Tiến Trình Xây Dựng Thương Hiệu Điểm Đến

chính sách, quy định,… về phát triển du lịch sẽ tạo nên rất nhiều khó khăn cho việc đẩy mạnh các công tác về đầu tư, kêu gọi đầu tư, thu hút khách du lịch hay tạo điều kiện kinh doanh các sản phẩm du lịch, dịch vụ du lịch. Và cũng vì thế cho nên, không thể kì vọng việc xây dựng thương hiệu cho cơ sở đó sẽ có kết quả như mong đợi. Ngược lại, nếu chính sách lãnh đạo thông thoáng, mở cửa sẽ là một điều kiện vô cùng thuận lợi để phát triển thương hiệu du lịch của địa phương.

Nguồn vốn:

Muốn có cơ sở hạ tầng tốt, muốn có nguồn lực để phát triển du lịch một cách toàn diện và các điều kiện để thực hiện các chương trình quảng cáo, tuyên truyền về du lịch thì cần phải có vốn, tức là điều kiện tài chính. Đặc biệt, quá trình xây dựng một thương hiệu du lịch cần trải qua rất nhiều các bước cần đến nguồn tài chính tốt, đặc biệt là về công tác truyền thông, quảng cáo. Một vấn đề nữa cần quan tâm tới yếu tố này, đó chính là việc phát triển nguồn vốn, việc huy động nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn cần có một kế hoạch cụ thể và hợp lí, tránh trường hợp gây lãng phí, không đúng chỗ, không đúng thời điểm hay không cần thiết trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu điểm du lịch.

Cơ sở hạ tầng và hệ thống thông tin:

Một điểm du lịch phát triển cần có cơ sở hạ tầng vững mạnh và một hệ thống thông tin thuận lợi, phục vụ cho nhu cầu của khách và công tác truyền thông điểm đến. Cơ sở hạ tầng nghèo nàn, lạc hậu cùng hệ thống thông tin yếu kém sẽ là những rào cản lớn trong công tác phát triển du lịch nói chung và công tác xây dựng thương hiệu du lịch nói riêng.

Chất lượng sản phẩm du lịch:

Nếu muốn thu hút khách du lịch đến với điểm du lịch nhiều hơn thì điểm du lịch đó phải có các yếu tố hấp dẫn. Bên cạnh đó, việc xây dựng thương hiệu du lịch cũng đòi hỏi các phương diện về sản phẩm du lịch như:

sản phẩm phải độc đáo, khác biệt và thực sự hấp dẫn. Sản phẩm du lịch có chất lượng kém, dịch vụ chưa tốt hoặc các nguồn lực lao động thiếu tính chuyên nghiệp sẽ làm cho hình ảnh về điểm đến bị giảm sút, thậm chí là bị phai mờ trong tâm trí khách du lịch.

Cộng đồng dân cư:

Hiện trạng du lịch của nhiều địa phương đã là minh chứng cho việc: Sự tham gia của cộng đồng địa phương là vô cùng quan trọng. Dân cư cùng với những đặc điểm về văn hóa, lối sống, phong tục – tập quán,… luôn là những điểm thu hút mạnh mẽ đối với khách du lịch. Bên cạnh đó, sự tham gia của cộng đồng dân cư trong môi trường du lịch sẽ tạo ra những tác động không nhỏ tới hình ảnh du lịch của địa phương. Thực tế ở Việt Nam cho thấy, du khách thường có những phản ứng tiêu cực đối với các địa điểm du lịch có tính trạng lôi kéo khách khách hàng, giá cả bị ép quá cao,… Chính vì thế, cần nâng cao nhận thức của người dân trong việc nâng cao chất lượng hình ảnh tại điểm đến trong du lịch và hướng tới mục tiêu phát triển du lịch bền vững trong tương lai.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

Môi trường: Vấn đề bảo vệ môi trường đang đặt ra nhiều thách thức không chỉ đối với du lịch mà còn với nhiều các ngành nghề, lĩnh vực khác. Khách du lịch khi đi du lịch cũng ngày càng quan tâm nhiều tới vấn đề môi trường tại điểm đến. Tình trạng ô nhiễm trầm trọng, khí hậu biến đổi cùng các hệ lụy gây nên từ ô nhiễm môi trường đang là vấn nạn lớn đặt ra, ảnh hưởng trực tiếp tới hành vi du lịch của du khách và hình ảnh của điểm du lịch.

Vấn đề an toàn, an ninh tại điểm đến: Trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động, chiến tranh, khủng bố đang là nguyên nhân của sự phá vỡ nền hòa bình thế giới, khách du lịch cũng có nhiều thay đổi trong lựa chọn điểm đến hơn. Vấn đề an ninh, an toàn cho khách du lịch trở thành một đề tài hằng xuyên và đáng quan tâm của nhiều cơ sở kinh doanh du lịch. Cần có sự

Xây dựng thương hiệu du lịch cho Di sản thế giới thành nhà Hồ ở Thanh Hóa - 5

phối hợp đặc biệt, nhịp nhàng và đòi hỏi tinh thần trách nhiệm của tất cả các cơ quan ban ngành, đặc biệt là các cơ quan có thẩm quyền tại địa phương nơi có hoạt động du lịch diễn ra.

1.3.2. Tiến trình xây dựng thương hiệu điểm đến

Tiến trình xây dựng điểm đến du lịch thường trải qua các bước sau:

Điều tra thị trường và phân tích điểm đến: Xác định thị trường mục tiêu được coi là khâu đầu tiên và rất quan trọng trong tiến trình xây dựng điểm đến và quảng bá thương hiệu về sau. Dựa vào các đặc điểm của tài nguyên du lịch (Thông qua đánh giá tài nguyên), các điểm hấp dẫn của tài nguyên,… để xác định khách hàng mục tiêu, khách hàng tiềm năng,… Thêm vào đó, người làm công tác xây dựng thương hiệu cần phân tích các yếu tố về điểm đến để xây dựng một thương hiệu bao gồm: Có khả năng lôi cuốn khách du lịch; Đơn giản, dễ nhớ, dễ hiểu; Định vị tốt; Bộc lộ được nét độc đáo của điểm đến; Được số đông ủng hộ, chấp nhận;…

Sáng tạo sự đồng nhất và nhận dạng của thương hiệu: Sau khi đã xác định được thị trường mục tiêu, đặc điểm của sản phẩm cũng như các tiêu chí xây dựng thương hiệu, người thiết kế cần quan tâm đến nguyên tắc đồng nhất và yếu tố nhận dạng của thương hiệu để tiến hành thiết kế thương hiệu. Các phương diện màu sắc, hình dáng, âm thanh,… phải có sự hòa hợp và dễ dàng nhận biết cho người tiếp nhận thông tin. Nội dung của thương hiệu, hay nói theo cách khác chính là thông điệp của thương hiệu sẽ được truyền tải phần lớn qua Slogan (Câu khẩu hiệu). Tùy thuộc vào sản phẩm, người thiết kế khẩu hiệu sẽ lựa chọn slogan cảm tính hay slogan lí tính. Nhìn chung, đối với các sản phẩm dịch vụ nói chung và du lịch nói riêng, các slogan thường là cảm tính hoặc kết hợp cả cảm tính và lí tính để nâng cao khả năng lôi cuốn khách du lịch.

Giới thiệu thương hiệu: Khi đã hoàn thành xong thương hiệu, bước

tiếp theo sẽ là kết hợp các dạng thức truyền đạt nhằm quảng cáo, giới thiệu sản phẩm. Các phương tiện truyền thông bao gồm: kênh thông tin gián tiếp (Báo chí, tạp chí, tập gấp, catalog, truyền hình, truyền thanh, Internet,…), các sự kiện như hội thảo, họp báo, triển lãm du lịch, lễ hội, lễ kỉ niệm,… kết hợp với hiệu ứng đám đông, môi trường để tạo ra kết quả tốt nhất.

Thực hiện thương hiệu: Triển khai dưới nhiều hình thức và cách thể hiện khác nhau tạo nên một hệ thống tín hiệu chung cho thương hiệu điểm đến. Để thực hiện thương hiệu một cách có hiệu quả cao, ngoài các biện pháp truyền thông, sự kiện, thương hiệu cần được đăng kí, bảo hộ về nhãn hiệu, logo,… nhằm đảm bảo lâu dài cho thương hiệu cũng là một yêu cầu vô cùng quan trọng. Nhờ việc này, vấn đề thương hiệu vừa không bị xâm phạm, vừa tránh các tác nhân xấu gây ảnh hưởng đến điểm du lịch (do tình trạng làm nhái, làm giả).

Đo lường đánh giá và nhận xét: Công việc cuối cùng trong tiến trình xây dựng thương hiệu chính là đo lường, đánh giá và nhận xét về thương hiệu. Công việc này cần bao gồm các nội dung về mức độ cảm nhận của người tiếp nhận thông điệp, mức độ thâm nhập thị trường của thương hiệu, tác động của thương hiệu và các vấn đề liên quan khác như độ dễ nhớ, tránh gây hiểu lầm cho đối tượng tiếp nhận,…

Các công việc nêu trên cần có sự kết hợp đồng bộ, thực hiện nghiêm túc và chuyên nghiệp. Chính những điều này sẽ đem lại hiệu quả cho công tác xây dựng và phát triển thương hiệu điểm đến trong du lịch.

1.4. Duy trì và phát triển thương hiệu điểm đến

Xây dựng được thương hiệu đã khó, giữ và phát triển được thương hiệu lại càng khó hơn.

Công tác duy trì và phát triển thương hiệu điểm đến đang là bài toán khó đối với tất cả các điểm du lịch trên thế giới. Muốn duy trì được thương hiệu điểm đến, người làm công tác quản lí cần phải chú ý tới các vấn đề về

chất lượng sản phẩm, đầu tư, tuyên truyền quảng cáo và đặc biệt là thu hút sự tham gia ngày càng tích cực của cộng đồng địa phương. Cụ thể như sau:

Phát triển du lịch đi đôi với giữ vững và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch: điểm du lịch ngày càng hấp dẫn, chất lượng phục vụ nâng cao,…

Bảo vệ các giá trị du lịch: bảo tồn, tôn tạo các điểm du lịch di tích, tránh các tác động từ con người, môi trường gây ảnh hưởng không tốt đến hình ảnh của điểm du lịch.

Thu hút đầu tư tại điểm đến: Cần tạo cơ hội đầu tư cũng như có các kế hoạch đầu tư nâng cao cơ sở hạ tầng du lịch, cơ sở hạ tầng nói chung (Giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống điện, hệ thống cấp thoát nước,…) nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa dạng của khách du lịch.

Tăng cường tổ chức các sự kiện về du lịch: Hội chợ thương mại, hội nghị, hội thảo, các festival,… để thu hút nhiều khách du lịch hơn và gây nhiều sự chú ý của du khách hơn.

Tăng cường các công tác về truyền thông, quảng bá sản phẩm du lịch cùng các dịch vụ kèm theo nhằm đánh thức và thúc đẩy hành vi tiêu dùng của khách du lịch.

Huy động mọi tầng lớp dân cư địa phương tham gia vào các hoạt động như: bảo vệ môi trường, bảo vệ các di tích, tài nguyên du lịch,…

Như vậy, việc định vị thương hiệu du lịch có rất nhiều các công việc đòi hỏi một kế hoạch, một chiến lược cụ thể. Bên cạnh việc xây dựng, phát triển thương hiệu, các nhà làm du lịch cũng cần quan tâm đến việc thường xuyên duy trì các công tác quảng bá, khẳng định lại thương hiệu để khách hàng luôn nhận diện được sự tồn tại và phát triển của thương hiệu. Đó chính là những yêu cầu quan trọng của công tác định vị thương hiệu, đặc biệt là định vị thương hiệu trong du lịch nhằm kích thích nhu cầu sử dụng sản phẩm du lịch của du khách.

1.5. Những bài học kinh nghiệm

Xây dựng thương hiệu du lịch không chỉ là nhiệm vụ của một quốc gia, một vùng mà còn là sứ mệnh của từng địa phương, của mọi người dân trong cộng đồng dân cư.

Vấn đề xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch ở Việt Nam mới chỉ bắt đầu được đề cập đến nhiều kể từ năm 2007, khi Philip Kotler – người được coi là cha đẻ của marketing hiện đại với quan điểm của chính phủ, cơ quan nhà nước cũng phải làm marketing đến Việt Nam nói chuyện với các doanh nghiệp, gợi ý Việt Nam có thể định vị là bếp ăn của thế giới.

Trong những năm qua, một số tỉnh thành của nước ta đã không chỉ quan tâm đến vấn đề phát triển thương hiệu du lịch địa phương mà còn đã đạt được những thành quả hết sức tốt đẹp. Trong số đó, điển hình có các địa phương như thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Tháp.

Với thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh thành luôn đi đầu đất nước về sự hội nhập và mở cửa, đã đầu tư tìm hiểu và thậm chí còn hợp tác với một đơn vị tư vấn thương hiệu quốc tế để có thể đề ra phương án chiến lược cho điểm đến, đồng thời triển khai thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu điểm đến cho địa phương. Trong công tác này, thành phố Hồ Chí Minh đã tập trung khai thác và làm rõ các khía cạnh được xem là “giá trị cốt lõi” của thành phố như sau: Thứ nhất, “sự bận rộn đa sắc màu”; thứ hai “Sức sống trẻ”; thứ ba “thành phố sôi động ngày và đêm”; thứ tư “duyên dáng và cởi mở”; thứ năm “tính cách hiện đại”; thứ sáu “nụ cười thân thiện” và cuối cùng là “hội nhập văn hóa”. Từ những giá trị trên, thành phố Hồ Chí Minh đã xây dựng nên câu khẩu hiệu chính thức mang tên: “Vibrant Ho Chi Minh city” (Tạm dịch: Thành phố Hồ Chí Minh sống động”).

Đối với Đồng Tháp, một tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long với nhiều nét văn hóa, cảnh quan thiên nhiên đặc sắc, độc đáo cũng đã quyết tâm tạo dựng nên thương hiệu cho riêng mình. Đầu tiên, tỉnh đã tìm hiểu và đi sâu phân tích

nhu cầu, cảm nhận của du khách về Đồng Tháp. Qua đó, địa phương đã định vị mình bằng việc xác định rõ Đồng Tháp “là điểm đến du lịch sinh thái – văn hóa cộng đồng và tâm linh thiền học”. Đến với Đồng Tháp là đến với sự thư giãn trong không gian sen, với thiên nhiên trong lành và tìm thấy tinh thần thanh thoát. Khẩu hiệu “Đồng Tháp thuần khiết như hồn sen” đã được xây dựng và trở thành giá trị cốt lõi được cả tỉnh đề cao, hướng đến thực hiện.

Cùng với việc xác định giá trị cốt lõi của thương hiệu điểm đến tỉnh, Đồng Tháp đã có nhiều nỗ lực trong việc nghiên cứu xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù. Đi cùng đó là công tác trùng tu, tôn tạo di tích, danh lam thắng cảnh, phục hồi các làng nghề truyền thồn,… nhằm tạo nên hình ảnh đẹp cho địa phương.

Có thể thấy, các địa phương nêu trên không chỉ thực hiện xây dựng thương hiệu bằng việc tạo ra một nhận diện thương hiệu khả thi mà còn hướng đến việc duy trì và tạo nên sự thống nhất trong nhận diện thương hiệu bằng các biện pháp đi cùng. Đây là công việc luôn đòi hỏi sự đầu tư có định hướng và kế hoạch rõ ràng. Nó cũng là cả một quá trình lâu dài, không chỉ dừng lại ở hiện tại mà chủ yếu phải hướng đến kết quả trong tương lai, những giá trị lâu bền và thuyết phục.

Kết luận chương 1

Trong chương 1, tác giả đã tập trung nghiên cứu các vấn đề mang tính cơ sở lí luận của đề tài.

Với lý thuyết chung, tác giả đã đưa ra khái niệm, vai trò và giá trị của thương hiệu. Có thể thấy rằng, thương hiệu là yếu tố được xây dựng nên từ trí tuệ của con người nhằm nỗ lực tạo ra các dấu hiệu, giá trị, sự cảm nhận của khách hàng về sản phẩm và doanh nghiệp. Vì vậy, muốn xây dựng thương hiệu cho sản phẩm thì trước tiên doanh nghiệp cần phải tạo nên giá trị sản phẩm sao cho độc đáo và hấp dẫn người tiêu dùng.

Để bổ sung vào cơ sở lý luận về xây dựng thương hiệu của đề tài, tác

giả cũng đã chỉ ra các yếu tố của thương hiệu và quy trình xây dựng thương hiệu nói chung. Trong đó, tác giả đã chỉ ra các yếu tố không thể thiếu trong xây dựng thương hiệu như tên thương hiệu, biểu trưng, câu khẩu hiệu và một số yếu tố khác. Trong quy trình xây dựng thương hiệu, doanh nghiệp cần đầu tư từng bước một, thực hiện đồng bộ nhằm tạo nên sự hài hòa, kết nối giữa các yếu tố của thương hiệu để khách hàng dễ nhận diện và ghi nhớ.

Qua phần lý thuyết chung tổng hợp, tác giả đã đi sâu xây dựng lý thuyết về điểm đến và xây dựng thương hiệu điểm đến. Để thu hút được nhiều khách du lịch, điểm đến ngoài việc phải có điểm hấp dẫn du lịch còn phải tạo cho mình một hình ảnh ấn tượng và sâu sắc.

Để xây dựng được một thương hiệu điểm đến đạt hiệu quả, chúng ta cần xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình xây dựng thương hiệu điểm đến. Đồng thời, cần hoạch định rõ tiến trình xây dựng và đề ra các phương án nhằm duy trì và phát triển thương hiệu điểm đến.

Từ cơ sở lý luận xây dựng trong chương 1, tác giả sẽ tiến hành phân tích và làm rõ thực trạng xây dựng thương hiệu di sản thế giới thành nhà Hồ trong chương 2.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/04/2023