Hành Động Học Tập, Rèn Luyện Nghề Của Hssv Ngành Mầm Non

Đối với các nhu cầu còn lại, giữa hai nhóm đối tượng cũng có sự chênh lệch ít nhiều nhưng lại không có ý nghĩa về mặt thống kê.

3.3.2.3. Hành động học tập, rèn luyện nghề của HSSV ngành mầm non

XHN của HSSV mầm non biểu hiện một cách phong phú, đa dạng trong đời sống tâm lý của các em. Nó được thể hiện từ nhận thức về nghề đến những cảm xúc liên quan đến nghề, từ nhu cầu, mong muốn được học tập, rèn luyện trong quá trình học nghề đến các biểu hiện hành động trong xuyên suốt thời gian được học tập, rèn luyện nghề.

a. Hành động học tập, rèn luyện nghề của HSSV ngành mầm non dưới góc nhìn tổng thể

Bảng 3.19. Hành động học tập, rèn luyện nghề của HSSV ngành mầm non dưới góc nhìn tổng thể

STT

Hành động học tập

ĐTB

ĐLC

1. Học tập trên lớp

3,60

0,56

1.1

Chăm chú nghe giảng và ghi chép bài đầy đủ

3,60

0,89

1.2

Tích cực trao đổi với bạn về những vấn đề trong

môn học, nghiệp vụ

3,49

0,76

1.3

Tích cực trao đổi với GV về những vấn đề chưa

hiểu.

3,21

0,84

1.4

Tích cực rèn luyện, thực hành tay nghề trên lớp.

3,68

0,78

1.5

Luôn đi học đầy đủ.

4,01

0,83

2.Việc học tập ở nhà

3,56

0,50

2.1

Chuẩn bị bài đầy đủ.

3,75

0,78

2.2

Đọc, tham khảo tài liệu học tập theo hướng dẫn của

GV.

3,43

0,75

2.3

Luôn nỗ lực vượt qua khó khăn để học tập.

3,64

0,75

2.4

Tích cực nghiên cứu tài liệu liên quan đến ngành

học ngay cả khi GV không yêu cầu.

3,21

0,78

2.5

Tích cực tập giảng, hát, múa, làm đồ dùng, đồ chơi

cho trẻ.

3,77

0,75

3. Các hoạt động khác

3,18

0,57

3.1

Học các chuyên đề về giáo dục mầm non.

3,32

0,83

3.2

Tham gia các buổi hoạt động ngoại khóa.

3,10

0,81

3.3

Tham gia hội thi nghiệp vụ sư phạm.

3,03

0,97

3.4

Tham gia câu lạc bộ chuyên ngành.

3,04

0,91

3.5

Xuống trường mầm non để quan sát, rèn luyện, học

3,39

0,87

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

Xu hướng nghề sư phạm của học sinh, sinh viên ngành mầm non trường Cao đẳng Bình Định - 12

hỏi kinh nghiệm.



Điểm TBC

3,45



Dựa vào bảng 3.19, ta thấy XNHSP của HSSV mầm non được thể hiện khá tích cực trong hoạt động (ĐTB chung 3,45). Trong 3 nhóm được đề cập, nhóm “Học tập trên lớp” được HSSV mầm non thực hiện tích cực hơn cả với ĐTB 3,60 (đạt mức độ “Cần thiết”) còn với nhóm “Các hoạt động khác” ĐTB chỉ đạt 3,18 (dừng lại ở mức “Bình thường”). Qua đó, chúng tôi khẳng định rằng, HSSV mầm non của trường chỉ tập trung vào các hoạt động học tập, chưa tích cực tham gia vào các hoạt động ngoại khóa, hoạt động chuyên ngành. Đây được xem là một hạn chế khi các em tiếp cận thực tiễn.

Với nội dung “Học tập trên lớp”, hoạt động mà HSSV mầm non thực hiện thường xuyên nhất là “Luôn đi học đầy đủ” (74,3%). Nếu so sánh điều này với các biểu hiện mà chúng ta đã phân tích ở trên thì sẽ thấy chưa có sự thống nhất. Kết quả nghiên cứu ở các nội dung trên cho thấy nhìn chung HSSV mầm non chưa có xu hướng sư phạm rõ ràng và chưa thật sự đam mê với nghề sư phạm nhưng lại rất tích cực đến lớp. Chúng tôi đã trao đổi thêm vấn đề này với một số HSSV mầm non:“Chúng em phải đi học đầy đủ vì hầu như buổi học nào thầy cô cũng điểm danh. Nếu nghỉ quá 20% số buổi sẽ không đủ điều kiện dự thi. Nên cho dù không thích chúng em vẫn cố gắng đi học đầy đủ” (em T.T.T.N, lớp CM14 A).

Theo chúng tôi, đây cũng chính là nội dung quan trọng thúc đẩy các em HSSV mầm non nói riêng và HSSV toàn trường nói chung đi học đầy đủ. Kết quả đó cũng cho thấy được động lực thúc đẩy HSSV mầm non tích cực đến lớp không hẳn xuất phát từ hứng thú, thái độ tích cực với môn học mà chủ yếu xuất phát từ nguyên nhân bắt buộc bên ngoài.

Trong nhóm hoạt động trên lớp, ngoài việc đi học đầy đủ, HSSV mầm non cũng tích cực trong việc nghe giảng, ghi chép và thực hành rèn luyện tay nghề trên lớp. Có thể nói đây là những yêu cầu cơ bản đảm bảo cho hoạt động học tập của HSSV có hiệu quả. Trao đổi về vấn đề này, một số giảng viên và HSSV chia sẻ:

“Ngành mầm non rất nặng cả về lý thuyết lẫn thực hành, vì thế chúng tôi không những giúp các em lĩnh hội tri thức để thi, làm cơ sở nền tảng cho các môn học khác mà còn phải rèn luyện cho các em những kỹ năng cần thiết để các em đi thực tập và hành nghề. Mặt khác, việc giảng dạy và học tập của trường mình nổi tiếng rất nghiêm nên dù muốn hay không thì cũng bắt buộc các em phải tích cực, nỗ lực” (Cô Đ. T. H, giảng viên giảng dạy các môn tâm lý, giáo dục)

“Với ngành này, chúng em phải tập lên tiết, tổ chức hoạt động rất nhiều. Vì thế bắt buộc phải soạn giáo án (kế hoạch hoạt động), chuẩn bị đồ dùng, học liệu, tập giảng trong nhóm...Rất mệt, nhưng phải cố gắng nếu không sẽ bị giáo viên cho về vì không hoàn thành nhiệm vụ”(em P.H.T.V, lớp 17MB).

Ngoài việc đi học đầy đủ, HSSV mầm non cũng thường xuyên chăm chú nghe giảng, ghi chép (61,7%) và tích cực rèn luyện tay nghề trên lớp (66%). Có thể nói, đây là những yêu cầu cơ bản đảm bảo cho hoạt động học tập của HSSV mầm non có hiệu quả.

Bên cạnh đó, nhóm “Việc học tập ở nhà” cũng được HSSV mầm non thực hiện khá thường xuyên và tích cực, đa phần các nội dung đều đạt ở mức thứ 4 “Thường xuyên”. Các em HSSV mầm non rất có ý thức trong việc chuẩn bị bài ở nhà (67%), tích cực tập giảng, hát, múa, làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ (70,7%) và

luôn nỗ

lực vượt qua khó khăn để

học tập (59,7%). Qua những số

liệu trên

chứng tỏ rằng, HSSV mầm non rất chăm chỉ và chịu khó vươn lên trong học tập và rèn luyện. Đây cũng được xem là một trong những phẩm chất quý giá và cần thiết không những giúp các em đạt kết quả cao trong học tập mà còn thành công khi hành nghề.

Bên cạnh những hoạt động trên, các hoạt động còn lại mà chúng tôi đưa ra để tìm hiểu sự tích cực của HSSV mầm non trong học tập và rèn luyện đều có kết quả thực hiện không cao. Các em còn khá e dè, nhút nhát, chưa tích cực chủ

động trao đổi với giáo viên về những vấn đề chưa hiểu (68%), chưa tích cực

nghiên cứu tài liệu liên quan đến ngành học (62%). Chúng tôi đã đề cập vấn đề

này trong phần phỏng vấn với giảng viên và được chia sẻ: “Tôi rất vui nếu

ngoài giờ học có SV hỏi thêm về những kiến thức liên quan đến môn học, nhưng

rất ít em quan tâm đến điều đó, cũng có em hỏi han được 1, 2 lần rồi thôi” (Thầy Đ.Q.H, giáo viên dạy môn Âm nhạc). Một giảng viên khác chia sẻ: “Đôi khi các em muốn hỏi thêm thầy cô nhưng khi chúng tôi chủ động hỏi han thì các em có vẻ e ngại nên lại thôi”. (Cô Đ.T.B.C, giáo viên giảng dạy môn Tạo hình).

Đặc biệt, HSSV mầm non rất ngại tham gia các câu lạc bộ chuyên ngành, các buổi hoạt động ngoại khóa hay các hội thi nghiệp vụ sư phạm và chỉ đạt ở

mức độ

“Thỉnh thoảng” (số

lượng các em thường xuyên tham gia chỉ

chiếm

khoảng trên, dưới 30%). Khi được hỏi về vấn đề này, các em chia sẻ: “Em nghĩ, đây là những hoạt động không cần thiết lắm! Chúng em lại là SV năm cuối nên lịch học rất dày, phải đi thực tập nữa nên dù có muốn tham gia nhiều cũng rất khó”. (Em L.T.M.D, lớp CM 12).“Em vẫn biết đây là những hoạt động rất có ý nghĩa nhưng em vẫn chưa có hứng thú tham gia, có thể vì lịch học dày và cũng có

thể

cách tổ

chức của các hoạt động câu lạc bộ, hội thi chưa hấp dẫn”(Em

T.T.K.T, lớp CM14B).

b. Hành động học tập, rèn luyện nghề của HSSV mầm non dưới lát cắt hệ đào

tạo

Bảng 3.20. Hành động học tập, rèn luyện nghề của HSSV mầm non ngành dưới lát cắt hệ đào tạo

STT

Nội dung hoạt động

Trung cấp

Cao đẳng

t(298)

ĐTB

ĐLC

ĐTB

ĐLC

1. Học tập trên lớp

3,44

0,584

3,71

0,521

­4,196***

1.1

Chăm chú nghe giảng và

ghi chép bài đầy đủ.

3,44

0,877

3,70

0,890

­2,477*


1.2

Tích cực trao đổi với bạn về những vấn đề trong

môn học, nghiệp vụ.


3,37


0,829


3,58


0,693


­2,304*


1.3

Tích cực trao đổi với GV về những vấn đề chưa

hiểu.


3,09


0,767


3,28


0,880


­1,998

1.4

Tích cực rèn luyện, thực

hành tay nghề trên lớp.

3,46

0,777

3,83

0,744

­4,167***

1.5

Luôn đi học đầy đủ.

3,82

0,820

4,13

0,815

­3,290

2. Việc học tập ở nhà

3,49

0,531

3,61

0,466

­2,065*

2.1

Chuẩn bị bài đầy đủ.

3,61

0,781

3,84

0,763

­2,539*

2.2

Đọc, tham khảo tài liệu học tập theo hướng dẫn

của GV.


3,42


0,729


3,43


0,763


­0,189

2.3

Luôn nỗ lực vượt qua khó

khăn để học tập.

3,52

0,745

3,72

0,749

­2,270*


2.4

Tích cực nghiên cứu tài liệu liên quan đến ngành học ngay cả khi GV

không yêu cầu.


3,30


0,774


3,15


0,787


1,628


2.5

Tích cực tập giảng, hát, múa, làm đồ dùng, đồ

chơi cho trẻ.


3,59


0,794


3,89


0,697


­3,395*

3. Các hoạt động khác

3,03

0,647

3,27

0,493

­3,378***

3.1

Học các chuyên để về

giáo dục mầm non.

3,21

0,839

3,39

0,822

­1,905

3.2

Tham gia các buổi hoạt

động ngoại khóa.

3,08

0,862

3,12

0,767

­0,497

3.3

Tham gia hội thi nghiệp

vụ sư phạm.

2,86

1,023

3,14

0,910

­2.537*

3.4

Tham gia câu lạc bộ

chuyên ngành.

2,86

0,998

3,16

0,827

­2,857*


3.5

Xuống trường mầm non để quan sát, rèn luyện,

học hỏi kinh nghiệm.


