Tăng lợi nhuận và tăng thu nhập cho doanh nghiệp.
Mở rộng và duy trì thị trường.
Tăng cường thu hút lao động và việc làm.
Tăng sản lượng và doanh số hàng hóa.
Tăng giá trị sản phẩm do người tiêu dùng phải trả tiền mua uy tín của sản phẩm.
Nguyên liệu để sản xuất ra sản phẩm tăng, điều này dẫn tới tăng trưởng cho kinh tế nói chung.
1.1.4. Các yếu tố của thương hiệu
Để xây dựng nên một thương hiệu vững chắc trong tâm trí người tiêu dùng, các doanh nghiệp cần bắt đầu từ việc tạo ra ý tưởng và hiện thực hóa ý tưởng thông qua việc thiết kế. Ý tưởng là vô cùng quan trọng bởi nó có tính quyết định cho một thương hiệu thành công hay không. Có nhiều ý kiến xoay quanh việc thiết kế một thương hiệu bao gồm những yếu tố nào. Theo từ điển Bách khoa toàn thư, thương hiệu là sự kết hợp của hai thành phần chính: Phần đọc được và phần không đọc được. Phần đọc được được thể hiện thông qua các yếu tố về tên doanh nghiệp, tên sản phẩm, câu khẩu hiệu,… Còn phần không đọc được (tức là chỉ có thể được nhận biết bằng thị giác) sẽ được thông qua các phương diện như hình ảnh, biểu tượng (Symbol), màu sắc, kiểu dáng thiết kế của các vật dụng liên quan đến sản phẩm (hình của sản phẩm, bao bì,…). Trong bài nghiên cứu này, tác giả xin được phép lựa chọn cách xác định của Jay Lipe, chuyên viên công ty thương hiệu Lantabrand. Ông xác định thiết kế thương hiệu cần bao gồm đầy đủ các yếu tố sau đây:
Tên thương hiệu (Brand name): Đây được xem là yếu tố tiên quyết cho việc xây dựng một thương hiệu. Tên thương hiệu thường được lấy ý tưởng từ chữ cái đầu tiên của người sáng lập ra nó, hoặc tên được chủ doanh nghiệp lựa chọn theo cách riêng của mình. Nhưng dù được đặt theo cách thức nào thì
tên thương hiệu phải đảm bảo tính ngắn gọn, dễ nhớ và phải luôn đi cùng hệ thống với logo, màu sắc, slogan,…
Có thể bạn quan tâm!
- Xây dựng thương hiệu du lịch cho Di sản thế giới thành nhà Hồ ở Thanh Hóa - 1
- Xây dựng thương hiệu du lịch cho Di sản thế giới thành nhà Hồ ở Thanh Hóa - 2
- Cơ Sở Lí Luận Về Xây Dựng Thương Hiệu Điểm Đến Du Lịch
- Tiến Trình Xây Dựng Thương Hiệu Điểm Đến
- Thực Trạng Xây Dựng Thương Hiệu Du Lịch Tại Di Sản Thế Giới Thành Nhà Hồ
- Số Liệu Thống Kê Cơ Sở Lưu Trú – Nhà Hàng Tại Huyện Vĩnh Lộc
Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.
Biểu trưng (Logo): là một phần tử đồ họa, ký hiệu, hoặc biểu tượng (icon) của một thương hiệu hoặc nhãn hiệu và đi cùng mặt chữ kiểu của nó, tức là được xếp bộ trong một mặt chữ độc đáo hoặc xếp đặt trong một cách cá biệt. Một biểu tượng thương hiệu tiêu biểu được thiết kế nhằm tạo ngay công nhận trước mắt của người xem. Biểu tượng thương hiệu đó là một khía cạnh của nhãn hiệu một công ty hoặc tổ chức kinh tế, và những hình thù, nhiều màu sắc, những phông chữ và hình ảnh thường khác với những cái khác trong một thị trường tương đương. Những biểu tượng có thể được dùng để nhận dạng các tổ chức hoặc những thực thể khác trong những văn cảnh ngoài mục đích kinh tế.
Khẩu hiệu (Slogan): Slogan là khẩu hiệu thương mại, nguyên nghĩa cổ là tiếng hô trước khi xung trận của những chiến binh Scotland. Ngày nay trong thương mại, slogan được hiểu như là khẩu hiệu thương mại của một công ty. Slogan thường được coi là một phần tài sản vô hình của công ty dù rằng nó chỉ là một câu nói. Đây cũng chính là thông điệp mà doanh nghiệp muốn gửi gắm tới khách hàng, người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp. Chính vì thế, có những doanh nghiệp đã đầu tư một số tiền khá lớn cho các chuyên gia tạo slogan và logo cho công ty. Nên chú ý rằng, nơi nào có logo, nơi đó có slogan.
Các yếu tố khác: Ngoài các yếu tố cơ bản trên, thương hiệu của một doanh nghiệp còn bao gồm cả các yếu tố khác như kiểu chữ và dáng chữ, màu sắc,… nhằm tạo nên tính thu hút và hấp dẫn đối với khách hàng. Dù là lựa chọn kiểu chữ, dáng chữ hay màu sắc gì thì người sáng tạo cũng nên luôn tuân thủ một nguyên tắc đó là: tính thống nhất và hài hòa trong tất cả các yếu tố của một thương hiệu.
1.2. Điểm đến và thương hiệu điểm đến du lịch
1.2.1. Điểm đến du lịch
1.2.1.1. Khái niệm
Điểm du lịch và tuyến du lịch là hai khái niệm thường được nhắc đến nhiều nhất trong lĩnh vực lữ hành. Theo luật du lịch: “Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch” (Điều 4). Cũng theo luật du lịch được ban hành tháng 6/2005: “Tuyến du lịch là lộ trình liên kết các khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch, gắn với các tuyến đường giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không” (Điều 4).
Bên cạnh khái niệm về điểm du lịch, tuyến du lịch, chúng ta còn có khái niệm về điểm đến du lịch. Vậy điểm đến du lịch là gì?
Theo các nhà nghiên cứu về du lịch, “Một điểm thu hút khách du lịch là một nơi cần được quan tâm, nơi khách du lịch đến để tham quan, thông thường là các triển lãm văn hóa giá trị vốn có của nó, mang ý nghĩa lịch sử hoặc xây dựng trên vẻ đẹp tự nhiên hoặc có các cơ hội vui chơi giải trí”. Như vậy, theo cách định nghĩa trên, một địa điểm được quan tâm, được khách du lịch đến,… thì có thể được xem là một điểm đến du lịch.
Gần hơn so với định nghĩa trên, xét trên phương diện địa lí, “Nơi đến du lịch là một vị trí địa lí mà du khách thực hiện hành trình đến đó nhằm thỏa mãn nhu cầu theo mục đích của chuyến đi”.
Cũng giống như các khái niệm về du lịch, điểm đến du lịch là một phạm trù mà có nhiều quan điểm, hướng tiếp cận khác nhau từ nhiều cá nhân, tác giả. Từ các cách định nghĩa trên của các tác giả, người nghiên cứu xin đưa ra một khái niệm mang tính cá nhân như sau: “Điểm đến du lịch là một địa điểm có các tài nguyên du lịch, có các cơ sở, dịch vụ phục vụ du khách và là nơi du khách dành thời gian để thỏa mãn các nhu cầu theo mục đích của chuyến du lịch”.
Nói tóm lại, một điểm đến du lịch có thể là tổ hợp các sản phẩm, tiện nghi, dịch vụ tạo nên sự trải nghiệm du lịch. Điểm đến du lịch là một thành tố tạo nên sản phẩm du lịch, do vậy tự bản thân nó chưa thể thành sản phẩm du lịch khi chưa hội tụ đủ các yếu tố về dịch vụ, dịch vụ bổ sung, cơ sở hạ tầng du lịch phục vụ du khách, các sản phẩm kèm theo,…
1.2.1.2. Các yếu tố cấu thành điểm đến du lịch
Điểm hấp dẫn du lịch
Điểm hấp dẫn du lịch chính là yếu tố tạo nên sự thu hút du khách đến du lịch. Điều tạo nên tính hấp dẫn của điểm đến du lịch có thể là do tính đặc thù (chỉ điểm du lịch đó mới có), tính độc đáo (gây hứng thú, tò mò cho du khách), tính đa dạng (ví dụ như quần thể các đảo thuộc vịnh Hạ Long, cao nguyên đá Đồng Văn, quần thể di tích cố đô Huế,…), và một số các đặc điểm thu hút khác. Để nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng như phát triển điểm du lịch, các cơ quan ban ngành, các nhà quản lí cần quan tâm và phát huy hơn nữa về các điểm hấp dẫn của điểm đến du lịch.
Giao thông
Giao thông có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển du lịch. Trong các tiêu chí đánh giá về sự thuận lợi của điểm du lịch và tài nguyên du lịch, mức độ thuận lợi về giao thông chiếm một vị trí cao. Trong khi đó, sự phát triển và duy trì giao thông có hiệu quả nối liền với các thị trường nguồn khách là điều kiện căn bản cho sự thành công của các điểm đến du lịch. Giao thông sẽ góp phần không nhỏ trong việc tạo sự thuận lợi trong công tác vận chuyển khách. Giao thông thuận lợi cũng là yếu tố nhằm tiết kiệm thời gian cho du khách trong quá trình tham quan. Và một điều có thể nhận thấy đó là, thường những địa điểm du lịch thuận lợi về đường giao thông thì khả năng khách du lịch đến và lưu trú cũng sẽ nhiều hơn.
Cơ sở lưu trú, ăn uống
Yếu tố hấp dẫn được đánh giá thể hiện qua: Chất lượng các món ăn,
phòng ngủ; Thái độ phục vụ của nhân viên; Tiện nghi của cơ sở lưu trú, ăn uống. Đối với các cơ sở phục vụ các khách bình dân, yếu tố này được thể hiện rõ qua việc phù hợp khẩu vị ăn uống của du khách, nơi ở sạch sẽ, thoáng mát, nhân viên niềm nở, thân tình,… Còn đối với các cơ sở cao cấp, một địa điểm lộng lẫy, trang hoàng và các yếu tố thẩm mĩ được đặt lên hàng đầu sẽ là những điểm quan trọng trong việc hấp dẫn du khách.
Các dịch vụ bổ sung
Đây là một trong những tiêu chí đánh giá các thứ hạng lưu trú và cũng là một trong những thành phần tạo nên nét mới mẻ, thu hút của điểm đến du lịch. Có một số điểm du lịch có các dịch vụ đã trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới (như thành phố Las vegas (Mỹ) với dịch vụ về casino và các loại hình giải trí liên quan, Pattaya (Thái Lan) là nơi rất phát triển loại hình dịch vụ du lịch “sex – show”,…) và đồng thời cũng là yếu tố thu hút hàng triệu khách du lịch mỗi năm.
Ngoài các thành phần nêu trên, điểm đến du lịch hấp dẫn còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như: các hoạt động du khách có thể được tham gia, các đặc trưng của vùng, miền, các sản phẩm tại các làng nghề,… Dù là điểm hấp dẫn nào của điểm đến du lịch thì cũng cần một sự quan tâm đúng mức, cần thiết và hợp lí từ phía những người làm công tác bảo tồn và phát triển du lịch.
1.2.2. Thương hiệu điểm đến du lịch
Như đã nói ở trên, thương hiệu trở thành một tài sản vô cùng quý giá của một cơ sở sản xuất, một công ty, một nhà cung cấp,… Và thương hiệu điểm đến, vì thế cũng là tài sản quý của một điểm du lịch, một khu du lịch, một vùng du lịch và cho cả một quốc gia có kinh doanh du lịch.
Cũng giống như thương hiệu nói chung, chức năng của thương hiệu điểm đến nhằm phân biệt với các điểm đến khác và chỉ ra đặc điểm nổi bật của sản phẩm du lịch nơi khách đến. Nói theo cách khác: “Thương hiệu điểm đến được ví như chiếc chìa khóa nhằm cung cấp các thông tin chủ yếu cho
biết nơi đó, địa điểm đó như thế nào, có thể cung cấp được gì và cho du khách những trải nghiệm gì” (Nguồn: Branding and Market Development).
Thương hiệu điểm đến có vai trò rất lớn đối với không chỉ bản thân điểm đến đó, mà còn có tác động tích cực nhất định đến địa phương sở hữu điểm đến, cư dân bản địa, khách du lịch, các công ty du lịch và các thành phần kinh doanh các hoạt động nhờ vào điểm đến.
Thứ nhất, thương hiệu điểm đến tạo cho bản thân điểm đến sự nổi bật và sức thu hút so với các đối thủ cạnh tranh là các điểm đến khác. Nó giúp gây ra những nhận thức nhất định cho người tiêu dùng và tạo ra hành vi tiêu dùng du lịch cho các khách du lịch đối với điểm đến đó.
Thứ hai, với việc thu hút ngày càng nhiều khách du lịch đến với điểm du lịch, địa phương nơi sở hữu điểm đến sẽ có được những lợi thế nhất định. Đây sẽ là lợi thế về cơ hội kêu gọi đầu tư, về khả năng phát triển kinh tế dựa vào du lịch, về hợp tác kinh tế giữa các vùng miền, quốc gia,…
Thứ ba, thương hiệu điểm đến còn ảnh hưởng rất lớn đến cư dân bản địa và đặc biệt là những thành phần dân cư kinh doanh các hoạt động phục vụ khách du lịch. Nhờ sự phát triển của điểm đến, khách du lịch sẽ đến nhiều hơn, nhu cầu tiêu dùng trong chuyến đi của họ cũng nhiều hơn. Cư dân bản địa lúc này không chỉ tham gia hoạt động kinh doanh, làm giàu cho họ mà còn có nhiều cơ hội việc làm phục vụ du lịch hơn. Chính vì thế, đời sống dân sinh cũng vì thế được nâng cao và đảm bảo.
Thứ tư, thương hiệu điểm đến cũng sẽ định vị cho các nhà kinh doanh du lịch triển khai các công việc nhằm quảng bá, giới thiệu sản phẩm du lịch đến khách hàng – là những người đã, đang và sẽ tiêu dùng các sản phẩm du lịch đó. Nhờ sức hấp dẫn của thương hiệu điểm đến, các công ty du lịch sẽ dễ dàng trong việc thu hút khách du lịch hơn, tiết kiệm nhiều hơn chi phí quảng cáo và phân loại tốt hơn đối tượng khách du lịch ngay từ đầu.
Thứ năm, thương hiệu điểm đến có vai trò rất lớn đối với khách du lịch.
Nhờ sự nổi tiếng của điểm đến, khách du lịch sẽ dễ dàng lựa chọn được điểm đến phù hợp với sở thích, nhu cầu và khả năng chi trả của cá nhân. Đây chính là lí do giải thích tại sao, khách du lịch có khả năng chi trả cao thường lựa chọn các địa điểm du lịch cao cấp, có tên tuổi lớn, xếp hạng sao với mức chi trả cho nghỉ ngơi, lưu trú, ăn uống, giải trí, ... thường cao hơn rất nhiều để khẳng định “đẳng cấp” của mình.
Với những vấn đề vừa trình bày ở trên, có thể thấy điều quan trọng nhất của việc xây dựng thương hiệu điểm đến trong du lịch đó chính là tạo ra được cảm nhận về điểm đến trong tư duy của du khách, khiến du khách phải quan tâm và lựa chọn điểm đến đó.
Nhìn chung, thương hiệu điểm đến thương hiệu sẽ bao gồm các thuộc tính cơ bản sau:
- Là đặc tính cạnh tranh của một sản phẩm hay một điểm đến, nó tạo cho sản phẩm hoặc điểm đến nét độc đáo và khác biệt so với những đối tượng khác;
- Là bản chất hoặc đặc tính cốt lõi của một sản phẩm hoặc một điểm đến, bao gồm cá tính riêng biệt tạo nên nét đặc thù và khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh;
- Là nét tinh túy, độc đáo của điểm đến, tạo ấn tượng sâu sắc và được lưu giữ mãi trong tâm trí du khách;
- Là mối quan hệ tương quan năng động giữa sản phẩm và sự cảm nhận của khách hàng hoặc khách du lịch tiềm năng đối với sản phẩm đó; nó tồn tại và đảm bảo thực sự tin cậy, không được hư cấu, liên tục được vun đắp và phát triển;
- Là nền tảng cơ bản để các hoạt động tiếp thị truyền thông và các ứng xử được thực hiện.
Để tạo nên được thương hiệu điểm đến với các thuộc tính trên, những người làm công tác quản lí và phát triển du lịch cần tiến hành đồng thời việc
29
tạo ra các yếu tố hữu hình và vô hình cho điểm đến. Cụ thể, bao gồm: Nghiên cứu và tìm ra các giá trị cốt lõi của điểm đến, thiết kế nhận diện thương hiệu cho điểm đến (logo, slogan,…), giới thiệu sản phẩm du lịch thông qua các ấn phẩm, cẩm nang, tuyên truyền quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng (Báo, radio, Internet,…) nhằm tăng tần suất xuất hiện của sản phẩm đối với người tiêu dùng – tức khách du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ tại điểm đến và phát triển hoạt động du lịch trên hướng bền vững.
1.3. Xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch
Xây dựng thương hiệu điểm đến trở thành một công việc hết sức cần thiết đối với bất cứ một điểm du lịch nào muốn phát triển. Đây được xem là chiến lược chọn lựa và xây dựng một hình ảnh tích cực về điểm du lịch nào đó nhằm gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng là các khách du lịch và để phân biệt với sản phẩm du lịch cạnh tranh khác.
Do du lịch và sản phẩm của nó mang tính vô hình nên việc định hướng xây dựng thương hiệu cũng gặp những khó khăn, trở ngại nhất định. Thêm vào đó, sản phẩm du lịch là sự tổng hợp của rất nhiều các ngành, các lĩnh vực khác nhau. Do vậy, để định hình được một điều gì đó độc đáo và riêng biệt trong nhận thức của khách du lịch cũng là một việc vô cùng khó. Bên cạnh đó, việc xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch cũng chịu các ảnh hưởng từ nhiều nhân tố và trải qua các bước thực hiện theo quy trình xây dựng thương hiệu chung.
1.3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch
Bộ máy lãnh đạo và cơ chế quản lí:
Sự phát triển hay ngưng trệ nền du lịch của một điểm, một khu, một vùng hay thậm chí là một quốc gia đã chỉ ra rằng: Du lịch phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố về quản lí và lãnh đạo của các cơ quan ban ngành. Có thể khẳng định, nếu các nhà lãnh đạo không tạo điều kiện thông thoáng trong các
30