Thực Trạng Xây Dựng Thương Hiệu Du Lịch Tỉnh Vĩnh Long


cỡ một công trình văn hóa lịch sử và là một điểm đến nổi bậc đối với du khách khi một lần ghé thăm Vĩnh Long.

4.1.3 Thực trạng xây dựng thương hiệu du lịch tỉnh Vĩnh Long

4.1.3.1 Công tác Thông tin, tuyên truyền, quảng bá

Từ năm 2015, trang thông tin điện tử của tỉnh Vĩnh Long đã liên kết thêm với 04 tỉnh, bao gồm: Sơn La, Cà Mau, Bình Thuận, Đắk Lắk. Năm 2016, trang thông tin điện tử của tỉnh Vĩnh Long đã đăng tải 770 tin, thu hút 308.607, tổng số lượt truy cập đến nay 13.959.682 lượt, tăng 600 tin bài so với năm 2015, thu hút 13 cộng tác viên tham gia viết tin, viết bài góp phần nâng cao chất lượng tin bài phục vụ nhu cầu tìm hiểu thông tin du khách. Mặc khác, đơn vị còn cho in ấn các ấn phẩm để quảng bá, đăng bài trên tạp chí Du lịch và Báo Vĩnh Long.

Lên kế hoạch cụ thể trong việc quảng bá vào các thị trường khách mục tiêu trong nước và ngoài nước, cụ thể: thị trường Tp. HCM (trong nước), thị trường Nga (ngoài nước). Mỗi thị trường khách có những đặc điểm về nhu cầu du lịch khác nhau, cho nên cần lên kế hoạch quảng bá sản phẩm du lịch phù hợp tại mỗi thị trường nhất định.

4.1.3.2 Công tác tham gia và tổ chức các sự kiện

Bên cạnh công tác thông tin, tuyên truyền quảng bá thì Tỉnh cũng đã tham gia các hội thảo, sự kiện về du lịch để phát triển sản phẩm du lịch: Hội chợ Du lịch Quốc tế thành phố Đà Nẵng (BMTM); Hội chợ lữ hành quốc tế thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 12 (ITE); Hội nghị hợp tác giữa các địa phương Việt Nam – Pháp lần thứ 10 tại Cần Thơ; như Ngày hội Du lịch thành phố Hồ Chí Minh, tham gia các hoạt động nhân sự kiện Năm Du lịch Quốc gia Phú Quốc – Kiên Giang 2016. Ngoài ra còn tham gia viết tham luận tại các hội thảo khoa học về du lịch do các cơ quan đơn vị của Trung ương và địa phương tổ chức,... Mặc khác, tỉnh Vĩnh Long lên ý tưởng xây dựng các chương trình, hội thi, hội thảo, cuộc thi mang tính đặc trưng riêng cho tỉnh nhằm quảng bá sản phẩm du lịch của mình Hội thi ẩm thực lễ hội Lăng Ông tại huyện Trà Ôn và Hội thi ẩm thực truyền thống Khmer với chủ đề “Món ngon ngày Tết cổ truyền” tại huyện Tam Bình.


4.1.3.3 Công tác khảo sát

Tham gia Đoàn khảo sát tuyến du lịch đường bộ Campuchia và Thái Lan kết nối ĐBSCL do Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long tổ chức.

Tham gia đoàn khảo sát các điểm có tiềm năng khai thác, phát triển du lịch trên địa bàn huyện Tam Bình và 04 xã cù lao An Bình phục vụ dự án hạ tầng du lịch 2017 – 2021

Phối hợp cùng các đơn vị lữ hành tại Tp. Hồ Chí Minh và Hà Nội thực hiện khảo sát thực tế về chương trình du lịch cũng như các loại hình du lịch tại Vĩnh Long. Bên cạnh đó, hỗ trợ và hướng dẫn Sở VHTTDL Cần Thơ; Đoàn Sóc Trăng đến khảo sát học tập kinh nghiệm tại Vĩnh Long (Sở văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Vĩnh Long, 2016).

Nhìn chung, Vĩnh Long cũng đã có ý thức về việc đưa hình ảnh du lịch Vĩnh Long đến du khách nhưng chiến lược quảng bá khuếch trương vẫn chưa có thông điệp chung và rò ràng. Hình ảnh về điểm đến Vĩnh Long chưa nổi bật và chưa rò ràng trong tâm trí của du khách, đòi hỏi phải có một chiến lược khuếch trương thông qua một khẩu hiệu và biểu tượng thống nhất.

4.2 Kết quả nghiên cứu

4.2.1 Mô tả mẫu nghiên cứu

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu du lịch tỉnh Vĩnh Long được thực hiện thông qua việc khảo sát, phỏng vấn trực tiếp 250 khách du lịch tại các điểm đến ở Vĩnh Long. Tuy nhiên, trong quá trình khảo sát có những sai sót, cho nên chỉ có 229 phiếu khảo sát có thể sử dụng thực hiện phân tích. Trước tiên, cần khái quát về mẫu quan sát thực hiện nghiên cứu, Bảng

4.2 thể hiện thông tin chung của khách du lịch. Thông tin chung được thống kê bao gồm: giới tính, nơi đến, độ tuổi, trình độ học vấn.

Về giới tính, theo kết quả thống kê cho thấy có sự chênh lệch về giới tính giữa nam và nữ của khách du lịch. Cụ thể, giới tính nam có 44,5%; giới tính nữ chiếm 55,5%. Tuy có chênh lệch về giới tính của đáp viên nhưng không nhiều. Du lịch là một trải nghiệm, giúp người tham gia có được nhiều điều hiểu biết và thư giãn sau thời gian làm việc và học tập mệt mỏi. Do đó, trong cuộc sống hiện


ai cũng mong muốn được tham gia các chuyến du lịch. Qua đây cho thấy, dường như không có sự phân biệt về giới tính của những người đi du lịch.

Bảng 4.2: Mô tả mẫu nghiên cứu

Thông tin

Khách du lịch

Tỷ lệ (%)

Giới tính



Nam

102

44,5

Nữ

127

55,5

Tổng

229

100,0

Nơi đến



Quốc tế

30

13,1

Trong nước

199

86,9

Tổng

229

100,0

Tuổi



Dưới 18 tuổi

11

4,8

18 – 35 tuổi

157

68,6

36 – 45 tuổi

51

22,3

Trên 45 tuổi

10

4,4

Tổng

229

100,0

Trình độ học vấn



THPT trở xuống

19

8,3

Trung cấp

29

12,7

Đại học/Cao đẳng

155

67,7

Sau đại học

26

11,4

Tổng

229

100,0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu Du lịch Vĩnh Long - 9

(Nguồn: Kết quả khảo sát 229 khách du lịch, 2017)

Về nơi đến, để cỡ mẫu có tính đại diện hơn tác giả tiến hành phỏng vấn cả khách trong nước và khách quốc tế. Kết quả thống kê thể hiện, khách quốc tế chiếm 13,1% và khách trong nước chiếm 86,9%. Có sự chênh lệch về nơi đến của khách du lịch, kết quả này cũng dễ hiểu vì tại Vĩnh Long khách du lịch trong nước chiếm tỷ trọng nhiều hơn so với khách quốc tế.

Về độ tuổi, theo kết quả thống kê ở Bảng 4.2 thể hiện, độ tuổi dưới 18 tuổi chiếm 4,8%; độ tuổi từ 18 – 35 tuổi chiếm 68,6%; độ tuổi từ 36 – 45 tuổi chiếm 22,3%; độ tuổi trên 45 tuổi chiếm 4,4%. Có sự chênh lệch về độ tuổi của đáp viên, độ tuổi từ 18 – 45 chiếm tỷ trọng nhiều hơn với độ tuổi dưới 18 tuổi và trên 45 tuổi. Điều này có thể giải thích, ở độ tuổi dưới 18 là độ tuổi chưa trưởng thành, phụ thuộc nhiều vào gia đình; ở độ tuổi trên 45 con người thường


có xu hướng trầm tính hơn, không thích những nơi đông đúc. Chính vì thế, độ tuổi từ 18 – 45 là độ tuổi đi du lịch nhiều hơn.

Về trình độ học vấn, trình độ học vấn từ THPT trở xuống chiếm 8,3%; trình độ học vấn là Trung cấp chiếm 12,7%; trình độ học vấn là Đại học/Cao đẳng chiếm 67,7%; trình độ học vấn là Sau Đại học chiếm 11,4%. Qua đây cho thấy, trình độ từ Cao đẳng trở lên chiếm tỷ trọng lớn hơn, con người ngày càng có xu hướng nâng cao trình độ học vấn. Hơn thế, những người có trình độ học vấn thường được làm việc tại các tổ chức kinh tế, cho nên việc đi du lịch thuận tiện hơn so với những người có trình độ thấp.

4.2.2 Hoạt động du lịch của du khách tại các điểm đến Vĩnh Long

4.2.2.1 Mục đích đến điểm du lịch tỉnh Vĩnh Long

Trong cuộc sống hiện đại, việc đi du lịch không chỉ nhằm mục đích thư giãn, vui chơi, giải trí nữa mà người tham gia có thể kết hợp giữa nhiều mục đích. Theo kết quả khảo sát được thể hiện ở Bảng 4.3 cho thấy, mục đích đi du lịch bao gồm: tham quan, du lịch; công tác kinh doanh; thăm người thân, bạn bè; hội thảo; hội nghị, triễn lãm; khác.

Bảng 4.3: Mục đích đến du lịch tỉnh Vĩnh Long

Mục đích chuyến du lịch

Khách du lịch

Tỷ lệ (%)

Tham quan, du lịch

144

62,9

Công tác kinh doanh

35

15,3

Thăm người thân, bạn bè

33

14,4

Hội thảo

10

4,4

Hội nghị, triễn lãm

4

1,7

Khác

3

1,3

Tổng

229

100,0

(Nguồn: Kết quả khảo sát 229 khách du lịch, 2017)

Theo đó, mục đích quan quan, du lịch chiếm tỷ trọng lớn nhất (62,9%); mục đích công tác kinh doanh chiếm 15,3%; mục đích thăm người thân, bạn bè chiếm 14,4%; mục đích hội thảo chiếm 4,4%; mục đích hội nghị, triển lãm chiếm 1,7%; mục đích khác chiếm 1,3%. Vĩnh Long là một tỉnh đang phát triển, việc tổ chức các hội thảo, hội nghị, triễn lãm chưa được triển khai nhiều, cho nên du lịch kết hợp với hội thảo, hội nghị, triển lãm không phát triển. Tuy nhiên, tỉnh Vĩnh Long cần chủ trương, khuyến khích hội nghỉ, hội thảo, triễn lãm tổ


chức tại tỉnh, từ đây có thể thu hút thêm được khách du lịch và tăng cường quảng bá thương hiệu du lịch tỉnh Vĩnh Long.

4.2.2.2 Số lần đến tham quan du lịch tỉnh Vĩnh Long

Số lần đến tham quan du lịch tại Vĩnh Long phần nào cho thấy được sự hấp dẫn của điểm đến, có thu hút khách du lịch quay lại với điểm đến du lịch. Kết quả thống kê về số lần đến tham quan du lịch tại Vĩnh Long được thể hiện ở Hình 4.2.

4 lần

7%

7%

Lần đầu tiên

35%

3 lần

17%

2 lần

Trên 5 lần



34%


Hình 4.2: Số lần đến tham quan du lịch tỉnh Vĩnh Long

(Nguồn: Kết quả khảo sát 229 khách du lịch, 2017)

Theo đó, lần đầu tiên đến chiếm 35%; lần thứ 2 chiếm 34%; lần thứ 3 chiếm 17%; lần thứ tư chiếm 7%; trên 5 lần chiếm 7%. Với kết quả này thể hiện, khách du lịch đến tham quan du lịch tại Vĩnh Long nhiều lần chiếm tỷ trọng lớn. Qua đó cho thấy, điểm đến du lịch Vĩnh Long có nhiều tiềm năng phát triển, thu hút khách du lịch, khách du lịch sẵn sàn quay lại.

4.2.2.1 Thời gian ở lại của chuyển tham quan du lịch tỉnh Vĩnh Long

Các điểm đến du lịch ở tỉnh Vĩnh Long ngày càng được đầu tư, cải thiện hoạt động để phục vụ được khách du lịch với nhu cầu ngày càng cao, với mong muốn khách du lịch sẵn sàng ở lại và chi trả tại các điểm du lịch. Bảng 4.4 thể hiện thời gian ở lại tham quan du lịch tỉnh Vĩnh Long.


Mục đích chuyến du lịch

Khách du lịch

Tỷ lệ (%)

Một ngày

93

40,6

2 – 4 ngày

103

45,0

5 – 7 ngày

23

10,0

Trên 7 ngày

10

4,4

Tổng

229

100,0

Bảng 4.4: Thời gian ở lại tham quan du lịch tỉnh Vĩnh Long


(Nguồn: Kết quả khảo sát 2297 khách du lịch, 2017) Theo đó, khách du lịch chỉ ở lại du lịch tỉnh Vĩnh Long một ngày chiếm 40,6%; ở lại từ 2 – 4 ngày chiếm 45,0%; ở lại từ 5 – 7 ngày chiếm 10,0%; ở lại trên 7 ngày chiếm 4,4%. Các điểm du lịch của tỉnh Vĩnh Long chủ yếu là các điểm du lịch sinh thái, Homestay, cho nên để trải nghiệm được hết dịch vụ du lịch thì thời gian khách du lịch ở lại các điểm du lịch. Chính vì thế, thời gian ở lại của khách du lịch tại các điểm du lịch của tỉnh Vĩnh Long trên 2 ngày chiếm

tỷ trọng lớn.

4.2.2.1 Hình thức chuyến tham quan du lịch tỉnh Vĩnh Long

Đối với một chuyến du lịch, khách du lịch có thể lựa chọn hình thức du lịch tự do hoặc du lịch theo tour. Đối với du lịch tự do, khách du lịch phải chuẩn bị mọi thức để đến được với điểm du lịch. Còn đối với du lịch theo tour, khách du lịch thông qua công ty du lịch, khách du lịch không phải chuẩn bị nhiều vì đã được dịch vụ tour hỗ trợ toàn bộ nhưng chi phí sẽ cao hơn so với du lịch tự do. Bảng 4.3 là kết quả thống kê về hình thức chuyến tham quan du lịch của du khách ở tỉnh Vĩnh Long.


Theo tour

19%

Tự do

81%


Bảng 4.3: Hình thức chuyến du lịch

(Nguồn: Kết quả khảo sát 229 khách du lịch, 2017)


Theo kết quả thể hiện, khách du lịch đến các điểm đến du lịch tỉnh Vĩnh Long theo hình thức tour chiếm 19%; khách du lịch đi theo hình thức tự do chiếm đến 81%. Thực tế cho thấy, khách du lịch lựa chọn đi theo tour thường trong trường hợp được cơ quan, nơi làm việc tổ chức hoặc khi đến điểm du lịch khách du lịch không có nhiều thông tin về điểm đến. Chính vì thế, đi du lịch tự do luôn là lựa chọn của nhiều khách du lịch. Hơn thế, đi du lịch theo hình tự do, khách du lịch được tự do thời gian, tự do trong các lựa chọn (khách sạn, điểm ăn uống,…) và đặc biệt là chi phí sẽ thấp hơn so với hình thức du lịch theo tour.

4.2.3 Kiểm định độ tin cậy thang đo thông qua hệ số Cronbach’s

Alpha

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu du lịch

tỉnh Vĩnh Long được thực hiện thông qua việc tham khảo nhiều nghiên cứu cũng như lý thuyết về thương hiệu trong và ngoài nước. Từ đó, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu du lịch tỉnh Vĩnh Long với các biến độc lập bao gồm: tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng du lịch, bầu không khí du lịch, chi phí hợp lý khả năng tiếp cận, sự hấp dẫn của điểm đến và biến phụ thuộc là thương hiệu du lịch tỉnh Vĩnh Long. Tất cả các nhân tố được đề cập được ước lượng thông qua nhiều biến quan sát và được đo lượng thông qua thang đo likert 5 mức độ từ rất không đồng ý đến rất đồng ý.

Chính vì thế, bước đầu tiên trong mục tiêu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu du lịch tỉnh Vĩnh Long là đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha. Như đã đề cập trong phần lý thuyết phương pháp nghiên cứu ở chương 3, thang đo đáng tin cậy và có thể sử dụng để đo lường tốt cho khái niệm thì hệ số Cronbach’s Alpha phải có giá trị lớn hơn 0,6 và giá trị này càng lớn càng thể hiện được độ tin cậy. Mặt khác, cần phải loại bỏ các biến rác ra khỏi bộ thang đo, các biến rác là các biến có hệ số tương quan biến tổng bé hơn 0,3. Bên cạnh đó, các biến có hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến sẽ lớn hơn so với hệ số Cronbach’s Alpha của cả thang đo cũng sẽ bị loại khỏi bộ thang đo để tăng độ tin cậy cho thang đo. Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo của các biến độc lập và biến phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu được thể hiện ở Bảng 4.5.


Bảng 4.5: Kết quả kiểm định thang đo thông qua hệ số Cronbachs’s Alpha

Nhân tố

Hệ số tương quan biến tổng

Cronbach’s Alpha nếu biến bị loại

Tài nguyên du lịch

Hệ số Cronbach’s Alpha = 0,881

TN1

0,780

0,842

TN2

0,720

0,856

TN3

0,741

0,849

TN4

0,627

0,875

TN5

0,737

0,850

Cơ sở hạ tầng du lịch

Hệ số Cronbach’s Alpha = 0,847

HT1

0,757

0,786

HT2

0,654

0,816

HT3

0,612

0,827

HT4

0,463

0,859

HT5

0,797

0,774

Bầu không khí du lịch

Hệ số Cronbach’s Alpha = 0,892

KK1

0,716

0,875

KK2

0,735

0,869

KK3

0,747

0,866

KK4

0,742

0,868

KK5

0,748

0,866

Chi phí hợp lý

Hệ số Cronbach’s Alpha = 0,959

CP1

0,892

0,949

CP2

0,885

0,952

CP3

0,923

0,939

CP4

0,905

0,945

Khả năng tiếp cận

Hệ số Cronbach’s Alpha = 0,924

TC1

0,829

0,903

TC2

0,825

0,902

TC3

0,849

0,893

TC4

0,808

0,907

Sự hấp dẫn của điểm đến

Hệ số Cronbach’s Alpha = 0,947

HD1

0,871

0,932

HD2

0,807

0,943

HD3

0,898

0,927

HD4

0,873

0,932

HD5

0,833

0,939

Thương hiệu du lịch

Hệ số Cronbach’s Alpha = 0,939

TH1

0,857

0,921

TH2

0,852

0,921

TH3

0,870

0,915

TH4

0,847

0,923

(Nguồn: Kết quả khảo sát 229 khách du lịch, 2017)

Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo cho thấy, hệ số Cronbach’s Alpha của các thang đo trong mô hình nghiên cứu luôn có giá trị lớn hơn 0,8. Điều này thể hiện rằng các bộ thang đo sử dụng trong mô hình nghiên cứu đều

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 07/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí