Vài Nét Về Khách Thể Và Địa Bàn Nghiên Cứu

Lý tưởng với nghề được xem là “Ngôi sao dẫn đường”giúp cho người giáo viên luôn đi về phía trước, thấy được giá trị lao động của mình đối với học sinh. Có lý tưởng với nghề, cá nhân sẽ say mê, tận tụy với nghề, có trách nhiệm trong công việc. Để làm được điều đó, cá nhân phải có niềm tin, ý chí, nghị lực và sức mạnh để vượt qua những khó khăn, trở ngại, áp lực khi học nghề và hành nghề. Có như vậy, người giáo viên mới có thể thắp lên tình yêu cuộc sống trong trẻ bằng những gì đẹp đẽ, gần gũi, thiêng liêng nhất.

Mong muốn trở thành người giáo viên giỏi

Mong muốn, nguyện vọng của cá nhân được xem là nhu cầu, mong mỏi của cá nhân đối với nghề. Với người GVMN, mong muốn của họ là mang đến những điều tốt đẹp nhất cho trẻ ­ “những đứa con thân yêu”, trẻ trẻ cảm nhận được rằng để ngày đến trường của trẻ là một ngày vui, ý nghĩa. Bên cô, trẻ được chăm sóc từ miếng ăn, giấc ngủ, được học những điều hay, lẽ phải, được phát triển các năng khiếu vốn có của trẻ... để trẻ cảm nhận rằng “trường là nhà” và cô giáo chính là “Người mẹ thứ hai của trẻ”.

Năng lực sư phạm

Năng lực nghề nghiệp của cá nhân là điều kiện phương tiện để hiện thực hoá được xu hướng nghề. Để làm tốt được nghề sư phạm, người làm nghề sư phạm phải có năng lực sư phạm. Năng lực sư phạm là tổ hợp những thuộc tính tâm lý độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu của hoạt động trong lĩnh vực sư phạm, đảm bảo cho các hoạt động nghề nghiệp có kết quả. Năng lực sư

phạm là điều kiện để

hiện thực hoá hoạt động sư

phạm và là một bộ

phận

không thể thiếu được trong cấu trúc nhân cách của người giáo viên.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

Bao gồm: Năng lực dạy học, năng lực giáo dục, năng lực tổ chức các hoạt động sư phạm. Năng lực này không phải tự nhiên mà có mà nó là kết quả của một quá trình đào tạo và tự đào tạo nghiêm túc của người SV, GV. Nó là điều kiện để người giáo viên thực hiện xu XHN của mình, vận dụng những tri thức hiểu biết của mình vào việc giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ.

Sức khoẻ

Xu hướng nghề sư phạm của học sinh, sinh viên ngành mầm non trường Cao đẳng Bình Định - 7

Người thanh niên chuẩn bị bước vào một hoạt động nào đó phải có sự

trưởng thành nhất định về mặt thể chất, đủ sức khỏe để có thể làm việc trong lĩnh vực nghề nghiệp mình đã chọn.

Có thể nói sức khỏe là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới XHN của các SV. Nghề nghiệp nào cũng cần phải có sức khoẻ mói có thể làm việc dẻo dai, kiên trì... hoàn thành tốt nhiêm vụ. Với nghề dạy học, hoạt động của người thầy giáo tương đối ổn định ở trường học, sức khoẻ cũng rất quan trọng, đặc biệt là sự bền bỉ, dẻo dai... của người giáo viên. Nghề sư phạm rất hợp với phụ nữ và thực tế số SV nữ trong các trường ĐH, CĐ sư phạm thường đông hơn SV nam.

Trên đây là những yếu tố khách quan tố và chủ quan ảnh hưởng tới XHNSP của SV. Việc nắm vững điều này có ý nghĩa quan trọng trong tìm hiểu, lựa chọn và đánh giá XHNSP của các em.


TIỂU KẾT CHƯƠNG 1


Trên cơ sở nghiên cứu lý luận của đề tài, chúng tôi rút ra các kết luận sau:

Xu hướng là một thuộc tính điển hình của cá nhân bao hàm trong nó một hệ thống những động lực quy định tính tích cực hoạt động của cá nhân và quy định sự lựa chọn thái độ của nó.

Nghề

sư phạm

là lĩnh vực hoạt động của người thầy giáo theo sự

phân

công của xã hội, trong đó người thầy sử dụng các năng lực thể chất và tinh thần của mình để dạy dỗ, giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ trở thành những con người hữu ích cho xã hội.

XHNSP là một bộ phận của xu hướng nhân cách, là ý định của cá nhân

muốn vận dụng những kinh nghiệm, những hiểu biết, năng lực của mình vào lĩnh vực kỹ thuật, nó có tác dụng định hướng, thúc đẩy những thái độ và hành vi tích cực của cá nhân đối với việc học tập và rèn luyện chuẩn bị cho nghề sư phạm.

XHNSP của SV mầm non biểu hiện cở các mặt như: động cơ lựa chọn

nghề, nhận thức về

nghề

sư phạm, hứng thú đối với nghề

sư phạm và hoạt

động thể hiện XHNSP.

Chương 2‌

TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU‌


2.1. Vài nét về khách thể và địa bàn nghiên cứu

2.1.1. Địa bàn nghiên cứu

Trường Cao đẳng Bình Định được thành lập vào tháng 9 năm 1965 tại

vùng căn cứ

Cách mạng

ở miền núi tại làng O3, xã Tu­Kroon, huyện Vĩnh

Thạnh, tỉnh Bình Định (với mật danh H50) có nhiệm vụ đào tạo giáo viên để dạy chữ cho con em nhân dân và bà con trong vùng giải phóng, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa cho cán bộ nòng cốt để lãnh đạo hoạt động cách mạng.

Sau ngày đất nước thống nhất, trường được chuyển về thị xã Quy Nhơn, đến 11/1975 trường được đổi tên là Trường Trung học sư phạm số 1 Nghĩa Bình tại số 130 đường Trần Hưng Đạo thị xã Quy Nhơn. Đến 07/1978 Trường Trung học sư phạm số 2 nhập vào nên trường được đổi thành trường Trung học sư phạm Nghĩa Bình, đến 9/1989 tách tỉnh Nghĩa Bình trở lại 2 tỉnh Bình Định và

Quảng Ngãi, trường lại được đổi tên thành Trường Trung học sư phạm Bình

Định. Trong suốt 15 năm trường đã đào tạo được 6.627 giáo viên cấp I đáp ứng cho nhu cầu giáo dục của địa phương đồng thời còn mở các hệ chuyên tu, hoàn chỉnh kiến thức cho đội ngũ giáo viên cấp I.

Vào năm 1990 và 01/1991, Trường Sư phạm Mầm non và Trường CBQL giáo dục sát nhập vào trường nên trường được đổi tên thành Trường Sư phạm Bình Định, lúc này trường đã đa dạng hóa các loại hình đào tạo, liên kết với Trường Cao đẳng Sư phạm Huế, Trường Đại học Sư phạm Quy Nhơn để mở hệ đào tạo giáo viên tiểu học trình độ Cao đẳng và giáo viên trung học cơ sở cho tỉnh nhà, chuẩn bị xu hướng nâng cấp lên trường cao đẳng.

Ngày 23/10/1998, với sự phấn đấu không mệt mỏi của toàn thể cán bộ ­ giáo viên của trường, cùng với sự quan tâm giúp đỡ của Bộ GD & ĐT, Ủy ban nhân dân Tỉnh, Sở GD & ĐT Bình Định, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định nâng cấp Trường Sư phạm Bình Định thành Trường Cao đẳng Sư phạm Bình

Định. Đây là một sự kiện lớn của ngành giáo dục tỉnh nhà và là mốc son quan trọng trên con đường phát triển của nhà trường, song cũng là một thử thách cam go, đòi hỏi nhà trường càng phải nỗ lực phấn đấu hơn nữa về mọi mặt để nhà trường xứng đáng với nhiệm vụ, tầm vóc mới, xứng đáng với niềm tin của các cấp lãnh đạo và nhân dân.

Để tương xứng với tầm vóc, nhiệm vụ và quy mô của trường, từ năm 2006,

trường chuyển về

một cơ

ngơi khang trang tọa lạc trên nền đất có diện tích

87.500m2 tại khu vực 5, phường Nhơn Phú, thành phố Quy Nhơn.

Tháng 5 năm 2009, Bộ GD & ĐT đã ký quyết định số 3349/QĐ/BGDĐT đổi tên Trường Cao đẳng Sư phạm Bình Định thành Trường Cao đẳng Bình Định, thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học.

Trải qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển, nhà trường đã đào tạo và bồi dưỡng hàng vạn GVMN, tiểu học, trung học cơ sở trình độ trung cấp và cao đẳng hệ chính qui và vừa làm vừa học; cử nhân các chuyên ngành trình độ cao đẳng và trung cấp (tin học, tiếng anh, kế toán....). Bên cạnh đó, trường cũng bồi dưỡng cho hàng trăm CBQL trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở... Được xem là một trong những trường cung cấp đội ngũ giáo viên hùng hậu cho tỉnh nhà.

2.1.2. Vài nét về khách thể nghiên cứu

Khoa Sư phạm được xem là một trong những khoa mạnh của Trường Cao đẳng Bình Định (được xác nhập từ ba khoa: Tiểu học – Mầm non, Xã hội và Tự nhiên). Trong đó tổ Tiểu học – Mầm non được xem là tổ chủ chốt của khoa với đội ngũ SV đông đảo (chiếm 2/3 tổng số SV của khoa).

Khách thể nghiên cứu là SV mầm non hệ cao đẳng và trung cấp phân bổ đều ở các năm học. Bao gồm:

­ Hệ trung cấp:

+ 60 SV năm 1 (30 SV lớp 18MA, 30 SV lớp 18MC).

+ 60 SV năm 2 (30 SV lớp 17MA, 30 SV lớp 17MB).

­ Hệ cao đẳng:

+ 60 SV năm 1 (lớp CM14).

+ 60 SV năm 2 (30 SV lớp CM13A, 30 SV lớp CM13B).

+ 60 SV năm 3 (lớp CM12).


Chúng tôi chọn các hệ đào tạo và năm học khác nhau với mong muốn tìm

hiểu những nét chung về XHNSP của SV ngành Mầm non của Trường CĐBĐ

cũng như những nét riêng do ảnh hưởng về thời gian học tập, kết quả học tập...

ở mỗi SV.

2.2. Tổ chức nghiên cứu

Chúng tôi tiến hành nghiên cứu qua 3 giai đoạn:

2.2.1.Giai đoạn nghiên cứu lý luận‌

­ Mục đích: Nhằm xây dựng đề cương, nghiên cứu tài liệu lý luận về XHN của SV mầm non.

­ Nội dung: Xây dựng đề cương nghiên cứu, nghiên cứu lý luận về XHNSP của SV ngành Mầm non Trường CĐBĐ.

­ Phương pháp: Nghiên cứu tài liệu.

2.2.2. Giai đoạn nghiên cứu thực trạng‌

­ Mục đích:

Phát hiện thực trạng XHN của SV

ngành Mầm non Trường

CĐBĐ, từ đó, đề xuất một số biện pháp nhằm hình thành XHNSP một cách tích cực ở SV mầm non.

­ Nội dung:

+ Khảo sát thực trạng XHN của SV Mầm non Trường CĐBĐ.

+ Đề xuất một số biện pháp nhằm hình thành XHNSP một cách tích cực ở

SV mầm non.

­ Các phương pháp thực hiện trong đề

tài:

Phương pháp trắc nghiệm,

phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp phỏng vấn sâu, phương pháp đàm thoại, phương pháp thực nghiệm, phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học.

2.2.3. Giai đoạn thực nghiệm‌

Do khả năng và thời gian có hạn, chúng tôi chỉ dừng lại ở thực nghiệm tác động hai biện pháp được đề xuất.

­ Mục đích: Nhằm kiểm nghiệm tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất.

­ Nội dung: Tiến hành thực nghiệm tác động và rút ra kết luận .

­ Phương pháp: Phương pháp thực nghiệm, phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học.

2.3. Phương pháp nghiên cứu‌

2.3.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận‌

­ Mục đích: Nhóm phương pháp này nhằm phân tích, hệ thống hóa những vấn đề lý luận về xu hướng và XHN nhằm xây dựng các khái niệm công cụ của đề tài.

­ Cách tiến hành: Chúng tôi tiến hành đọc, phân tích, khái quát hóa các tài liệu trong và ngoài nước có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Trên cơ sở đó đưa ra những nhận định riêng của mình nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.

2.3.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn‌

2.3.2.1. Phương pháp quan sát

­ Mục đích: Phương pháp quan sát nhằm mục đích phát hiện, thu thập

những thông tin liên quan đến XHNSP của SV Mầm non Trường CĐBĐ trên cơ sở đó định hướng cho hoạt động nghiên cứu của đề tài.

­ Cách tiến hành: Bằng việc quan sát hoạt động học tập thường ngày của SV mầm non, thái độ học tập rèn luyện của các em trong quá trình học tập, hoạt động ngoại khóa, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, các đợt thực hành, thực tập ở trường mầm non... Chúng tôi thu thập thêm tài liệu để hiểu rõ hơn những vấn đề đã trao đổi với SV mầm non trong hoạt động thực tiễn và xác định những biểu hiện hứng thú, thái độ, tính tích cực học tập của SV trong quá trình học tập.

Đối với đề tài này, quan sát là một phương pháp rất quan trọng.

2.3.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi (anket)

Điều tra bằng anket là phương pháp được sử dụng phổ biến trong khoa

học xã hội. Đối với đề tài này chúng tôi xây dựng 1 phiếu hỏi dành cho SV

Mầm non Trường CĐBĐ.

­ Mục đích: Bảng hỏi nhằm thu thập thông tin thực tế cho đề tài, chúng tôi sử dụng phiếu điều tra với hệ thống các câu hỏi đóng và câu hỏi mở.

­ Nội dung: Chúng tôi sử dụng bảng hỏi gồm 8 câu hỏi đề cập đến XHNSP của SV mầm non thể hiện ở các khía cạnh sau.

+ Động cơ chọn nghề của SV mầm non: Câu hỏi 2.

+ Nhận thức của SV mầm non về nghề sư phạm: Câu hỏi 3,4.

+ Nhu cầu của SV mầm non đối với nghề sư phạm: Câu hỏi 5.

+ Hứng thú của SV mầm non đối với nghề sư phạm: Câu hỏi 1.

+ Hoạt động học tập của SVmầm non đối với nghề sư phạm: Câu hỏi 6.

+ Những yếu tố tác động tới XHNSP của SV mầm non: Câu hỏi 7.

+ Ý kiến đề xuất biện pháp để nâng cao XHNSP của SV mầm non: Câu 8.

­ Cách tiến hành:

+ Bước l: Soạn thảo bảng hỏi và tiến hành điều tra thử trên 20 khách thể là SV mầm non của 2 lớp: 18MA (10SV) và CM 13M (10SV). Trên cơ sở kết quả điều tra thử, chúng tôi chỉnh sửa và hoàn thiện bảng hỏi.

+ Bước 2: Tiến hành điều tra tại địa bàn nghiên cứu. Khi tiến hành điều tra, chúng tôi hướng dẫn tỉ mỉ cho SV mầm non cách trả lời bảng hỏi: Với các câu hỏi đóng, mỗi câu hỏi đều có các phương án lựa chọn (được quy ước thành các con số tương ứng), nhiệm vụ của SV là đọc kỹ câu hỏi và chọn 1 phương án phù hợp nhất. Ngoài ra, các em có thể nêu lý do, ý kiến riêng của bản thân (nếu có)

+ Bước 3: Thu thập và xử lý số liệu.

2.3.2.3. Phương pháp trắc nghiệm

­ Mục đích: Bước đầu tìm hiểu thực trạng XHNSP của SV mầm non.

­ Nội dung: Chúng tôi sử dụng trắc nghiệm của E.I Rogov để tìm hiểu XHN của SV sư phạm. Trắc nghiệm gồm 50 câu hỏi và chia thành 5 nội dung của xu hướng nghề: Tính tổ chức trong hoạt động nghề, hoạt động học tập hướng tới môn học, giao tiếp sư phạm, động cơ được thừa nhận và thể hiện trí tuệ.

Xem tất cả 145 trang.

Ngày đăng: 24/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí