều khách hàng ở nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Để đánh giá tốt khách hàng, họ phải am hiểu về các khách hàng, tình hình tài chính, lĩnh vực mà khách hàng kinh doanh, đạo đức lối sống của khách hàng. Cán bộ tín dụng phải có khả năng phân tích, dự báo các vấn đề liên quan đến khách hàng vay. Như vậy, để thực hiện tốt công việc của mình, các cán bộ tín dụng phải có khối kiến thức về kinh doanh, có khả
16