Lý Do Chọn Nghề Sư Phạm Của Học Sinh, Sinh Viên Mầm Non

­ Cách tiến hành:

+ Bước 1: Chuẩn bị bảng trắc nghiệm và điều tra thử trên 20 SV mầm non.

+ Bước 2: Điều tra chính thức: Chúng tôi phát bản trắc nghiệm cho 300 SV mầm non của trường được chọn làm khách thể nghiên cứu và hướng dẫn cách làm trắc nghiệm: Mỗi câu hỏi bao gồm có hai phương án lựa chọn: đúng với tôi (quy ước là “a”) và không đúng với tôi (quy ước là “b”). SV đọc kỹ câu hỏi và lựa chọn một trong hai phương án cho là phù hợp với bản thân.

+ Bước 3: Tiến hành xử lý kết quả để bước đầu tìm hiểu XHNSP của SV mầm non.

+ Bước 4: Cách đánh giá

2.3.2.4. Phương pháp phỏng vấn sâu

­ Mục đích: Qua phương pháp này nhằm làm rõ hơn những thông tin đã thu được qua phiếu hỏi, đồng thời bổ sung thêm những thông tin cần thiết khác phục vụ cho quá trình nghiên cứu đề tài.

­ Đối với SV mầm non: Phỏng vấn sâu, trao đổi, trò chuyện với SV mầm non để biết sâu hơn về những suy nghĩ, tình cảm của các em đối với nghề sư phạm mầm non, về nguyên nhân sâu xa khi SV vào trường, về nhu cầu, mong muốn của các em trong quá trình học tập cũng như những thuận lợi và khó khăn khi học tập và rèn luyện.

­ Đối với cán bộ quản lý, giảng viên, GVMN trực tiếp hướng dẫn các em SV mầm non thực tập: Chúng tôi trò chuyện với mục đích tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn trong công tác giảng dạy của giảng viên, trong học tập, thực hành, thực tập của SV mầm non. Trao đổi về việc giáo dục lòng yêu nghề, lý tưởng nghề nghiệp, việc rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho SV mầm non trong trường, qua các đợt thực hành, thực tập sư phạm của các em tại các trường mầm

non như

thế

nào? Xem các giáo viên nhận xét, đánh giá về

nhận thức nghề

nghiệp, thái độ học tập và rèn luyện nghề nghiệp của SV mầm non ra sao?

­ Nội dung: Chúng tôi xây dựng 2 bảng câu hỏi phỏng vấn sâu: bảng hỏi 1 dành cho giảng viên gồm 8 câu hỏi, bảng hỏi 2 dành cho GVMN gồm 6 câu.

­ Cách tiến hành: Phỏng vấn trực tiếp 10 giảng viên và 10 GVMN.

2.3.2.5. Phương pháp chuyên gia

Với phương pháp này, chúng tôi tiến hành trao đổi, xin ý kiến các chuyên gia giáo dục đại học bao gồm các nhà giáo, cán bộ quản lý, các cán bộ nghiên cứu... trong quá trình nghiên cứu cả về mặt lý thuyết lẫn thực tiễn của đề tài nhằm thu thập thông tin, bổ sung thông tin trong quá trình nghiên cứu.

Các nội dung lấy ý kiến

­ Những vấn đề cơ sở lý luận của đề tài.

­ Những thuận lợi và khó khăn của SV mầm non khi đến với nghề sư phạm mầm non.

­ Nhìn nhận, đánh giá chung của các chuyên gia về thực trạng vấn đề nghiên

cứu.


­ Hướng đề xuất các biện pháp tác động.

2.3.2.6. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học

­ Mục đích: Nhằm xử lý các thông tin thu được từ trắc nghiệm và bảng hỏi,

đồng thời kiểm định tính khách quan, độ tin cậy của các kết quả nghiên cứu.

­ Nội dung: Ở phương pháp này, chúng tôi sử dụng phần mềm SPSS 22.0.

Các thông số

được sử

dụng để

nghiên cứu thực trạng gồm: tỷ lệ

phần trăm,

điểm trung bình (mean), độ lệch chuẩn, kiểm định One­Way Anova, F cho giá trị

trung bình, hệ số tương quan....Trong đó, việc đánh giá điểm trung bình được

tiến hành trên cơ sở quy ước điểm cho các mức độ trả lời như sau:

Đối với trắc nghiệm:

Các câu hỏi khi trả lời đúng đáp án sẽ được 1 điểm, trong đó các câu 1,6,11, 20, 29, 45 thì tính điểm ngược lại. Cụ thể như sau:

+ Tính tổ chức trong hoạt động nghề sư phạm: 2a; 7a; 12a; 17a; 22a; 32a; 37a; 42a; 47a.

+ Hướng tới môn học trong hoạt động nghề: 3a; 8a; 13a; 18a; 23a; 28a; 33a; 39a; 43a; 48a.

+ Giao tiếp sư phạm: 1b; 6b; 11b; 16a; 21a; 26a; 31a; 36a; 41a; 46a.

+ Động cơ được thừa nhận: 5a; 10a; 15a; 20b; 25a; 30a; 35a; 40a; 45b; 50a.

+ Thể hiện trí tuệ: 4a; 9a; 14a; 19a; 24a; 29b; 34a; 39a; 44a; 49a. Mỗi thang đo có thể nhận tối đa 10 điểm:

+ Dưới 5 điểm xu hướng nghề sư phạm ở mức độ yếu

+ 5 ­ 6 điểm xu hướng nghề sư phạm mức độ trung bình

+ 7 ­ 8 điểm thì có xu hướng nghề sư phạm ở mức khá

+ 9 ­ 10 điểm có xu hướng nghề sư phạm ở mức tốt

Sau đó cộng điểm của tất các các thang đo chia cho 5 yếu tố trên để xác định mức độ XHNSP của SV mầm non. Có 4 mức độ:

+ Điểm trung bình dưới 5.00: Tương ứng với mức độ yếu.

+ Điểm trung bình từ 5.00 ­ 6.99: Tương ứng với mức độ trung bình.

+ Điểm trung bình từ 7.00 ­ 8.99: Tương ứng với mức độ khá.

+ Điểm trung bình từ 9.00 ­ 10.0: Tương ứng với mức độ tốt

Đối với bảng hỏi: Có 5 mức độ:

+ Mức độ 5 (rất thích, hoàn toàn đúng với tôi, rất thường xuyên, rất cần thiết...): 5 điểm.

+ Mức độ 4 (thích, đa phần đúng với tôi, cần thiết, thường xuyên...): 4 điểm

+ Mức độ 3 (bình thường, nửa đúng nửa sai, ít cần thiết, thỉnh thoảng...): 3

điểm

+ Mức độ 2 (không thích, chỉ đúng đúng một phần, không cần thiết, hiếm

khi,...): 2 điểm

+ Mức độ 1 (chán, hoàn toàn không đúng với tôi, hoàn toàn không cần thiết, không bao giờ,...): 1điểm.

Tương ứng với 5 mức độ trên, có 5 khoảng đánh giá với giá trị chênh lệch của mỗi khoảng là 0, 79 cụ thể như sau:

+ Điểm trung bình từ 1 – l.79: Tương ứng với mức độ 1

+ Điểm trung bình từ 1.80 – 2.59: Tương ứng với mức độ 2

+ Điểm trung bình từ 2.60 – 3.39: Tương ứng với mức độ 3

+ Điểm trung bình từ 3.40 – 4.19: Tương ứng với mức độ 4.

+ Điểm trung bình từ 4.20 – 5.00: Tương ứng với mức độ 5.

2.3.2.7. Phương pháp thực nghiệm

­ Mục đích: Thực nghiệm nhằm chứng minh tính đúng đắn, xác định tính khả thi của các biện pháp hình thành và củng cố XHNSP cho SV mầm non.

­ Giả thuyết thực nghiệm:

+ Trước khi tiến hành thực nghiệm, mặt nhận thức thể hiện XHNSP của SV mầm non còn chưa đúng đắn, chưa đầy đủ; SV cũng ít hứng thú đối với nghề kỹ thuật mà mình đang theo học; các em cũng chưa có hoạt động tích cực thể hiện XHNSP. Nói cách khác, mặt nhận thức, mặt yêu thích và mặt hoạt động thể hiện XHNSP của SV mầm non thuộc hai nhóm ĐC và TN chưa được thể hiện rõ.

+ Sau khi tiến hành thực nghiệm, cả 3 mặt nhận thức, yêu thích và hoạt động thể hiện XHNSP của SV nhóm TN đều được cải thiện rõ rệt.

­ Nhiệm vụ thực nghiệm:

+ Xác định khả năng hình thành và củng cố XHNSP của SV mầm non bằng việc giúp các em nhận thức đúng, sâu sắc về vị trí, vai trò, yêu cầu của nghề sư phạm; nâng cao hứng thú cho các em đối với việc học tập và rèn luyện nghề sư phạm.

+ Xác định tính hiệu quả, khả năng hình thành và củng cố XHNSP của SV mầm non bằng việc thúc đẩy và củng cố hoạt động học tập và thực hành chuyên môn của SV.

­ Nội dung thực nghiệm: Vì thời gian có hạn, chúng tôi chỉ tiến hành thực

nghiệm 2 biện pháp đã đề xuất trên 25 SV lớp CM13A và chọn 25 SV lớp

CM13B làm khách thể đối chứng.

+ Biện pháp thứ 1: Hướng dẫn và hỗ trợ SV tổ chức các hoạt động tập thể theo chủ đề “Nghề sư phạm mầm non”.

+ Biện pháp thứ 2: Tăng cường rèn luyện nghiệp vụ sư phạm ở trường và các cơ sở giáo dục mầm non giúp SV nhanh chóng làm quen và thích ứng với hoạt động nghề sư phạm thông qua việc hướng dẫn SV tổ chức các hoạt động chăm sóc và giáo dục cho trẻ thông qua các giờ thực hành, thực tập sư phạm tại các trường mầm non.

Kết quả thực nghiệm được đánh giá qua Bảng hỏi dành cho SV (Phụ lục 2).

­ Cách tiến hành: Chúng tôi tiến hành thử nghiệm 2 biện pháp đã xây dựng trên khách thể thực nghiệm.

­ Các tiêu chí đánh giá kết quả thực nghiệm: Dựa vào các tiêu chí đánh giá XHNSP biểu hiện ở mặt nhận thức, yêu thích đối với nghề và hoạt động thể hiện XHNSP đã quy ước trong chương 2 của luận văn.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2


Để đưa ra được những kết luận khách quan và khoa học về thực trạng

XHNSP của SV mầm non trường CĐBĐ. Trên cơ sở đó, tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao XHNSP cho các em, chúng tôi đã sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu. Trong đó phương pháp nghiên cứu tài liệu được sử dụng để xây

dựng cơ sở lý luận cho đề tài; phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương

pháp trắc nghiệm được sử dụng nhằm thu thập thông tin về thực trạng xu hướng

nghề

của SV; phương pháp phỏng vấn sâu được sử

dụng để hỗ

trợ

và kiểm

chứng cho thông tin thu được từ trắc nghiệm và bảng hỏi; các số liệu thu về được xử lý bằng phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học nhằm đem lại kết quả khách quan, đủ tin cậy và có giá trị về mặt khoa học; phương pháp thực nghiệm được sử dụng để chứng minh tính đúng đắn, tính khả thi của các biện pháp hình thành và củng cố.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU XU HƯỚNG NGHỀ SƯ PHẠM CỦA HỌC SINH, SINH VIÊN MẦM NON TRƯỜNG CAO ĐẲNG BÌNH ĐỊNH‌


3.1. Lý do chọn nghề sư phạm của học sinh, sinh viên mầm non

3.1.1. Lý do chọn nghề sư phạm của học sinh, sinh viên mầm non dưới góc nhìn tổng thể

Trong XHN của HSSV, việc xác định lý do chọn nghề là yếu tố đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bởi nó sẽ quy định mức độ tích cực học tập và rèn luyện của HSSV để chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai. Với lý do chọn nghề đúng đắn, phù hợp với nguyện vọng của HSSV thì động cơ học tập, rèn luyện và nhân cách nghề nghiệp sẽ dần được hình thành và củng cố.

Để hiểu rõ lý do chọn nghề sư phạm của HSSV ngành mầm non, chúng tôi tiến đã đưa ra một số nội dung để HSSV đánh dấu vào ý phù hợp nhất với các em. Kết quả thu được từ các phương án trả lời được tổng kết ở bảng 3.1.

Bảng 3.1. Lý do chọn nghề sư phạm của HSSV ngành mầm non nhìn tổng thể

STT

Lý do chọn nghề sư phạm

ĐTB

ĐLC

Thứ

bậc

1

Tôi chọn nghề sư phạm vì nghề này phù hợp với

năng lực của bản thân

3,30

1,06

9

9

2

Tôi chọn nghề sư phạm vì yêu thích nghề này và

mong muốn trở thành người giáo viên

3,63

1,21

3

6

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

Xu hướng nghề sư phạm của học sinh, sinh viên ngành mầm non trường Cao đẳng Bình Định - 8

Tôi chọn nghề sư phạm vì muốn có công việc ổn

định

3,34

1,04

6

8

4

Tôi chọn nghề sư phạm vì nghề này dễ xin việc

làm hơn sau khi ra trường

3,78

1,05

2

3

5

Tôi chọn nghề sư phạm vì muốn học gần nhà cho

đỡ tốn kém

3,79

1,17

1

2

6

Tôi chọn nghề sư phạm vì ngành này không phải

đóng học phí

4,16

1,00

6

1

7

Tôi chọn nghề sư phạm vì đây là nghề được xã

hội coi trọng, tôn vinh

3,70

1,11

6

5

8

Tôi chọn nghề sư phạm vì theo lời khuyên của cha

mẹ, bạn bè, GV

3,11

1,31

3

13

9

Tôi chọn nghề sư phạm vì muốn đóng góp sức lực

của mình cho sự phát triển xã hội

3,74

1,05

7

4

10

Tôi chọn nghề sư phạm vì tôi yêu trẻ, rất thích

được làm việc với trẻ

3,25

1,08

5

11

11

Tôi chọn nghề sư phạm do truyền thống gia đình

là giáo viên

2,17

1,34

7

15

12

Tôi chọn nghề sư phạm vì nghề này phù hợp với

tính cách của bản thân

3,37

1,08

8

7

13

Tôi chọn nghề sư phạm vì muốn có nhiều thời

gian chăm lo cuộc sống gia đình sau này

3,29

1,07

8

10

14

Tôi chọn nghề sư phạm vì thi không đỗ vào các

trường khác

2,85

1,48

6

14

15

Tôi chọn nghề sư phạm vì thời gian học ngắn (2

­3 năm)

3,21

1,41

2

12

3

Kết quả khảo sát ở bảng 3.1 cho thấy, các lý do thúc đẩy HSSV mầm non đến với ngành học đều có ĐTB không cao và không có sự chênh lệch lớn giữa các lý do chọn nghề. Lý do được các khách thể nghiên cứu lựa chọn nhiều nhất là ngành “Tôi chọn ngành sư phạm vì ngành này không phải đóng học phí” với ĐTB là 4,16 (hơn 80% HSSV chọn phương án 4 và 5) Qua đó cho thấy đa phần HSSV quyết định chọn nghề sư phạm mầm non vì ngành này không phải đóng học phí.

Lý do chọn nghề sư phạm xếp vị trí thứ hai và ba cũng có ĐTB khá cao trong việc thúc đẩy HSSV đăng ký vào các ngành sư phạm mầm non của trường

là “Tôi chọn nghề sư phạm vì học gần nhà cho đỡ tốn kém” (68,6%) và “Tôi

chọn nghề sư phạm vì nghề này dễ xin việc hơn sau khi ra trường” (68%). Từ

những số liệu trên có thể cho thấy HSSV khá đồng tình với những lý do này.

Tuy nhiên, vấn đề đáng nói hơn ở đây là khi bước chân vào giảng đường CĐ, ĐH thì các em cần ý thức rất rõ về năng lực, hứng thú nghề nghiệp của bản thân mình cũng như những yêu cầu, đòi hỏi về các phẩm chất tâm lý của ngành nghề mình theo học. Chính điều đó mới là động lực quan trọng nhất và đúng đắn nhất quyết định sự lựa chọn nghề nghiệp của các em. Số liệu thu được từ sự phân tích trên cho thấy những lý do quan trọng nhất quyết định việc các em đến với nhà trường lại xuất phát từ động cơ bên ngoài, chưa chú ý đến những phẩm chất tâm lý của bản thân và sự phù hợp ngành nghề sau này. Đây được xem là một khó khăn không nhỏ trong việc học tập, tu dưỡng và rèn luyện nghề nghiệp trong tương lai.

Trong quá trình điều tra, chúng tôi có hỏi chuyện một số HSSV đã chọn lý do đến với trường, các em N.T. T.H, SV lớp CM13A chia sẻ: “Em đăng ký học ngành sư phạm mầm non này một phần vì em yêu trẻ nhưng quan trọng hơn là nó phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình em (không đóng học phí), lại gần nhà”

Trong số 15 lý do thúc đẩy các em đến với nghề thì lý do xuất phát từ

những khía cạnh quan trọng của công tác hướng nghiệp đều có điểm số và vị trí xếp hạng gần nhau. Đây là những nội dung phản ánh rõ nét XHN của HSSV mầm non nhà trường, cụ thể nó đề cập đến năng lực của bản thân người học, nhu cầu của xã hội đối với ngành nghề, sự hứng thú, yêu thích của các em đối với nghề. Đáng tiếc là lý do rất đúng đắn, phù hợp thúc đẩy các em đến với ngành học lại có điểm số đánh giá thấp hơn 3,63 “Tôi chọn nghề sư phạm vì yêu thích nghề này và mong muốn trở thành người giáo viên” (hơn 50% HSSV chọn phương án 4 và 5) và “Tôi chọn nghề sư phạm vì tôi yêu trẻ, rất thích được làm việc với trẻ” với ĐTB là 3,25 (trong đó hơn 52% HSSV chọn các phương án 1, 2 và 3). Qua những số liệu trên cho thấy, dù hai lý do này xếp vị trí khá thấp (thứ 6 và thứ 11) nhưng số HSSV xem đó là động lực tích cực để chọn nghề cũng khá đông. Đây cũng được xem là một dấu hiệu khá tích cực trong việc lựa chọn nghề nghiệp và định hướng con đường tương lai của các em.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/02/2024