3,18


0,967


3,53


0,773


­3,498**

Điểm trung bình chung

3,32


3,53




Nhìn vào bảng số liệu trên cho ta thấy dưới lát cắt hệ đào tạo, SV hệ cao đẳng tích cực hơn trong hoạt động học tập và rèn luyện so với HS hệ trung cấp (ĐTB chung là 3,53/3,32). Với kiểm định T­Test càng cho thấy có sự khác biệt khá rõ nét về tính tích cực ở cả ba nhóm hoạt động của HSSV mầm non ở 2 hệ đào tạo (p < 0,001) và hệ cao đẳng đều có mức độ tích cực cao hơn hẳn so với hệ trung cấp.

Với nhóm hoạt động “Học tập trên lớp”, HSSV cả hai hệ đều khá tích cực. Ở hoạt động đi học đầy đủ (TC là 68,4% còn CĐ 78,4%). Tuy nhiên, các hoạt động khác thì mức độ tích cực của HSSV hai hệ có sự khác biệt. Đối với hoạt động “Tích cực rèn luyện, thực hành tay nghề trên lớp” thì ở hệ CĐ tích cực hơn (75,6%/51% ). Hay các hoạt động trao đổi với bạn bè về những vấn đề trong môn học (CĐ 58,8%; TC 45,5%) và chăm chú nghe giảng, ghi chép cũng vậy

(66,7% /54,2%).

c. Hành động học tập, rèn luyện nghề của HSSV ngành dưới lát cắt kết quả học tập

Dưới lát cắt kết quả học tập, tính tích cực khi thực hiện các hành động cũng có sự khác biệt khá đáng kể giữa hai nhóm HSSV loại 1 và HSSV loại 2 thông qua kiểm định T­Test và được thể hiện cụ thể ở bảng 3.21.

Bảng 3.21. Hành động học tập, rèn luyện nghề của HSSV dưới lát cắt kết quả học tập


STT


Hoạt động

Loại 1

(giỏi, khá)

Loại 2

(TBK, TB)

t(298)

ĐTB

ĐLC

ĐTB

ĐLC

1.

Học tập trên lớp

3,66

0,606

3,52

0,498

2,188*

1.1

Chăm chú nghe giảng và ghi chép bài đầy đủ

3,60

0,973

3,59

0,795

0,070


1.2

Tích cực trao đổi với bạn về những vấn đề trong môn

học, nghiệp vụ


3,52


0,809


3,46


0,693


0,622

1.3

Tích cực trao đổi với GV về những vấn đề chưa hiểu.

3,34

0,917

3,06

0,717

2,966*

1.4

Tích cực rèn luyện, thực hành tay nghề trên lớp.

3,79

0,802

3,56

0,732

2,655*

1.5

Luôn đi học đầy đủ.

4,06

0,866

3,94

0,784

1,247

2.

Việc học tập ở nhà

3,67

0,528

3,43

0,420

4,497***

2.1

Chuẩn bị bài đầy đủ.

3,84

0,868

3,64

0,647

2,219*

2.2

Đọc, tham khảo tài liệu học tập theo hướng dẫn của GV.

3,52

0,801

3,32

0,671

2,322*

2.3

Luôn nỗ lực vượt qua khó khăn để học tập.

3,79

0,778

3,46

0,682

3,958***


2.4

Tích cực nghiên cứu tài liệu liên quan đến ngành học ngay cả khi GV không yêu cầu.


3,32


0,755


3,09


0,800


2,593*

2.5

Tích cực tập giảng, hát, múa, làm đồ dùng, đồ chơi cho

3,90

0,818

3,63

0,639

3,170*

trẻ.






3. Các hoạt động khác

3,29

0,559

3,04

0,553

3,999***

3.1

Học các chuyên đề về giáo dục mầm non.

3,31

0,940

3,33

0,694

­ 0,170*

3.2

Tham gia các buổi hoạt động ngoại khóa.

3,17

0,795

3,03

0,813

1,508*

3.3

Tham gia hội thi nghiệp vụ sư phạm.

3,23

0,984

2,81

0,897

3,824

3.4

Tham gia câu lạc bộ chuyên ngành.

3,19

0,884

2,87

0,912

3,043


3.5

Xuống trường mầm non để quan sát, rèn luyện, học hỏi kinh nghiệm.


3,59


0,879


3,16


0,807


4,395***

Điểm trung bình chung

3,54


3,33




Qua bảng số liệu 3.21, ta thấy có sự khác biệt khá rõ ràng về tính tích cực hoạt động ở hai nhóm HSSV loại 1 và HSSV loại 2. ĐTB chung đã thể hiện rằng HSSV loại 1 có ý thức học tập và rèn luyện cao hơn hẳn so với HSSV loại 2 dù vẫn cùng trong mức độ “Thường xuyên”. Cụ thể như sau:

HSSV loại 1 tích cực hơn trong các hoạt động trên lớp như trao đổi với giáo viên về những vấn đề chưa hiểu, hay tích cực rèn luyện tay nghề trên lớp (p < 0,05). Với nội dung “Trao đổi với giáo viên về những vấn đề chưa hiểu” thì ở HSSV loại 1 có đến 40% HSSV thực hiện thường xuyên (trong khi đó HSSV loại 2 chỉ có 22,8%); còn nội dung “Tích cực rèn luyện, thực hành tay nghề trên lớp”

thì HSSV loại 2 chỉ có 51,2% HSSV thực hiện thường xuyên (trong khi đó ở

HSSV loại 1 có đến 69,4%).

Nhóm hoạt động ở nhà và các hoạt động khác càng thể hiện sự khác biệt rõ nét về tính tích cực hoạt động của 2 nhóm HSSV loại 1 và 2 (p < 0.001). Được thể hiện cụ thể như sau:

Vấn đề “Luôn nỗ lực vượt qua khó khăn để học tập” thì qua kiểm định T­

Test giữa HSSV loại 1 và HSSV loại 2 có sự chênh lệch khá lớn (p < 0,001)

(68,2%/50%). Qua đó cho thấy HSSV loại 1 cần cù, chịu khó hơn nhiều so với HSSV loại 2 và nó đã giúp cho các em có kết quả học tập tốt hơn.

Không những thế, HSSV loại 1 lại khá tích cực trong việc nghiên cứu tài liệu liên quan đến môn học dù giáo viên không yêu cầu và tích cực tập giảng, hát,

múa, làm đồ dùng dạy học... vì có đến trung bình trên 70% thực hiện thường

xuyên và rất thường xuyên, trong khi con số này ở HSSV loại 2 lần lượt là 34,4% và 65%.

Đối với nhóm các hoạt động khác, tính tích cực thực hiện ở HSSV mầm non ở hai loại thấp hơn hẳn so với hai nhóm hoạt động trên nhưng cũng có sự chênh lệch mang tính chất tương đối.

Thông qua kết quả nghiên cứu các hoạt động của HSSV mầm non, chúng ta

thấy được các hoạt động mang tính chất bắt buộc như lên lớp đầy đủ, nghe

giảng và ghi chép, chuẩn bị bài cũ... được các em thực hiện khá tốt. Với các hoạt động biểu hiện tính tích cực hơn trong học tập và thể hiện rõ nét XHNSP như tham gia các hoạt động ngoại khóa, tham gia các chuyên đề về giáo dục mầm non, xuống trường mầm non...thì HSSV còn ít thực hiện hơn.

Tóm lại, qua kết quả điều tra ở bảng trắc nghiệm và bảng hỏi cho thấy có khá sự tương đồng với nhau. Điều đó cho ta khẳng định rằng XHN và XHNSP của HSSV Mầm non Trường CĐBĐ chưa cao và chỉ đạt ở mức trung bình. Đây được xem là một thử thách, khó khăn không những đối với giảng viên trực tiếp giảng dạy mà còn là của Khoa Sư phạm, của Trường CĐBĐ.

3.3.2.4. Mối tương quan giữa các yếu tố thể hiện XHNSP của HSSV mầm

non

Để có sự đánh giá đầy đủ hơn và tìm ra mối quan hệ của các yếu tố từ

động cơ

học tập đến nhu cầu, hứng thú với nghề

nghiệp và xu hướng nghề

nghiệp, chúng tôi đã tìm hiểu mối quan hệ tương quan của các phương án tiêu biểu của các nội dung này. Kết quả được thể hiện ở bảng sau:

Xem tất cả 145 trang.

Ngày đăng: 24/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí