Lý Do Chọn Nghề Sư Phạm Của Hssv Ngành Mầm Non Dưới Lát Cắt Hệ Đào Tạo

Như vậy, qua việc phân tích lý do thúc đẩy mạnh mẽ nhất đối với việc theo học ngành sư phạm mầm non tại Trường CĐBĐ của HSSV, chúng ta thấy các lý do đó chưa phản ánh rõ nét XHNSP của các em.

3.1.2. Lý do chọn nghề sư phạm của HSSV ngành mầm non dưới lát cắt hệ đào tạo

Bảng 3.2. Lý do chọn nghề sư phạm của HSSV mầm non dưới lát cắt hệ đào tạo

STT

Lý do chọn nghề

Trung cấp

Cao đẳng

t(298)

ĐTB

ĐLC

ĐTB

ĐCL

1

Tôi chọn nghề sư phạm vì nghề này

phù hợp với năng lực của bản thân

3,24

1,123

3,34

1,032

­0,816

2

Tôi chọn nghề sư phạm vì yêu thích nghề này và mong muốn trở thành

người giáo viên


3,66


1,332


3,61


1,131


0,357*

3

Tôi chọn nghề sư phạm vì muốn có

công việc ổn định

3,51

1,092

3,22

1,000

2,339

4

Tôi chọn nghề sư phạm vì nghề này

dễ xin việc làm hơn sau khi ra trường

3,87

1,137

3,73

0,991

1,212

5

Tôi chọn nghề sư phạm vì muốn học

gần nhà cho đỡ tốn kém

3,69

1,215

3,86

1139

­1,189

6

Tôi chọn nghề sư phạm vì ngành này

không phải đóng học phí

4,12

1,094

4,19

0,944

­0,609

7

Tôi chọn nghề sư phạm vì đây là

nghề được xã hội coi trọng, tôn vinh

3,92

1,142

3,56

1,079

2,732

8

Tôi chọn nghề sư phạm vì theo lời

khuyên của cha mẹ, bạn bè, GV

3,23

1,389

3,03

1,257

1,330

9

Tôi chọn nghề sư phạm vì muốn đóng góp sức lực của mình cho sự

phát triển xã hội


3,92


1,009


3,62


1,074


2,458*

10

Tôi chọn nghề sư phạm vì tôi yêu

trẻ, rất thích được làm việc với trẻ

3,08

1,161

3,36

1,018

­2,254

11

Tôi chọn nghề sư phạm do truyền

thống gia đình là giáo viên

2,35

1,447

2,05

1.265

1,848

12

Tôi chọn nghề sư phạm vì nghề này

phù hợp với tính cách của bản thân

3,35

1,179

3,38

1,026

­0,252

13

Tôi chọn nghề sư phạm vì muốn có nhiều thời gian chăm lo cuộc sống

gia đình sau này


3,35


1,186


3,24


1,001


0,803*

14

Tôi chọn nghề sư phạm vì thi không

2,91

1,539

2,81

1,452

0,555

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

đỗ vào các trường khác






15

Tôi chọn nghề sư phạm vì thời gian

học ngắn (2 ­3 năm)

3,39

1,380

3,09

1,425

1,787



Ở bảng 3.2 cho thấy, lý do chọn nghề của hai hệ TC và CĐ cũng không có sự khác biệt đáng kể. Cả hai hệ đào tạo đều đánh giá rất cao về những lý do bên ngoài, các lý do bên trong cũng được chú ý đến nhưng ở mức độ chưa cao.

Đối với hệ TC, lý do “Tôi chọn nghề sư phạm vì ngành này không phải đóng học phí” là lý do được lựa chọn với ĐTB cao nhất 4,12 (có đến 79,2% HS

chọn phương án 4 và 5), tiếp đến là “Tôi chọn nghề sư phạm vì đây là nghề

được xã hội coi trọng, tôn vinh”, “Tôi chọn nghề sư phạm vì muốn đóng góp sức lực của mình cho sự phát triển xã hội” cùng chung ĐTB là 3,92 (cùng hơn 75% HS chọn phương án 4 và 5). Hai lý do này đạt đến mức “Đa phần đúng với tôi”.

Trong khi đó, lý do “Tôi chọn nghề

sư phạm vì yêu thích nghề

này và mong

muốn trở thành giáo viên” lại có ĐTB là 3,66 (có 64,2% HS chọn phương án 4 và 5), lý do “Tôi chọn nghề sư phạm vì yêu trẻ, rất thích được làm việc với trẻ” có ĐTB 3,08 (trong đó đến 60,8% chọn phương án 1, 2 và 3) và chỉ dừng lại ở mức thứ 3 là “Nửa đúng, nửa sai”.

Trong khi đó, đối với hệ CĐ, lý do chọn nghề sư phạm “Tôi chọn nghề sư phạm vì ngành này không phải đóng học phí” cũng được SV đánh giá với điểm số cao nhất với ĐTB 4,19 (có 79,4% SV chọn phương án 4 và 5), tiếp đến là “Tôi chọn nghề sư phạm vì học gần nhà cho đỡ tốn kém” với ĐTB 3,86 (SV chọn phương án 4 và 5 chiếm 70,6%). Tuy nhiên, các lý do xuất phát từ động cơ bên trong lại được các em lựa chọn với phương án thấp hơn như “Tôi chọn nghề sư phạm vì yêu thích nghề này và mong muốn trở thành người giáo viên” với ĐTB 3,61 (số SV chọn phương án 4 và 5 chiếm 57,8%), lý do “Tôi chọn nghề sư phạm vì tôi yêu trẻ, tích được làm việc với trẻ” có ĐTB 3,36 (53,9% SV chọn phương án 4 và 5).

Qua những số liệu trên cho thấy, tính định hướng nghề nghiệp được thể

hiện trong lý do chọn nghề của hai hệ đào tạo được thể hiện khá rõ nét. Các em

chọn nghề

còn bị

thúc đẩy bởi những yếu tố

bên ngoài, chưa quan tâm đến

những yếu tố bên trong. Mặc dù ở hệ CĐ, yếu tố bên trong mang tính tích cực hơn so với hệ TC nhưng nó chưa vẫn còn trong ngưỡng “Nửa đúng, nửa sai”.

3.1.3. Lý do chọn nghề sư phạm của HSSV ngành mầm non dưới lát cắt kết quả học tập

Bảng 3.3. Lý do chọn nghề sư phạm của HSSV mầm non dưới lát cắt kết quả học tập


STT


Lý do chọn nghề sư phạm

Loại 1

(giỏi, khá)

Loại 2

(TBK, TB)


t(298)

ĐTB

ĐLC

ĐTB

ĐCL


1

Tôi chọn nghề sư phạm vì nghề này phù hợp với năng lực của bản thân


3,39


1,070


3,21


1,063


1,461


2

Tôi chọn nghề sư phạm vì yêu thích nghề này và mong muốn trở thành người giáo viên


3,63


1,126


3,63


1,310


­0,025

3

Tôi chọn nghề sư phạm vì muốn có công việc ổn định

3,27

1,026

3,41

1,066

­1,203


4

Tôi chọn nghề sư phạm vì nghề này dễ xin việc làm hơn sau khi ra trường


3,72


1,041


3,86


1,063


­1,137

5

Tôi chọn nghề sư phạm vì muốn học gần nhà cho đỡ tốn kém

3,78

1,153

3,80

1,195

­0,138

6

Tôi chọn nghề sư phạm vì ngành này không phải đóng học phí

4,00

1,052

4,34

0,920

­2,985


7

Tôi chọn nghề sư phạm vì đây là nghề được xã hội coi trọng, tôn vinh


3,58


1,124


3,84


1,095


­2,036

8

Tôi chọn nghề sư phạm vì theo lời khuyên của cha mẹ, bạn bè, GV

3,16

1,286

3,06

1,345

0,652


9

Tôi chọn nghề sư phạm vì muốn đóng góp sức lực của mình cho sự phát triển xã hội


3,75


1,046


3,72


1,073


0,233

10

Tôi chọn nghề sư phạm vì tôi yêu trẻ, rất thích được làm việc với

3,94

0,852

2,46

0,723

16,100

*

trẻ






11

Tôi chọn nghề sư phạm do truyền thống gia đình là giáo viên

2,22

1,316

2,11

1,384

0,670


12

Tôi chọn nghề sư phạm vì nghề này phù hợp với tính cách của bản thân


3,41


1,054


3,33


1,128


0,616


13

Tôi chọn nghề sư phạm vì muốn có nhiều thời gian chăm lo cuộc sống gia đình sau này


3,31


1,028


3,26


1,136


0,336

14

Tôi chọn nghề sư phạm vì thi không đỗ vào các trường khác

3,00

1,427

2,68

1,537

1,868*

15

Tôi chọn nghề sư phạm vì thời gian học ngắn (2 ­3 năm)

3,21

1,389

3,21

1,443

­0,003


Kết quả kiểm định T­Test, lý do chọn nghề của HSSV loại 1 và HSSV loại 2 cũng có sự khác biệt nhất định. Tuy lý do được lựa chọn nhiều nhất của hai loại vẫn là yếu tố bên ngoài “Tôi chọn nghề sư phạm vì nghề này không phải đóng học phí”, nhưng ĐTB của loại 2 là 4,34 (trong khi đó loại 1 là 4,00) và nó được thể hiện rõ nét hơn ở tỉ lệ phần trăm (%). Đối với HSSV loại 1 chỉ có 75%

lựa chọn phương án 4 và 5 trong khi đó, phương án 4 và 5.

ở HSSV loại 2 có đến 84,2% chọn

Khi xét đến những yếu tố bên trong thì sự khác biệt này càng được thể hiện rõ nét. Với lý do “Tôi chọn nghề sư phạm vì tôi yêu trẻ, rất thích được làm việc với trẻ” được HSSV loại 1 đánh giá cao (ĐTB 3,94) và đây là lý do được lựa chọn ở vị trí số 2 (82,6% HSSV lựa chọn phương án 4 và 5). Đối với HSSV loại 2, lý do này bị đánh giá khá thấp với ĐTB 2,46 (chỉ có 42,2% HSSV chọn phương án 4 và 5). Còn với lý do “Tôi chọn nghề sư phạm vì nghề này phù hợp với tính cách của bản thân” cũng được HSSV loại 1 đánh giá tích cực hơn HSSV loại 2 (56,3%/50,7% HSSV chọn phương án 4 và 5).

Trong số các lý do chọn nghề của HSSV mầm non mà chúng tôi đưa ra, các lý do chọn nghề dựa trên nhận thức về năng lực của bản thân, hứng thú của bản thân với nghề, nhận thức về nhu cầu xã hội đối với nghề,... đều được đề cập đến. Tuy vậy, số liệu thu được ở các phương án này cho thấy hầu như những vấn đề kể trên chưa phải là những động cơ có sức thúc đẩy mạnh mẽ các em

đến với các ngành nghề hiện tại. Thay vì đến với nghề do năng lực bản thân phù

hợp với ngành nghề, hay do yêu thích nghề

sư phạm, yêu trẻ... một bộ

phận

HSSV mầm non lại đến với nghề vì nghề dễ xin việc khi ra trường, không phải

đóng học phí hay đơn giản là học gần nhà cho đỡ tốn kém... Theo chúng tôi,

nguyên nhân của thực trạng đó là công tác hướng nghiệp tại các trường phổ thông chưa được quan tâm đúng mức, hoạt động hướng nghiệp nhiều khi còn mang tính hình thức, chưa có những chuyên gia được đào tạo bài bản phụ trách nhằm trang bị cho các em kiến thức về các ngành nghề, cũng như tư vấn cho các em về khả năng của bản thân mình.

Liên quan đến vấn đề này, chúng tôi có phỏng vấn sâu đối với các thầy cô giáo đang trực tiếp giảng dạy các em HSSV mầm non tại trường. Cô Đ.T.M.H – Tổ Mầm non, Khoa Sư phạm cho biết: “Theo tôi được biết một số em ban đầu không có ý định này nhưng vì không đỗ vào trường khác nên đành vào học tạm để chờ cơ hội để năm sau thi lại trường khác. Tuy nhiên, không phải SV nào có ý định thi lại ngành khác cũng kiên trì để thực hiện dự định đó, các em học kỳ thứ nhất thì còn hăng hái với ý định thi lại, càng về sau con số này càng giảm đi”.

Như vậy, thông qua kết quả nghiên cứu lý do chọn nghề của HSSV mầm non Trường CĐBĐ, chúng tôi thấy được động cơ chọn nghề của các em chủ yếu vẫn xuất phát từ những động cơ bên ngoài, những động cơ quan hệ xã hội. Các động cơ đúng đắn xuất phát từ chính bản thân HSSV và ngành nghề theo học vẫn chưa có sức thúc đẩy mạnh mẽ đối với sự lựa chọn nghề nghiệp của các em. Sự cảm tính trong việc lựa chọn ngành nghề đó chắn chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình học tập, sự tin tưởng, yên tâm với ngành nghề theo học cũng như việc phát huy năng lực của bản thân HSSV. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tầm quan trọng và sự cần thiết trong việc nâng cao chất lượng của công tác tư vấn hướng nghiệp trong các trường phổ thông hiện nay.

3.2. Đánh giá về mức độ yêu thích nghề sư phạm của HSSV mầm non

3.2.1. Đánh giá của HSSV về mức độ yêu thích nghề sư phạm dưới góc nhìn tổng thể

Như phân tích ở trên, sự yêu thích nghề nghiệp là thành phần cơ bản, quan

trọng của XHN. Yêu thích nghề sư phạm là thái độ, tình cảm đặc biệt của HSSV đối với nghề sư phạm, được nảy sinh do nhận thức được vai trò, ý nghĩa của nghề sư phạm cũng như chính sự hấp dẫn của bản thân nghề nghiệp này. Yêu thích nghề nghiệp có vai trò rất lớn trong đời sống và hoạt động của HSSV. Nó không chỉ là nhân tố kích thích tính tích cực học tập của HSSV mà còn là động lực lớn giúp các em tìm hiểu, nhận thức và rèn luyện các kỹ năng, phẩm chất nghề nghiệp...

Để tìm hiểu quá trình học tập ở trường sư phạm thì mức độ sở thích nghề sư phạm của các em như thế nào và có ảnh hưởng đến XHN ở HSSV. Kết quả khảo sát được thể hiện trong bảng 3.4.

Bảng 3.4. Mức độ yêu thích nghề sư phạm của HSSV mầm non dưới góc nhìn tổng thể

STT

Mức độ yêu thích nghề

Số lượng

%

1

Qua học tập tôi thấy chán nghề sư phạm

2

0,7

2

Qua học tập tôi không thích nghề sư phạm lắm

14

4,7

3

Qua học học tập tôi thấy không thích và cũng

không ghét nghề sư phạm

105

35,0

4

Qua học tập tôi thấy thích nghề sư phạm

143

47,6

5

Qua học tập tôi thấy rất thích nghề sư phạm

36

12,0

Tổng

300

100


Biểu đồ 3.1. Mức độ yêu thích nghề sư phạm của HSSV mầm non dưới góc nhìn tổng thể

Như trong phần mở đầu đã nói khách thể khảo sát điều tra trong đề tài là 1

Như trong phần mở đầu đã nói, khách thể khảo sát điều tra trong đề tài là HSSV sư phạm mầm non năm1, 2 và 3, trong đó, năm 2 và 3 chiếm đến 60%. Những HSSV này đã có thời gian khá dài ở Trường CĐBĐ nên đã hình dung và biết khá rõ về nghề mà mình theo học, qua đó đã hình thành thái độ đối với nghề. Kết quả ở bảng 3.4 và biểu đồ 3.1 cho thấy, hơn một nửa số lượng HSSV mầm non được khảo sát thể hiện thái độ “thích” và “rất thích” nghề sư phạm (59,6%), 35% là “bình thường”, không thích cũng không ghét. Tuy nhiên, điều cũng cần lưu ý ở đây là có 5,4% HSSV cho rằng, họ “không thích”, thậm chí “chán” nghề sư phạm. Một trong những phẩm chấtquan trọng cần có của một người giáo viên là sự yêu nghề, nhưng kết quả nghiên cứu đã chỉ ra điều không mong muốn: một số giáo viên trẻ trong tương lai, những người quyết định chất lượng giáo dục của nước nhà, lại không “mặn nồng” với nghề nghiệp mình đã chọn lựa.

Qua đó, cho ta thấy rằng, sự yêu thích nghề của HSSV là kết quả của cả một quá trình lâu dài khi các em có những trải nghiệm tích cực trong học tập và rèn luyện nghề nghiệp của mình. Và sự yêu thích nghề nó cũng là cơ sở, nền tảng cho mong muốn gắn bó với nghề của HSSV, điều này được thể hiện qua kiểm định Chi­Squaredf(20) = 54.525; p < 0,001. Để làm rõ hơn nhận định này,

chúng tôi đã tiến hành so sánh số

liệu thu được từ

câu 1 của bảng hỏi với

phương án 5 của câu hỏi 4. Kết quả thu được như sau:

Bảng 3.5. Mối quan hệ giữa yêu thích nghề sư phạm với mong muốn được học tập tốt để trở thành GV


Mong muốn được học tập tốt

để trở thành GV


Tổng

Không đúng

Đúng

Yêu thích nghề

sư phạm

Không đúng

67

47

114

Đúng

46

139

185

Tổng

113

186

299

Qua bảng số liệu trên cho thấy, trong số 185 em HSSV mầm non yêu thích nghề sư phạm thì chỉ có 139 em có mong muốn được học tập tốt để trở thành GV. Đồng thời, trong số 186 em HSSV mầm non muốn được học tập tốt để trở thành GV thì có 139 em HSSV yêu thích nghề sư phạm. Đây rõ ràng là mối quan hệ mật thiết, thống nhất biện chứng với nhau giữa sự yêu thích nghề và mong muốn gắn bó lâu dài với nghề của HSSV. Vì thế, để HSSV gắn bó lâu dài với nghề nhà trường, giảng viên, các trường mầm non không chỉ trang bị cho các em tri thức, kỹ năng nghề nghiệp... mà quan trọng hơn hết là hình thành lòng yêu nghề, yêu trẻ cho các em.

3.2.2. Đánh giá của HSSV về mức độ yêu thích nghề sư phạm dưới lát cắt hệ đào tạo

Bảng 3.6. Mức độ yêu thích nghề sư phạm của HSSV mầm non dưới lát cắt hệ đào tạo

TT

Mức độ yêu thích nghề

Trung cấp

Cao đẳng

SL

%

SL

%

1

Qua học tập tôi thấy chán nghề sư phạm

1

0,8

1

0,6

2

Qua học tập tôi không thích nghề sư phạm

lắm

4

3,3

10

5,6

3

Qua học học tập tôi thấy không thích và cũng

không ghét nghề sư phạm

41

34,2

64

35,6

4

Qua học tập tôi thấy thích nghề sư phạm

63

52,5

80

44,4

5

Qua học tập tôi thấy rất thích nghề sư phạm

11

9,2

25

13,9

Tổng

120

100

180

100

Nghiên cứu cũng đã tìm hiểu mức độ yêu thích nghề sư phạm của HSSV

Xem tất cả 145 trang.

Ngày đăng: 24/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí