Nhu Cầu, Mong Muốn Học Tập, Rèn Luyện Nghề Ở Hssv Ngành Mầm


Dựa vào bảng số liệu 3.13, cho thấy dưới góc độ kết quả học tập, vấn đề nhận thức trong học tập, rèn luyện nghề sư phạm ở HSSV loại 1 và loại 2 có chênh lệch khá rõ và HSSV loại 1 nhận thức về học tập, rèn luyện nghề tích cực hơn hẳn so với HSSV loại 2 (ĐTB chung 3,89/3,56).


Đối với HSSV loại 1, các em đều đánh giá cao tất cả các nội dung và ĐTB cũng khá cao (đạt từ 3,68 đến 4,13). Trong đó, các em nhận thức rằng qua quá trình học tập “mình có năng khiếu với nghề dạy học” (81,3%), và “thấy nghề dạy học thích hợp với tính cách bản thân” (83,7%). Còn đối với HSSV loại 2, các em cũng khá đồng tình với các nội dung trên nhưng thấp hơn so với HSSV loại 1 (với nội dung thứ nhất thì chỉ có 63,6% và nội dung thứ hai có 46,4%). Điều đáng chú ý là ở nội dung “Qua quá trình học tập, tôi thấy nghề dạy học phù hợp với nguyện vọng bản thân” với kiểm định T­Test đã cho thấy sự khác biệt rõ nét giữa loại HSSV loại 1 và HSSV loại 2 (p < 0,001). Hay nói cách khác, có khá nhiều HSSV loại 2 chưa cảm thấy mãn nguyện và hài lòng với nghề sư phạm (49,2% HSSV chọn phương án 4 và 5 trong khi đó ở HSSV loại 1 lên đến 74.4%) và có nguy cơ rơi vào mức thứ 3 “Nửa đúng, nửa sai”.

Từ những phân tích trên cho thấy sự nhận thức về nghề sư phạm trong quá trình học tập, rèn luyện của HSSV mầm non theo lát cắt về kết quả học tập tuy không có sự khác biệt lớn về ý nghĩa thống kê nhưng lại có lại có sự chênh lệch đáng kể trong nhận thức của các em về nghề nghiệp. Hầu như, SV mầm non có học lực khá giỏi có nhìn nhận tích cực, đúng đắn, đầy đủ và hoàn thiện hơn về

các mặt cần phải học tập và tu dưỡng để trở thành GVMN ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường, trong khi đó các em HSSV mầm non có học lực yếu hơn lại chưa có nhìn nhận đầy đủ, tích cực. Điều này quyết định không nhỏ đến tính tích cực học tập, rèn luyện của các em.

3.3.2.2. Nhu cầu, mong muốn học tập, rèn luyện nghề ở HSSV ngành mầm

non

a. Nhu cầu, mong muốn học tập, rèn luyện nghề ở HSSV ngành mầm non

dưới góc nhìn tổng thể

Nhu cầu, mong muốn là một trong những mặt biểu hiện quan trong của xu hướng nhân cách. Các cá nhân thể hiện tính tích cực của nhân cách chính trong quá trình thỏa mãn nhu cầu, mong muốn. Trong XHN, nhu cầu, mong muốn đối với nghề cũng chính là nguồn gốc của sự tích cực trau dồi tri thức và kỹ năng nghề nghiệp. Trong bảng hỏi chúng tôi đưa một số vấn đề ra nhằm tìm hiểu nhu cầu, mong muốn đối với học tập, rèn luyện nghề sư phạm của HSSV mầm non. Sau khi tiến hành thống kê số liệu, chúng tôi đã thu được kết quả như sau:

Bảng 3.14. Nhu cầu, mong muốn học tập, rèn luyện đối với nghề sư phạm

của HSSV mầm non


STT

Các nội dung

ĐTB

ĐLC

1

Mong muốn tích lũy thật nhiều tri thức, ý nghĩa

của ngành nghề mình đang học.

3,31

0,882


2

Muốn rèn luyện nhiều kỹ năng của ngành nghề mình theo học (hát, múa, kể chuyện, đọc thơ, tổ

chức hoạt động góc…)


3,40


0,817


3

Cố gắng rèn luyện, tu dưỡng các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu của xã

hội


3,35


0,794

4

Thực lòng bản thân cũng không hứng thú với

nghề sư phạm lắm

2,21

1,218

5

Mong muốn học tập tốt để trở thành giáo viên

giỏi

3,63

0,978

6

Mong muốn được tiếp tục học tập ở bậc đại

2,53

1,345

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

học ngành mầm non



Điểm trung bình chung

3,07



Từ bảng số liệu 3.14 ta thấy, nhìn chung HSSV mầm non chưa thật sự có nhu cầu, mong muốn trong việc lĩnh hội tri thức, rèn kỹ năng tay nghề với nghề nghiệp mình đã chọn. Điều này được thể hiện ở khá rõ ở ĐTB chung quá thấp (3,07) và chỉ tương đương ở mức ở mức thứ trung bình “Nửa đúng, nửa sai”. Rõ ràng, ngành sư phạm mầm non chưa có sức hấp dẫn lớn với một bộ phận không nhỏ HSSV mầm non. Chúng tôi thiết nghĩ, có thể do các em tìm đến với nghề chỉ chú trọng vào những động cơ bên ngoài nên khi bắt đầu vào hoạt động học tập chưa tìm thấy được động lực thật sự thúc đẩy hoạt động học tập của bản thân. Bên cạnh đó, môi trường học tập mới với những nội dung kiến thức quá mới mẻ

cộng với phương pháp giảng dạy hoàn toàn khác ở

trung học phổ

thông... đã

phần nào làm thui chột nhu cầu lĩnh hội tri thức, rèn luyện tay nghề cũng như tu

dưỡng các phẩm chất đạo đức cần thiết đối với nghề của các em. Điều này

được xem là một dấu hiệu đáng lo lắng, bởi vì chính nhu cầu sẽ chi phối đến những hoạt động cụ thể của các em. Tuy nhiên, một điều đáng mừng là phần

đông các em rất muốn học tập tốt để

trở

thành giáo viên giỏi (62,3%) và có

không ít HSSV mong muốn được tiếp tục học tập ở các bậc học cao hơn (41%).

Qua đây cũng có thể cho thấy rằng, dù nhu cầu, mong muốn với nghề sư phạm chưa mang tính tích cực nhưng phần đông HSSV mầm non vẫn muốn gắn bó với nghề, muốn được tiếp tục học tập để nâng cao trình độ. Đây được xem là động lực to lớn để giúp các em khắc phục khó khăn, vươn lên tiếp thu tri thức, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, tu dưỡng các phẩm chất đạo đức cần thiết của nghề sư phạm mầm non.

Chúng tôi đặt ra câu hỏi: Liệu có sự tương quan nào giữa nhận thức và nhu cầu khi được học nghề hay không? Để trả lời cho câu hỏi này chúng tôi đi tìm sự tương quan và hệ số tương quan giữa một số nội dung thể hiện trong nhận thức (ở câu 3 trong bảng hỏi) với một số nội dung có liên quan được thể hiện trong nhu cầu hiện tại khi học nghề của HSSV mầm non (ở câu 5 trong bảng hỏi). Kết quả được thể hiện ở bảng số liệu dưới đây:

Bảng 3.15. Tương quan giữa nhận thức về các mặt hoạt động của nghề với nhu cầu, mong muốn đối với nghề của HSSV mầm non


STT

Nhận thức về các mặt hoạt động (câu 3)

Nhu cầu, mong muốn đối với nghề (câu 5)

Hệ số

tương quan Pearson (r)

1


3.1. Tích lũy tri thức

5.1. Mong muốn tích lũy nhiều

tri thức bổ ích, ý nghĩa nghề mình đang học


0,58

2

3.2. Rèn luyện tay nghề

5.1. Muốn rèn luyện kỹ năng

của ngành nghề mình theo học

0,55


3

3.3. Tu dưỡng các phẩm chất đạo đức

5.3. Cố gắng rèn luyện, tu dưỡng các phẩm chất đạo đức

nghề nghiệp


0,39

Qua đó cho thấy giữa nhận thức và nhu cầu hiện tại của HSSV mầm non có

tương quan với nhau (Sig < 0,001) và hệ số tương quan giữa chúng được thể

hiện

ở bảng số liệu trên cho phép ta khẳng định rằng các yếu tố

này có mối

tương quan thuận (r > 0), có quan hệ với nhau nhưng sự tương quan giữa chúng chưa cao và chỉ đạt ở mức trung bình (trong khoảng từ 0,6 < r > 0,4), thậm chí có yếu tố chỉ đạt ở mức tương quan thấp (giữa yếu tố nhận thức về “Tu dưỡng các phẩm chất đạo đức” và mong muốn “Cố gắng rèn luyện, tu dưỡng các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp”.

Bảng 3.16. HSSV mầm non có nhận thức và nhu cầu tích cực trong XHNSP


STT

Các yếu tố

Nhận thức

Mong muốn

SL

%

SL

%

1

Tích lũy tri thức

223

74,3

150

50,0

2

Rèn luyện kỹ năng

195

65,0

147

49,0

3

Tu dưỡng các phẩm chất đạo

đức

188

62,7

134

44,0

Tổng

300

100

300

100


Biểu đồ 3.3. HSSV mầm non có nhận thức và nhu cầu tích cực trong XHNSP


Từ bảng 3 16 và biểu đồ 3 3 ta thấy giữa nhận thức và nhu cầu hiện tại 1

Từ bảng 3.16 và biểu đồ 3.3, ta thấy giữa nhận thức và nhu cầu hiện tại của HSSV mầm non về XNHSP chưa có sự thống nhất, hài hòa với nhau. Đa phần các em đều ý thức được những mặt hoạt động trên rất có ý nghĩa, thiết thực đối với nghề nghiệp của bản thân nhưng lại chưa nhu cầu, thiết tha được lĩnh hội, trao dồi và rèn luyện chúng. Vì thế, nhiệm vụ quan trọng của người giảng viên trực tiếp giảng dạy hay làm công tác quản lý lãnh đạo không những giúp cho HSSV mầm non nhận thức được tầm quan trọng của tri thức, kỹ năng hay những phẩm chất đạo đức cần thiết đối với nghề sư phạm mầm non mà cần phải khơi dậy cho các em nhu cầu, mong muốn được lĩnh hội chúng, giúp các em có động lực, hứng thú, say mê trong học tập.

b. Nhu cầu, mong muốn học tập, rèn luyện nghề ở HSSV ngành mầm non dưới lát cắt hệ đào tạo.

Bảng 3.17. Nhu cầu, mong muốn học tập, rèn luyện nghề ở HSSV mầm non dưới dưới lát cắt hệ đào tạo

STT

Nội dung

Trung cấp

Cao đẳng

t(298)

ĐTB

ĐLC

ĐTB

ĐCL


1

Mong muốn tích lũy thật

nhiều tri thức, ý nghĩa của ngành nghề mình đang học.


3,14


0,873


3,43


0,872


­2,184


2

Muốn rèn luyện nhiều kỹ năng của ngành nghề mình theo học (hát, múa, kể chuyện, đọc thơ, tổ chức hoạt động

góc…)


3,28


0,791


3,47


0,828


­1,970


3

Cố gắng rèn luyện, tu dưỡng các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu của

xã hội


3,27


0,923


3,41


0,691


­1,462*


4

Thực lòng bản thân cũng

không hứng thú với nghề sư phạm lắm


2,12


1,168


2,27


1,250


­1,099

5

Mong muốn học tập tốt để trở

thành giáo viên giỏi

3,52

1,092

3,70

0,890

­1,531*


6

Mong muốn được tiếp tục học tập ở bậc đại học ngành mầm

non


2,54


1,371


2,52


1,331


0,122

Điểm trung bình chung

2,98


3,13



Dưới góc độ hệ đào tạo, một số yếu tố của nhu cầu, mong muốn đối với XHNSP của hệ trung cấp và cao đẳng cũng có sự khác biệt nhất định về ý nghĩa

thống kê (r <0,05). Nhìn chung, SV hệ cao đẳng thể hiện nhu cầu, mong muốn

tiếp thu, lĩnh hội tri thức và rèn luyện theo chiều hướng tích cực hơn hẳn so với các em HS hệ trung cấp mầm non (ĐTB chung 3,13/2,98). Chúng tôi nghĩ, điều này cũng không có gì là khó hiểu vì phần lớn các em SV hệ cao đẳng mầm non đã xác định nghề nghiệp ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường phổ thông, động cơ chọn nghề cũng có chú trọng đến các động cơ bên trong, vì thế việc nhận thức về nghề nghiệp cũng như các mong muốn trong quá trình học nghề cũng

được thể hiện khá rõ nét.

Cụ thể, nhu cầu, mong muốn đối với nghề sư phạm mầm non của HS hệ TC khá thấp, đa số ĐTB của các yếu tố chỉ tương đương ở mức độ 3 “Nửa đúng, nửa sai”. Về nhu cầu “Mong muốn tích lũy thật nhiều tri thức, ý nghĩa của ngành nghề mình đang học” thì ở hệ TC chỉ có 38,4% HS chọn phương án 4 và 5, trong khi đó con số này ở hệ CĐ là 57,7% (ĐTB tương ứng với mức 4 “Đa phần đúng với tôi”). Hay về nhu cầu “Muốn rèn luyện nhiều kỹ năng của ngành nghề mình theo học”, thì ở hệ CĐ có đến 55,6% SV chọn phương án 4 và 5, trong khi đó ở hệ TC chỉ có 39.2%. Và có một điểm chung nhất của cả hai hệ đào tạo là đều có “Mong muốn học tập tốt để trở thành GV giỏi”. Cụ thể, đối với hệ TC có 52,5% HS chọn phương án 4 và 5, đối với hệ CĐ có 78,9%. Bên cạnh đó, SV hai hệ cũng có mong muốn được tiếp tục học tập ở bậc đại học (trên 30%)

c. Nhu cầu, mong muốn học tập, rèn luyện nghề ở HSSV ngành mầm non dưới lát cắt kết quả học tập

Bảng 3.18. Nhu cầu, mong muốnhọc tập, rèn luyện nghề ở HSSV ngành mầm non dưới góc độ kết quả học tập


STT


Nội dung

Loại 1

(giỏi, khá)

Loại 2

(TBK, TB)


t(298)

ĐTB

ĐLC

ĐTB

ĐCL


1

Mong muốn tích lũy thật nhiều tri thức, ý nghĩa của ngành

nghề mình đang học.


3,50


0,952


3,10


0,742


4,083***


2

Muốn rèn luyện nhiều kỹ năng của ngành nghề mình theo học (hát, múa, kể chuyện, đọc thơ,

tổ chức hoạt động góc…)


3,68


0,865


3,08


0,624


6,904***


3

Cố gằng rèn luyện tu dưỡng các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu của xã

hội


3,61


0,770


3,06


0,722


6,263

4

Thực lòng bản thân cũng không

hứng thú với nghề sư phạm

2,30

1,202

2,11

1,233

1,370



lắm






5

Mong muốn học tập tốt để trở

thành giáo viên giỏi

3,70

0,860

3,54

1,095

1,390


6

Mong muốn được tiếp tục học tập ở bậc đại học ngành mầm

non


2,71


1,344


2,33


1,322


2,447

Điểm trung bình chung

3,25


2,87



Biểu đồ 3.4. Nhu cầu, mong muốn học tập, rèn luyện nghề ở HSSV mầm non dưới góc độ kết quả học tập

Qua bảng số liệu 3 18 cho thấy dưới góc độ kết quả học tập nhu cầu mong 2


Qua bảng số liệu 3.18, cho thấy dưới góc độ

kết quả

học tập, nhu cầu,

mong muốn của HSSV loại 1 mang tính tích cực hơn hẳn so với HSSV loại 2 (ĐTB chung 3,25/ 2,87). Qua kiểm định T­Test càng cho thấy có sự khác biệt khá lớn về một số nhu cầu trong mong muốn hiện tại giữa HSSV loại 1 và HSSV loại 2 (p < 0,0001). Hay nói cách khác, nhu cầu, mong muốn về một số mặt trong hoạt động học tập của hai nhóm đối tượng HSSV có sự khác biệt rõ rệt. Cụ thể: Nhu cầu “Mong muốn tích lũy thật nhiều tri thức bổ ích, ý nghĩa của ngành nghề mình đang học”, đối với HSSV loại 1có 63,8% HSSV chọn phương án 4 (còn ở HSSV loại 2 là 28,6 %; và có đến 52,9 % HSSV chọn phương án 3). Đối với nhu cầu “Muốn rèn luyện nhiều kỹ năng của ngành nghề mình theo học” thì đối với HSSV loại l có 28,8% HSSV chọn phương án 3 và có đến 56,3% HSSV chọn phương án 4 trong khi đó con số này ở HSSV loại 2 lần lượt là 58,6% và

21,4%.

Xem tất cả 145 trang.

Ngày đăng: 24/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí