Xu hướng hình thành và phát triển một số tập đoàn kinh tế ở Việt Nam - 1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG

-------***-------


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài XU HƯỚNG HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ TẬP 1


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP


Đề tài:

XU HƯỚNG HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ TẬP ĐOÀN KINH TẾ Ở VIỆT NAM

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.


Họ và tên sinh viên : Đỗ Thị Vân

Xu hướng hình thành và phát triển một số tập đoàn kinh tế ở Việt Nam - 1

Lớp : Nhật 1

Khoá : 42 F

Giáo viên hướng dẫn : TS. Bùi Thị Lý


Hà Nội - Tháng 11/2007


MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ 4 1. KHÁI NIỆM VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ 4

2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TẬP ĐOÀN KINH TẾ TRÊN THẾ GIỚI 6

2.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TẬP ĐOÀN KINH TẾ

.................................................................................................................................6

2.2. CÁC PHƯƠNG THỨC HÌNH THÀNH TẬP ĐOÀN KINH TẾ 8

3. ĐẶC ĐIỂM CỦA TẬP ĐOÀN KINH TẾ 9

4. NGUYÊN NHÂN RA ĐỜI CỦA CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ 13

5. MÔ HÌNH TỔ CHỨC CỦA TẬP ĐOÀN KINH TẾ 16

5.1. CÁC MÔ HÌNH CHỦ YẾU CỦA TẬP ĐOÀN KINH TẾ 16

5.2. CÁC LOẠI TẬP ĐOÀN KINH TẾ 19

6. Ý NGHĨA CỦA TẬP ĐOÀN KINH TẾ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI 21

CHƯƠNG 2: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ TẬP ĐOÀN KINH TẾ Ở VIỆT NAM 25

1. TÍNH TẤT YẾU CỦA SỰ RA ĐỜI TẬP ĐOÀN KINH TẾ TỪ CÁC TỔNG CÔNG TY 91 Ở VIỆT NAM 25

1.1. KHÁI QUÁT VỀ CÁC TỔNG CÔNG TY 91 - TIỀN THÂN CỦA CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ VIỆT NAM 25

1.1.1. SỰ HÌNH THÀNH CÁC TỔNG CÔNG TY 91 Ở VIỆT NAM 25

1.1.2. ĐẶC ĐIỂM VÀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÁC TỔNG CÔNG TY 91 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TẬP ĐOÀN KINH TẾ 29

1.1.3. NHỮNG TỒN TẠI TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔNG CÔNG TY 91 34

1.2. TÍNH TẤT YẾU CỦA VIỆC CHUYỂN ĐỔI TỔNG CÔNG TY SANG MÔ HÌNH TẬP ĐOÀN KINH TẾ Ở VIỆT NAM 35

1.2.1. SỰ CẦN THIẾT CHUYỂN TỔNG CÔNG TY NHÀ NƯỚC SANG MÔ HÌNH TẬP ĐOÀN KINH TẾ 36

1.2.2. SỰ KHÁC BIỆT GIỮA TẬP ĐOÀN KINH TẾ VÀ TỔNG CÔNG TY NHÀ NƯỚC 37

2. THỰC TRẠNG VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN TẬP ĐOÀN KINH TẾ Ở VIỆT NAM 39

2.1. TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH - VIỄN THÔNG VIỆT NAM 40

2.2. TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM ...45

2.3. TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ VIỆT NAM 47

2.4. TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM 50

2.5. TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ QUỐC GIA VIỆT NAM 55

3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA TẬP ĐOÀN TRONG THỜI GIAN QUA 59

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHO CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 65

1. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN MỘT SỐ TẬP ĐOÀN KINH TẾ TRÊN THẾ GIỚI 65

1.1. TẬP ĐOÀN SAMSUNG VÀ KINH NGHIỆM CỦA HÀN QUỐC 65

1.2. TẬP ĐOÀN SUMITOMO VÀ KINH NGHIỆM CỦA NHẬT BẢN 67

1.3. TẬP ĐOÀN CHINA TELECOM VÀ KINH NGHIỆM CỦA TRUNG QUỐC 72

1.4. MỘT SỐ BÀI HỌC RÚT RA TỪ KINH NGHIỆM CỦA CÁC TẬP ĐOÀN TRÊN THẾ GIỚI 74

2. MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TẬP ĐOÀN KINH TẾ Ở VIỆT NAM 75

2.1. QUAN ĐIỂM CỦA NHÀ NƯỚC VỀ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ Ở VIỆT NAM...75

2.1.1. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CỦA NHÀ NƯỚC VỀ ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG TẬP ĐOÀN KINH TẾ Ở VIỆT NAM 75

2.1.2. GIẢI PHÁP VỀ PHÍA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN TẬP ĐOÀN KINH TẾ Ở VIỆT NAM 80

2.2. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VỀ PHÍA CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ 84

2.2.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ 84

2.2.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CỦA CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ 87

KẾT LUẬN 92

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 94

LỜI NÓI ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong quá trình đổi mới khu vực kinh tế nhà nước, trong đó, trọng tâm là các doanh nghiệp nhà nước, được coi là những nhiệm vụ quan trọng và yêu cầu phải xúc tiến với nhịp độ nhanh nhưng vững chắc, có hiệu quả hơn. Một trong những giải pháp lớn được đề cập tới trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 khoá IX là thành lập các tổng công ty nhà nước theo hướng tập đoàn kinh tế, tạo nền tảng cho sự phát triển kinh tế đất nước và cho các doanh nghiệp nhà nước có thể cạnh tranh với các đối tác nước ngoài trong quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay. Để chủ trương lớn này được thực hiện cần phải có cơ chế và chính sách phù hợp áp dụng cho các tổng công ty.

Việc thành lập và quản lý các tập đoàn kinh tế là vấn đề không mới ở các nước phát triển nhưng hoàn toàn mới ở Việt nam. Với xu thế mở cửa, hội nhập, hợp tác và phát triển như hiện nay, yêu cầu phải có những tập đoàn kinh tế lớn về quy mô, mạnh về lực là một nhu cầu cấp thiết đối với nền kinh tế Việt nam.

Do đó, cần có những nghiên cứu sâu hơn về mô hình tập đoàn kinh tế phát triển từ các tổng công ty nhà nước và vai trò của chúng đối với sự phát triển của nền kinh tế, từ đó đưa ra các giải pháp để phát triển tập đoàn kinh tế trong điều kiện hiện nay ở nước ta. Đây cũng là lý do em lựa chọn vấn đề: Xu hướng hình thành và phát triển một số tập đoàn kinh tế ở Việt namlàm đề tài cho Khoá luận tốt nghiệp của mình.

2. Mục đích nghiên cứu của khoá luận

Nghiên cứu thực trạng hình thành và phát triển của các tập đoàn kinh tế của Việt nam kết hợp nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trên Thế giới, từ đó đưa ra một số định hướng và giải pháp phát triển cho các tập đoàn kinh tế của Việt nam trong giai đoạn hiện nay.


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của Khoá luận là quá trình hình thành các tập đoàn kinh tế ở Việt nam, thực trạng hoạt động và vai trò của các tập đoàn đối với nền kinh tế .

Phạm vi nghiên cứu của Khoá luận được giới hạn trong các tổng công ty nhà nước phát triển theo mô hình tập đoàn. Trong đó, tập trung nghiên cứu một số tổng công ty thành lập theo quyết định 91/TTg của Thủ tướng chính phủ, gọi tắt là các tổng công ty 91, có tiềm lực kinh tế lớn trong các ngành quan trọng, đã và đang phát triển thành các tập đoàn kinh tế hiện nay như: tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt nam, tổng công ty Dầu khí Việt nam, tổng công ty Điện lực Việt nam, tổng công ty Than - Khoáng sản Việt nam, tổng công ty Đóng tàu Việt nam.

4. Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, Khoá luận đã sử dụng những phương pháp như sau:

- Phương pháp mô tả và khái quát đối tượng nghiên cứu.

- Phương pháp phân tích - tổng hợp, dựa trên các bảng số liệu từ đó phân tích và đánh giá.

- Phương pháp tư duy logic.

5. Kết cấu của Khoá luận tốt nghiệp

Ngoài phần lời mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung Khoá luận tốt nghiệp được kết cấu thành 3 chương như sau:

- Chương 1: Một số lý luận về tập đoàn kinh tế

- Chương 2:Sự hình thành và phát triển một số tập đoàn kinh tế ở Việt nam

- Chương 3: Định hướng phát triển cho các tập đoàn kinh tế ở Việt nam hiện nay


Trong quá trình nghiên cứu, do hạn chế về mặt thời gian cũng như kiến thức; bên cạnh đó, các tập đoàn kinh tế của Việt nam đang trong giai đoạn đầu thí điểm thành lập, do vậy chắc chắn Khoá luận còn nhiều thiếu sót và hạn chế. Tác giả mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các thầy cô để Khoá luận được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn cô giáo - Tiến sĩ Bùi Thị Lý đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ em hoàn thành bài Khoá luận tốt nghiệp này.


CHƯƠNG 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ‌

1. KHÁI NIỆM VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ

Hiện nay, ở nước ta, việc thành lập các tập đoàn kinh tế và mô hình “công ty mẹ và công ty con” đang diễn ra khá sôi động. Tập đoàn kinh tế là mô hình không mới với các nước phát triển nhưng với nước ta, đây là mô hình khá mới mẻ, đã có không ít những nghiên cứu tìm hiểu về mô hình này, từ đó cũng nảy sinh nhiều quan điểm khác nhau về tập đoàn kinh tế, và tuỳ theo từng quốc gia, từng tổ chức sẽ có một quan điểm của riêng mình. Trước hết tập đoàn kinh tế là một tập hợp gồm nhiều doanh nghiệp. Theo Luật Doanh nghiệp năm 2005 của Việt Nam định nghĩa: “ Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”, trong đó kinh doanh được hiểu “ là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi” (Điều 4

- Mục 1,2).

- Quan điểm thứ nhất: Tập đoàn kinh tế là pháp nhân kinh tế do Nhà nước thành lập gồm nhiều doanh nghiệp thành viên có quan hệ với nhau về sản xuất, kinh doanh (sản xuất kinh doanh), dịch vụ và tài chính.

Theo quan điểm này, tập đoàn kinh tế là thể hiện bởi các liên kết kinh tế giữa các doanh nghiệp với nhau về sản xuất kinh doanh, dịch vụ và tài chính giữa các chủ thể thành viên và tập đoàn kinh tế là pháp nhân kinh tế tức là có tư cách pháp nhân. Mà theo điều 84 - Bộ luật dân sự Việt Nam, pháp nhân được định nghĩa như sau: “Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau:

• Được thành lập hợp pháp.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/09/2022